Những gì đang diễn ra tại Trung Quốc khiến người ta
không khỏi liên tưởng đến dự ngôn về vận mệnh của bộ máy chính quyền,
từng được tiết lộ qua cuốn sách bí mật lưu truyền trong dân gian: “Thiết
Bản Đồ”.
năm trước, Trung Quốc luôn tự hào rằng Mỹ là siêu cường nhưng Trung
Quốc mới là bá chủ, Mỹ có thể gây ảnh hưởng nhưng Trung Quốc mới thực sự
là mối đe dọa toàn cầu.
10 năm sau, cả Trung Quốc chao đảo vì căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, các công ty phương Tây đồng loạt rút lui khỏi đại lục, dân chúng đặc khu lũ lượt biểu tình phản đối chính phủ, giới nhà giàu ôm tiền tháo chạy ra hải ngoại, còn tầng lớp bình dân thì nín thở mong chờ một cuộc đổi đại thay triều.
8 năm trước, khi hai giáo sư kinh tế học người Mỹ là Peter Navarro và Grey Autry ra mắt cuốn “Chết bởi Trung Quốc” (Death by China), Trung Quốc giống như gã khổng lồ tham lam và bất khả chiến bại. Đó là một Trung Quốc đang càn quét khắp châu Phi, thao túng thị trường châu Úc, thâm nhập vào châu Âu, và khống chế các công ty châu Mỹ. Đó là một Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông, gây hấn trên lãnh hải Nhật Bản, lấn chiếm bờ cõi Ấn Độ, nhăm nhe biên giới Nga, và chèn ép lãnh thổ Bắc Hàn…
8 năm sau, những tên tuổi hàng đầu như nhà đầu cơ tiền tệ George Soros hay học giả David Shambaugh… đều đồng tình rằng ‘Trung Quốc sắp sụp đổ’; còn dân chúng trong nước thì khắc khoải đợi chờ ngày chính quyền giải thể. Ngày hôm nay, Trung Quốc chỉ còn là gã khổng lồ đang thất thế: kinh tế thì khủng hoảng, quan trường thì hủ bại, nội bộ tranh giành đấu đá, hàng hóa bị cộng đồng quốc tế tẩy chay, giới lãnh đạo bị thế giới lên án, thậm chí người Trung Quốc ra hải ngoại cũng bị xa lánh và cô lập.
5 năm trước, khi lãnh đạo ĐCSTQ – ông Tập Cận Bình – giương cao tinh thần “Giấc mộng Trung Hoa”, người ta tưởng như Trung Quốc sắp vươn mình trỗi dậy. Cùng với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” từng được thực hiện quyết liệt trong vài năm trước đó, nào ai có thể thoát khỏi cái gọi là “lưới trời” của Đảng?
10 năm sau, cả Trung Quốc chao đảo vì căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, các công ty phương Tây đồng loạt rút lui khỏi đại lục, dân chúng đặc khu lũ lượt biểu tình phản đối chính phủ, giới nhà giàu ôm tiền tháo chạy ra hải ngoại, còn tầng lớp bình dân thì nín thở mong chờ một cuộc đổi đại thay triều.
8 năm trước, khi hai giáo sư kinh tế học người Mỹ là Peter Navarro và Grey Autry ra mắt cuốn “Chết bởi Trung Quốc” (Death by China), Trung Quốc giống như gã khổng lồ tham lam và bất khả chiến bại. Đó là một Trung Quốc đang càn quét khắp châu Phi, thao túng thị trường châu Úc, thâm nhập vào châu Âu, và khống chế các công ty châu Mỹ. Đó là một Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông, gây hấn trên lãnh hải Nhật Bản, lấn chiếm bờ cõi Ấn Độ, nhăm nhe biên giới Nga, và chèn ép lãnh thổ Bắc Hàn…
8 năm sau, những tên tuổi hàng đầu như nhà đầu cơ tiền tệ George Soros hay học giả David Shambaugh… đều đồng tình rằng ‘Trung Quốc sắp sụp đổ’; còn dân chúng trong nước thì khắc khoải đợi chờ ngày chính quyền giải thể. Ngày hôm nay, Trung Quốc chỉ còn là gã khổng lồ đang thất thế: kinh tế thì khủng hoảng, quan trường thì hủ bại, nội bộ tranh giành đấu đá, hàng hóa bị cộng đồng quốc tế tẩy chay, giới lãnh đạo bị thế giới lên án, thậm chí người Trung Quốc ra hải ngoại cũng bị xa lánh và cô lập.
5 năm trước, khi lãnh đạo ĐCSTQ – ông Tập Cận Bình – giương cao tinh thần “Giấc mộng Trung Hoa”, người ta tưởng như Trung Quốc sắp vươn mình trỗi dậy. Cùng với chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi, săn sói, quét muỗi” từng được thực hiện quyết liệt trong vài năm trước đó, nào ai có thể thoát khỏi cái gọi là “lưới trời” của Đảng?
Trong bối cảnh ĐCSTQ phải đối mặt với nguy cơ tứ bề, còn ngài chủ tịch thì bế tắc giữa tình thế ‘nội công ngoại kích’, cư dân mạng Trung Quốc đều băn khoăn tự hỏi: Phải chăng viễn cảnh sắp tới cũng chính là những gì được nói đến trong dự ngôn “Thiết Bản Đồ”?
“Thiết Bản Đồ” là cuốn sách được bí mật lưu truyền trong dân gian. Người ta không biết ai là tác giả, cũng không rõ cuốn sách đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng đó từng được coi là cuốn thiên thư trong gia đình của một vị tú tài họ Lý đời nhà Thanh. Đây là một cuốn sách đã ố vàng, bên trong là những lời miêu tả cùng với hình vẽ, mỗi bức vẽ đều có chứa thiên cơ.
Vì sao gọi là “Thiết Bản Đồ” (hình vẽ chắc chắn như tấm thép)? Chính là bởi mỗi dự ngôn trong bức vẽ đều là thế cục đã định sẵn, vốn dĩ đã được an bài, giống như những chiếc đinh đóng trên ván sắt vậy, không cách nào có thể thay đổi được.
Bởi “Thiết Bản Đồ” tiết lộ kết cục vận mệnh của các triều đại, hơn
nữa lại vô cùng chuẩn xác, nên các vương triều trong lịch sử coi đó là
sách cấm. Tuy vậy nó vẫn được lưu truyền bí mật trong dân gian.
Lần cuối cùng cuốn sách được trông thấy là vào năm 1951, nhưng ngay sau đó đã bị chính quyền địa khu tịch thu mất. Từ đó trở đi, câu chuyện về cuốn sách chỉ còn là truyền thuyết.
Năm 2014, tác giả Trương Thuỵ Kỳ thuộc hội nhà văn Quảng Châu kể rằng, ông ngoại của Trương Thuỵ Kỳ vốn là một cư sĩ trong Đạo giáo, thuộc trường phái Chính Nhất Đạo. Ông đã nhiều lần nhắc đến một cuốn sách kỳ lạ tên là “Thiết Bản Đồ”, trong đó có những câu bí ẩn nói về thời hiện đại, như: “Bồng đầu nữ tử giá bồng đầu, thiết đầu lư tử mãn nhai du” (cô gái tóc xõa gả cho người tóc xõa, con lừa bằng sắt chạy khắp đường — được phỏng đoán là dự ngôn về lối sống phóng túng của người hiện đại và sự xuất hiện của xe gắn máy). Nhưng lời tiên tri về vận mệnh của ĐCSTQ thì mãi tới cuối năm 2017 mới được hé lộ qua một bài viết của tác giả Minxin (Dân Hân) đăng trên mạng Chánh Kiến.
Lần cuối cùng cuốn sách được trông thấy là vào năm 1951, nhưng ngay sau đó đã bị chính quyền địa khu tịch thu mất. Từ đó trở đi, câu chuyện về cuốn sách chỉ còn là truyền thuyết.
Năm 2014, tác giả Trương Thuỵ Kỳ thuộc hội nhà văn Quảng Châu kể rằng, ông ngoại của Trương Thuỵ Kỳ vốn là một cư sĩ trong Đạo giáo, thuộc trường phái Chính Nhất Đạo. Ông đã nhiều lần nhắc đến một cuốn sách kỳ lạ tên là “Thiết Bản Đồ”, trong đó có những câu bí ẩn nói về thời hiện đại, như: “Bồng đầu nữ tử giá bồng đầu, thiết đầu lư tử mãn nhai du” (cô gái tóc xõa gả cho người tóc xõa, con lừa bằng sắt chạy khắp đường — được phỏng đoán là dự ngôn về lối sống phóng túng của người hiện đại và sự xuất hiện của xe gắn máy). Nhưng lời tiên tri về vận mệnh của ĐCSTQ thì mãi tới cuối năm 2017 mới được hé lộ qua một bài viết của tác giả Minxin (Dân Hân) đăng trên mạng Chánh Kiến.
Vậy thì, dự ngôn “Thiết Bản Đồ” nói gì về thời cuộc của Trung Quốc ngày nay?
Trên bầu trời giữa hai khe núi, bốn con chim màu đen lần lượt bay từ ngọn núi này sang phía ngọn núi
Con chim lông trắng ở vị trí thứ 5. Nếu nhìn lại các thế hệ lãnh đạo của ĐCSTQ, sẽ thấy ông Tập cũng chính là vị lãnh đạo nối nghiệp đời thứ 5: Mao Trạch Đông – Đặng Tiểu Bình – Giang Trạch Dân – Hồ Cẩm Đào – Tập Cận Bình.
Những năm 80 của thế kỷ trước là thời trị vì của ông Đặng Tiểu Bình. Khi ấy tại Tứ Xuyên có một vị cao nhân tiên đoán rằng, sau thời ông Đặng thì số mệnh của ĐCSTQ sẽ gói gọn trong bốn chữ: “Giang – Hồ – Tập – Vô”. Sau này khi Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lần lượt lên nắm quyền, người ta đã không khỏi kinh ngạc. Và khi ông Tập bước lên vũ đài chính trị, thì không còn ai dám nghi ngờ lời dự ngôn ấy nữa.
Vậy còn “Vô” thì sao? Chữ “Vô” này có thể hiểu là không có ai, hoặc cũng có thể hiểu là người lãnh đạo kế tiếp có họ đồng âm với chữ “Vô”.
Nhưng điều bất ngờ là kể từ Đại hội Đảng lần thứ 19 (năm 2017), ĐCSTQ đã không xác định người kế nhiệm. Đến ngày 11/3/2018, Quốc hội Trung Quốc chính thức gỡ bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ của vị trí lãnh đạo tối cao, cho phép ông Tập Cận Bình giữ chức chủ tịch suốt cuộc đời. Điều ấy nói lên rằng, rất có thể ông Tập sẽ là vị lãnh đạo cuối cùng, cũng tức là nói, tiếp sau ông Tập sẽ không còn ai nối nghiệp nữa.
Có thể cái chết trong bức hình không hẳn là “chết” theo nghĩa bề mặt, nhưng chắc hẳn đó sẽ là viễn cảnh ảm đạm vô cùng.
Có ý kiến cho rằng, bức đồ hình đã tiết lộ hai điều: Một là, ĐCSTQ sẽ gặp đại nạn vào thời ‘con chim lông trắng’. Và hai là, hết thảy món nợ máu trong lịch sử sẽ liên lụy tới người đứng đầu.
Trong lịch sử, ĐCSTQ đã gây ra bao cuộc tàn sát đẫm máu lên những người dân vô tội: từ giết hại địa chủ và phú nông trong “Cải cách ruộng đất”, tới làn sóng giết người của Hồng vệ binh trong “Đại cách mạng văn hoá”, đến việc tàn sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn, cho tới cuộc đàn áp tín ngưỡng và bức hại các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt rúng động hơn cả là giết người còn sống để cướp lấy nội tạng trong các nhà tù và bệnh viện khắp Trung Quốc.
Dưới thời Mao Trạch Đông, nhân dân điêu đứng vì “Cải cách ruộng đất” và “Cách mạng văn hoá”. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, trí thức và thanh niên phải hàm oan vì “Thảm sát Thiên An Môn”. Dưới thời Giang Trạch Dân, những người tu luyện bị bức hại tàn khốc vì các cuộc đàn áp tín ngưỡng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, hoạt động bức hại vẫn diễn ra trong âm thầm và bí mật. Cả bốn vị tiền nhiệm đều đã lui về hậu trường, nhưng món nợ máu của gần 100 năm lịch sử vẫn cần phải tìm người kết toán.. Người ấy sẽ là ai, nếu không phải là vị lãnh đạo cuối cùng?
Nhìn lại bức đồ hình sẽ thấy một sự tương đồng: 4 con chim đầu màu
đen, mang sắc màu của hắc ám, tội ác. Còn con chim thứ 5 màu trắng lại
có phần trong sạch, không phải là người gây ra tội ác nhưng lại phải
gánh chịu hậu quả sau cùng. Viên Bân, nhà bình luận thời sự của Hồng
Kông đã không ngần ngại chỉ ra rằng: Chính quyền Trung Quốc đến lúc khí
số sắp hết, vận mệnh sắp tàn. Ở cương vị là nhà lãnh đạo, ông Tập nên
sáng suốt đưa ra lựa chọn tương lai cho chính mình, không nên trói chặt
mình làm kẻ thế thân cho đảng.
Tháng 6/2002, tại tỉnh Quý Châu, Trung
Quốc, một vết nứt vỡ trên vách núi đã để lộ ra hàng chữ bằng đá có niên
đại 270 triệu năm, gọi là “tàng tự thạch” (tảng đá mang chữ). Tin tức về
“tàng tự thạch” đã từng được truyền hình và các trang mạng tại đại lục
đăng tải, và sau đó cũng trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Trong giới
hạn bài viết này người viết mạn phép không đi sâu vào chi tiết, mà chỉ
có thể tóm tắt lại rằng dòng chữ trên đá viết: “Trung Quốc Cộng sản Đảng
vong”, nghĩa là: Đảng Cộng sản Trung Quốc diệt vong. Phải chăng đó cũng
chính là vận mệnh của đảng, là Thiên ý tiết lộ cho con người thế gian?
Từ xưa đến nay, thuận theo ý trời thì hưng thịnh, nghịch lại ý trời ắt tai ương. Trung Quốc của ngày hôm nay nguy cơ tứ bề, toàn bộ xã hội như ngồi trên đống lửa, lòng dân luôn mong ngóng cục diện rối ren sớm đến hồi kết thúc, để mảnh đất Thần Châu được trở về với vùng trời sáng trong.
(Ảnh bìa: Adobestock/Kongfz/Creativecommons/Đại Kỷ Nguyên minh hoạ)
No comments:
Post a Comment