2030: Robot sẽ thay thế 800 triệu việc làm của con người
WASHINGTON, DC (NV) – Có tới 800 triệu công nhân,
tức khoảng hơn 1/5 tổng số việc làm trên thế giới hiện nay, sẽ bị người
máy cùng là tiến trình tự động hóa thay thế vào năm 2030, theo một bản
tin của Bloomberg News.
Cuộc nghiên cứu của công ty tư vấn McKinsey & Co. tại 46 quốc gia
với hơn 800 loại công việc, được công bố hôm Thứ Tư, nói rằng cả các
quốc gia đã phát triển cũng như đang phát triển đều sẽ bị ảnh hưởng.
Những người làm các công việc như điều hành máy móc, nhân
viên tiệm fast food, những người phụ việc trong văn phòng, thí dụ như
lọc lựa, giao thư, sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng nhanh chóng
tự động hóa trong nơi làm việc.
Ngay cả trong trường hợp việc sử dụng người máy không tiến nhanh như
dự trù, cũng có tới 400 triệu công nhân sẽ bị máy thay thế và phải đi
kiếm loại công việc khác trong 13 năm tới, theo nghiên cứu của McKinsey
Global Institute, bản tin Bloomberg News cho hay.
Tuy nhiên, những người bị mất việc cũ cũng không nên quá lo lắng vì
có nhiều công việc mới để họ có thể chuyển đổi, dù rằng phải học nghề
mới. Những công việc này gồm cung cấp dịch vụ y tế cho người cao niên,
chuyên viên kỹ thuật và ngay cả làm vườn.
“Tất cả chúng ta đều phải chuẩn bị để thay đổi và học những công việc
mới trong cuộc đời mình,” theo lời Michael Chui, một giới chức thuộc cơ
quan McKinsey Global Institute cho hay. (V.Giang)
Saturday, November 25, 2017
Một ông tiến sĩ đòi sửa ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ông phó giáo sư-tiến sĩ ở
Hà Nội vừa đề nghị cải tiến cách viết tiếng Việt. Chẳng hạn, “luật giáo
dục” phải viết là “luật záo zụk,” “nhà nước” là “N’à nướk”…
Theo báo Thanh Niên, ông phó giáo sư-tiến sĩ này tên là Bùi Hiền, cựu
hiệu phó trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, cựu phó viện trưởng
Viện Nội Dung và Phương Pháp Dạy-Học Phổ Thông.
Mới
đây, trong cuốn sách “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập và Phát Triển (tập
1)” dày 2,200 trang, do nhà xuất bản Dân Trí phát hành, nhân dịp “Hội
thảo ngữ học toàn quốc” được tổ chức tại trường Đại Học Quy Nhơn, Bình
Định, hồi Tháng Chín, trong bài viết “Chữ Quốc Ngữ và Hội Nhập Quốc Tế,”
ông Bùi Hiền với đề nghị cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh
cãi.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Bùi Hiền cho biết: “Từ năm 1924, khi toàn
quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp
tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều
bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết
kiệm thời gian, vật tư…”
Những bất hợp lý mà ông Hiền đưa ra, đó là hiện tại, người Việt đang
sử dụng hai, ba chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Thí dụ: C
– Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên
cạnh đó, lại dùng hai chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm
đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc
chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu
nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như
trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này
mang lại,” ông Hiền nhận định.
Từ đó, ông Hiền kiến nghị chữ quốc ngữ cải tiến của ông dựa trên
“tiếng nói văn hóa của Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn sáu thanh điệu
chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có
một chữ cái tương ứng biểu đạt.”
Theo ông, sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ
sung thêm một số chữ cái tiếng La Tinh như F, J, W, Z. Bên cạnh đó,
thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D =
Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W
=Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên
trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt.
Nói với báo Thanh Niên, ông Hiền cho biết: “Đề nghị của tôi có nhiều
nhà ngôn ngữ họ thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống
nhất. Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác vì cho rằng nếu cải tiến vậy
sẽ phức tạp, có nhiều hệ lụy. Ví dụ kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ
viết mới thì sẽ giải quyết như thế nào. Và để thay đổi sẽ phải mất rất
nhiều thời gian: thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách
giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ
viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất một,
hai năm là quen dần.”
Bù lại, theo ông Hiền, cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ
viết cho Việt Nam, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không
nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng (dẫn mắc lỗi chính tả),
giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy
tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư
trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính.
Nói về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, ông Nguyễn Hữu Hoành, phó viện
trưởng Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, cho biết vấn đề này đã được các nhà
ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều trong những năm qua chứ không
riêng gì đề nghị của ông Bùi Hiền.
“Tuy nhiên, không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi, vì
chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác. Ngay
cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có nhiều chữ đọc và viết bất hợp lý
mà cũng không ai nghĩ đến việc cải tiến. Đến nay, trải qua nhiều thế kỷ,
tiếng Việt đã định hình và chữ quốc ngữ đã tồn tại cả thế kỷ với kho tư
liệu đồ sộ từ lúc hình thành đến bây giờ,” ông Hoành nhìn nhận.
Còn ông Bùi Khánh Thế, phó chủ tịch Hội Đồng Khoa Học và Đào Tạo
trường Đại Học Ngoại Ngữ-Tin Học Sài Gòn, cho rằng: “Có một số bất hợp
lý, chẳng hạn ký tự q lại thay thế cho chữ ng, z thay gi, c thay tr, ch…
Chưa kể làm vậy sẽ mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc và phát âm
của tiếng Việt. Từ lúc hình thành cho đến nay, tiếng Việt có nhiều âm
thay đổi nhưng chữ viết vẫn giữ nguyên. Đó chính là sự bền vững cần có,
chỉ những gì bất hợp lý mới mất đi.”
Theo ông Thế, càng đổi mới thì càng bị rối. Đó là chưa kể, sẽ phải
tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi. Vì thế, đối
với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái khó, hơn là cải
tiến. (Tr.N)
Visiting Delphi reminds us of Machu Pichu in Peru. In old time Delphi was one of the world's most important religious centers. It occupies an impressive site on the slope of Mount Parnassus and attracted pilgrims who came to consult the celebrated oracle Pythia. Her ambiguous prophecies were known and respected all over the ancient classical world.
We also enjoyed the Archaeological Museum of Delphi with beautiful ancient objects arranged chronologically in 14 rooms. The exhibition starts with the last phase of the Bronze Age to the 4th century AD.
On the slope of Mount Parnassus
The tender (small boat) going back and forth from ship to shore
On the way to Delphi, the ship is pretty far away
Ruins of the ancient Temple of Apollo
The reconstructed Treasury of Athens
The Sanctuary of Apollo
The Sacred Way
Ruins of the theatre at Delphi
At Delphi, Mount Parnassus
The Sanctuary of Apollo
On Mount Parnassus
Ancient objects at the Archaeological Museum of Delphi
At Delphi town
Returning to the pier
View of Delphi from above (post card)
Speculative illustration of ancient Delphi by French architect Albert Tournaire