Saturday, June 10, 2017

Công Cha (Trần Hữu Từ)

Nhan ngay Cha 18/10, xin goi den Web/S3 bai viet nay de moi nguoi tuong nho den nguoi Cha than thuong.

C Ô N G  C H A
                                  *
                                               Tùy bút :  Trần Hữu Từ.


               1.     Sương mai còn đọng tren cành cây ngọn cỏ, tôi đã đến thăm người chiến-
hữu yên giấc ngàn thu từ 2004 tại nghĩa trang Oakhill ( San Jose, Bắc Cali ). Nắng mai
phơi phới lướt nhẹ trên những ngôi mộ như vỗ về, như an ủi. Hết rồi một đời xông pha
ngang dọc. Đời người “ như  gió thoảng, mây bay, như bèo giạt hoa trôi, như bóng câu
qua cửa sổ”. Chỉ còn lưu lại công cha được khắc ghi trên bia mộ những người con
hiếu thảo :
 < Antôn Nguyễn Duy Đam ( 1923 – 1997 > :

            “Thái Sơn vẫn còn đó
              Nhưng Cha chẳng còn
              Công cha ghi tạc long con
              Lấy chi  báo đáp nghĩa ơn sinh thành “.
              < Joshep Nguyễn Trung Trinh ( 1917 – 2003> :

                     “Cha đi rồi chúng con như đã mất
                       Dáng hiền hòa, lời nguyện buổi kinh chiều
                       Nhớ thật nhiều những lần Cha dạy dỗ
                       Xuân Đông về, long luôn thấy  quạnh hiu “.
                                      < Hoàng Ngọc Hóa ( 1965 – 2007) > :                                                 .

             “ Xa quê hương sống trong long vô thức
                Nằm ngủ yên tâm thức sống vẹn toàn “.
                                       < Nguyễn Tôn Tính ( 1936 – 2006)> :

                       “Công Cha như núi Thái Sơn
                         Nhớ ơn dưỡng dục suốt đời không quên”.
                                      <  LạI Đức Nhi ( 1926 – 2006 ) > :

               “Ơn bố như núi như non
                 Hy sinh tất cả cho con nên người”..
                                         < Nguyễn Văn Thuận ( 1923 – 2004 )>:
                      
                         “Chiều khô nước mắt dâng sầu
                  Thương Cha  thương Mẹ hương vàng về đâu “.
                                                      <Nguyễn Văn Thuận- ( 1923 – 2004).

                        Anh Thuận là ngườI chiến sĩ Tình-báo trong mặt trận thầm lặng, cùng gia-
đình thoát ra nước ngoài khi  Miền Nam Viet-Nam bi bức tử.
                          Anh là người cha may mắn hơn cả ba trăm ngàn (300,000) người cha bị kẹt lại chịu tù đày và hơn  sáu mươi lăm ngàn (65,000) bị giết hại khi Cộng-sản chiếm  Miền Nam ngày 30-4-1975. (Theo giáo sư Karl Jackson, Đại Học Berkely (Mỹ) sau 3  năm điều tra- ( Theo Taì-liệu Cộng-sản Trên Đất Việt –Giáo sư Nguyễn Văn Canh).


                 2.       Do cuộc nội chiến Quốc-Cộng ( 1954 –1975), người cha Quốc-gia không chịu
đặt mình dưới chế độ Cộng-sản nên đành bỏ quê hương chạy vào Nam (1954) và ra nước
ngoài (1975).Những mốc lịch sử trên là những chặng đường thử thách vai trò nguời cha Việt
rất ư là khắc khe.
         Xưa nay, người cha thường bị mang tiếng không thương con bằng mẹ. Mọi việc trong nhà,
người mẹ đều gánh vác : Sinh đẻ, bú mớm, tập ngồi, tập đúng, tập đi chập chững, lo việc bếp-
núc, cơm nước, quần áo, sách vở, học hành, khôn lớn, dựng vợ gã chồng v.v… nên con cái
gần gủi, yêu thương mẹ hơn cha.
          Người cha lo làm việc có tiền nuôi vợ con, rồi có ông lêu bêu, lông bông, thênh thang
bên ngoài, đi ngang về dọc, có người rượu chè, trai gái, cờ bạc, bạc tình, bạc nghĩa, vô trách-
nhiệm với gia đình. Nhìn bề ngoài là vậy, thực tế, người cha nặng gánh nhất trong nhà : Vừa
lo cho gia-đình có nơi ăn chỗ ở ấm cúng, làm ra tiền bạc cho vợ con có mà tiêu, còn  phải gánh-
vác việc quốc-gia đại-sự, xã thân  bảo vệ tổ- quốc và gia đình nên có hang triệu người cha hy-
sinh than xác chiến đấu bảo vệ Miền Nam. ( Trong cuộc chiến chống Cộng-sản xâm lăng, Miền-
Nam co một triệu hai trăm ngàn (1 triệu 200) người cha khoác chiến y  và môt trăm hai mươi
ngàn (120,000) Cảnh-sát Quốc-gia bảo vệ hậu phương. Tàn cuộc chiến có trên ba trăm ngàn
chiến si quốc-gia vi bảo vệ Tổ-quốc mà phải hy sinh hay thương tật suốt đời. Theo ước tính
của quốc-tế : Trong chiến tranh Việt-Nam có hai triệu ( 2 triệu) lính CS chết và năm triệu
( 5 triệu) bi thương..
          Ai đã từng xông pha ngoài mặt trận, ai đã từng vào trại tù cải-tạo của Cộng-sản,
mới nhận chân giá trị hy-sinh của người cha. Mỏng manh như tơ trời!. Cái chết luôn luôn
rình rập, lẫn quất đâu đó. Thoáng môt phút đã tiêu tan cuộc đời.
           Tình cha thật là sâu sắc và đậm nét. Người cha thương con vô bờ bến nhưng không bao  
giờ tỏ lời thương mến con ra ngoài mặt. Ôm ấp tình yêu thương đó suốt đời, ngay trong những giây phút hiểm nguy hay trong góc xó nhà tù khắc nghiệt. Người cha không than khóc, không gào
thét như đàn bà. Chịu đựng và chịu đựng nỗi đau trong long.

  Những bước dìu dắt của người cha là môt kế-hạch lâu dài, một chiến lược gia đình hầu xây dựng cho những người con học-hành giỏi, thi-cử thành công và có những  mảnh bằng giá trị. Tất cả dành cho tương lai con cái. Người ngoài ít ai biết được. Khi con hư hay thất bại, người cha đau khổ hơn người mẹ vì cả một tương lai dày công xây dựng đã sụp đổ; thiên -thần đã gãy cánh. Bất cứ người cha nào đều mang một hoài bảo lớn khi sinh con ra : Con sẽtrở thành người tuyệt vời ! Bao nhiêu dự định, kế hoạch tốt đẹp đều đầu tư vào con cái,để mai sau con trở thành niềm hãnh diện của gia đình. “Con hơn cha là nhà có phúc”.Hãy tưởng tương nét mặt rạng rỡ của người cha trong khi con lên khan đài nhận mãnh bằng tốt nghiệp Đại Học, Kỹ Sư, Tiến Sĩ, Bác-Sĩ v.v…trong lúc người  mẹ chỉ gục đầu khóc vì sung sướng.
    Hãy hình dung nét mặt khắc khổ, câm lặng khi hay tin người con tử nạn dù rằng lòng họ đau đớn vô cùng nhưng không để lộ ra ngoài.
     Để tưởng nhó công ơn sinh thành, người ta thường ca tụng tình yêu ngườI Mẹ hơn người Cha. Các ngàyMother’s Days bao giờ cũng rộn ràng khắp nơi. Các cửa hang tấp nập những người mua quà cho Mẹ. Các ngày Father’s Days thưa thớt, lặng lẽ. Quà cáp mua cho  cho bố dơn giản thôi, ít khi đáp ứng được ý thích của bố.

        3.. Đa số người cha Việt ở Miền Nam Viêt-Nam đều là công chúc, quân nhân nên khi Cộng-sản                chiếm Miền Nam (1975), người cha buộc phải đi tù, cái gọi là Cải- Tạo :”Tha
tội chết, trừng trị tội sống” để cách ly tình cha con. Ở lứa tuổi thanh xuân (đa số từ 30 đến 40), con
cái còn nhỏ dại ( trên dưới 10 tuổi) nên họ không làm tròn thiên chức người cha. Họ không thể
thực hiện được những gắn bó giữa tình cha con. Đáng lý ra, họ dành nhiều thì giờ cho con mình,
đọc sách , làm thầy giáo , là thần tượng , thể hiện tình yêu thương, lắng nghe con
tâm sự, dự những bữa cơm gia-đình, yêu thưong, tôn trọng mẹ nó và giữ được kỹ luật gia-đình v.v..
Trong lúc đó tiếng cha chỉ là dư âm, là nơi chốn xa xăm gởi về, là những cánh thư rời rạc ( Tù
đụơc viết thư ba tháng môt lần). Hình ảnh người cha lu mờ dần trong trí con trẻ, ngày càng khôn
lớn, chưa kể đến tình cha con bị phôi pha do con trẻ bị nhồi sọ* bởi lý thuyết Cộng-sản :
      “Thương cha thương mẹ thương chồng
        Thương mình là một thương Ông thương mười
                      Ông Staline, ơi hởi Ông Staline”  ( Nhà thơ Tố Hữu ).
        Và bị buôc vào doàn “ Cháu ngoan Bác Hồ”, “Đoàn Thanh Niên Tiên Tiến”.
         Đúa con trai út tôi sinh 1974. Tôi đi tù từ 1975 và ra tù 1988. Khi tôi về nhà, nó không biết
tôi là ai. Tuần sau, nó tâm sự với bạn :” Ông nào lạ hoắc đến nhà tau ở, bắt gọi bằng ba mà còn
la rầy tau và mấy anh chị tau nữa”.
          Người mẹ thay cha lo toan moi việc trong nhà. Đa số các bà vừa vất vả dạy con, lo sức khỏe cho
con vừa xoay sở miệng ăn, miệng uống, nơi ăn chỗ ở vì 90% tập thể sĩ-quan và công-chức
Việt-Nam Cộng Hòa có đời sống không được sung túc vì đồng lương quá eo hẹp. Cho nên tài-
sản dể lại cho vợ con chẳng có gì, chỉ trừ một số ít giàu có.. Để có ăn và có tiền nuôi chồng
trong trại tù, họ phải bán dần từ chiếc lắc , dây chuyền vàng, đồng hồ, Ti-vi, radio, tủ lạnh, tủ-
thờ, xa-lông cho đến những chiếc áo, chiếc quần và những kỹ vật thân thương  nhất.

                   4. Thật là Ơn PhướcThượng Đế dành cho người cha Miền Nam. “ Sau cơn mưa trời lại
sáng”. Đến năm 1990, những người tù cải-tạo được cho tái định cư tại Mỹ cùng với gia dình
trong chương trình H.O do Mỹ và các thế lực quốc tế can thiệp.
           Giờ đây gia-đình H.O được nở mặt nở mày, với xóm giềng. Ai ai cũng kính nễ, không còn
chê bai “ Con Ngụy”, “ Gia Đình Ngụy”, muốn làm bạn, muốn kết than, kết tình nghĩa suôi-gia v.v..
Những gia đình H.O có nhu cầu tiền bạc, mở lờ đều được thoả mãn ngay. Môt số gia-đình H.O.
nghèo ngặt, không có đủ vài chục mỹ-kim dằn túi khi xuất cảnh.
           Các bà vợ và con tù sống cơ cực, đọa đày, bầm dập trong Xã Hội Chủ Nghĩa nhiều năm dài,
nay được theo chồng, theo cha đến Mỹ như  từ Địa ngục (Cộng-sản) lên Thiên-đàn (Tây-phương).
Sự hy sinh của ngườI cha trong những năm tù bây giờ mới thấy có ý-nghĩa, mới thấy chân giá trị.
Các con sực tỉnh và cảm nhận thấm thía tình cha, thương yêu, qúi mến, kính nễ, các con
chiu vâng lời, lễ phép, tuân phục. Bước chuyển hướng này là cơ hội tốt, dễ dàng cho người cha
dạy dỗ, hướng dẫn con cái hội nhập và thành công khi ở quê hương mới.

5.      Đến Mỹ, một lần nữa, người cha chịu gian khổ làm việc, không chùn bước, hầu
  mang lợi ích cho gia-đình. Là thế hệ đầu tiên tạm cư tại Mỹ, người cha tình nguyên làm viên-
  gạch lót dường cho con đi tới, làm chiếc thang cho con trèo lên cao và làm cây cầu cho con
  qua sông để vượt thắng mọi trở ngại, khó khăn hầu mang lại thành công ở quê hương thứ hai
  vì hoài bảo của người cha là các con ở thế hệ thứ hai phải thành công để dìu dắt thế hệ thứ ba
  là cháu nội, ngoại được thành công rực rỡ, huy hoàng gấp nhiều lần hơn thế hệ cha, ông.
                        Trong thời gian này, dù vất vả, tình cha con, vợ chồng khắn khít hơn, thâm sâu
 hơn, đậm đà hơn. Gia-đình nào có người vợ, người mẹ đảm đang, thương con, thương chồng,
 chịu khổ cực, chịu hy sinh, không vọng ngoại, nuôi dạy con ăn học theo truyền thống Viêt-nam
 thì thành công. Ứơc tính khoảng 80% gia dình này thành công trên đất Mỹ hay nước ngoài.
                        Sau 10, 20 năm ở dất tạm dung, hoàn cảnh đã chuyển đổi mới, con cái trưởng
 thánh, đỗ đạt, có công ăn việc làm vững, có nhà cửa thênh thang, có vợ có chồng, them dâu,
 thêm rễ, cháu nội, cháu ngoại đầy đàn. Vai trò cha mẹ trong giai đoạn này quan trọng hơn cả :
 Quảng đại, đạo đức, công bằng dành tình yêu thương mọi người nhu nhau. Cứ như “thoát tục”,
 “Mọi việc trên quả đất này không có gì quan trọng”. Nay cha mẹ ở nhà người con này, mai mốt ở nhà
 đúa khác,  du lịch đó đây, về Việt-nam vui chơi, thăm viếng bà con lối xóm, xa gần cho tâm-
 hốn thảnh thơi, yêu đời và biết săn sóc sức khỏe cho mình  và bạn đời với một tinh thần
 thoải mái trong một than thể khỏe mạnh.
                         Đối với con cái, dâu, rễ thật long yêu thương vì Ơn Trên đã ban phát cho ta
 một hạnh phúc tuyệt vời thì cố un đúc, vun xới và giữ gìn tốt dẹp.
                         Tục ngữ, ca dao có câu dạy đời :
-       “ Dâu dâu, rễ rễ cũng kẻ là con “
-       “Con gái là con người ta,
        Con dâu mới thật mẹ cha mang về”.
-       “Dâu  hiền rễ thảo”.
-       “Dâu hiền hơn gái, rễ hiền hơn trai”.
                         Đối với cháu nội, ngoại, ông bà càng thương yêu hơn, chịu khó dạy dỗ lễ-
 phép “Đi thưa về gửi “.tập nói, đọc, viết tiếng Việt, dạy con cháu giữ truyền thống :” MườI
 đời không rời cánh tay “.
                         Cha mẹ già, bệnh tật là vấn nạn lớn của người con tại Mỹ nhưng người Việt
 sống theo truyền thống Đại Gia Đình (Big Family) nên con, dâu, rễ cháu nội, ngoại đều có
 thể sống chung hạnh phúc. Mỗi nhà  có thể có 4, 5 phòng ( hay nhiều hơn) ngăn cách riêng,
 trong đó có TV, phòng tâp thể duc, phòng tắm v.v… tự do giải-trí, âu yếm .
                         Điều tự hào cho Dân-tộc Việt-nam : Rất ít người Việt vào nhà dưỡng-
 lão ( nursing homes). Con cái cũng nên hy-sinh môt phần hạnh phúc cho bố mẹ vì tuổi
 già sớm tắt, phần đời các con còn dài ,có nhiều cơ hội vui sướng riêng cho mình.

6.      Đa số con cái người Việt rất hãnh diện và nổi tiếng về đức tính hiếu thảo.
       Ngày xưa Nguyễn Trải theo tiển chưn cha là Phi Khanh bị bắt dẫn độ về Tàu, đến tận
ải Nam Quan- biên giới Việt-Trung .
       Từ biệt cha, Nguyễn Trải thưa :

                                           ” Con xin về, mài gươm chờ báo phục”.
                        Phi Khanh :” Cha mĩm cười nhắm mắt bên Trung Hoa”.
                        Nguyễn Trải :” Kính chúc cha lên đường sang cõi chết
                                                 Vui từ đây cho đến lúc ly trần”.
    
                   Ngày nay ( sau 1975) có những người con từ Mỹ và các nước ngoài về Việt-Nam
tìm cha mất tích trong cuộc chiến. Từ Đồng Hà/ Quảng Trị cho đến Cà- Mâu, những dấu chưn
của những người con không bỏ sót một nơi nào : Những làng mạc xa xôi, những núi rừng
hiểm trở, những nơi chốn còn vương dấu binh lửa, bom đạn, những trại tù (cải tạo) xa xăm,
hẻo lánh, những trại tâm thần v.v…để tìm  tông tích và hài cốt cha bị vùi chôn.
                    Ngày xưa, có Nàng KIỀU < trong Truyện Kiều của Nguyễn Du > vì chữ Hiếu
bán mình chuộc cha. Ngày nay (sau 1975) có hàng vạn Nàng Kiều vi chữ Hiếu, vì thương
cha, yêu mẹ chịu làm “ cô dâu nước ngoài” do các công-ty mô giới Xã-hội Chủ-nghĩa
giới thiệu cho các nưóc như Đại-Hàn, Singapore, Đài-Loan, Trung Quốc, Ấn Độ v.v…
                     Bài thơ sau đây của Ý Nga “Lấy chồng Đài Loan “ diễn tả nổi bất hạnh của
thân phận gái Việt :
                     “Gã đâu mà “ lấy chồng “ nào ?
                       Đường xa vạn dặm chẳng cầu sao vay ?
                       Đài Loan đảng bắt đi …   đày ?
                       Bán dâm xuôi ngược,  vũng lầy nhơ thân
                       Nuôi con má nhịn đủ phần
                       Bán dâm chẳng … vốn đảng cần chi lo ?”.
                 Có những trường hợp bị chồng hành hạ, làm nô lệ tình dục cho cả gia-đình và bi
đánh đập chết người như cô Huỳnh-thị-Mai, lấy chồng Hàn-quốc,  chết cuối tháng 7/2007.
Theo Thống-kê 2005 của nhà nước CSVN : Từ 2003 đến 2005 có khoảng 32 ngàn (32,000)
phụ nữ VIệt-nam lấy chồng nước ngoài, phần lớn là Nam Hàn, Đài-loan, Trung-quốc. Hiện
có khoảng 15-17 ngàn cô dâu VN lấy chồng Hàn-quốc, sống tại Nam Hàn. Số người lấy chồng
nước ngoài  bây giờ (2008) có thể tăng nhiều hơn.
                   Trong nỗi thao thức, trăn trở, tiếc nuối, nhớ thương công cha nghĩa mẹ, người con
hiếu thảo nhậm ngùi tưởng nhớ đến người cha với tâm tình rất xúc động :
                   “Thương nhớ đầy vơi mắt lệ nhòa
                     Dặm trường ly biệt mãi chia xa
                     Âm dương đôi ngã buồn ngăn cách
                     Phụ tử tình thâm vẫn thiết tha”.
                           ………………………
                            “Cha là ngọn núi cao sừng sững
                              Là ngọn đèn soi rõ dấu chưn con
                              Lòng của cha không bao giờ hờ hững
                              Theo dấu con đi mấy dặm mòn”. <Hàn Thiên Lương trong NHỚ NGUỒN>

             Tiếc nuối không nguôi bóng dáng người cha đã chìm khuất trong dĩ vãng :
                    “Cha tôi như thể cây cao
                      Tôi trèo tôi hái nghiêng chao lá cành
                      Cha tôi sâu thẩm sông xanh
                      Tôi bơi tôi lặng mênh mông giữa dòng”.
                                 Hoặc :
                           “Bóng cha là cả thiên thần
                             Nắng nung khô khát nhớ vừng mây che
                             Bóng cha là cả bờ tre
                             Tôi nằm trên cỏ lắng nghe tiếng người”.
                                              <Nguyễn Tiến Toàn trong Tuyển Tập Thơ “Tự Tình VớI Huế”
            
                  7     Nhờ dòng máu cha, nhờ thân xác mẹ un đắp cho ta thành người. Công cha
 sinh, mẹ dưỡng nên ta có trí khôn, để hôm nay có vị trí tốt đẹp, có cơ hội làm giàu, có môt
 trời hạnh phúc (tuy rằng có những mảnh đời thiếu may mắn). Tuy nhiên ta nên luôn thương
 kính bố mẹ gần đất xa trời, ở cuối cuộc đời già yếu bệnh tật.
           Đó là bổn phận làm con .

                            Ca dao có câu “

                                  “ Công cha ba năm tình thâm nghĩa nặng,
                                    Nghĩa mẹ đậm đà chin tháng cưu mang
                                    Bên ưót mẹ nằm bên ráo con lăn
                                    Biết lấy ai đền nghĩa khó khăn ?”./-

                                                                             =   trần hữu từ =


No comments:

Post a Comment