Saturday, December 31, 2016

Số 3 Houston đón ôb. NV Xoàn


S3HT+VPC-
ĐÓN KHÁCH PHƯƠNG XA
                                                              *

          1 .Lúc 11 giờ 30 trưa ngày 28/12/2016, ACE/S3 HOUSTON + VPC đón tiếp S3 NGUYỄN VĂN XOÀN ( Nguyên NH S3) cùng gia đình gồm 5 người từ San Jose, CA. đến HOUSTON, TX du lịch và thăm gia đình tại nhà hàng A-LÝ trên Đại lộ Bellaire, Houston, TX. nhằm ngày đẹp trời, nắng ráo, mát dịu.
Tham dự gồm có ACE sau đây : Ông Đình TÂN ( Thầy Pháp Minh), Lê Văn TRƯỞNG, Nguyễn Văn TRANG, Trần Hữu TỪ, Phạm MUÔN, Nguyễn Văn THÀNH, Nguyễn Duy HUÂN, Đinh Văn TÀI và vơ, Huỳnh Ngọc THẠCH cùng con gái và Lê Hổng ÂN  (T) từ TB Missouri đến (Xin xem hình đính kèm).

2. Thầy Pháp Minh, đại diện ACES3 Houston+VPC, mở lời hân hoan chào đón gia đình Anh XOÀN  dến viếng thăm ACE HOUSTON tụ hội tại đây, trông dáng bề ngoài Anh Chị đều khỏe mạnh,đẹp lảo, hồng hào, dồi dào sinh lực, hoan hô nhiệt tình thăm viếng dù đường sá xa xôi.  Đáp lời, Anh Xoàn mừng gặp các ACE hôm nay, không biết ngày mai sẽ ra sao? Anh cũng cho biết trông bề ngoài vậy, bên trong cũng mang nhiều thứ bệnh mà tuổi già ai cũng gặp phải nhưng nhờ luyện tập, Tài Chi, Đạt Ma Dịch-Cân-Kinh và chạy bộ trên máy Treadmill mỗi ngày, mới giữ được sức khỏe như vây.
Nhìn chung hai bàn tiệc, mọi người hớn hở, vui mừng, thân ái, niềm nở tiếp đón.
Nhân đó, Anh TỪ xin ngõ vài lời cùng ACE:
-Nhơ Anh Xoàn chuyển lời chúc mừng Năm Mới ( 2017) Vạn Sự An Lành đến  Anh CẢ và ACE San Jose, CA.
-Nhân có mặt đông đủ các ACE/Houston và Anh Xoàn, xin giải quyết vấn đề từ nhiệm Trưởng Nhóm S3 Houston.  Anh Nguyễn Văn TRANG đề nghị để bàn vào các cuộc họp sau, nay chỉ ưu tiên đón mừng gia đình Anh Xoàn.
Bàn tiệc ròn rả tiếng nói tiếng cười vui vẻ, không ngừng nhắc nhở đến những kỷ niệm xưa cũ, những kỷ niệm khó quên khi còn làm việc chung sở, nhắc đến  những bạn bè khả kính dù rằng đang sống đâu đó hay không còn  trên cõi đời này nữa.

3,Tiệc tàn lúc 14 giờ 30 cùng ngày. Gia đình Anh Xoàn  tham quan những phố xá, chợ búa do người Việt Nam làm chủ.
Đây là buổi tiệc đầy ý nghĩa, ACE thương yêu, thông cảm và gần gủi nhau hơn. Mọi người
chúc Anh Xoàn và gia đình thượng lộ bình an, hẹn ngày tái ngộ.
                  

                                                                                     Trần hữu Từ.









Tuesday, December 27, 2016

Chuyện Vui Đầu Tuần (LV Trưởng gởi)

“Bố ơi!”.
Có 2 vợ chồng sinh được 1 đứa con trai rất kháu khỉnh. Tuy nhiên đến tận 2 tuổi nó vẫn chưa biết nói.
Dù cả nhà cố gắng tập nói nhưng thằng bé cũng chỉ kêu vài tiếng ú ớ.
Rồi đến năm 3 tuôi.. rồi 4 tuổi... nó vẫn chẳng nói được câu nào.
Phải đến lần sinh nhật thứ 5 thằng bé mới nói được 1 câu: "Ông Ngoại"!.
Khỏi phải nói cả gia đình sướng đến phát điên, mở tiệc ăn mừng tưng bừng. Nhưng đến ngày hôm sau thì ông ngoại thằng bé qua đời...
Thế rồi nó lại rơi vào im lặng suốt 1 tháng.
Sau 1 tháng đó thằng bé lại bật ra được 1 câu nữa: "Bà Ngoại".
Sáng hôm sau bà ngoại thằng bé qua đời.
Rồi nó lại rơi vào im lặng. Cả nhà bắt đầu thấy lo sợ...
Thế rồi ngày đó cũng đến, thằng bé cất tiếng gọi: “Bố ơi!”.
Người bố buồn chán, ăn một bữa cơm ngon cuối cùng trong đời rồi lên giường nằm chờ trời sáng, đợi cái chết. Đợi lâu quá ông ta ngủ quên mất.
Sáng sớm hôm sau ông ta bị đánh thức bởi tiếng kêu khóc thảm thiết từ bên nhà hàng xóm.
Ông hàng xóm đã qua đời !!!


Thầy Bỏ tu
Một nhà sư đi khất thực giữa 1 trưa hè oi bức. Khát quá, bèn vào nhà 1 gia đình bên đường xin nước uống. Một cô gái trẻ vội mang chai nước lọc ra nhưng quên mang ly ra. Vì khát quá nên vị sư kia cầm chai lên uống. Cô gái thấy thế ái ngại và nói:
- Thầy đừng tu, để em lấy...
Vị sư kia liền trả lời:
- Thôi, đừng lấy. Để thầy tu...
-Xin Thầy cứ tu, em vẫn lấy.
Thầy vui mừng đáp:
- Nếu em lấy Thầy bỏ tu !!!.

Check Loan Võ

Hưởng ứng lời kêu gọi của anh Nguyễn trọng Hiền về việc quà tết cho quí cựu thân hữu số 3 còn ở quê nhà. Chị Loan  Võ, cựu trưởng phòng Văn Thư ban Q đã gửi tới Liêm  $50.00 nhờ chuyển. 
Chị ...bận rộn với cháu nội nên. ..chưa kịp  check trên website lienlacso3  khi quí anh đã hủy bỏ chương trình trên vì nhiều lý do tế nhị.
Trân quí tấm lòng của chị đối với các cựu đồng nghiệp xưa, Liêm xin phép gởi  kèm theo đây tấm check và thư của chị để các anh chị được rõ. 
   thân quí, 
thanhliem Biện




Sunday, December 25, 2016

Đông Về Gợi Nhớ

 Đông v gi nh ….!

                Đông v bo tuyết ph đi thông !
                Hướng v quê cũ chnh but lòng …
                Giáo đường thu y chuông thánh thoát .
                Na đêm thánh l tht là đông !
                Nhìn xem bông tuyết rơi … rơi … xung …
                Chôn vùi k nim vước mong  .
                Lâu lm không v … thăm xóm cũ !
                Ngày v nơy … biết còn không ….?!

                                                Võ ngc Mai ,
                                                           Noel 2016

Saturday, December 24, 2016

Thư gửi Ông Già Noel

Thứ Bảy, 24 tháng Mười Hai năm 2016

 Thưa ông kính mến -
Cháu tên là Ngô Thị Bé Tý, nhà ở thành phố. Sau bao nhiêu suy nghĩ, đắn đo và hồi hộp, hôm nay cháu cố hết sức lực, quyết tâm viết thư cho ông để trình bày một việc như sau: Đã rất nhiều đêm Giáng sinh rồi cháu muốn có một món quà. Cháu thích nhiều thứ lắm, từ chó bông, thỏ bông đến búp bê hay gà vịt bằng nhựa, xe cộ bằng gỗ cháu đều thích cả. Những thứ ấy ông có rất nhiều, vì cháu xem các tranh hay ảnh chụp về ông, thấy ông đeo túi quà, các thứ đó đều ló ra.Vậy mà chưa bao giờ ông tặng cho cháu. Mặc dù đêm Noel nào cháu cũng thức để chờ và đã để sẵn một chiếc giày cho ông bỏ quà vào. Cháu cũng nhiều lần viết thư cho ông, đề địa chỉ rõ ràng "gửi ông già Noel, số 1 đại lộ Bầu Trời", vậy mà cũng không thấy ông đến.Cháu buồn lắm. Cháu khổ lắm. Cháu cứ nghĩ ông quên cháu rồi. Nhưng cháu lại tự nhủ: làm sao có chuyện vô lý thế, vì già Noel chả khi nào quên ai. Cháu bèn đi tìm hiểu, và hôm nay đã biết ra sự thực.
 Ông già Noel kính mến.
Có phải ông không đưa đồ chơi cho cháu vì ông không tìm được nhà phải không? Đúng là rắc rối thực vì nhà cháu số 30 mà riêng một đoạn đường đã có hơn chục số 30 như thế, chưa kể 30 Bis, 30H, 30B và 30 Bis Bis đến mức có gia đình bực quá đã treo biển "ở đây 30 lần 30". Thú thực cháu cũng chả hiểu tại sao người ta bây giờ toàn nói tới tỉ nọ tỉ kia mà mấy cái số nhà thì cứ dùng đi dùng lại. Đừng kể ông già Noel, ngay cả họ hàng nhà cháu mỗi khi từ quê lên có khi đi ôtô hai tiếng còn tìm số nhà mất ba tiếng. Chắc ông không tìm được nhà cháu, ông cáu bỏ đi nên cháu không có quà chứ gì?Khổ quá, sao ông không hỏi bác thu tiền điện, thu tiền nước hay thu phí điện thoại. Các bác ấy lúc nào cũng tìm ra nhà cháu, chả nhầm một lần nào!Sau nữa, cháu đoán rằng có thể ông tìm được nhà mà ông nhầm phố. Nhà cháu ở phố Cá Voi, mà riêng thành phố này có tới sáu cái phố Cá Voi như thế, ở sáu quận khác nhau. Tất cả thư từ cho cháu, muốn tới nơi, đều phải ghi rõ ràng "Ngô Thị Bé Tý - phố Cá Voi - quận Bờ Sông" thế nhưng thỉnh thoảng vẫn bị nhầm vì thành phố có quận Bờ Kè, quận Bờ Đê... Người ta thắc mắc sông chỉ có hai bờ mà sao nơi này lại có nhiều quận Bờ như thế, cháu cũng chịu không trả lời nổi. Nhưng để phân biệt, ông cứ tìm Bờ nào có nhiều nhà nhỏ là đúng chỗ cháu thôi ông à. Hay là ông không tới được chỗ cháu vì kẹt xe? Đúng là nhiều tối, nhất là tối Giáng sinh, đường qua nhà cháu thường kẹt cứng, xe đạp còn không nhúc nhích nói chi xe hươu kéo của ông già Noel. Nhưng sao cháu tưởng xe của ông có khả năng bay trên trời cơ mà. Hay xe ông vướng vào dây điện? Đúng là dây điện ở đây nhằng nhịt như mớ tóc rối, và cháu biết rằng đâm vào đấy khéo máy bay cũng không thoát được nói gì tới hươu. Vậy ông có thể đi taxi đến đầu phố, gọi điện thoại cháu và mẹ cháu sẽ ra đón.Hay ông không tới nhà cháu vì ông nghĩ rằng nhiều ông già khác đã tới? Ông Noel ơi, cháu đã nói rồi, ngoài ông thu tiền điện, thu tiền nước và điện thoại, thỉnh thoảng chỉ có các ông thu tiền rác ghé nhà cháu thôi, mà các ông ấy không khi nào có quà.ho nên cháu rất mong đêm Giáng sinh này ông ghé cháu một lần, vì chỉ năm sau cháu sẽ được gọi là Bé Lớn, không phải Bé Tý nữa nên càng khó được thỏ bông. Cháu biết nhà cháu xa, khó kiếm vất vả cho ông lắm nhưng cháu vẫn mơ ước dù chỉ một lần. Ông cứ đi tới hết các địa chỉ khác, ghé cháu cuối cùng cũng được. Nếu có một con búp bê gãy chân hay chó bông rách tai thì cháu cũng rất vui mừng được nhận ông ạ. Ông đến nhé. Cháu mong lắm.
 Ngô Thị Bé Tý 30 đường Cá Voi, quận Bờ Sông

Một Bài viết của Bùi Bảo Trúc

Tôi biết Bùi Bảo Trúc từ năm 1967, xin nói rõ, chỉ biết thôi chứ không quen, khi anh ấy ở Tân tây lan về, thường đến trường Văn Khoa cùng với cô bạn gái, trông rất đẹp đôi. Cô nầy học Văn Khoa, hồi đó tôi biết tên nhưng bây giờ không nhớ nỗi. Cuộc đời biến thiêng trôi nổi, trước 1975 đã nổi tiếng, sang Cali Trúc càng nổi tiếng hơn với 'Thư Gửi Bạn Ta', tôi đọc với nỗi ngậm ngùi khi anh ấy dùng câu 'mì gói chan nước mắt' để tả cuộc sống cô độc của anh. Đọc cáo phó thấy tang quyến chỉ có 2 người con trai.
Cụ thân sinh của BBT là ông giáo Bùi Văn Bảo, khoảng năm 1959, cùng với ông Phạm Cao Củng có ra tờ tuần báo 'Tuổi Xanh' cho con nít đọc. Hồi đó tôi là thằng lõi tỳ tuần nào cũng để dành tiền mua báo, cũng tập tành viết truyện gởi đăng báo, có 1 hay 2 bài gì đó được đăng làm thằng bé rất phấn khởi, tưởng đâu mình sắp trở thành 'văn sĩ' !
Nguyện cầu hương linh người quá cố siêu sanh lạc quốc.
Nguyễn Phú Hữu

Hoa Thịnh Ðốn ngày 3 tháng 3 năm 1998
Bạn ta,
Ông cụ tôi là một nhà giáo. Thời trước thì phải gọi ông là thầy đồ. Mà thầy đồ thì phải có sách, như một câu trong bài đồng dao chúng ta đều biết, chỉ tiếc là vừa mới "thầy đồ có sách" câu hát tiếp theo lại hạ xuống ngay thành "thợ ngạch có dao, thợ rào có búa..." để cho ông ăn trộm (thợ ngạch) đi ngay đằng sau thầy đồ, nghe không có vẻ gì là tôn trọng ông thầy đồ cả.
"Thầy đồ có sách..." nên ông cụ tôi có rất nhiều sách. Tủ sách ấy sau tháng 5 năm 1975 không biết đã đi về đâu.
Ðó là điều tôi cứ thắc mắc mãi trong suốt những năm ở đây. Thỉnh thoảng cần một hai quyển sách mà tôi biết là có trong số sách của ông cụ tôi, tôi vẫn hình dung ra được chúng nằm ở đâu trong những cái tủ sách ở căn nhà đường Nguyễn Văn Học, Gia Ðịnh.
Tôi lớn lên cùng với chúng nên tôi biết chúng rất rõ. Những buổi trưa ở Hà Nội, trên căn gác của gia đình, tôi đã lén đi gặp Kinh Kha, thái tử Ðan, Vọi và Hiền, Loan với Dũng, An Tiêm và Phạm Thái, Trương Quỳnh Như... cùng những thứ mà ông vẫn nói là chưa thích hợp với đầu óc non nớt (?) và trong sáng (?) của tuổi lên 8, lên 9 của tôi lúc ấy. Ông không bao giờ biết rằng cái đầu đó không bao giờ non nớt và trong sáng cả nên nó chỉ tìm đọc cái thứ sách ông cấm ngặt ở trong nhà mà thôi.
Những tủ sách từ căn nhà ở đường Sinh Từ Hà Nội theo chúng tôi vào Sài Gòn, rồi càng ngày càng lớn thêm mãi. Nguyên một bộ báo Ngày Nay từ thuở ông học trường Bưởi, còn ký cái tên của ông ghép chung với tên một người thiếu nữ về sau trở thành mẹ chúng tôi. Cũng còn cả bộ sách bách khoa Britanica bề thế xếp trong tủ kính, các bộ Văn, Bách Khoa, Sáng Dội Miền Nam, Sinh Lực, Mùa Lúa Mới đầy đủ đóng bìa, chữ mạ vàng ở lưng...
Sau khi ra ở riêng, tôi vẫn hay trở lại lục những tủ sách đó để... bổ sung cho tủ sách của tôi lúc ấy cũng đã khá lớn. Thí dụ những quyển sách khó kiếm của Tự Lực Văn Ðoàn, những cuốn tự điển hình như... không còn ai cần nữa. Tuy thế, tủ sách của ông cụ tôi vẫn còn rất nhiều sách đáng giá mà tôi chưa dọn về nhà được.
Ðược cái là khi dọn sách như vậy, lương tâm người dọn sách lúc nào cũng trong sáng. Ðể lại cho con một rương đầy vàng cũng không bằng dạy cho nó một cuốn sách. Một danh nhân Trung Hoa đã nói như thế. Chỉ mới dạy cho con một cuốn sách đã là điều rất đáng quí rồi. Ðể cho nó lấy bớt sách của mình đi mang về nhà nó thì còn gì hay hơn và cao đẹp hơn.
Tháng 4 năm 1975, từ bên ngoài Việt Nam, tôi liên lạc về Sài Gòn nhờ thủ tiêu hết sách vở để tránh liên lụy cho người nhà. Ông ngoại, bà ngoại các cháu phải thuê người đến chở đi hơn mười chuyến xe ba gác mới hết. Những quyển sách thời đi học, những chiếc lá thuộc bài của người bạn kẹp vào gáy sách, những ghi chép về những sự quen biết, vài ngày sinh nhật, dăm cái địa chỉ bằng mật mã mà bố các ông Trần Quốc Hoàn, Phạm Hùng, trùm công an ghê gớm nhất Việt Nam Cộng sản, cũng không đọc nổi. Tất cả đi về đâu tôi không tưởng tượng ra nổi. Ai lại gói xôi, gói thuốc Bắc, bọc con cá bằng những tờ giấy xé từ những cuốn sách tiếng Anh của tôi. Vì thế, hy vọng chúng có thêm được một đời sống khác, phục vụ cho xã hội Việt Nam kể như không có.
Nhưng tủ sách của ông cụ tôi. Sách báo Việt ngữ in bằng những thứ giấy thấm nước, hiền lành hơn, quen thuộc hơn, không tạo những chú ý không cần thiết cho những người mua những gói xôi, con cá... chắc chắn có cơ hội phục vụ các gánh hàng rong ở Sài Gòn nhiều hơn.
Tôi vẫn tin như thế. Cho đến tối hôm thứ Bảy tuần trước, ở một tiệm ăn, một người đàn ông trẻ lại bàn của tôi, tự giới thiệu và cho biết anh vừa đi Việt Nam một chuyến, mua được rất nhiều sách. Anh cho biết đã mua được một số sách mới và một số sách cũ xuất bản trước năm 1975. Anh cho biết ở Sài Gòn có người giữ được toàn bộ báo Bách Khoa từ số đầu cho đến số cuối. Anh đi tìm người muốn mua để giới thiệu. Nhưng đó không phải là chi tiết lý thú nhất trong câu chuyện của anh. Anh cho biết đã mua được ở vỉa hè chợ sách cũ hai tập báo Bách Khoa, mỗi tập mười cuốn đóng bìa da. Cái tên mạ chữ vàng trên gáy khiến anh nhớ đến tôi. Anh nghĩ hai tập báo Bách Khoa có thể liên hệ với tôi. Anh hỏi tôi có liên hệ với hai tập báo đó không. Tôi xác nhận là có. Chúng được lấy ra từ những tủ sách của ông cụ tôi.
Và như thế, những cuốn sách trong tủ sách của ông cụ tôi ở căn nhà đường Nguyễn Văn Học đã đi một chuyến đi vượt ra khỏi tất cả mọi khả năng tưởng tượng của tôi.
Từ Gia Ðịnh, nó đi đến đâu trước, rồi những chuyến chuyển dời sau đó như thế nào, nó qua bao nhiêu tay người trong hơn hai thập niên vừa qua, làm sao nó đến tay người bán sách cũ, những bạn bè của nó ở đâu, bao nhiêu cuốn đi ra Bắc, bao nhiêu cuốn dùng để gói xôi, bao nhiêu cuốn bỏ mình trong ngọn lửa "phần thư"?
Tôi sẽ đi gặp lại người thanh niên này, xin anh cho mua lại hai tập báo ấy. Tôi sẽ đem sang Canada cho ông cụ tôi khi sang thăm cụ vào tháng tới. Tôi biết khi cầm lại hai tập báo, mở ra đọc lại những trang báo cũ, cụ bỗng sẽ thấy chiếc cửa sổ trong căn nhà em tôi trở thành chiếc cửa sổ quay sang hướng nam của căn nhà cũ, nơi một cây cau trổ bông thơm ngát ngang với tầm chiếc cửa sổ... buổi chiều tiếng chuông chùa của ngôi cổ tự phía sau chầm chậm rót đầy thinh không như trong những buổi chiều ở Gia Ðịnh hơn hai mươi năm trước. Bàn tay của ông sẽ lại đặt được đúng vào góc trang giấy ông đã từng đặt lên khi còn trẻ và khỏe mạnh của một thời bình yên hạnh phúc.
Tôi nghĩ đó sẽ là món quà quí cho một người già đang đau nặng ở Toronto...


Bùi Bảo Trúc

Friday, December 23, 2016

Mail NT Hiền, NC Bình

Kính gửi Ông Nguyễn Cao Bình,
(E-mail: binhcaonguyen@verizon.net)

Congratulations, ông Bình đã hồi phục & được về nhà với vợ, con, cháu.

Được biết năm nay ông 90 cái xuân xanh. Ông cố gắng sống với gia đình & anh chị em S3 thêm 10 năm nữa cho nó chẵn 100 tròn.
Chúng tôi cầu nguyện ơn trên ban cho cái bao tử của ông chóng trở lại bình thường để ông tiếp tục manger bien thức ăn VN. nhất là món Bánh chưng Tết sắp đến rồi:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Ông nhớ vào Website S3 (lienlacso3.blogspot.com) để đọc thơ tình của Thi sỹ Hàn Thiên Lương, tức Đốc Phủ Sứ Phạm Văn Tốt của Ban R thời mới sáng lập ra PDU/TUTB. Cái thời mà Đốc Phủ Sứ Nguyễn Phát Lộc còn làm Trưởng Ban R & Thiếu tá Nguyễn Cao Bình làm Phó.

Kính chúc ông bà Bình & gia đình được luôn luôn bằng an mạnh khỏe.

Joyeux Noel.

Nguyễn Trọng Hiền

From: Binh Nguyen <binhcaonguyen@verizon.net>
Sent: Friday, December 23, 2016 2:31:55 PM
To: Hien Nguyen (tronghien Nguyen)
Subject: Da hoi phuc
 

Hien than men,
Hom nay toi moi o nha thuong ve, moi su nguy hiem da qua, bay gio chi con nghi ngoi, tinh duong de Suc khoe hoi phuc . May thang truoc, toi Bi da day khong Lam viec nen do an khong tieu va khong cung cap chat bo duong cho than the. Nguoi gay , mat suc  phai di nha thuong. Ho soi 3 lan da day roi quyet dinh cho do an, sua va chat bo vao ruot non, khong qua da day nua. Bay gio hang ngay phai cho do an vao bung, Nhu la sang nuoc bien. Nho vay co the Hoi phuc lai va duoc cho ve. Tin de Hien mung cho toi, cu tuong chuyen nay di roi day. Nhan dip Giang Sinh va Nam Moi chuc Hien va già dinh luon luon vui ve, khoe manh, hanh phuc. Nguyen Cao Binh

 Chúc mng Giáng Sinh và Năm Mi !
                                 Đông v gió lnh vi tuyết rơi !
                                 Đèn giăng mng l  khp nơi .
                                 Lung linh lp lánh nhiu màu sc …
                                 K niCu Chúa sinh ra đi .
                                 Năm cũ sp qua Năm Mi đến .
                                 Gi li thân chúc đến Bn tôi :
                                 Vui tươi - Hnh phúc nhiMay mn ,
                                 Bình an - Kho mnh Phước gp đôi  !!!

                                                       Võ ngc Mai,
                                                              2016

Hình VV CA

Xin gởi tiếp theo cho anh thêm vài hình ảnh về giai đoạn tị nạn trên đất Pháp từ năm 1990 .
Đây là các ảnh tôi chụp cùng với các giáo sư trong một vài bửa tiêc Tất Niên của Trường Đại Học Tài Chánh và Kế Toán Paris nơi tôi đi dạy học để mưu sinh trong vai trò một người tị nạn chính trị
vào thập niên 2000.




Hình VV CA

Anh Kiệt thân mến ,
Tôi đã được xem trên Trang Nhà các ảnh của anh chị chụp trong một chuyến viếng thăm Espagne . Phong cảnh và kiến trúc phản ảnh nền văn hóa đặc thù Âu Châu thật tráng lệ . Sáng kiến mở mục Hình Ảnh trên Trang Nhà Số 3 rất hay . Xem ảnh của anh chị rồi , tôi cũng muốn thử gởi cho anh một vài tấm ảnh về sinh hoạt của tôi trong quá khứ để đóng góp trong mục Hình Ảnh .
Đây là các ảnh tôi chụp ở Thủ Đô Phnom Penh nước Kampuchia vào năm 1970 khi tôi được Số 3 BĐ phái đi hoạt động trên đất Chùa Tháp cùng với anh Nguyễn Thành Long và anh HT Trương Kim Cang .
Thân ái chào anh . 
Võ Văn Ca .




Thursday, December 22, 2016

Nhắn gửi bạn già

Hởi các bạn già của tôi ơi!
 Đừng có tủi thân, hoặc trách đời
 Thời gian, năm, tháng qua nhanh lắm
 Hãy sống từng giây phút tuyệt vời.
 Bao năm lăn lóc, cũng đủ rồi
Bôn ba thời vận, sống nổi trôi
Nhục vinh, sướng khổ, đều có cả
 Giờ chỉ mình ta, với đất trời
Cuộc đời là thế đó bạn ơi!
Có trách, có than, cũng đã rồi
Chỉ gây mau thuẩn, thêm buồn khổ
 Chẳng ích lợi chi, lúc cuối đời.
Buông bỏ hết đi, cất làm gì
Để hồn thư thả, lúc ra đi
Tiền bạc, lo âu, giờ vô nghĩa
 Hận thù, xung đột, chẳng ích chi.
Thời gian còn lại, có là bao
Hãy cố vui lên, chớ u sầu
 Thực hiện những gì mình mơ ước
 Để đừng hối tiếc, lúc lìa nhau.
Sức khỏe, là niềm vui lúc tuổi già
Là liều thuốc bổ, chẳng gì qua
Tình thương, tha thứ là sức mạnh
Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà......

Chúa Jesus và Người Gác Cửa

Có một câu chuyện, kể rằng: Ở Bắc Âu có một giáo đường, nơi đó có một bức tượng chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, kích cỡ gần bằng người bình thường. Bởi vì nơi đây được mọi người cho là cầu được ước thấy, rất linh thiêng, bởi vậy người khắp nơi tấp nập đến đây cầu nguyện, lễ bái, dòng người đông như trẩy hội.
 Trong giáo đường có một người gác cửa, mỗi ngày nhìn thấy Chúa Jesus trên thập tự giá, đều phải lắng nghe lời cầu nguyện của nhiều người như vậy, cảm thấy không đành lòng, nên hy vọng có thể chia sẻ nỗi vất vả với chúa Jesus. Một hôm, ông ta hướng đến chúa Jesus bày tỏ tâm nguyện này. Thật bất ngờ, ông nghe được một giọng nói: “Tốt lắm! Ta sẽ xuống dưới canh cửa cho anh, còn anh thì sẽ lên thập tự giá thay ta. Nhưng mà, có một điều kiện, bất luận anh thấy cái gì, nghe được điều gì, đều không được nói câu nào”. Người đàn ông này cảm thấy có thể làm được, thấy yêu cầu này thật đơn giản.
Vì thế chúa Jesus xuống dưới, còn người đàn ông gác cửa thì thay thế vị trí của chúa Jesus. Bởi vì kích cỡ của bức tượng cũng tương đương với người thật, nhìn cũng không thấy sai biệt nhiều lắm, vậy nên những người đến cầu nguyện cũng không nghi ngờ gì. Và người đàn ông này cũng như đã hứa, đóng giả chúa Jesus, im lặng không nói gì.
 Dòng người lui tới nối liền không dứt, bọn họ khẩn cầu, có điều hợp lý, có điều không hợp lý. Nhưng bất kể như thế nào, người gác cửa đóng giả chúa Jesus đều cố nén không nói gì, bởi vì nhủ lòng mình phải tuân thủ lời hứa. Đến một ngày, có một vị thương nhân giàu có đi tới, sau khi cầu nguyện xong thì quên mất không mang theo túi của mình. Người gác cửa nhìn thấy, muốn gọi vị thương nhân kia quay lại, nhưng mà cuối cùng phải nhịn lại không thể nói. Tiếp sau đó, có một người nghèo khổ rách rưới đi đến, cầu nguyện chúa Jesus giúp anh vượt qua cuộc sống khó khăn này. Khi chuẩn bị rời đi thì phát hiện một cái túi to, bèn mở ra thì thấy bên trong có rất nhiều tiền. Anh ta mừng rỡ, nói rằng chúa Jesus thật linh nghiệm, cầu được ước thấy, phủ phục cảm tạ rồi rời đi. Trên thập tự giá, người gác cửa chứng kiến tất cả chuyện này, muốn mở miệng nói túi tiền kia không phải của anh. Nhưng mà vì ước định lúc trước, nên đành phải nhịn lại không thể nói.
Kế tiếp có một người thanh niên trẻ tuổi bước vào, anh này chuẩn bị lên thuyền ra biển, nên đến cầu khẩn chúa Jesus cho mình được may mắn bình an. Đang lúc chuẩn bị rời đi thì vị thương nhân lúc trước đột nhiên xông tới, túm lấy vạt áo người thanh niên trẻ tuổi này, yêu cầu trả lại túi tiền. Người thanh niên không hiểu chuyện gì, vậy là hai người cự cãi ầm ĩ cả lên. Lúc này, trên thập tự giá, người gác cửa đóng giả chúa Jesus rốt cuộc nhịn không được, đành phải mở miệng nói. Chuyện được nói ra rõ ràng, vị thương nhân liền đi tìm người nghèo khổ kia để đòi lại tiền, còn người thanh niên trẻ tuổi cũng vội vã rời đi để kịp giờ lên thuyền ra biển. Lúc này chúa Jesu thật mới bước ra, chỉ tay lên thập tự giá nói: “Anh xuống đây đi! Vị trí kia anh không thể đảm trách được”. Người gác cửa nói: “Tôi đem sự thật nói ra, bảo vệ lẽ phải, chẳng lẽ không đúng sao?”.
 Chúa Jesus nói: “Anh biết được gì chứ? Vị thương nhân kia cũng không thiếu tiền, cái túi tiền kia bất quá chỉ là dùng để ăn chơi trác táng, nhưng đối với người nghèo kia lại có thể là sinh kế cứu sống cả nhà; đáng thương nhất chính là người thanh niên trẻ tuổi, nếu vị thương nhân cứ gây sự với cậu ta, dây dưa làm lỡ thời gian của cậu ấy, thì may ra có thể bảo toàn tính mạng, còn bây giờ lên thuyền, đã bị đắm chìm trong biển nước rồi”.
Câu chuyện ngắn này đã cho chúng ta thấy được nhiều điều ý nghĩa. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường kỳ vọng những điều tốt nhất, và khi hễ không được như ý nguyện, thì vội than thân trách phận, thậm chí than trách ông trời bất công đối với mình. Tuy nhiên, những điều chúng ta nhìn thấy và cho là đúng nhưng chưa hẳn đã đúng, điều cho là không tốt, lại chưa hẳn đã không tốt.
Người xưa cũng thường nói, trong cái rủi có cái may, trong họa lại có phúc. Vậy nên, chúng ta nên tin tưởng rằng, những điều xảy ra trước mắt, cho dù là thuận cảnh hay nghịch cảnh, thì tất thảy đều là những an bài tốt nhất đối với mình. Bởi vậy, mới có câu nói rằng, thuận theo tự nhiên cũng là một loại phúc.

Đêm Trình Diễn Nhạc Giáng Sinh

Ng T. Hiền gởi
Tấu Khúc Be Lem
Đêm trình diễn nhạc Giáng Sinh
Tại San José, California
Saturday, Dec. 17, 2016

Wednesday, December 21, 2016

Mail của Thanh Liêm & Phương.

...Có lẽ ....mỗi nơi ...một cách Phương ơi. 
Nếu trường hợp tương tự như vầy ...
nơi đây, SanJose thì bạn bè A17 sẽ thông báo nhau qua Emails và một người volunteer sẽ "ứng trước " order tràng hoa được đem giao đến tận nơi  (thường thì anh Hs,Điệp đảm  trách dùm anh em việc nầy - vì do nghề nghiệp nên anh biết nhiều: trình bày các mục trong báo ..phân ưu,  gởi hoa phúng điếu. ...anh thương anh em nên "kiêm " dùm luôn. Sau đám,  anh em đi café và gởi lại anh. Vậy đó. )
Có lẽ vì. ..Cali "nắng ấm. ..nên. ..người gần" chăng?  Còn Houston "nắng nóng. ...người thưa " nên cũng.... khó bảo nhau chăng? !
Thôi thì ...thiên thời. ..điạ lợi ra sao thi mình đành "hoà "theo vậy chứ biết ...mần răng Phương hỉ ? 
Dù sao, cũng cảm kích lắm lắm. .. tấm lòng sốt sắng của Phương, xứng danh một Đỗ Hũu Phương của VanKhoa lịch lãm ...phải hôn. 
Thân mến cùng các anh chị. 
   Mong những ngày vui và hạnh phúc an bình sẽ đến cùng các bạn 
    thanhliem Biện 

On Dec 21, 2016 11:59 AM, "Phuong Huu Do" <phuonghuudo@gmail.com> wrote:
Thứ sáu nầy vợ chồng P và LHMinh đi Dallas dự lễ tiển đưa Ba của LTSơn. Rất tiếc A 17 xưa nay không có qủy tràng hoa phúng điếu cho những trường hợp nầy. Chắc sẽ gặp các bạn A 17 ở Dallas. Thôi, có vài bạn bè đến dự vẫn qúy hơn nhiều.
P

Tuesday, December 20, 2016

Đi bộ, lợi và hại.

 Trong chúng ta, nhiều người thường nhầm lẫn vấn đề phòng bệnh với chữa bệnh.  Phòng bệnh là các phương pháp được áp dụng cho những người khỏe mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ của một bệnh nào đó.  Còn chữa bệnh là những phương pháp được áp dụng để chữa khỏi các căn bệnh đã thể hiện ra. Ví dụ, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ, chứ không phải đợi đến lúc bị loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.  Ði bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Nó tiện lợi vì bất cứ ai cũng có thể luyện tập được, không cần trang bị dụng cụ gì ngoài một đôi giày; không cần thể lực cường tráng cũng như năng khiếu. Vì thế được những người cao tuổi rất ưa chuộng.
-  NGƯỜI CAO TUỔI CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ ?  Giống như mọi môn thể thao khác, đi bộ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nó thích hợp cho những bệnh nhân tim mạch vì không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập.  Tuy nhiên không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Có nhiều người càng đi lại càng bị đau nhiều hơn, đặc biệt là những bệnh nhân đau khớp.  Với những khớp gối bình thường, khi duỗi gối, lực ép lên khớp chè đùi gần bằng 0. Khi đi bộ, lực ép này bằng 1/2 trọng lượng cơ thể, tức vào khoảng 25-40kg.  Người càng béo thì tải trọng này càng lớn và lực càng tăng khi thời gian đi càng dài. Ðiều này giải thích nguyên nhân vì sao một số người cảm thấy đau gối sau khi tập đi bộ. Cơn đau này không giảm đi mà ngày một tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian đi bộ, trọng lượng cơ thể và mặt dốc, độ gập ghềnh của đường tập.  Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đau khớp dù thấy đau cũng cố gắng tiếp tục tập đi bộ, vì vậy có thể dẫn đến hậu quả là khớp ngày càng tổn thương nhiều hơn. Mà đau chính là dấu hiệu báo động của cơ thể, khi đó cần phải giúp cơ quan bị bệnh được nghỉ ngơi để hồi phục trở lại.  Khớp xương cũng vậy, khi đau nhức là do bị viêm khớp, sự nghỉ ngơi lúc này rất cần thiết và cũng là phương pháp giúp giảm đau. Nếu cứ đi bộ trong khi viêm khớp gối, chắc chắn bệnh nhân sẽ bị đau hơn.  Ða số người cao tuổi ai cũng bị thoái hóa khớp gối (osteoarthritis). Thực chất của bệnh là tình trạng lão hóa của khớp gối qua nhiều năm; Các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm.  Lý do là khi đi đứng, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thu lực đè ép. Nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi.  Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại; Khi đi bộ, cần phải có nạng hay gậy nâng đỡ để giúp giảm tải trọng lên bề mặt khớp hư.  Với những lý do trên, các chuyên gia về xương khớp đã đánh giá đi bộ không phải là môn thể thao tốt đối với người cao tuổi.
-  TẬP LUYỆN MÔN GÌ THÍCH HỢP CHO NGƯỜI CAO TUỔI ?  Những người cao tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ, nhưng cần lưu ý đến cường độ và thời gian tập luyện sao cho phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức, cần giảm bớt mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người tập đi bộ từ thời còn trẻ không có vấn đề gì, nhưng một ngày nào đó khi tuổi đã cao bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Ðó là vì họ không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.  Người cao tuổi rất cần có sự vận động nhưng phải phù hợp với thể trạng. Nguyên tắc vận động ở người cao tuổi là nhẹ nhàng, chậm và liên tục. Tại sao phải như vậy?  Vì cơ thể người cao tuổi như một cái máy cũ kỹ, quá trình lão hóa khiến các hệ thống cơ bắp, dây chằng không còn tính đàn hồi tốt nữa. Những cử động vừa nhanh, vừa mạnh có thể làm tổn thương các cơ bắp và dây chằng vốn dĩ đã chai cứng, tính giãn nở đã yếu nhiều.  Sự cử động chậm và nhẹ sẽ giúp co giãn từ từ các dây chằng và cơ bắp. Nếu luyện tập liên tục và đều đặn, nó sẽ giúp cải thiện rất nhiều sự dẻo dai của các khớp xương.  Với người cao tuổi, đi xe đạp tốt hơn đi bộ. Tốt nhất là tập võ dưỡng sinh. Ðặc điểm của các động tác trong bài quyền được thực hiện thật chậm rãi, phong thái nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân.  Nguyên lý này hoàn toàn phù hợp với thể chất của người cao tuổi. Thực tế cho thấy nhiều người tập đã cảm thấy cơ thể ngày càng khỏe hơn, ít bệnh tật đau ốm vặt. Tuy nhiên cần lưu ý môn võ dưỡng sinh hiện nay đã bị người ta cải biến rất nhiều. Mỗi người thêm thắt một chút khiến nó không còn giữ được cái thần khí nguyên thủy của người xưa. Ví dụ người ta cho các cụ ông, cụ bà tập những bài tập khởi động của các môn thể dục thể thao phương Tây như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ. Những động tác này rất hại cho các khớp, đặc biệt là cột sống thắt lưng và khớp gối.  Chúng chỉ thích hợp cho thanh niên luyện tập các môn thể thao mạnh mẽ, chứ không phù hợp với cơ thể người cao tuổi.
- BỆNH NHÂN TIM MẠCH CÓ NÊN TẬP ÐI BỘ ?  Với những bệnh nhân trẻ tuổi, hệ thống khớp xương gân cơ còn tốt, thì đi bộ là môn vận động hàng đầu được chọn lựa để luyện tập, có thể giúp nâng cao sức chịu đựng và sức làm việc của tim. Tuy nhiên, sự vận động quá mức cũng sẽ làm xấu thêm tình trạng suy tim và bệnh thiếu máu cơ tim.  Ðã có những bệnh nhân tử vong trong khi đi bộ do cố gắng tập quá sức. Thời gian đi bộ và quãng đường đi cần được theo dõi và giám sát bởi bác sĩ. Với người cao tuổi bị bệnh tim mạch thì sao? Sở dĩ bác sĩ khuyên những bệnh nhân tim mạch nên đi bộ vì đây là một môn vận động nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức. Ai tập cũng được vì nó đơn giản, không cần sân tập và trang thiết bị kèm theo. Nhưng một khi đã có vấn đề xương khớp, tại sao bạn không chọn lựa những môn khác tốt hơn như tập võ dưỡng sinh, thể dục tay không, đạp xe đạp, bơi lội​, ​khiêu vũ Khi tập đi bộ, cần cân nhắc cường độ theo tuổi tác; Thời gian tập và quãng đường đi cần phải giảm dần theo thời gian (là điều căn bản khác với khi còn trẻ). Ði tập vào buổi sáng cần giữ ấm và mang giày thích hợp với bàn chân.  Khi có triệu chứng đau gối hay đau lưng thì lập tức phải nghỉ ngơi hoặc giảm ngay thời gian đi. 

Bác sĩ HUỲNH BÁ LĨNH

Sunday, December 18, 2016

Chúc Mừng Giáng Sinh


December 2016
Thưa Quý anh chị em chiến hữu Bạch Đằng,
Thắm thoát Anh Em chúng ta đã rời khỏi Phủ Số 3 Bạch Đằng đã hơn 40 năm rồi để ra hải ngoại.  Tôi là người ngày xưa đã một thời là Huynh Trưởng của Quý Anh Chị Em.  Tôi rất hãnh diện để sát cánh cùng Anh Chị Em trận mạc vẻ vang trong một thời gian khá dài của Việt Nam Cộng Hoà.
Hôm nay, nhân mùa Giáng Sinh sắp đến, tôi xin chân thành nhiệt tình thân chúc Quý Bạn được nhiều ngày vui và trong nhiều năm tới được thật nhiều sức khoẻ, An lành, Hạnh phúc và thật nhiều may mắn.
Thân mến,
Nguyễn Khắc Bình

TIN BUỒN

Chúng tôi vừa nhận được tin buồn: Thân phụ bạn LÊ TÍCH SƠN A 17 là Cụ Ông:
                                               PHERO LÊ VĂN HẢI
vừa qua đời tại Fort Worth, Texas vào lúc 3.15PM ngày thứ bảy Dec.17.2016 thượng thọ 96 tuổi. Tang lễ sẽ được tổ chức tại Christ of King Church: Địa chỉ: 1112 Eagle Dr, Fort Worth, TX 76111. Chương trình tang lễ:

- Lễ phát tang vào lúc 7.PM thứ tư Dec.21.2016
- Thánh lễ cầu nguyện vào lúc 7.PM thứ năm Dec.22.2016
- Lễ an táng được tổ chức vào lúc 9.AM thứ sáu Dec.23.2016

Chúng tôi thành thật xin gửi lời chia buồn đến bạn Lê Tích Sơn và Yến cùng tang quyến. Nguyện cầu hương linh Bác PHERO LÊ VĂN HẢI sớm về hưởng nhang Thánh Chúa.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.
PhươngLoan và gia đình.

BÀI CA THÁNG 12


 Tháng 12 như tập phim gần cuối
Sắp hạ màn vẫn lưu luyến khôn nguôi
Tình tiết một năm, lẫn lộn buồn vui
 12 tháng , thời gian đi nhanh lắm.
                     
Tháng 12 trận mưa đêm dai dẵng
Đất Cali thấm nước, nắng vừa lên
Trời sáng trong, cái lạnh thật dịu hiền
 Thương yêu quá mùa đông len lén tới.

Thời tiết bên ni, không bao giờ nóng vội
 Thu đến muộn màng, đông cũng rụt rè
 Xuân chưa tàn đã rộn rã mùa hè
 Và cái nắng, nắng Cali vội vã.

 Không như bên em mùa đông lạnh giá,
Tuyết phủ dày, đường xá đóng băng
 Áo thật dày, giữa cái lạnh căm căm
 Đón xe bus, cháu nội đi mẫu giáo.

Tháng 12 tổng kết tiền cơm áo
 Quà Giáng Sinh, mừng lễ thật linh đình
 Ngồi bên nhau bàn tính chuyện gia đình
Tết Nguyên Đán và chương trình năm tới.

Tháng 12 cháu mừng thêm tuổi mới
 Trán con nhăn, những toan tính ưu phiền
 Cha quá già, lại bệnh tật liên miên
Tóc mẹ bạc, nhuộm nhiều lần vẫn bạc.

 Tháng 12 hành tinh này ngơ ngác
Tổng thống USA đối ngoại sẽ ra sao?
 Chuyện di dân, chuyện kinh tế thế nào?
Âu Châu, Nga, Nhật, VN, Tàu, Hàn Quốc.

Tháng 12 hết một năm tất bật
Tay nâng ly cùng uống rượu đoàn viên
Mừng Giáng Sinh, nhạc chuông thánh vang lên
Đêm nhân loại mừng nhau trong hạnh phúc.

 Nguyễn Thị Thêm

Saturday, December 17, 2016

TÌM HIỂU VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

  BS: Đinh Tấn Khương
 Lời thưa : Bài viết nầy chỉ nhằm nêu lên một số kiến thức y học tổng quát. Không đi sâu vào chi tiết bệnh lý, triệu chứng cũng như phương thức điều trị của căn bệnh. Nếu cần thì quý vị nên tham khảo thêm những tài liệu khác cũng như hỏi ý kiến bác sĩ riêng của mình. Cơ thể chúng ta cần “ đường, đạm , béo, chất khoáng và sinh tố” để duy trì sự sống và những hoạt động của chinh nó . Đường là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn cho cơ thể chúng ta . Nhưng nếu lượng đường trong máu cao hơn mức quy định thì được coi là mắc phải chứng bệnh tiểu đường .
 1. NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN ĐẾN LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU TĂNG CAO? INSULIN được tạo ra từ tuyến tụy tạng là chất làm chuyển hóa, giảm lượng đường trong máu. Giảm thiểu lượng Insulin trong máu hay là giảm chức năng của lượng Insulin trung bình có thể dẫn đến tình trạng tăng cao lượng đường trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. Tiểu đường loại 1: do giảm thiểu lượng Insulin trong máu, xảy ra ở người trẻ, vị thành niên. Tiểu đường loại 2: do chức năng của Insulin bị suy giảm cho dù số lượng Inslin có thể vẫn nằm trong mức bình thường. Tiểu đường loại 2 xảy ra từ độ tuổi trung niên trở lên.
 2. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG QUYẾT ĐỊNH BỞI TÍNH DI TRUYỀN VÀ KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC? - Tính di truyền có tầm ảnh hưởng lớn ở bệnh tiểu đường loại 1 ( Bệnh tiểu đường loại 1 chiếm 5-10% trong mọi trường hợp). - Trong trường hợp tiểu đường loại 2 (loại nầy chiếm 90-95% trường hợp) thì tính di truyền không là yếu tố duy nhất mà do nhiều tác nhân khác chẳng hạn như tuổi tác, béo phì, kém hoạt động.. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể tránh được ngay cả ở những người có mang mầm di truyền bằng cách thay đổi những tác nhân dẫn đến căn bệnh nầy.
 3. ĂN NHIỀU ĐƯỜNG HAY LÀ THỨC ĂN NGỌT SẼ BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 ? Nguy cơ mắc bệnh không phải là do ăn nhiều đường hay là thức ăn ngọt. Có những người ăn ít chất ngọt nhưng vẫn bị bệnh tiểu đường. Béo phì là nguyên nhân của căn bệnh nầy. Ăn nhiều đường sẽ dẫn đến chứng béo phì. Những người béo phì, thừa mỡ ở vùng bụng dễ dẫn đến chứng bệnh tiểu đường loại 2, bởi vì lượng mỡ vùng bụng tạo ra chất kích hoạt phát triển bệnh tiểu đường loại 2(làm giảm chức năng chuyển hóa đường của Insulin)
 4. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NHỮNG NGUY CƠ GÌ KHIẾN CHÚNG TA PHẢI LO LẮNG ? Lượng đường trong máu tăng cao không phải là điều khiến chúng ta phải lo âu mà chính là những biến chứng của căn bệnh nầy: a. Các biến chứng tim mạch do tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm cho quá trình xơ vữa của các động mạch cỡ lớn và cỡ vừa xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở những người không mắc bệnh này. Người bệnh có thể bị viêm tắc động mạch ở phần xa của chi dưới, tai biến mạch máu não… Nguy cơ gặp biến cố tim mạch của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao nếu kết hợp với những yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, lương mỡ trong máu tăng cao, hút thuốc lá, béo phì, kém vận động... b. Bệnh tiểu đường gây suy thận Nếu không kiểm soát được lượng đường tăng cao trong máu, lâu dấn sẽ dẫn đến chứng suy thận khiến cho người bệnh trở nên thiếu máu, và giới hạn những sinh hoạt hằng ngày do lệ thuộc vào phương cách lọc thận nhân tạo. c. Biến chứng ở mắt của bệnh tiểu đường Tăng lượng đường trong máu trực tiếp gây tổn thương và phá hủy các mạch máu ở võng mạc, vì vậy bệnh võng mạc được coi là biến chứng đặc thù của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng gây nguy cơ cao cho các bệnh mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng áp nhãn, tắc động mạch võng mạc… Biến chứng mắt, tuy không gây chết người nhưng thường gây tàn phế và làm mất khả năng lao động. Ở các nước châu Âu và Mỹ, biến chứng mắt do bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm thị giác ở những người trong độ tuổi lao động (20 – 65 tuổi). Ngay khi được phát hiện bệnh tiểu đường thì đã có khoảng 20% số bệnh nhân có biến chứng ở mắt rồi. Sau khi mắc bệnh từ 10 năm trở lên thì có tới 3/4 số bệnh nhân bị biến chứng mắt nếu không kịp ngăn ngừa và điều trị đúng lúc. d. Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường # Biến chứng Thần Kinh Tự Chủ (TKTC): Do các bộ phận trong cơ thể đều được chi phối bởi hệ TKTC nên khi tổn thương TKTC ở cơ quan nào thì biểu lộ ở cơ quan đó. Một số rối loạn có thể gặp như: . Rối loạn đồng tử làm đồng tử không điều chỉnh được khi từ chỗ sáng vào chỗ tối hay ngược lại. . Rối loạn bài tiết mồ hôi: nửa thân dưới khô trong khi nửa thân trên ra mồ hôi nhiều hơn. . Hệ tiêu hóa: đầy bụng, chậm tiêu, dễ nôn, tiêu chảy… . Hệ tiết niệu sinh dục như bàng quang TK hay bất lực ở nam giới. . Hệ tim mạch: nhịp tim nhanh liên tục, nhồi máu cơ tim không đau, tụt huyết áp tư thế đứng… . Mất cảm nhận triệu chứng hạ đường huyết. # Biến chứng Thần kinh ngoại biên (TKNB): Bệnh tiểu đường càng lâu năm càng dễ có biến chứng TKNB. Nhức mỏi, mất cảm giác ở phần xa của tứ chi là những triệu chứng thường than phiền. e. Biến chứng bàn chân ở bệnh tiểu đường Nguy cơ bị tổn thương ở chân, bàn chân rất phổ thông ở những người mắc chứng bệnh tiểu đường. Nếu điều trị không đúng cách thì từ một tổn thương nhỏ cũng có thể trở thành một tổn thương lớn, phải cắt cụt ngón chân hay cả bàn chân.
 5. NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ NÊN TRÁNH ĂN TRÁI CÂY, KẸO BÁNH, NGŨ CỐC KHÔNG ? Chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường nên tính toán sao cho có đủ lượng đường thích hợp trong máu để tránh những tình huống hạ đường huyết hoặc tăng lượng đường trong máu. Chế độ ăn có carbonhydrat (đường) vẫn luôn phải có và đa dạng, nên thay đổi món ăn từng ngày. Carbonhydrat phải được cung cấp cho cơ thể 5- 6 lần/ngày. Người khỏe mạnh sẽ biến đường thành năng lượng, còn bệnh nhân tiểu đường phải có sự hỗ trợ của thuốc. Trong cả hai trường hợp thì bổ sung lượng đường ở dạng tự nhiên (ngũ cốc, bánh mỳ, khoai tây, mì ống) vẫn tốt hơn là bổ sung nhanh (đường và các sản phẩm đường) và nên ăn các loại rau quả có chất xơ nhưng hạn chế quả ngọt.
PHẦN KẾT: Ở những người có độ tuổi trên 40, có tiền sử gia đình mắc chứng tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, cao mỡ trong máu.. thì nên gặp bác sĩ gia đình để được thử máu nhằm phát hiện và điều trị sớm hầu tránh những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh nầy gây ra. Giảm cân, bỏ hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên và thay đổi thói quen ăn uống là điều rất cần thiết song hành với việc dùng thuốc để điều trị căn bệnh tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chúng ta.
Bác sĩ Đinh Tấn Khương . (G.P, Australia)