Wednesday, May 30, 2018




Tỵ nạn và di dân
Trần Văn Tích

Công luận hay giới truyền thông có thể vô tình đánh lộn sòng giữa hai khái niệm “tỵ nạn“ và “di dân“ nhưng thật ra thì giữa hai từ ngữ này có sự khác nhau rất lớn và không phân biệt giữa chúng có thể gây khó khăn rất nhiều cho những người tỵ nạn hay những người xin tỵ nạn. Tuy nhiên cũng có những tình huống do toan tính chính trị bẩn thỉu, người ta tự phủ nhận tư thế tỵ nạn và tự khoác cho mình cái áo di dân. Đó là trường hợp một số người Việt Nam tỵ nạn cộng sản.

Mesut Özil và Ilkay Gündogan
Đội tuyển túc cầu quốc gia Đức đang chuẩn bị hàng ngũ nhằm tham gia giải vô địch thế giới vào tháng sáu sắp tới sẽ diễn ra tại Nga thì xảy ra vụ Özil và Gündogan. Đây là hai cầu thủ của đội tuyển quốc gia Đức gốc Thổ nhĩ kỳ thuộc thế hệ thứ ba. Ông bà của họ đến Đức với tư cách thợ khách vào những năm nền kinh tế Đức thiếu nhân công trầm trọng. Cả hai đều sinh đẻ ở Gelsenkirchen, một thành phố công nghệ thuộc tiểu bang Nordrhein Westphalen; Özil sinh năm 1988, Gündogan sinh năm 1990. Là hai cầu thủ của đội tuyển quốc gia Đức đương nhiên họ có quốc tịch Đức và mang thông hành Đức. Tuy nhiên Gündogan còn mang thêm quốc tịch Thổ, do đó khi tặng Tổng thống Thổ nhĩ kỳ Recep Tayyip Erdogan chiếc áo cầu thủ đội tuyển Manchester City của mình, anh ta viết lên áo dòng chữ Thổ Sayin Cumhurbaskanim'a Saygilarimla mà báo chí Đức dịch thoát làKính tặng Tổng thống của tôi, Trân trọng“. Về phần mình, Özil tặng Tổng thống Thổ chiếc áo cầu thủ đội tuyển Arsenal. Cả hai đội tuyển đều là đội hạng nhất của Liên đoàn Bóng tròn Anh quốc. Sự việc diễn ra do sắp xếp của các nhân viên tháp tùng Erdogan khi ông ta công du vận động bầu cử tại thủ đô London. Hình ảnh hai cầu thủ tươi cười vui vẻ đứng cạnh Erdogan tạo nên một làn sóng tranh cãi gay gắt trong công luận Đức. Đa số tỏ vẻ bất bình. Chủ tịch Hiệp hội Túc cầu Đức quốc Reinhard Grindel cho rằng Özil và Gündogan đã để cho phe Thổ lợi dụng vào mục đích tuyên truyền. Riêng huấn luyện viên cấp quốc gia Joachim Löw thì tỏ ra có chút xíu thông cảm với những cầu thủ đội tuyển quốc gia nguyên gốc di dân và phát biểu rằng trong lồng ngực họ lắm khi có đến hai trái tim đang đập. Ngày 19.05, hai cầu thủ được Tổng thống Đức Steinmeier tiếp kiến theo lời thỉnh cầu của họ. Sau buổi gặp gỡ, Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức bày tỏ sự thông cảm đối với hai công dân gốc di dân. Tổng thống phát biểu : “Heimat gibt es auch im Plural.“ (Quê hương cũng có thể có số nhiều) và “Ein Mensch kann mehr als eine Heimat haben und neue Heimat finden“ (Một người có thể có nhiều hơn một quê hương và có thể tìm được quê hương mới).

Qui chế tỵ nạn và qui chế di dân
Lưu vong là một hiện tượng bất thường trong lịch sử nhân loại. Người ta có thể bỏ nước ra đi vì nhiều nguyên nhân và trong nhiều hoàn cảnh nhưng chỉ có người tỵ nạn mới có qui chế được định nghĩa rõ rệt và được công pháp quốc tế bảo vệ1. Người tỵ nạn sống ngoài quê cha đất tổ vì sợ bị khủng bố, bị ngược đãi, bị bạo hành, bị đàn áp, bị theo dõi, bị rình rập, bị canh chừng, bị trù dập, bị kỳ thị, bị gây sự v.v... Trật tự công cộng trong đó họ từng quen sống bỗng dưng bị đảo lộn, do đó phải có biện pháp bảo vệ quốc tế đối với đương sự. Bản thân họ lâm nguy cho nên họ phải vượt biên vuợt biển để đi tìm an ninh. Họ được hưởng qui chế dành riêng cho mình vì nếu họ trở về nguyên quán thì sinh mệnh họ bị đe dọa nặng nề. Từ chối cấp cho họ quyền tỵ nạn có nghĩa là tuyên bố họ bị kết án tử hình.
Trên bình diện quốc tế không có định nghĩa pháp lý thống nhất đối với từ ngữ “di dân“, trái ngược với từ ngữ “tỵ nạn“. Nhiều khi người ta sử dụng từ “di dân“ với hàm nghĩa bao gồm cả người tỵ nạn, ví dụ khi thiết lập những tài liệu thống kê toàn cầu về di dân (migrations internationales). Công pháp quốc tế thường xem hiện tượng di dân là một quá trình tự nguyện, chẳng hạn trường hợp một kẻ vượt biên giới sang quốc gia khác vì mưu tìm triển vọng kinh tế khả quan hơn. Có khi di dân xa rời quê hương vì đi kiếm công ăn việc làm, vì xuất ngoại du học, vì đoàn tụ gia đình hay vì những lý do khác. Di dân cũng có thể lên đường ra nước ngoài vì muốn tránh thiên tai, vì muốn thoát nghèo đói. Những hạng người đó thuờng không được xem là dân tỵ nạn. Họ không hề sống hoàn cảnh tỵ nạn. Người tỵ nạn hay người xin tỵ nạn lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khắc nghiệt : đương sự không hề được bảo đảm an toàn bản thân một khi quay trở lại cố hương. Xin tỵ nạn – nếu hội đủ điều kiện pháp định để xin tỵ nạn – là một nhân quyền phổ quát. Cho nên Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc luôn luôn phân biệt dứt khoát giữa “tỵ nạn“ và “di dân“. Theo UNHCR, un individu est réfugié par manque de protection de son pays d'origine, một người là tỵ nạn vì thiếu bảo đảm an ninh từ phía quốc gia cội nguồn2.

Áp dụng vào thực tế
Hai cầu thủ Đức gốc Thổ là những di dân. Tổ tiên của họ đến Đức để kiếm công ăn việc làm. Họ không những có quyền trở về Thổ một cách an toàn mà họ hầu như còn có quyền ủng hộ Tổng thống đương nhiệm của Thổ. Thậm chí họ còn mang hai quốc tịch nghĩa là họ có thể, nếu muốn, tham gia các cuộc bầu cử do quốc gia gốc gác của họ tổ chức.
Người tỵ nạn Việt Nam khác hẳn. An toàn bản thân của chúng ta không được quốc gia cội nguồn của chúng ta bảo đảm và vì thế, cộng đồng nhân loại chấp nhận cấp cho chúng ta qui chế tỵ nạn. Do đó chúng ta phải tránh những hành vi mâu thuẫn với tư thế tỵ nạn, chúng ta phải tự giác không làm những việc phủ nhận căn cuớc tỵ nạn.
Gửi thư ngỏ, dâng kiến nghị cho những tên đầu sỏ Việt cộng là chuyện vô ý thức vì chính lũ chúng nó đã xô đây chúng ta vào hoàn cảnh ly hương tỵ nạn. Mang căn cước tỵ nạn mà trở về bản quán là tự mình xé thẻ căn cước tỵ nạn. Khi gia đình chúng tôi mới đến Tây Đức xin tỵ nạn cộng sản và được gọi là Indochinaflüchtlinge, người tỵ nạn Đông dương; chúng tôi được cấp thẻ thông hành và trên thẻ thông hành ghi rõ ràng “có giá trị đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Việt Nam“.
Lại nữa, từ thế đứng của người không chấp nhận độc tài đảng trị, mang căn cước của người đấu tranh cho tự do dân chủ, người Việt hải ngoại tỵ nạn cộng sản không thể vong thân đổ tiền đổ của vào túi bạc của chế độ Việt cộng. Không thể đổ tiền đổ của vào cái túi đó để cho kẻ thù phung phí xa xỉ xây bệnh viện riêng cho cán bộ chóp bu ở trung ương và ở các tỉnh, để cho chúng huênh hoang tàn nhẫn tổ chức ăn mừng năm mươi năm thảm sát Mậu Thân. Không về thăm quê hương chừng nào quê hương còn quằn quại dưới gót giày chà đạp nhân phẩm, không tiếp tay cung cấp tài chánh kinh tế chừng nào giặc cộng còn lộng hành; đó là vấn đề nguyên tắc do hoàn cảnh tỵ nạn qui định. Trên nguyên tắc và theo nguyên tắc, người ta không làm bất cứ điều gì trực tiếp hay gián tiếp mang lại lợi ích cho đối tượng mà người ta chống đối. Vấn đề thực ra chẳng có gì mới nhưng gặp dịp thì cứ phải nêu ra.
20.05.2018






1Tôi tham khảo tài liệu tiếng Pháp do Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phổ biến (UNHCR. The UN Refugee Agency. “Réfugiés“ et „migrants“ - Questions fréquentes).
2Ở Đức cơ quan trung ương đặc trách quản trị người nước ngoài nhập cư mang tên BAMF, Bundesamt für Migration und Flüchtlinge, Cơ quan Liên bang về Di dân và Tỵ nạn.

Làm Sao Để Nghỉ Ngơi? - BS Hồ Ngọc Minh


Làm sao để nghỉ ngơi? Câu hỏi thoạt nghe qua có vẻ ngớ ngẩn, nhưng, thật sự làm sao nghỉ ngơi cho đúng là một điều đáng suy nghĩ.

Một cách chung chung, nghỉ ngơi thì cũng như hít thở không khí, hay như ăn uống, là những chuyện chúng ta làm hằng ngày. Nghỉ ngơi không cần phải nghĩ ngợi lung tung, lẩn thẩn và lẩm cẩm.
Tuy nhiên, khi nói đến stress, có rất nhiều người, hai chữ nghỉ ngơi không phải là một phần của cuộc sống, hay nói đúng ra, không bao giờ thật sự được nghỉ ngơi. Rất nhiều người trong chúng ta, cuộc sống là cả một sự phấn đấu không bao giờ ngừng lại. Bởi lẽ, chúng ta tin rằng, ngừng lại là bỏ cuộc, là lười biếng. Để rồi rất nhiều người, phút cuối khi sắp được nghơi nghỉ trong cõi vĩnh hằng lại nuối tiếc, cả đời không biết nghỉ là gì.
Nhiều người không để dành thì giờ để nghỉ vì họ muốn mọi việc đều như ý muốn, họ sợ thất bại. Dường như, mọi người không ít thì nhiều, đều như thế cả. Chúng ta sợ nếu ngưng nghỉ thì cuộc sống sẽ xáo trộn, không thể kiểm soát được.
Một lý do khác, chúng ta sợ ngừng nghĩ sẽ đưa đến những vấn đề khác như buồn chán, và từ buồn chán đưa đến sự cô đơn, quẩn trí, và, chưa nói đến chuyện “nhàn cư vi bất thiện”, “rảnh rỗi sanh nông nổi.”

Một số không ít sợ nghỉ ngơi sẽ làm chậm bước tiến của công việc, viện cớ, sau khi nghỉ sẽ phải làm bù nhiều hơn, thôi thà đừng nghỉ.
Số người còn lại cho rằng ngồi xem ti vi, lên phây hay ngồi “vuốt điện thoại” cũng là nghỉ vậy. Thật ra ngồi xem ti vi hay chơi với điện thoại cũng mệt mắt, mệt trí não. Còn lên phây thì vô tình lo chuyện người ngoài, so sánh người với ta, rồi đâm ra tự ti, ganh tị hay giận hờn vô cớ. Thêm mệt.

Thế thì khi đi ngủ thì sao? Có nhiều người giấc ngủ cũng chẳng bình an nếu trong khi thức, tinh thần đã không được an bình bao nhiêu. Nếu trong khi thức chúng ta luôn luôn bị stress thì khi ngủ, hormone stress cortisol vẫn tiếp tục tiết ra, khiến cho giấc ngủ không sâu, không ngon giấc.
Làm thế nào mới thực sự nghỉ ngơi?
Để gọi là nghỉ ngơi, cả tinh thần, trí óc , lẫn cơ thể phải được nghỉ. Ở trạng thái nghỉ, ta phải chú trọng đến tình trạng an bình của nội tâm, ta phải tạo cho chính mình một khoảng lặng bên trong.

Cụ thể, một số điều cần phải suy gẫm, nghĩ ngợi đôi chút:
1.Thử tìm hiểu lý do sâu xa, bên dưới của bề mặt: Tại sao ta không chịu an nghỉ, có cái gì đó thúc đẩy ta luôn luôn bận rộn? Có phải vì ta sợ thất bại? Có phải vì ta sợ sự khen chê của người khác? Hay ta sợ cùng đường không lối thoát? Hiểu được cội nguồn của những cảm nghĩ sâu xa này sẽ giúp chúng ta giảm bớt áp lực để dễ dàng an nghỉ hơn.

2.Thử đặt lại trọng tâm, hay thay đổi sự tự phán xét của chính mình về thành công và thất bại. Thế nào là thất bại? Bao nhiêu mới đủ gọi là thành công? Nhiều người gắn liền sự thành công với tiền của, với công danh. Vì sợ mất, nên không dám nghỉ. Trái lại, phải suy nghĩ như thế này, không có sự thất bại, và cũng chẳng có sự thành công, có chăng là sự trưởng thành, gặt hái được kinh nhiệm. Nếu chuyện không đạt được ngày hôm nay, không có nghĩa là thất bại, chưa chứ không phải là không, và ta sẽ đạt được ngày mai, ngày mốt. Mà dẫu, không bao giờ đạt được thì thật ra cũng chả mất mát gì. Khi mà con người không còn lệ thuộc vào sự sở hữu vật chất, không còn sợ mất mát, thì tinh thần sẽ bình an.
3.Tập chấp nhận chuyện xảy ra với mình. Phải chấp nhận sự giới hạn của chính mình, là một con người bình thường, ta không thể lo toan thành công mọi sự việc. Chấp nhận đây không phải là chịu thua. Chỉ có nghĩa, chuyện xảy ra như thế, “thế thời phải thế”. Và, chỉ có thế thôi!

4.Hiểu được tầm quan trọng và tác hại của stress. Hầu như ai ai cũng có stress. Vấn để giải quyết stress bao gồm cả chuyện biết nghỉ ngơi. Biết nghỉ sẽ giúp ta đối đầu với mọi vấn đề mọi tình huống.

5.Tập trung đến chính mình. Tự hỏi chính mình thực sự an bình hay không? Đang thực sự sống hay đang xoay tròn như con vụ? Giải pháp có khi rất đơn giản, dành một vài phút để thở và lắng nghe nhịp thở, nhịp tim của mình để biết là mình đang sống.

6.Để ý đến mọi vật chung quanh. Hãy để dành năm phút, để nhìn màu sắc, để nghe âm thanh chung quanh mình, để cảm nhận ánh nắng chiếu trên làn da, để biết bàn chân đang chạm đất. Để sống trong hiện tại.

Vì sợ cuộc đời ngắn ngủi, ai cũng tất bật lo làm, sợ hết mất thời gian hiện hữu trên thế gian này. Tuy nhiên, chính những giây phút nghỉ ngơi từ tinh thần đến thể xác lại làm cho cuộc sống dài thêm ra, không những đơn thuần cảm nhận mà cả thực tế, biết nghỉ ngơi, giảm stress, sẽ tăng tuổi thọ trung bình.

Xin nhắc lại, nghỉ ở đây không phải là tiêu thì giờ trên phây, hay trên phone với những app iếc mạng lưới xã hội. Nghỉ là nghỉ, đơn giản có thế.
Biết “nhàn cư vi” đúng chỗ đúng lúc, thì “rất thiện.”

BS. Hồ Ngọc Minh

Thursday, May 24, 2018


May 24 at 12:02 PM
Toàn văn bức thư của TT Trump gửi ông Kim về việc hủy hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều

See the source image
Kim-Trump Summit Fails 

andy

Quả đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia về việc 1 trong 2 bên sẽ hủy hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ông Trump đã chính thức có thư gửi ông Kim về việc này và bày tỏ sự đáng tiếc. Dưới đây là toàn văn bức thư đó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gửi thư cho nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong un để hoãn cuộc họp thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới ở Singapore.

Theo Tòa Bạch Ốc, trong bức thư, Tổng thống Mỹ gọi đó là "cơ hội bị bỏ lỡ" và đây là "thực sự là khoảnh khắc buồn trong lịch sử."

Ông Trump nói ông mong được gặp Nhà lãnh đạo Bắc Hàn và sẵn sàng tiếp nhận một cuộc điện đàm hoặc viết thư nếu ông Kim thay đổi ý kiến.

Dưới đây là nội dung bức thư:

"Ngài Kim Jong un thân mến,

Chúng tôi rất cảm kích khi ngài đã dành thời gian, sự kiên nhẫn và nỗ lực cho các cuộc thương lượng và trao đổi liên quan đến hội nghị thượng đỉnh mà cả hai nước tìm kiếm bấy lâu, vốn đã được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Chúng tôi đã được thông báo rằng cuộc gặp này do phía Triều Tiên yêu cầu, dù rằng chúng tôi thấy hoàn toàn không thích hợp. Tôi đã rất mong chờ được gặp ngài ở đó.

Nhưng đáng buồn thay, do sự phẫn nộ và thù địch trong những tuyên bố gần đây từ phía ngài, tôi cảm thấy rằng việc tổ chức cuộc gặp được lên kế hoạch từ lâu này là không phù hợp ở thời điểm hiện nay. Do đó, bức thư này là lời xác nhận rằng hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, dù vì lợi ích đôi bên và nhằm tránh gây thiệt hại cho thế giới, sẽ không thể diễn ra. Ngài có nói về khả năng hạt nhân của mình, nhưng kho hạt nhân của chúng tôi cũng rất khổng lồ và đầy uy lực mà tôi cầu xin Thượng đế rằng sẽ không bao giờ phải dùng tới chúng.

Tôi cảm thấy một không khí đối thoại tuyệt vời đã được xây dựng giữa hai chúng ta, và rốt cục thì chỉ có đối thoại mới giải quyết được vấn đề. Tôi rất mong chờ được gặp ngài một ngày nào đó. Còn trong lúc này, tôi muốn cảm ơn ngài vì đã trả tự do các công dân Mỹ về với gia đình. Đây là một cử chỉ đẹp và tôi rất cảm kích.

Nếu ngài thay đổi ý kiến về việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng này, xin đừng chần chừ mà gọi điện hay viết thư cho tôi. Thế giới này, và cụ thể là Bắc Hàn, đã mất một cơ hội tuyệt vời cho hòa bình vĩnh cửu, cũng như sự phồn vinh và giàu có. Cơ hội đánh mất này thực sự là giây phút đáng buồn trong lịch sử.


Trân trọng

Ký tên

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau đó đã chính thức đọc bức thư của Tòa Bạch Ốc trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về việc hủy hội nghị thượng đỉnh với Bắc Hàn. Ngoài ra, ông cũng cho biết đến nay chưa nhận được phản hồi từ phía Bình Nhưỡng./.

HOÀNG SA & TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM


alt

Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa- Trường Sa, đề nghị khẩn cấp chia sẻ

Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”do Trung Quốc xuất bản năm 1905 chỉ rõ lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Một thanh niên Việt Nam chia sẻ bản đồ cổ Trung Quốc không có Trường sa, Hoàng Sa trên mạng xã hội
Chử Đình Phúc từng ra thăm quần đảo Trường Sa.
Thạc sĩ Chử Đình Phúc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, một thanh niên sinh năm 1984 đang thực hiện việc chia sẻ hơn 10 tấm bản đồ cổ của Trung Quốc trên mạng xã hội, mà theo những tấm bản đồ này Hoàng Sa, Trường Sa không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc.
Chử Đình Phúc từng là sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang công tác tại Viện khoa học xã hội Việt Nam. Công việc của anh có liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử Trung Quốc. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Thạc sĩ Chử Đình Phúc có trong tay những tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, Nhật Bản có thể chứng minh được rằng Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc về Trung Quốc.
Hiện nay, trên trang cá nhân của Chử Đình Phúc có hơn 10 tấm bản đồ với chú thích đầy đủ, thể hiện rõ phân vùng lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt những tài liệu cổ này cho thấy Hoàng lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Xem “kho bản đồ” do Chử Đình Phúc chia sẻ trên trang cá nhân:
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)- trích trong sách “1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ” (1850清二京十八省舆地图)
Bản đồ tỉnh Quảng Đông của nước Trung Quốc năm 1935 bao gồm cả đảo Hải Nam khi đó còn thuộc tỉnh này, không thấy cái gọi là Tây Sa, Nam Sa
Bản đồ TQ có tên “Trung Hoa dân quốc toàn đồ” (中華民國全圖), vẽ trong khoảng thời gian 1911-1949, ko có Hoàng Sa, Trường Sa
Bản đồ do người Nhật vẽ năm 1911 có tên “Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú”, vẽ rất chi tiết, hình ảnh sắc nét và tất nhiên là ko có Hoàng Sa, Trường Sa trong cương vực nước Trung Quốc.
Tấm bản đồ trong sách “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên (1908)” (大清帝国全图 宣统元年)
Tỉnh Quảng Đông nước Trung Quốc với đảo Hải Nam năm 1908, trích “Đại Thanh đế quốc toàn đồ, Tuyên Thống nguyên niên” (大清帝国全图 宣统元年), Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1908.
Bản đồ 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – nước Trung Quốc năm 1903 với đảo Hải Nam, trích “Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖).
“Đại Thanh đế quốc phân tỉnh tinh đồ” (大清帝國分省精圖) – Bản đồ vẽ nước Tàu năm 1903 do người Nhật Bản ấn hành
Bản đồ nước Tàu có tên là “Chính trị khu vực đồ”, in tận năm 1936 không có Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò
Bản đồ Trung Quốc năm 1911 bằng chữ Hán không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Mạng xã hội tràn ngập hình ảnh tấm bản đồ Trung Quốc năm 1905, được xem như một bằng chứng thuyết phục rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.
Bức ảnh chụp bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (theo Thanh niên)
Tấm bản đồ do Tiến sĩ Mai Hồng lưu giữ trong nhiều năm qua và mới được đưa ra trước công chúng trong sự kiện ông tặng lại Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ cho Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam ngày 25/7. Thông tin về tấm bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản không chỉ củng cố lý lẽ pháp lý cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh khẳng định chủ quyền, lãnh thổ đất nước mà còn khiến dư luận Trung Quốc trở nên hỗn loạn .
Nắm bắt tình hình thời sự, cư dân mạng Việt Nam hiện đang tích cực chia sẻ hình ảnh, thông tin về tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa với khẩu hiệu “Vì chủ quyền đất nước, vì Trường Sa, Hoàng Sa, hãy chia sẻ”.
Huy Khánh
theo Infonet.vn
--
Dương Tràng

Tuesday, May 22, 2018

Em Đã Đi Rồi (Võ Văn Ca)

Anh Kiệt thân mến ,
Cám ơn anh đã mau mằn đăng trên Trang Nhà bài viết của tôi giúp tôi có dịp đóng góp một phần nhỏ vào cái gọi là "diển đàn Mini " quanh chiếc bàn tròn "Số Ba" của ACE mình .
Vì ít thời gian và "gõ" clavier gắp gáp , không duyệt đọc lại được nên tôi đánh lầm nhiều chữ . Mong các bạn đoán mò dùm . Xin cám ơn .
Sau đây xin chuyển tiếp một bài Thơ có liên quan đến bài "Ngại Ngùng" của tôi .

      EM ĐÃ ĐI RỒI 

Còn gì đâu trên nẽo đường xưa cũ ,
Em đi rồi , lạnh giá mãnh hồn tôi .
Có ai về từ ngàn dậm xa xôi ?
Nào ai đợi một người đi biền biệt .
Phím loan chùng sao Tình còn tha thiết ,
Dở dang rồi mà lưu luyến mãi trong tim .
Lời yêu đầu xin trả lại cho em ,
Giữ lấy nhau một chút gì thương nhớ .
Tập Thơ Tình thôi đành bỏ dở ,
Phương trời xa em có hiểu nỗi lòng này ?
Giấc mơ sầu trĩu nặng trái tim phai .
Còn gì đâu trên nẽo đường xưa cũ ,
Em đi rồi , tôi dậm ngàn lữ thứ .
Có xa nhau , xin giữ lại chút hương thừa .
Tình tôi mơ chỉ là chuyện của nghìn xưa ,
Người tôi nhớ chỉ là ảo ảnh .
Sao còn thương cho lòng canh cánh,
Chút tình hờ cũng đầy ấp những trang Thơ .
Em đi rồi , tôi vẫn cứ mộng mơ !
                              Võ Văn Ca .
12 lợi ích tuyệt vời của việc kiên trì đi bộ mỗi ngày
Chân khỏe, toàn thân khỏe (Ảnh: Internet)

Tục ngữ có câu, người già chân già trước. Lý do là vì 2/3 cơ thịt trong cơ thể đều tập trung ở nửa thân dưới, sức khỏe của đôi chân chính liên quan trực tiếp đến tình trạng toàn thân. Đi bộ thong thả từng bước chắc chắn có công hiệu chống lão hóa rất thần kỳ.
Theo báo cáo trên The New England Journal of Medicine, một tuần đi bộ trên 3 giờ, có thể giảm 35% đến 40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tạp chí Natural của Mỹ cũng có nghiên cứu cho rằng, người trên 60 tuổi, một tuần ba ngày, mỗi lần đi bộ trên 45 phút, có thể phòng chống bệnh mất trí ở người già (bệnh Alzheimer). Một tuần đi bộ trên 7 giờ, có thể giảm 20% tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, có 50% công hiệu chữa trị bệnh tiểu đường loại II.
Từ lâu các nhà nghiên cứu dưỡng sinh đã nhận thấy lợi ích to lớn của việc đi bộ đối với sức khỏe. Nó giúp tăng dung tích phổi, giảm bớt cơn thèm thuốc của người nghiện thuốc lá. Đối với phần lưng, đi bộ có thể làm tăng sức mạnh cơ lưng. Còn đối với đôi chân, đi bộ giống như đã tiến hành rèn luyện sức mạnh cho xương, có thể làm tăng sức mạnh cơ thịt và xương chân một cách rõ rệt.
Có thể tổng kết ra 12 lợi ích cho sức khỏe thân tâm của việc đi bộ như sau:
1. Đi bộ có thể tăng cường chức năng tim mạch, giúp tim đập chậm mà mạnh.
2. Đi bộ có thể làm tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm giảm khả năng bị vỡ mạch máu.
3. Đi bộ có thể làm giảm sự tích tụ mỡ ở phần bụng, giữ được dáng vẻ gọn gàng xinh đẹp cho cơ thể.
Đi bộ không chỉ giúp cho dáng đẹp mà còn khiến toàn thân khỏe mạnh (Ảnh: Internet)
4. Đi bộ có thể làm giảm sự hình thành các cục máu động, giảm bớt khả năng bị nhồi máu cơ tim.
5. Đi bộ có thể làm giảm sự tích tụ triglyceride và cholesterol trên thành tĩnh mạch, cũng có thể làm giảm cơ hội glucose chuyển hóa thành triglycerides.
6. Đi bộ có thể làm giảm sự sản sinh hormone adrenalin. Quá nhiều adrenalin sẽ gây ra các bệnh động mạch.
7. Đi bộ có thể làm tăng sức mạnh của cơ thịt, làm khỏe đôi chân, gân cốt, và có thể làm các đột xương linh hoạt hơn, thúc đẩy việc trao đổi máu và trao đổi chất.
8. Kiên trì đi bộ hàng ngày sẽ xóa bỏ các triệu chứng thiếu máu cục bộ hoặc huyết áp thấp. Làm cơ thể không còn mệt mỏi, tinh thần vui tươi, làm giảm hồi hộp và tim đập nhanh.
Kết quả hình ảnh cho lợi ích của đi bộ
9. Đi bộ giúp bảo vệ môi trường, loại bỏ ô nhiễm không khí, đối với cơ thể khỏe mạnh, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm bớt bệnh tật, cũng có tác dụng thúc đẩy tích cực trong việc kéo dài tuổi thọ.
10. Đi bộ có thể làm tăng cường chức năng bài tiết của tuyến tiêu hóa, thúc đẩy ruột và dạ dày nhu động hoạt động theo quy luật, làm tăng sự thèm ăn, có tác dụng rất tốt đối với việc phòng ngừa các chứng bệnh như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, táo bón…
11. Đi bộ là một loại phương thức trong tĩnh có động, trong động có tĩnh, có thể làm giảm sự căng thẳng thần kinh. Theo chuyên gia cho biết, khi cảm xúc buồn bực, lo lắng dồn hết vào lồng ngực, đi bộ với bước đi nhẹ mà nhanh khoảng 15 phút, là có thể giảm bớt căng thẳng, ổn định được tâm trạng.
Kết quả hình ảnh cho walkingĐi bộ tốt cho mọi giới (Ảnh: Internet)
12. Đi bộ trong không khí trong lành ở bên ngoài, hoạt động tư duy của não bộ sẽ trở nên linh hoạt tỉnh táo, giúp loại bỏ mệt mỏi, nâng cao hiệu suất học tập và làm việc. Theo như thử nghiệm của các chuyên gia, người đi bộ mỗi tuần đi bộ 3 lần, mỗi lần một giờ, duy trì liên tục trong bốn tháng so với người không thích vận động, thì người đi bộ có phản ứng nhạy bén, thị giác và khả năng trí nhớ đều chiếm ưu thế hơn.
Châu Yến Lâm

Tuỳ Bút: Ngại Ngùng (Võ Văn Ca)

TÙY BÚT : Ngại ngùng .
Nghe lòng buồn vì chiều Thu tắt nằng , đến thăm em trong cô quạnh đìu hiu . Đương vào nhà em sao lại qua cô liêu , để nghe rõ là vàng rơi xào xạt và tiếng gió đùa trong hàng dậu điểm mấy chùm hoa
màu tím nhạt . Tiếng chim sầu réo rắc ở đau đây làm tôi ngỡ như lời ai than thở . Nhìn lá thu bay mà mơ tóc em hoen úa nắng hanh vàng . Dàn thạch thảo đã trổ hồng môi em đó . Bên bờ dậu đôi chim uyên đang tỏ tình khe khẻ , mà giọt sầu nào cứ âm thầm rơi rụng vào hồn tôi lặng lẽ . Tôi mơ thành cánh chim ngàn bay đi tận một vùng trời xa , mong tìm gawoj được một trái tim chỉ để yêu thương và quyến luyến . Vì với em tôi chưa được nghe một lời âu yếm. Tôi yêu màu tím , mà em lại mặc áo quỳnh anh để tôi nhờ thương dàn hoa cúc . Em đâu biết tôi nghĩ về em từng giây , từng phút , và vẽ hình em như một Vệ Nữ diễm kiều trong trái tim tôi . Thế mà dòng đời vẫn là những ngã rẻ chia đôi .
Nói với em toàn những phương trình chằn chịt như đường vào Tình Yêu , những định lý xa vời phúc tạp
như lòng người toan tính chuyện đời mình . Tôi không tìm được một dịp nào thuận tiện để nói tiềng yêu em mà dang díu một ân tình chưa giao kết . Sao cứ mãi đeo cái thân phận làm nhà Mô Phạm, mang cái trách nhiệm một người thầy chân thiện cho cuộc Tình Buồn , cho cuộc Tình Lở . Biết trong em Tình 
Yêu có chớm nở ? Tỏ một lời rồi 4 ngựa khó truy theo . Tôi ngại ngùng nên để tình lơ lửng , tình cứ lặng lẻ bay cao . Thà im lặng , đành vùi chôn một trái tim chân thật . Mỗi lần đến với em , một đón đưa thân mật , em nói cười trong trắng , hồn nhiên mà lòng tôi thì xao xuyến một nỗi niềm : Tình trong như đã , mặt ngoài còn e . Lời em đó thiết tha, âu yếm, đậm đà . Tình em đó mà cao xa vời vợi.
Dáng em đó , đoan trang , kiều diễm , sao tôi vẫn miệt mài chờ đợi . Tôi dối gạt lòng tôi cho ngại ngùng tràn lấp, cho tôi ôm ấp cái phi lý của sự đợi chờ hư ảo mà nó cứ tiếp nối qua những tháng ngày 
lê thê . Cái phi lý của sự chờ đợi này nó đồng lỏa với cái phi lý của dồng đời chỉ là một sự tiếp nối của những điều mãi mãi như nhau .
Cũng có những lúc tôi dịu dàng vuốt mà em hồng và hôn lên làn tóc mượt mà óng ả , rồi tỏ lời khen em đã tìm ra cách giải một phương trình phức tạp hay quỉ tích của một điểm di động , khi đó lòng tôi đang vương vấn đầy tình ý . Tôi về viết đầy trang nhật ký . Đến thăm em vì nhung nhớ tóc buông dài ,
ví đắm say màu môi em hồng thắm , vì đam mê đôi mắt ngọc thơ ngây . Tôi cứ hỏi thằm rằng em có nghĩ chút tình tôi không nhỉ ? Có thật yêu tôi hay chỉ là mộng mơ thoáng ý . Thôi đừng nói nhé để ngở Tình đang dang díu . Em hồn nhiên , thanh thản sánh vai tôi . Vườn nhà em trăng khuất , áng mây trôi, tiển tôi về , lời em hẹn vẫn ngọt ngào , âu yếm .
Nắng thu váng , trời thu bàng bạc xui tôi lại đến . Sao em cứ đón tôi nồng nàn , thân thiết cho tôi đắm chìm trong nỗi nhời , niềm thương. Thương hàng dậu nhà em xanh biếc . Nhớ khóm hoa hồng ngào ngạt mùi hương . Nhìn mắt em long lanh để lòng tôi xao xuyến , thế mà tôi lại tìm về để tan biến trong trách nhiệm một sư huynh. Tôi từng dạy em nhận biết những phương trình mang tình tự khi ấn số của con tim tiến váo vô cực . Tôi đưa em lên đỉnh cao 2 trục , có biểu thị Dấu Yêu như những đường Tình phức tạp với những khúc uốn quanh khi mà tôi chỉ là một đường thẳng "tiệm cận" , kề sát bên nhau mà chẳng hề hội tụ để có một điểm chung . 
Ngõ vắng nhà em chiều nắng nhạt , gió mong manh . Em đi đâu ? Chiếc áo mắc trên sào . Óng ánh vàng tơ , long lanh lay động . Tôi vẫn ưa màu áo ấy em thường mặc . Em đi rồi cảnh vật cũng buồn thiu . Tôi bước vào thư phòng em vắng lặng , tiêu điều . Chồng sach vở lặng lẽ nằm chờ em về đọc . 
Lòng dạt dào , trỉu nặng nỗi sầu mơ , nghe tiếp nối buồn tênh những đợi chờ ... !
(Trích trong bài "Những cô con gái của Thầy tôi" ) . Võ Văn Ca .

Thư Võ Văn Ca

Anh Kiệt thân mến,
Đã qua rồi những ngày giá lạnh , trời Paris nay trở lại mát mẻ . Những vạt nắng Xuân dịu dàng nhưng mong manh tràn ngập mãnh vườn con trước nhà tôi . Đây là thời điểm để Bà Xã và tôi "ra quân" trông lại một khoảnh vườn rau cải bé tí mà chúng tôi đã thu hoạch sạch hết vào cuối Thu vừa qua , bỏ đất trống suốt mùa Đông dưới lớp tuyết giá băng . Làm vườn trồng rau cải và chăm sóc cây cảnh là một phương thức giải trí nhưng nó cũng chiếm của mình không ít thời gian trong khi còn bao nhiêu việc nhà đang chờ mình . Trong khi dừng tay nghỉ ngơi , tôi khai thác viết cho anh mấy dòng với vài ý kiến tào lao để có gì nói với anh và làm lý do tiếp tục liên lạc thư tín cùng bè bạn , nhân đó gởi lời thăm hỏi đến anh và gia đình . Dĩ nhiên tôi vẫn không quên cái "diển đàn" mini LLS3 của ACE mình và xin gởi đến anh một bài viết gọi là đóng góp vào Trang Nhà của anh em Số 3 Bạch Đằng .
Thân ái chào anh .
Võ Văn Ca .

Sunday, May 20, 2018

 NHỮNG NGƯỜI GIẾT GS NGUYỄN VĂN BÔNG BÂY GIỜ Ở ĐÂU?


NHỮNG NGƯỜI GIẾT GS NGUYỄN VĂN BÔNG BÂY GIỜ Ở ĐÂU?

Gần 12 giờ trưa Thứ Tư 10/11/1971, chiếc xe chở Giáo Sư Nguyễn Văn Bông vừa từ đường Trần Quốc Toản quẹo phải vào đường Cao Thắng, chạy chậm lại để ngừng đèn đỏ ngay ngã tư trước khi quẹo trái vô đường Phan Thanh Giản.

Xe vừa ngừng, một thanh niên chạy đến gần và ném xuống gầm xe của Giáo sư Bông một chiếc cặp trong đựng mìn chống tăng MK6 (1). Sau đó anh ta băng qua đường và nhảy lên một xe Honda 90 có người đã nổ máy chờ sẵn, xe vọt luôn vào một con hẻm. Lựu đạn nổ, Giáo Sư Bông và người cận vệ của ông thiệt mạng.(2)

Những sát thủ
Chiếc xe gắn máy biến nhanh vào một con hẻm trên đường Cao Thắng. Do đã tập luyện thuần thục trước khi ra tay, chỉ trong vòng ba phút xe đã ra đến đầu hẻm phía bên kia và biến mất trên đường Trần Quốc Toản.

Người lái xe, và cũng là người điều khiển vụ ám sát là Vũ Quang Hùng, sinh viên năm thứ ba Đại học Khoa Học Saigon và là thành viên của tổ trinh sát vũ trang của Ban An Ninh T4. Người ngồi sau xe honda là Lê Văn Châu, trung úy quân đội VNCH nhưng đồng thời cũng là cơ sở của An Ninh T4. Người cung cấp sáu trái lựu đạn MK6 cho hung thủ là Nguyễn Hữu Thái, kiến trúc sư, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, lúc đó đang là trung úy chiến tranh tâm lý tại Sài Gòn.

Ngay sau khi vụ ám sát xảy ra, Hùng và Châu được đưa ra bưng để tránh mũi dùi điều tra của chính quyền, và họ chỉ trở về Sài Gòn sau ngày 30 tháng 4, 1975.

Lê Văn Châu về làm việc ở Báo Tuổi Trẻ. Còn Vũ Quang Hùng được đưa về làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3, nhưng sau đó không lâu Hùng nhảy sang lãnh vực báo chí.

Hùng sanh năm 1945 tại Nam Định, bắt đầu viết báo từ 1964, và cho đến nay đã kinh qua các chức vụ phó tổng biên tập báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tổng biên tập tạp chí Người Du Lịch, và biên tập viên Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2004, Vũ Quang Hùng dưới tên nhà báo lão thành Quang Hùng xuất bản tập sách “Phóng Sự Điều Tra” trong đó ghi lại những kinh nghiệm mà Hùng đã “đúc kết, học hỏi, thậm chí va chạm trong suốt 40 năm làm báo”.

“Chiến công” của Vũ Quang Hùng đã được chính ông ta kể lại trong một bài đăng trên tạp chí Đứng Dậy của Linh Mục Chân Tín năm 1976. Đến tháng 4/2000, trong dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiến thắng 30 tháng 4 nhà báo chuyên về các đề tài tình báo Nam Thi của báo Thanh Niên cũng kể lại chuyện này, trong đó có ghi rõ vai trò trợ giúp đắc lực của Nguyễn Hữu Thái.

Biệt động thành hay sinh viên tranh đấu?

Vào thời điểm tham gia vụ ám sát Giáo sư Bông, Nguyễn Hữu Thái chỉ mới là cơ sở của An ninh T4 chứ chưa phải là thành viên chính thức. Sau này Thái được bổ về tổ điệp báo A10 vào những năm gần 1975 khi An ninh T4 cần gây dựng thêm nhiều cơ sở để đáp ứng với tình hình sôi động.

An ninh T4 là tổ chức phụ trách hoạt động an ninh chính trị nội thành Sài Gòn trong chiến tranh. Tất cả những lệnh ám sát trong thời gian này đều phát ra từ người chỉ huy trực tiếp lúc ấy là Thái Doãn Mẫn, sau này là đại tá phó giám đốc công an Thành Phố Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 30/04/1975, sau khi nghe tin bộ đội đang vào Sài Gòn, Thái cùng với ký giả Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳng Văn Tòng băng xanh đỏ trên cánh tay chạy ra đường Hồng Thập Tự đón dẫn đường đoàn xe tăng đang tiến vào Dinh Độc Lập.

Tại đây, Thái là người chạy theo anh bộ đội xe tăng Bùi Quang Thận lên nóc dinh Dinh Độc Lập để cắm cờ (Thận không biết sử dụng thang máy và đã bị ngã khi tông vào cửa kính vì chưa bao giờ nhìn thấy cửa kính). Thái cũng có công giúp thâu băng lời đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh tại đài Phát thanh Sài Gòn. Lần này, Thái và Tòng có dịp chứng tỏ sự quan trọng của mình khi được xưng danh tánh trước khi giới thiệu Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng.
Sau này Nguyễn Hữu Thái luôn tìm cách che giấu những hoạt động cho An ninh T4 của mình, chỉ luôn tự nhận mình thuộc thành phần thứ ba hoặc là một thành phần của lực lượng sinh viên tranh đấu. 

Chính phóng viên đài BBC cũng đã bị lừa khi họ cho rằng Thái “không phải là người ở phía bên kia, mà đã từng tham gia phong trào đấu tranh sinh viên ở Sài Gòn”.

Trong buổi phỏng vấn ngày 19/05/2005 với BBC về một cuốn sách nhỏ do Nguyễn Hữu Thái viết, trong đó kể lại những chuyện xảy ra tại dinh Độc lập và đài Phát thanh Sài Gòn vào ngày 30/04/1975, Thái cho phóng viên BBC biết cuốn sách của Thái đã không được phép xuất bản tại Việt Nam vì những chuyện Thái kể không phù hợp với những chi tiết của phiên bản chính thức về những chuyện xảy ra trong Dinh Độc Lập sáng ngày hôm ấy.

Cái vinh quang của người chiến thắng không thể nào lại có thể chia sẻ với một kẻ cứ ngỡ rằng sẽ có một chỗ cho thành phần thứ ba. Và quả thật là vì không có chỗ cho một thành phần như vậy, nên Thái đành phải trở về sống bằng nghề kiến trúc và dạy học của mình.

Ngoài ra Thái cũng trở thành nhà nghiên cứu Phật giáo. Trong kỳ hội thảo quốc tế “Phật giáo trong thời đại mới, cơ hội và thách thức” vào tháng 7/2006 tại Việt Nam, Nguyễn Hữu Thái, lúc này đang dạy học tại Hoa Kỳ, đã trình bày đề tài: “Đột phá mới trong truyền bá Phật giáo ở phương Tây.”

Vụ mưu sát Giáo sư Bông năm 1968
Nhà báo Nam Thi của Thanh Niên trong các số báo đã nêu trên cũng xác nhận hai người chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt Giáo sư Bông vào tháng 8/1968 chính là luật sư Đỗ Hữu Cảnh và công nhân Trần Văn Hoành. Vũ khí dùng trong vụ ám sát không thành này là một trái nổ C4 nặng 4kg đựng trong một chiếc cặp học sinh.. Giáo Sư Bông may mắn thoát chết trong vụ này do vừa đi sang một phòng khác lúc mìn phát nổ.

Sau 1975 Hoành trở thành sĩ quan an ninh trong ngành công an, còn Cảnh thì cũng như trường hợp của Thái, ông ta nổi lên như một sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn nhưng thật sự lại là thành viên tổ vũ trang tuyên truyền của công vận, và sau này là thành viên tổ điệp báo A10 của An ninh T4.

Năm 2005 khi người dân Sài Gòn xôn xao về việc thanh lý những hậu quả của vụ Epco – Minh Phụng, người dân được biết đến tên một người đứng tên làm giám đốc cho nhiều công ty của Liên Khui Thìn. Đó là Đỗ Hữu Cảnh.

Cảnh đã đứng tên làm giám đốc công ty sản xuất – thương mại – xây dựng – dịch vụ Hồng Long lập năm 1995, và công ty cổ phần xây dựng – kinh doanh nhà Hồng Hà năm 2003. Con trai Cảnh là Đỗ Trường Sơn thì làm giám đốc của ba công ty khác: công ty cổ phần Đông Dương thành lập năm 2001, công ty tin học Công nghệ mới năm 2000, và công ty tư vấn – thiết kế – kiến trúc – xây dựng Đông Dương năm 2002.

Tất cả 5 công ty trên toạ lạc tại toà nhà số 282 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hầu hết vốn tạo dựng những công ty này là của Tăng Minh Phụng và Liên Khui Thìn.

Sau khi tòa án tuyên bố tịch biên tài sản của Liên Khui Thìn và cơ quan thi hành án đã kê biên hơn 100,000 thước đất dự án của công ty Hồng Long, Đỗ Hữu Cảnh vẫn tiếp tục rao bán những khoảnh đất này cho hơn 500 người mua. Việc lường gạt này đưa đến những vụ kiện tụng trong đó nhiều người mua đã kéo đến thể hiện sự tức giận tại nhà riêng của Đỗ Hữu Cảnh ở số 166C đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận. Đến lúc đó nhiều người mới bật ngửa ra khi được biết kẻ làm ăn lươn lẹo và lường gạt này lại là một luật sư.

Tháng giêng năm nay (2007), có một văn phòng luật sư mới được phép hành nghề tại thành phố HCM. Đó là văn phòng luật sư Hồng Lạc, địa chỉ 451/2 Hai Bà Trưng, Phường 08, Quận 3,TP HCM, dưới tên Luật Sư Đỗ Hữu Cảnh.

Khánh Linh


Rex Tillerson: Mỹ đang ‘khủng hoảng đạo đức, dân chủ trên đà tàn lụi’


LEXINGTON, Virginia (NV) – Cựu ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson, hôm Thứ Tư có lời cảnh báo về “cuộc khủng hoảng đạo đức và ngay thẳng,” cùng là sự nguy hiểm về điều gọi là “các thực tế khác” (alternative realities) và về các nhà lãnh đạo “muốn che giấu sự thật.” Cựu ngoại trưởng Rex Tillerson cảnh báo “khủng hoảng đạo đức và ngay thẳng ở Mỹ” trong bài diễn văn đọc tại trường Virginia Military Institute. (Hình: NBC News)
Bản tin của ABC News cho hay trong bài diễn văn đầu tiên đọc trước đông đảo người nghe kể từ khi bị Tổng Thống Trump giải nhiệm hồi Tháng Ba, ông Tillerson khi đến dự lễ mãn khóa của sinh viên đại học Virginia Military Institute ở thành phố Lexington, tiểu bang Virginia, có vẻ đã nói đến người sếp cũ của mình, dù rằng không hề nêu tên ông Trump.
“Nếu các nhà lãnh đạo của chúng ta tìm cách che giấu sự thật, hay người dân chúng ta bằng lòng chấp nhận cái gọi là ‘các thực tế khác’ vốn không còn dựa trên các dữ kiện thật sự, thì chúng ta, các công dân Mỹ, cũng đang trên đường từ bỏ sự tự do của chúng ta,” ông Tillerson nói với các sinh viên hiện diện và gia đình họ.
Ông Tillerson cho hay điều căn bản trong cuộc “khủng hoảng ngày càng lớn về đạo đức và ngay thẳng” là việc tấn công vào sự thật, vốn là “nguyên tắc chính yếu của một xã hội tự do.”
Ông Tillerson khẳng định, “Khi chúng ta, những con người tự do, tìm cách làm chao đảo sự thật, ngay cả trong những vấn đề coi là tầm thường nhất, chúng ta làm chao đảo nước Mỹ.”
Ông nói thêm rằng “nếu những người dân Mỹ chúng ta không đứng lên đối phó với cuộc khủng hoảng về đạo đức và ngay thẳng trong xã hội chúng ta, cũng như trong giới lãnh đạo – ở cả lãnh vực công và tư – và đáng tiếc là có khi ở ngay trong lãnh vực thiện nguyện, thì nền dân chủ Mỹ như chúng ta đang có ngày hôm nay đang khởi sự đi vào tàn lụi.”
Trong tình trạng đó, ông Tillerson kêu gọi mọi người dân Mỹ hãy có trách nhiệm đối với nhau là “duy trì và bảo vệ tự do của chúng ta bằng cách công nhận cái gì là sự thật và cái gì không phải là sự thật, cái gì là sự kiện thật sự và cái gì không, và khởi sự có trách nhiệm đối với chính chúng ta bằng cách cư xử thành thật và đòi hỏi tương lai của nước Mỹ phải dựa trên những gì là sự kiện thật sự,” ông nói, cũng theo ABC News. (V.Giang)

Friday, May 18, 2018

Thượng đỉnh Mỹ - Triều có tan vỡ?

Thiện Ý

Tin tổng hợp giới truyền thông quốc tế cho hay hôm 16/5 /2018 vừa qua hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên KCNA cho biết Bình Nhưỡng đã hủy không dự họp cấp cao với viên chức Hàn Quốc mà theo thỏa thuận sẽ diễn ra cùng ngày, do tức giận trước cuộc tập trận chung Max Thunder giữa lực lượng Mỹ - Hàn diễn ra từ cuối tuần trước. KCNA lên án cuộc tập trận giữa không quân Hàn Quốc và Mỹ là “diễn tập xâm lược” và là “hành vi quân sự cố ý khiêu khích” giữa thời điểm mối quan hệ Hàn - Triều đang cải thiện.
Đồng thời, chiều cùng ngày 16-5, KCNA cũng công bố có thể hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump được hai bên đồng thuận sẽ diễn ra vào ngày 12-6-2018, nếu Washington kiên quyết theo đuổi thỏa thuận phi hạt nhân hóa “một chiều” của mình, khiến hội nghị Thượng đỉnh lịch sử giữa lãnh tụ Triều Tiên và Tổng thống Mỹ rơi vào tình trạng bấp bênh, lật ngược những tiến bộ ngoại giao đã đạt được trong nhiều tuần qua.
Đứng trước diễn biến bất ngờ trên, người ta lo ngại rằng hôi nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều có thể tan vỡ. Nhưng theo nhận định lạc quan của chúng tôi các động thái này chỉ là phép thử của đôi bên Mỹ-Triều có tính thăm dò lẫn nhau để có cách ứng xử trong thượng đỉnh nhằm đánh giá mức độ có thể thành đạt những gì mà mỗi bên muốn thành đạt qua hội nghị thượng đỉnh này. Vì thế có thể sẽ không đưa đến sự tan vỡ mà thượng đỉnh Donald Trump và Kim Jong Un vẫn sẽ diễn ra sau những nỗ lực ngoại giao ngầm giữa đôi bên để phá tan cản trở cuối cùng trước hội nghị. Nhận định này của chúng tôi văn cứ vào những dấu hiệu chứng tỏ các bên đều không muốn hôi nghi thượng đỉnh có tính lịch sử mà đôi bên cùng có lợi mà bị tan vỡ. Theo đó phản ứng của đôi bên đều mang tính “nước đôi” không có ý “rút cầu” mà chỉ muốn cho “đối phương” biết giới hạn những yêu sách của mỗi bên đừng vượt quá để đi đến kết quả chung cuộc mà đôi bên có thể chập nhận được và cùng có lợi.
Phản ứng bất ngờ của Bắc Triều Tiên có lẽ xuất phát từ quan điểm diều hâu, ép người quá đáng của cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton. Vì mới đây trong một chương trình truyền hình tại Hoa kỳ, Ông Bolton đã kêu gọi Triều Tiên phải nhanh chóng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình trong một thỏa thuận tương tự như Libya; là từ bỏ kho vũ khí hủy diệt hàng loạt, với những biện pháp kiểm soát chặt chẽ và đòi buộc Bình Nhưỡng phải chuyển những thành tựu vũ khí hạt nhân qua một nước thứ ba và chuyển giao cho Hoa kỳ các nguyên liệu nguyên tử đang tồn trữ được.
Người ta được biết trước đây, Triều Tiên từng đụng độ với ông Bolton khi ông làm việc dưới thời chính quyền Tổng thống George W. Bush. Triều Tiên từng dùng những từ ngữ nặng nề để nói về ông Bolton, như là “đồ cặn bã” và “kẻ hút máu”. Nay chính thái độc trịch thượng và những đòi hỏi ép người quá đáng của John Bolton đã làm Bình Nhưỡng nổi giận. Hãng Thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA đã dẫn lời Ông Kim Kye Gwan Thứ trưởng Ngoại giao nói:“Trong quá khứ, chúng tôi đã vạch trần tính chất của ông Bolton, và bây giờ chúng tôi không thể giấu sự ác cảm của mình đối với ông ta”.
Thực ra ngay sau Thượng đỉnh liên Triều giữa Tổng thống Nam Hàn Moon Jae In và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un ở Đàm Môn Điếm, Bình Nhưỡng đã chủ động đánh tiếng sẽ giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hòa giải Bắc-Nam để bước vào kỷ nguyên hòa bình, hợp tác để phát triển…Điều này được Hoa Kỳ ghi nhận dè dặt và sau những động thái thăm dò đã đi đến quyết định chấp nhận đề nghị của Bình Nhưỡng về một hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Sau những bước chuẩn bị hai bên đồng thuận Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào ngày 12-6 tới đây. Điều mà Hoa Kỳ đòi hỏi là Triều Tiên phải thực tâm giải trừ hạt nhân hoàn toàn, một cách xác tín và không thể đảo ngược (CVID). Tuy nhiên, đến nay Bình Nhưỡng chưa hề có tuyên bố công khai nào về việc này dù Hàn Quốc từng thông báo Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Trên nguyên tắc, Bình Nhưỡng chấp nhận yêu sách này, nhưng vẫn để ngỏ nội dung giải trừ vũ khí hạt nhân cụ thể là như thế nào để hai bên thương lượng trong hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.Bởi quan niệm về giải trừ vũ khí hạt nhân và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên chắc chắn là còn nhiều khác biệt giữa Washington và Bình Nhưỡng. Thượng đỉnh Mỹ Triều nếu diễn ra vào ngày 12-6 tới đây chắc chắn chưa thể san bằng những bất đồng về quan niệm, mà chỉ là khởi đầu cho một tiến trình đàm phán có thể kéo dài sau đó.Vì thế KCNA đã dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều TIên Kim Kye Gwan "Chúng tôi đã bày tỏ sẵn lòng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và liên tục tuyên bố điều kiện tiên quyết (cho đàm phán) là Mỹ phải chấm dứt chính sách thù địch và đe dọa hạt nhân với Triều Tiên". Và rằng số phận của thượng đỉnh Mỹ-Triều, cũng như mối quan hệ song phương, “sẽ rõ ràng” nếu Washington đề cập đến một tiến trình phi hạt nhân hóa “kiểu Libya”(*) đối với Triều Tiên. KCNA cũng cảnh báo về cuộc gặp sắp giữa ông Trump và Kim Jong Un rằng: “Mỹ nên suy nghĩ cẩn thận hơn về số phận hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Mỹ”.KCNA dẫn lời Ông Kim Kye Gwan nói:“Nếu người Mỹ dồn chúng tôi vào đường cùng để ép chúng tôi đơn phương từ bỏ hạt nhân, thì chúng tôi không còn muốn một cuộc đối thoại như thế nữa, và không thể làm gì khác hơn là xét lại có nên tiến tới hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hay không”.
Qua cách loan tin của KCNA và cách nói của một Thứ trưởng Ngoại giao, chứ không phải của chính lãnh tụ tối cao Kim Jong Un như trước đây, cho thấy Bình Nhưỡng vẫn không dám có thái độ hung hăng, quyết liệt có tính “rút cầu” mà vẫn muốn thượng đỉnh Trump-Kim sẽ diễn ra. Điều này phù hợp với ý muốn của Bắc Kinh chỗ dựa vững chắc và là hậu phương lớn đã nuôi sống chế độ Bình Nhưỡng tồn tại trong nhiều thập niên qua và ngầm hổ trợ để chế độ này có vũ khí hạt nhân (mà chúng tôi đã có bài viết trên diễn đàn này). Do đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã lên tiếng thúc đẩy Bình Nhưỡng và có ý kêu gọi các bên đừng để Thượng đỉnh Mỹ- Triều tan vỡ.
Đối lại, về phía Hoa Kỳ cũng có thái độ dè dặt tương tự để thượng đỉnh Mỹ-Triều vẫn có thể diễn ra. Đáp câu hỏi liệu thượng đỉnh Trump-Kim có xúc tiến hay không, Tổng thống Trump nói với báo giới tại Phòng Bầu Dục rằng “Phải chờ xem” dù ông nhấn mạnh sẽ không lùi bước trong việc đòi hỏi phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Tổng thống Trump nói. Chưa có quyết định, chúng tôi chưa được thông báo gì cả ... Chưa thấy gì, chưa nghe gì,” . Trong khi đó, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders nói với Fox News. “Tổng thống đã sẵn sàng nếu thượng đỉnh được tổ chức,” và rằng “Nếu thượng đỉnh bất thành, chúng ta sẽ tiếp tục chiến dịch áp lực tối đa lâu nay.”
Tựu chung, qua các động thái của cả hai bên Mỹ-Triều sau một biến cố bất ngờ, dường như nhân cơ hội này các bên đang thực hiện một phép thử để thăm dò ý đồ của nhau trước khi ngồi vào Thượng đỉnh. Cả hai dường như không bên nào muốn cuộc hội nghị Thưởng đỉnh Trump-Kim tan vỡ.Vì cuộc hội nghị Thưởng đình này không chỉ hai bên đều có lợi, mà còn đáp ứng mong mọi của quốc tế, góp phần thiết lập hòa bình, ổn định và phát triển trong vùng. Thực tế sẽ diễn ra như thế nào, chúng ta hãy chờ xem.

Thiện Ý
Houston, ngày 17-5-2018

(*)Tiến trình phi hạt nhân hóa “kiểu Libya” là John Bolton muốn áp dụng "mô hình Libya" cho Triều Tiên. Bình Nhưỡng cho rằng đó là một nỗ lực "đầy điềm gở" của Mỹ nhằm áp đặt số phận của Libya và Iraq lên Triều Tiên.
Các chuyên gia từng đánh giá việc nêu ra trường hợp Libya có thể là sai lầm trong đàm phán với Triều Tiên. Năm 2003, Libya chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân và giải giáp kho vũ khí hủy diệt hàng loạt, đổi lấy sự chấm dứt các lệnh trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi sau đó đã bị phe nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn lật đổ và sát hại.
Triều Tiên thường xuyên đề cập trường hợp Libya để củng cố lập luận chỉ có vũ khí hạt nhân mới giúp nước này răn đe hiệu quả Washington, đảm bảo an ninh và sự tồn vong của chính quyền Bình Nhưỡng.Thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan cho biết."Tôi không thể đè nén nỗi tức giận trước động thái này của Mỹ và thật đáng nghi ngờ việc Mỹ thật lòng muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên thông qua đàm phán và đối thoại".