Tuesday, October 31, 2017

ADRIATIC CRUISE (Kiet Le) 2

Corfu, Greece 
Again due to operational reasons (?) instead of Crotone, Italy our ship docked at Corfu, an island of Greece in the Ionian Sea. 
We liked the Old Town with the charming characteristic Venetian style. The historic Paleokastritsa monastery is on the top of a remote hill, offering sweeping gorgeous views of the island and the sea. The monastery has a small museum with rare Byzantine icons, holy books and other relics.

Corfu from the ship

Olive is everywhere








View from an outdoor cafe

Beautiful weather and view


Glad we were here!



Early autumn in Corfu, Greece!



The imposing fortress



Vespa!!!






The Paleokastritsa monastery












Very old handwritten books

Monday, October 30, 2017

Tại sao tôi viết tiếp về nhóm Trần Kiều Ngọc

Tại sao tôi viết tiếp về nhóm Trần Kiều Ngọc
BS.Trần Văn Tích

Tôi lo lắng thấy rằng nhóm tuổi trẻ tự xưng là Phong trào Giới trẻ Thế giới vì Nhân quyền không phải chỉ gồm hai nhân vật tự nhận là trẻ là Trần Kiều Ngọc và Nancy Nguyen mà đằng sau lưng họ còn có một số người ủng hộ. Tôi thấy có bổn phận phải nói trực tiếp với hai nhân vật cốt cán của Phong trào, đồng thời tôi cũng xin gửi một vài lời tâm huyết đến những ai vào cỡ tuổi tôi đang ủng hộ hai cô. Nội dung chính của bài viết tập trung vào ba điểm : 
a) trách cứ thế hệ cha ông đã thua trận để cho con cháu phải lưu vong là trách oan.
b) phải chăng 42 năm chống cộng đã chẳng đi đến đâu.
c) tuổi trẻ trong nước thực sự cần gì?
Không ai đem thành bại luận anh hùng
Không làm gì có dân tộc nào trên thế giới mà lịch sử chỉ gồm toàn thành công hay chiến thắng. Dân tộc chúng ta cũng vậy. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phan Thanh Giản, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái v.v..đã không thành công nhưng thành nhân. Hai Bà và Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa chống lũ thái thú cai trị Giao châu hay An nam Đô hộ phủ. Hai Bà, Bà Triệu đã tử trận nhưng hậu thế không ai dám kết án Hai Bà, Bà Triệu là đã thua để lại hệ lụy ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử, Phan Đình Phùng sa vào tay giặc Pháp, Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài, Phạm Hồng Thái tự trầm trên Châu giang nhưng tất cả đều đã được đời sau muôn vàn ngưỡng mộ và không ai ngu ngốc đến độ cho rằng sự thất bại của chư vị anh hùng dân tộc đã để lại hệ lụy khiến tổ quốc trầm luân trong gông cùm xiềng xích do người da trắng tròng lên cổ đồng bào. Những anh thư, anh hùng, liệt sĩ vừa kể chống đối các đối tượng rất cụ thể, bằng xương bằng thịt và/hoặc những chế độ cai trị tàn ngược áp bức. Hai Bà Trưng chống Tô Định, Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Merlin. Không ai vớ vẩn ấm ớ tuyên bố không chống Tàu chống Tây mà chỉ chống cái ác!
Kết tội thế hệ cha ông đã thua trận để lại hệ lụy lưu vong là lập luận bất chấp lý luận. Không phải vì hai anh em Scholl thất bại và bị xử tử ngày 22.02.1943, không phải Claus Schenk Graf von Stauffenberg thất bại và bị Toà án Binh xử bắn ngày 21.07.1944 mà dân tộc Đức phải tiếp tục mang hệ lụy quốc xã-phát xít cho đến hết Thế chiến II.
Lăng mạ cha ông đã thua trận trong cuộc chiến vừa rồi khiến di lụy lưu vong cho giới trẻ là ngang nhiên xúc phạm đến triệu triệu hương linh quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà, là phỉ báng anh linh chư vị tướng lãnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên dân sự từ bộ trưởng đến thuộc cấp đã tuẫn tiết vào Ngày Quốc Hận.
Không biết hai cô thanh nữ có biết đến chân lý “Không ai đem thành bại luận anh hùng“ hay không nhưng những người cao tuổi đang ủng hộ hai cô thì chắc chắn phải biết.
42 năm chống cộng
Tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản đã làm hết sức mình để chống cộng. Thành tích của tập thể rành rành ra đó, chỉ có những kẻ mắc bệnh mù loà mới không chịu thấy; cho nên người viết xin miễn kể ra. Chỉ xin thử so sánh với các cộng đồng lưu vong và/hoặc chống cộng khác xem cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam có thua kém người ta hay không. Hiện nay khắp nơi trên mặt đất dễ có đến cả trăm cộng đồng lưu vong nhưng mang đặc tính chống cộng triệt để như cộng đồng lưu vong Việt Nam thì chỉ có cộng đồng lưu vong Cuba. Thực vậy, trên thế giới chỉ còn Bắc Hàn, Trung cộng, Việt cộng và Cuba là vẫn theo chế độ cộng sản. Tuy nhiên tập thể chống đối Trung cộng còn có mảnh đất dung thân – nếu muốn – là Đài Loan, còn Bắc Hàn thì hầu như không có nổi một cộng đồng chống cộng xứng với tên gọi. Do đó, chỉ có thể thử so sánh hoạt động đề kháng của cộng đồng lưu vong tỵ nạn Việt Nam với diasporaCuba.
Khoảng một triệu rưỡi người Cuba chống độc tài cộng sản đang sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu – có thể đến một nửa – là ở Hoa Kỳ và tập trung là ở Miami, tiểu bang Florida. Từ thành phố cách xa đảo quốc nguyên quán lối chín mươi dặm, người Cuba lưu vong thường xuyên và kiên trì chống độc tài Fidel Castro. Thoạt tiên họ ủng hộ chính sách cấm vận đối với Cuba của các chính quyền Hoa Kỳ nhưng đến tháng chạp năm 2014, khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố tái lập bang giao với Cuba thì tập thể người tỵ nạn Cuba chỉ biết công khai bày tỏ thái độ hoài nghi rất mực. Họ cũng nêu ra những luận điệu quen thuộc : tái lập bang giao không bảo đảm cho người dân Cuba tại quốc nội thêm được chút tự do dân chủ nào, trái lại biện pháp giao hảo với cộng sản chỉ gây tai hại lên tiến trình đấu tranh cho dân chủ tự do nơi đảo quốc. Liên tục từ khi Fidel chiếm quyền năm 1956, và nhất là từ 1965 đến 1972, khi làn sóng thuyền nhân Cuba dâng cao đưa đến hình thành cộng đồng lưu vong Cuba, nhiều hình thức đấu tranh chống cộng đã được áp dụng. Có thể xem cao điểm kháng cự cộng sản Cuba là chiến dịch vũ trang tấn công đảo quốc qua vụ Vịnh Con heo năm 1961, chiến dịch này thất bại. Chuyển qua các hình thái đấu tranh khác, người Cuba lưu vong vận động hành lang chính trị, phản đối thiết lập cơ sở ngoại giao (ví dụ chống thiết lập Lãnh sự quán Cuba ở Miami), ngang nhiên đương đầu với bộ máy cầm quyền cộng sản qua vụ cháu bé Elián González dưới sự lãnh đạo của tổ chức CANF, Cubanese American National Front, hân hoan đón nghe lời tuyên bố dõng dạc của nữ ca sĩ Gloria Estefan khi cô được mời về nước hát mừng Đức Giáo hoàng Paul II :“Tôi chỉ về lại Cuba hát cho đồng bào tôi nghe khi chế độ cộng sản không còn trên đất nước tôi.“
Người Nga đã di tản theo nhiều đợt kể từ năm 1917, sau cái gọi là Cách mạng Tháng mười. Đợt di tản thứ nhất bao gồm những người không chấp nhận chế độ bôn-sê-vích. Đợt di tản thứ hai xảy ra năm 1948, sau Đệ nhị Thế chiến và qui tụ các tù nhân xô viết, các nạn nhân bị đày biệt xứ không chịu trở về nguyên quán. Đợt di tản thứ ba vào thập niên 70 có đối tượng là những di dân xô-viết, các trí thức Do Thái, các nhân vật “đối kháng“. Nhưng dẫu ly hương theo làn sóng trước sau và trong tư cách khác nhau, cộng đồng tỵ nạn lưu vong Nga luôn luôn đứng dưới lá cờ ba màu trắng-xanh-đỏ. Và năm 1990 lá cờ đó đã trở về. Nó đã trở về sau khi chế độ cộng sản bị xoá sổ và Liên bang Xô viết tan rã. Trong quốc hội nước Nga ngày nay, tỷ số giữa các dân biểu đảng viên cộng sản so với các dân biểu phe quốc gia và phe tự do thay đổi nhưng tất cả đều ngồi họp chung dưới lá cờ ba màu trắng-xanh-đỏ của chế độ Sa hoàng xưa. Trên đỉnh điện Kremlin, cũng ngọn quốc kỳ tam sắc thời Nga hoàng đang lộng gió tung bay.
Cộng đồng lưu vong chống cộng Cuba xem như hình thành từ năm 1956 còn cộng đồng tỵ nạn chống cộng Việt Nam thì ra đời kể từ năm 1975. Thời gian cộng đồng chống cộng Nga ly hương kéo dài 73 năm. Cho đến năm nay, thời gian cộng đồng chống cộng Cuba ly hương đã được 61 năm và thời gian cộng đồng chống cộng Việt Nam ly hương chỉ mới có 42 năm.

Người tỵ nạn chống cộng Nga xem như đã được trở về bản quán. Người tỵ nạn chống cộng Cuba và người tỵ nạn chống cộng Việt Nam thì chưa; cả hai đang bền bỉ thường xuyên tiếp tục chống cộng không hề ngưng nghỉ. Như hai cộng đồng Nga trước đây và Cuba hiện nay, chiến lược chống cộng của tập thể lưu vong người Việt là chiến lược “bếp ủ trấu“, là chiến lược gìn giữ lòng chống cộng và duy trì lửa đấu tranh dưới nhiều hình thức đa dạng và đa diện.
Giới trẻ trong nước hiện cần gì?
Rành rành ra đó. Thanh thiếu niên nam nữ hiện sống tại quốc nội không cần ai nắm tay dạy dỗ họ là hãy chống cái ác chứ đừng có chống cộng! Chủ xướng phải vạch đường chỉ lối cho người trẻ trong nước – chống ác, đừng chống cộng – là một thái độ ngạo mạn tự tôn rất lố bịch đáng chê.

Giới trẻ trong nước thừa biết rằng họ cần một Nguyễn Thái Học, họ cần một Phạm Hồng Thái. Giới trẻ trong nước thừa biết rằng họ cần một Graf von Stauffenberg, họ cần các anh em Scholl. Giới trẻ trong nước thừa biết rằng họ cần một sinh viên Y khoa Jan Opletal chống độc tài tại thủ đô nước Tiệp khắc. Giới trẻ trong nước thừa biết rằng họ cần một sinh viên vô danh đứng thẳng người ưởn ngực chống chiếc xe tăng đang lù lù nghiến xích lăn bánh tiến tới tại Công trường Thiên an môn vào mùa xuân 1989. Trong giới tu sĩ thì giới trẻ trong nước thừa biết rằng họ cần một Linh mục Jerzy Popieluszko, đã từ chối học bổng nghiên cứu ở La mã – có tính cách mua chuộc – của Tổng Giám mục Jósef Glemp tặng ngày 16.10.1984 để ở lại và chịu tử vong dưới tay mật vụ Ba Lan.
Thanh thiếu niên quốc nội cần những tấm gương sáng đó, họ không cần xảo ngôn loạn ngữ, ngụy biện lếu láo. 
17.10.2017

Sunday, October 29, 2017

Tuổi thơ trên thành phố Saigon (Trưởng Lê chia sẽ)

Nhà tôi gần chợ Thái Bình
Con đường nhỏ, tên Cống Quỳnh dễ thương
Tuổi thơ xách cặp đến trường
Trên đường Phát Diệm cùng phường, Quận Hai
Những ngày đó cứ nhớ hoài
Mùi thơm mực tím trong bài Giáo Khoa
Nhớ sao là những hàng quà
Cổng trường, bánh cuốn hay là bánh kem
Lắc xí ngầu trúng cà rem
Hôm nào thua hết chết thèm mất ăn
Miếng xoài trái cóc ê răng
Mẹ cho tiền tháng, một tuần hết ngay
Được cô em gái thơ ngây
Tha hồ dụ khị, hỏi vay mượn tiền
Em gái tôi tính dịu hiền
Cho anh vay mãi chẳng phiền một câu
Nếu giờ tính cả lãi đầu
Chắc tôi phải cất nhà lầu trả em
Trôi qua ngày tháng êm đềm
Những chiều đi bắt dế mèn đá chơi
Tạt hình, la hét om trời
Bắn bi, nút phéng, vui ơi kể gì
Nhà tôi vốn gốc bắc kỳ
Lũ con nít chọc nhiều khi mích lòng
Chúng kêu là “bắc kỳ con”
Rồi đòi bắt “bỏ vô lon” cho đầy
Đánh nhau tại “Cá rô cây”
Bây giờ nhớ lại, thường hay tức cười
Nhớ sao khẩu súng đầu đời
Cuốn bằng giấy trắng, vụng ơi vụng là
Bao nhiêu rạp hát gần nhà
Khải Hoàn, Quốc Tế hay là Thăng Long
Thêm vài phút có Đại Đồng
Tối ngày trốn học lông bông đó hoài
Chờ anh xé vé ngáp dài
Lén vào coi cọp, gặp ngay chú mình
Về nhà bố đánh thất kinh
Mẹ thương xót quá, me xin bớt đòn
Cô hàng xóm, tuổi còn non

Giúi cho một trái cóc dòn, nín ngang
Tuổi thơ là tuổi phá làng
Tạt lon, đánh đáo, giật khăn trên đường
Trời mưa cả bọn tắm truồng
Hò nhau bắt cá đường mương, bẩn người
Có cô hàng xóm đứng coi
Ánh nhìn nghịch ngợm, nét cười tinh ranh
Làm mình ngượng quá, chuồn nhanh
Đó là lần cuối mà anh tắm đường
Nhiều khi chợt thấy vấn vương
Mơ hồ bóng dáng dễ thương nhớ hoài
Sàigòn ngày đó rất hay
Xung quanh các phố còn đầy đất hoang
Người ta chưa sống lan tràn
Cả thành phố, chín trăm ngàn, thế thôi
Đường còn vắng, ít xe hơi
Honda chưa có, hay ngồi xích lô
Đôi khi thấy chiếc xe thồ
Khoan thai chậm rãi, ngựa ô chở hàng
Sàigòn nay sống vội vàng
Số dân năm triệu, cửa hàng như nêm
Sàigòn khi trước bình yên
Con người có vẻ cũng hiền hơn nay

Phố của tôi chẳng mấy dài
Đến Hồng Thập Tự chỉ vài bước chân
Đầu kia là Nguyễn cư Trinh
Phía sau, Đất Thánh, nơi kinh hoàng nhiều
Là nơi chắc tột cùng nghèo
Nhà trên mồ mã tiêu điều hoang vu
Nước đen trên vũng ao tù
Ánh đèn hiu hắt tối mù bước chân
Nơi đây là chốn trú thân
Những phường quái kiệt, những dân khốn cùng
Nghĩ ra mới thấy lạ lùng
Phía ngoài đường cái một vùng khang trang
Chỉ cần vào một hẽm ngang
Là ta sẽ thấy lầm than của đời
Con người sống với ma trơi
Bùn lầy nước đọng như thời khai quang
Lối đi rộng khoảng chín gang
Công an chẳng dám ngang tàng vào đây
Cuối tuần hóng gió sân bay
Trên Tân Sơn Nhất chỉ vài phi cơ
Bến Bạch Đằng đẹp như thơ
Trai thanh gái tú bên bờ sông êm
Tuy rằng chẳng có giới nghiêm
Nhưng đèn đô thị nửa đêm cũng tàn
Rồi trong những chủ nhật vàng
Đi chơi sở thú, xếp hàng mỏi chân
Vườn Bách Thảo, dạo trong sân
Nửa giờ rình đợi, cù lần chẳng ra
Xem con voi có cặp ngà
Bao nhiêu thú lạ trăm hoa nở cành

Đường ra đến chợ Bến Thành
Nhà thờ Huyện Sĩ, nổi danh Sàigòn
Lúc xưa vườn trẻ chim non
Vỡ lòng nét bút vẫn còn run run
Kìa Ngã Sáu, thật tưng bừng
Bao nhiêu hàng quán như cùng về đây
Nhìn lên Thánh Gióng cầm cây
Cỡi con ngưa sắt, đạp mây về trời
Dưới chân ngài, nhậu đã đời
Vào Mỳ Kim Phụng ăn chơi vịt tiềm
Bên kia là quán bò viên
Cháo lòng, tàu hủ, bột chiên, phở “Tài”
Đi cho hết đường Lê Lai
Là ra Lê Lợi, phố dài người đông
Mỗi lần đi, háo hức lòng
Khu thanh lịch nhất Sàigòn là đây
Khu này người Pháp họ xây
Như bên xứ họ, trồng cây xanh đường
Đường Công Lý nắng còn vương
Người mua sách báo vẫn thường đến đây
Kem Bạch Đằng phía bên này
Cà phê sữa đá, một ngày lên hương

Khu Pasteur, quán ngập đường
Tỏa mùi phá lấu vị hương thơm nồng
Phía bò bía, ồ quá đông
Bò khô dầu dấm cũng không có bàn
Eden Thương Xá hạng sang
Chủ nhân người Ấn hay quàng sà rông
Hôm nay vào Rex mất công
Phim hay một vé trăm đồng đó nghe
Đường Catina ngợp nắng hè
Ghé Givral để ăn chè Phục Linh
Vào Xuân Thu kiếm sách hình
Cuối đường Nguyễn Huệ đẹp xinh bến tàu
Ngày xưa đi quá khỏi cầu
Phan Thanh Giản, đã thấy màu nông thôn
Nơi đây là những cánh đồng
Ngày nay phố xá, chẳng trồng trọt chi
Có lần cả bọn cùng đi
Trường đua Phú Thọ, những khi ngựa về
Không tiền mua vé, mà mê
Chui rào coi cọp, bị đe mấy lần
Bên đường, cư xá sĩ quan
Có người bác ruột cũng hàng tá thôi
Rừng cao su cạnh đó rồi
Lữ Gia cư xá, chú tôi có nhà
Đi về trong phố không xa
Chợ Trần quốc Toản chỉ là ba cây
Mẹ tôi thường ghé qua đây
Cá tươi, tôm sống nơi này có tên
Phở Tàu Bay ở gần bên
Người dân xứ đạo chẳng quên bao giờ
Ngay bên cạnh có nhà thờ
Sau khi xem lễ, họ chờ vô ăn
Xa thành phố đã bao năm
Một thời thơ ấu vẫn hằn trong tim
Khi về chẳng biết có tìm
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa
Sàigòn dù những cơn mưa
Dù cho nắng đổ, dù chưa phục hòi
Tên người, ta giữ trong đời
Như bao kỷ niệm của thời thơ ngây.

Tuổi thơ trên thành phố Saigon
Phạm Doanh

Adriatic Sea Cruising (Kiet Le)

First Stop: Messina, Italy 

Mount Etna, crater Silvestri 
After 2 days from Barcelona on board of the ship Princendam of Holland America, Instead of Lipari (as schedule) our first port was Messina in the Sicily region of Italy. Messina may have been the harbor at which the Black Death entered Europe is estimated to have killed 30-60% of Europe's total population. This city also suffered many earthquakes and associated tsunamis.
We visited the crater Silvestri of Mount Etna, an active vocano between the cities of Messina and Catania, about two hours inland.