Wednesday, May 29, 2019

"Vén màn" bí ẩn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

 Trên mặt trận thương mại, Mỹ và Trung Quốc đang liên tiếp áp thuế theo kiểu "ăn miếng trả miếng". Trung Quốc nếu không có những nhượng bộ cần thiết thì chắc chắn sẽ tiếp tục "nếm trái đắng", khi gần đây, họ bị "đánh hội đồng" không chỉ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ (15-5), mà còn từ các đồng minh của nước này đối với tập đoàn công nghệ Huawei. 

 

Luật chơi của Mỹ

Cụm từ “cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung” khiến thế giới liên tưởng đến những cuộc chiến thương mại mà Mỹ đã từng phát động trong quá khứ: Thứ nhất, Tổng thống Mỹ H. Hoover (6-1930) đã ký Đạo luật Smoot-Hawley. Theo luật này, Mỹ tăng thuế đối với hơn 20.000 mặt hàng để bảo vệ nông dân Mỹ khi nền sản xuất nước này rơi vào suy thoái, đưa mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ lên trên 45%. Mức thuế này đã khiến giá cả của nhiều mặt hàng, kể cả những loại hàng hóa phổ biến như trứng, đường và hành tây đồng loạt “leo thang”. Và tất nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Canada và nhiều nước châu Âu đã cùng bắt tay trả đũa thuế quan đối với các sản phẩm của Mỹ. Kết quả là, kinh tế Mỹ rối loạn, kinh tế thế giới lâm vào đại khủng hoảng, thương mại toàn cầu sụp đổ cho đến năm 1934.
Thứ hai, vào thập niên 1980, nước Mỹ thời R. Reagan tuyên bố chiến tranh thương mại với Nhật Bản, đánh thuế xe ô tô, mô tô lên tới 45% và 100% sản phẩm điện tử. Kết quả là nước Mỹ giành thắng lợi, nhưng không nhiều, nước Nhật thua thảm, lúc đó nước Nhật đang ngấp nghé chiếm vị trí số 1 của kinh tế Mỹ, sau cuộc chiến thương mại, Nhật Bẩn tụt xuống thứ 3.

Thứ ba, Tổng thống Mỹ George W. Bush nâng thuế nhập khẩu thép từ 8% đến 30% vào năm 2002, GDP của Mỹ giảm 30,4 triệu USD, mất khoảng 200.000 việc làm, trong đó 13.000 việc làm thuộc những ngành liên quan đến sản xuất thép. Có thể thấy, Mỹ luôn chủ động tạo "cuộc chiến" nhằm điều chỉnh các chiến lược của nước này, ngăn chặn các nước phát triển đe dọa vị trí "độc tôn" của Mỹ, "ép" các nước khác phải tuân theo luật chơi của Mỹ.
Cạnh tranh thương mại hay cuộc đua chính trị?
Trong bối cảnh hiện nay cũng vậy, Tổng thống Mỹ D. Trump không bắt buộc phải cứu nền kinh tế. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc diễn ra từ lâu, và nó ảnh hưởng không tức thời đến nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, để chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại, ông D. Trump đã giảm thuế cho doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp kích thích khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ rất khả quan với tỷ lệ thất nghiệp thấp, đạt mức kỷ lục trong hơn 50 năm qua.

Theo thống kê, kinh tế Mỹ trong quý I năm 2019 tăng trưởng ấn tượng; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ 3 năm qua, dự kiến không nâng lãi suất trong năm 2019. Cụ thể, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,2% trong quý I năm 2019; tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6%, mức thấp nhất trong 50 năm qua.
Tuy nhiên, ông vẫn tuyên bố áp mức thuế 25% đối với lượng hàng hóa trị giá hơn 200 tỷ USD của Trung Quốc, đồng thời cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD. Nó không đơn thuần xuất phát từ lý do Trung Quốc (3-5) bất ngờ đưa ra bản dự thảo mới (dài 150 trang) thay đổi nội dung cốt lõi hai nước đã đạt được trong 10 vòng đàm phán trước. Mà đó là một việc đã được hoạch định trước và xuất phát từ cách nhìn, cách đánh giá thế giới của ông. 

Với D. Trump, đây là việc làm cho nước Mỹ giữ chắc vai trò "bá chủ thế giới" đang bị Trung Quốc thách thức. Nước Mỹ đang có nguy cơ mất vị trí. Đây là cuộc đấu chính trị giữa hai hệ thống khác nhau. Do đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lần này sẽ gay go và khốc liệt hơn của H. Hoover và R. Reagan rất nhiều.
Tai biến xuất huyết não sẽ sống bao lâu
Giới quan sát quốc tế cho biết, Mỹ hằng nuôi hy vọng thông qua việc tiếp cận, thúc đẩy Trung Quốc hội nhập với trật tự do Mỹ chủ đạo để "cảm hóa" và "thay đổi" Trung Quốc. Song, 40 năm trôi qua (từ thời Tổng thống Nixon), Mỹ mới nhận ra rằng, nước Mỹ không những không làm thay đổi được Trung Quốc mà còn bị Trung Quốc dẫn dắt vào "ma trận" chiến lược của họ.
ảnh 1
Sau 40 năm cải cách và mở cửa (từ 1978), cấu trúc kinh tế và chính sách quản lý vĩ mô của Trung Quốc đã và đang trải qua những thay đổi to lớn, tạo đà tăng trưởng nhảy vọt, năng lực sản xuất và trình độ phát triển kinh tế gia tăng
Ngoảnh đầu nhìn lại, Mỹ chơt bừng tỉnh và nhận ra chính mình mới là người bị Trung Quốc "dắt mũi". Nhiều năm qua, Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa hiệu quả, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và phương thức quản lý của Mỹ và phương Tây để phục vụ cho phát triển đất nước.

Với tốc độ phát triển chóng mặt (bình quân 9,8%/năm trong 40 năm qua), Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và khoảng cách ngày càng bị rút ngắn.
Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2024, nếu tiếp tục tăng trưởng như các năm trước, thì tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ với 20.814 tỷ USD so với 20.600 tỷ USD của Mỹ. Thậm chí, sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản, Trung Quốc tuyên bố đi vào "thời đại mới" với chiến lược hai bước 2035 và 2050, biến Trung Quốc thành một cường quốc Xã hội chủ nghĩa hiện đại, Trung Quốc càng ở một tầm cao mới, càng là một đối thủ khó đối phó.
Sự điều chỉnh đúng lúc của Mỹ?
Có lẽ là hơi muộn nhưng người Mỹ đã nhận ra điều này và từ đó dẫn đến sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ mà chính ông Trump là người thể hiện chính sách đó một cách quyết liệt và được "mở màn" bằng cuộc chiến thương mại, đến lúc này là cuộc chiến công nghệ. Trung Quốc phần nào đang dè dặt trước Mỹ, khi nước này trừng phạt công ty công nghệ hàng đầu Huawei; kêu gọi các công ty lớn khác của Mỹ và các nước đồng minh ngừng hoạt động với tập đoàn này.
ảnh 2
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt (Nguồn: MarketWatch)
Mục tiêu của ông Trump chắc chắn không chỉ là bắt Trung Quốc phải nộp thêm hàng trăm tỷ tiền thuế hoặc phải nới rộng hơn các điều kiện làm ăn của các công ty Mỹ trên thị trường Trung Quốc mà còn nhằm tới mục tiêu sâu xa hơn, mang tính chiến lược hơn. Đó là ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, vô hiệu hóa từ xa các thách thức từ Trung Quốc đối với vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ; đả kích uy tín, đạo đức kinh doanh, "tính trái luật" trong các hành vi thương mại của Trung Quốc, cố tình tạo ra hình ảnh "một Trung Quốc không đáng tin cậy", làm mất thanh danh của Trung Quốc, đánh sập địa vị "động lực tăng trưởng" của kinh tế thế giới mà nhiều đối tác đang vun vào cho Trung Quốc.
Kinh tế luôn đi liền với chính trị
Theo nhận định của giới chuyên gia, "cuộc chiến thương mại" không đơn thuần xuất phát từ những lợi ích kinh tế, ví như việc Mỹ cấm vận, trừng phạt Triều Tiên trong vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân, đó không phải là chiến tranh thương mại, mà là sử dụng các công cụ kinh tế một chiều để đạt phục vụ mục đích trong chính trị, đối ngoại. Cuộc chiến thương mại là sự giao thoa của những toan tính lợi ích về kinh tế, chính trị nội bộ và chính trị quốc tế.
Cần nhớ lại rằng, tháng 11-2016, ông D. Trump giành chiến thắng trước bà H. Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bởi đã đánh trúng vào tâm lý “kẻ thua” của những người Mỹ da trắng bị “bỏ rơi” sau nhiều thập kỷ, tiêu biểu nhất là từ những vùng công nghiệp nặng đang sa sút.


ảnh 3
Tổng thống Mỹ D. Trump ký sắc lệnh trừng phạt tập đoàn Huawei  của Trung Quốc (Nguồn: Reuters)
Tuyên bố “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” nhằm khơi dậy mơ ước được quay trở lại thời kỳ hoàng kim của những thành phố công nghiệp nặng như Detroit, của những người Mỹ da trắng làm chủ chính mảnh đất của mình. Việc tăng thuế đối với các mặt hàng Trung Quốc, trừng phạt công ty công nghệ Huawei để ông D. Trump thể hiện rằng mình đã thực hiện lời hứa đó. Và hơn hết, cái đích ông nhắm tới là mốc sự kiện tái tranh cử Tổng thống vào năm 2020.
Như vậy, những động thái liên tiếp trong thời gian qua về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không chỉ là sự cọ xát thương mại thông thường mà là sự cạnh tranh địa chiến lược giữa hai đối thủ giành vị thế "bá chủ thế giới". Sau khi nhìn lại các cuộc chiến thương mại trong lịch sử Mỹ, có thể ngầm dự đoán được ai sẽ giành được thế chủ động và ai sẽ phải linh hoạt điều chỉnh lại chiến lược để tránh nhưng tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế, vổn định chính trị.

Công tố viên Robert Mueller tuyên bố không thể luận tội Tổng thống Donald Trump

 Vào hôm 29-5, công tố viên đặc biệt Robert Mueller vừa lần đầu tiên tổ chức họp báo để nói về báo cáo điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, trong đó khẳng định rằng, việc luận tội Tổng thống Donald Trump là điều không thể.

Mở đầu cuộc họp báo, ông Mueller cho biết, văn phòng công tố viên đặc biệt sẽ đóng cửa và ông sẽ rời khỏi Bộ Tư pháp Mỹ để trở về cuộc sống cá nhân.
Sau 2 năm điều tra, ông Mueller khẳng định báo cáo mới được tổng kết đã nói lên tất cả và không có gì để chia sẻ thêm ngay cả khi ông phải điều trần trước quốc hội.
Tuyên bố này như sự dập tắt hy vọng của Đảng Dân chủ về một sự đầy đủ và minh bạch hơn của báo cáo điều tra, sau khi các thành viên của đảng này liên tiếp yêu cầu toàn bộ báo cáo cần được công bố rộng rãi hoặc ông Mueller phải điều trần trước quốc hội.
ảnh 1
Ông Mueller khẳng định cuộc điều tra đã khép lại và không có gì để tiết lộ thêm
Tuy nhiên, công tố viên đặc biệt này đã đưa ra lời giải thích vì sao không dễ dàng luận tội Tổng thống Donald Trump: “Bộ Tư pháp có quy định không thể luận tội một tổng thống khi ông ấy đang tại nhiệm và điều đó là vi hiến. Văn phòng công tố đặc biệt vẫn trực thuộc Bộ Tư pháp nên phải tuân thủ nguyên tắc. Chính vì vậy, việc truy tố tổng thống không phải là một lựa chọn để cân nhắc ngay từ đầu”.
 Về Nga, ông Mueller cho biết, các nhân viên tình báo quân đội Nga thực sự đã tiến hành nhiều hành động can thiệp vào hệ thống chính trị Mỹ như tấn công mạng tinh vi để đánh cắp các
email của ứng viên Hillary Clinton và cung cấp cho Wikileaks để công bố.
 Sau buổi họp báo này, Tổng thống Donald Trump cũng ngay lập tức đưa ra phản hồi trên Twitter: "Không có gì thay đổi từ báo cáo của ông Mueller. Bằng chứng là không đủ và vì thế ở đất nước chúng ta, một người sẽ vô tội. Cuộc điều tra đã kết thúc. Cảm ơn".

Monday, May 27, 2019

Tin Quan Trọng Xin mọi người Việt Nam lưu ý


Đây là Group Emails "QGHC_Toàn Cầu" nhằm mục đích thông tin liên lạc giữa các Cựu sinh viên HV/QGHC thời VNCH. Những bài viết được chuyển trên Group Emails này không nhất thiết là ý kiến hay nhận định của nhóm chủ trương mà chỉ phản ảnh quan điểm riêng của tác giả. Mọi liên lạc xin gởi về địa chỉ email: saunguyen66@gmail.com






11 CHUYỆN QUAN TRỌNG MÀ TOÀN DÂN VN CẦN CHÚ Ý !!!
(Không nên để tâm vào những chuyện khác, vì Cộng sản cố tình lèo lái dư luận cho mọi người tập trung vào những chuyện tào lao khác).
NHỮNG CHUYỆN ĐÃ VÀ ĐANG TIẾP TỤC XẢY RA TẠI VIỆT NAM:
1) HIỆN GIỜ ĐẢ CÓ 30 TRIỆU DÂN TRUNG QUỐC VÀO VN TRONG 28 NĂM QUA, HỌ CÒN ĐANG TIẾP TỤC VÀO 1 TRIỆU NGƯỜI MỖI THÁNG, VÌ CẢ 7 CỬA KHẨU ĐÃ MỞ, HỌ LÁY XE QUA THOẢI MÁI 24/24. 
- Đảng CSVN cho Trung Quốc in tiền giả VN thoải mái , đã thu mua hết 50% đất đai nhà cửa tại VN. Người VN không có lòng tự tôn dân tộc, đã tiếp tay đứng tên cho người Trung Quốc. Nhất là người Hà nội vào TP. HCM mua hết những căn nhà mặt tiền. 
2) CỘNG SẢN ĐẢ THAY BÁC SĨ TRUNG QUỐC VÀO NHIỀU BỆNH VIỆN TẠI VN, CHUẨN BỊ LẤY NỘI TẠNG DÂN VN. 
- Sắp tới đây CS để cho Trung Quốc lấy nội tạng thoải mái, vì tụi nó bán cho TQ nội tạng con dân VN.  
- Người việt chết tổng cộng 1,000 người mỗi ngày (700 là do ung thư + các bệnh khác + tai nạn). Báo Đảng đăng xảo chỉ có 1/3 thôi. Số này còn sẽ càng ngày càng tăng, vì đồ ăn có chất độc đem vào VN gấp 10 lần trong 3 năm vừa qua. Hiện giờ có 90% dân ngoài 4 khu miền trung đả bị ung thư phổi , vì phải hít vào khí độc của 4 Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. 
3) DÂN TRUNG QUỐC ĐÃ THAY ĐỒ LÍNH CHẠY XE TRÀN LAN KHẮP HÀ NỘI RỒI. 
- Trong lịch sử VN, chưa có thời đại nào mà như thời đại của Cộng Sản, giặc Trung Quốc đang tràn lang khắp lảnh thổ VN, nó sẻ giết mình, mà nhiều người thấy bình thường, nói không quan tâm , không phải chuyện của mình, để cho Bác và Đảng lo (Nó đả bán đứng dân tộc VN từ lâu rồi - 1990). Còn những người biết thì hèn nhác, không dám đi tuyên truyền cho Đồng bào mình biết. Đến lúc chuẩn bị chết rồi đó. 
4) CỘNG SẢN NGHE THEO LỜI TRUNG QUỐC BẮT 10 TRIỆU THANH NIÊN VN TỪ 16-40 TUỔI VÀO QUÂN ĐỘI ĐỂ LÀM BIA ĐỠ ĐẠN CHO TC MỘT KHI CHIẾN TRANH TẠI BIỂN ĐÔNG GIỮA MỸ-TRUNG BẮT ĐẦU. 
- Trung Quốc sẽ dùng nước VN để đánh ra biển đông, nó đả đem súng đạn qua hết rồi. Ngoài kia Mỹ và 8 nước đồng minh sẽ pháo vào, thì nước VN sẽ trở thành bình địa.  
- Bên trong đất liền, thì Trung Quốc sẽ kéo quân sang VN một khi chiến tranh biển đông bắt đầu giữa Mỹ-Trung. Lính TQ sẽ tấn công qua phía miền bắc. Đồng thời nó đả mua chuột Campuchia tấn công qua phía miền nam. Trong VN hiện giờ đả có 500,000 lính TQ tại 4 Đặc khu lớn (Vũng Án, Boxit Tây Nguyên, Formosa, và Bình Dương), trong này có 200,000 tử tội mà Tập Cận Bình thả hôm tháng 7, 2108 để qua tàn sát người VN. Đây là chưa kể số dân ở ngoài cũng có Lính TQ trá hình nửa nhe. Họ chỉ chờ lệnh để hành động trong ứng ngoại hợp.. 
5) TÌNH TRẠNG SÁN ĐẢ LAN KHẮP VN, THẬM CHÍ NGUỒN NƯỚC CŨNG CÓ SÁN. 
- Tình báo Mỹ khám phá ra Vụ sán này là do Trung Quốc cố tình đem vào VN để diệt chũng người việt. TQ lập rất nhiều nông trại bên Phi Châu, chích vào một loại virus đặc biệt này vào Heo, Gà, Vịt, Cá, Ếch . v..v.. đả đem vào VN. 
- Sán này không phải sán bình thường trong heo , vì nó không nằm trong ruột, mà đi khắp cơ thể (Có người bị nó lên tròng con mắt, có người bị sán nằm trên môi, trên mặt, trên bàn tay ..v..vv..) . Ai bị sán này, nó sẽ đi khắp cơ thể, và cuối cùng lên não mà chết.  
- Trung Quốc đả cho người ném heo bị sán vào rất nhiều sông ngòi tại VN, Thác Cam Ly tại Đà Lạt cũng bị.. 
- Có mấy vụ bắt heo có sán lợn, báo đăng cho vui thôi, vì sau khi đem chôn, dân Trung Quốc tại VN đào lên hết và đem bán lại các chợ đầu mối. 
6) TRUNG QUỐC ĐEM CẢ NGÀN TẤN MA TUÝ VÀO VN ĐỂ HUỶ HOẠI TUỔI TRẺ VN (THẬM CHÍ TRONG TRÀ SỬA RẤT HẠI ĐẾN NỘI TẠNG ). 
- Báo đăng những vụ bắt ma tuý chỉ là bình phong mà thôi, vì đằng sau đó dân TQ đưa tiền thì Công An cũng sẽ cho đem ra trở lại. Công An thậm chí đem ma tuý bán cho mấy người trong trại tù. 
- Cộng sản đả để cho TQ dựng lên một công ty ma tuý ngoài Bắc và sản xuất tại VN. Nó chỉ đóng kịch đem ra ngoài Lào và Campuchia, rồi đem trở lại VN. 
- Tai nạn trong tương lai sẽ nhiều hơn gấp bội, mọi người nghĩ sau khi 90% tài xế bị ngao đá ?
  *** 
NHỮNG CHUYỆN SẼ XẢY RA SẮP TỚI ĐÂY :
1) ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC-NAM (Cộng sản lường gạt mọi người vì đây là đường nối từ Trung Quốc sang nước VN). 
- Thật ra đây là Đường nối từ Trung Quốc sang Việtnam, vì tất cả các đường cao tốc bên TQ đả nối qua các tỉnh phía bắc TQ đả xây xong từ lâu trong những năm qua. 
-Cộng sản không cho ai đấu thầu hết, nó để cho TQ làm, vì đả bán nước VN cho họ. (TQ bắt đầu làm tháng 6 này). 
- Trung Quốc dự định đem 300 triệu dân vào nước VN (Hiện giờ đả có 30 triệu dân TQ sống tại VN , họ di dân bằng đường du lịch trong 28 năm qua, mà Cộng sản đả gạt mọi người nói là TQ đi du lịch, du lịch nào mà tour 0 đồng vậy?) . 
- TQ diện cớ xây đường cao tốc này là để nó đem lính trá hình vào VN một cách dể dàng và nhanh chóng hơn.. Mọi người cứ suy nghĩ đi, thí dụ nó đem 300 ngàn người vào tỉnh đầu tiên, trong đó chỉ có 1,000 người làm công nhân thật thôi . Họ sẽ cất nhà và ở lại VN luôn. Nó sẽ không đem cùng nhóm này đi tỉnh khác đâu, nó sẽ đem nhóm khác vào cho mỗi tỉnh. 
- Nếu như ai còn nhớ chiến tranh 1979, khi TQ sang 7 tỉnh ngoài Bắc, nó đả tàn sát hết người và trâu bò trong vòng 1 tháng. Huốn hồ chi mà nó khi có đường này thì nó sẽ giết sạch 90 triệu dân VN chỉ trong vòng 1 tháng mà thôi. 
2) BA ĐẶC KHU CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG : VÂN ĐỒN (Miền bắc), BẮC VÂN PHONG (Miền Trung), VÀ PHÚ QUỐC (Miền nam).. 
- Đây là những đặc khu mà mọi người biếu tình ngày 10 tháng 6.. Cộng sản sẽ âm thầm giao cho Trung Quốc tháng 5, 2019.
- Tại sao TQ chọn 3 hòn đảo này? để nó cô lập cả 3 miền nước VN , không cho quân đội tiếp ứng nhau được. 
- 3 khu chiến lược quan trọng của đất nước, nếu để nó đóng giữ trong đây thì nó sẽ chiếm nước VN chỉ trong 3 ngày như báo Đảng đả đăng. 
3) CÔNG NGHỆ 5G CỦA HUAWEI VÀO VN. 
- Tất cả những thông tin về bạn, tài khoảng ngân hàng, và đặc biệt các tin nhắn hay nói chuyện qua điện thoại điều bị chuyển về máy chủ bên Trung Quốc, có người việt nghe hết. 
4) CAMERA DÁM SÁT MỌI NGƯỜI 2020 (Nguy hiểm nhất). 
- Trung Quốc sẽ gắn 1,7 Triệu camera trên toàn lãnh thổ VN vào 2020, và dùng hệ thống tín điểm.. Một camera bằng 5 người Công An theo giõi mình 24/24. Giống hệ thống camera như trong siêu thị vậy, tức nhiên bạn đi đâu làm gì nó biết hết . Lúc này mà phá huỷ vài chục cái cũng không xong, vì camera như mạng nhện, họ cũng sẽ thấy người nào làm. Việtnam không khác gì là một nhà tù lớn ! 
5) GIÀN KHOAN TRUNG QUỐC. 
- Đả vào biển VN ngày 10 tháng 4 để lấy mỏ Cá voi xanh và mỏ Cá Rồng đỏ. Hai mỏ này có giá trị 10 tỷ Mỹ kim.
                                                                            ***
*** ĐOÀN KẾT LẠI VÙNG LÊN, KHI TAY CHÂN CHƯA BỊ TRÓI, HAY ĐỢI LÚC 2-3 THẰNG TQ BẮT TRÓI 1 NGƯỜI VN (GIỐNG NHƯ NÓ ĐẢ LÀM BÊN TÂY TẠNG), RỒI MỚI GIÃY GIỤA THÌ CHỈ CÓ CHẾT MÀ THÔI ! 
(Mọi người hãy dùng điện thoại chụp lại tin nóng này và gửi đến cho mọi người trong nước VN biết gấp , vì nước VN rất nguy kịch, không còn thời gian nửa đâu. (Chụp 2 phần rời ra mới đọc được ). 80% dân VN trong nước bị bưng bít thông tin, đa số không biết lên mạng hoặc không có tài khoản Facebook.)

Bắc Cực: Trụ cột của nền kinh tế Nga trong tương lai

0 Nhất Tuệ (Russiacoucil, Carneige, Vzglyad)
ANTD.VN - Ngày 6-5-2019, Mỹ tuyên bố sẽ tăng cường tiềm năng quân sự tại Bắc Cực nhằm khẳng định vai trò cường quốc của mình, đồng thời lớn tiếng đả kích Trung Quốc và Nga tại khu vực. Tuy nhiên, Nga vẫn là nước đang chiếm ưu thế lớn tại Bắc Cực, triển khai bước đi chiến lược để củng cố tiềm lực. Theo giới chuyên gia, do sự ấm lên của Trái Đất, băng tại Bắc Cực sẽ tan hết vào năm 2050, khi đó nó sẽ là khu vực quyết định tương lai của nước Nga.
Tài nguyên ẩn giấu
Ngay từ thời Liên Xô, nguồn tài nguyên giàu có của Bắc Cực đã được quan tâm. Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện nghiên cứu, thăm dò các mỏ dầu ở Bắc Cực. Theo các chuyên gia, Bắc Cực sẽ trở thành trụ cột thực sự đối với nền kinh tế Nga với giá trị tương đương 11% GDP và 22% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tại đây, không chỉ có các nguồn nguyên liệu hóa thạch, mà còn có nhiều mỏ kim loại quý như niken, coban, đồng, vàng, kim cương và các khoáng chất khác. Dầu khí là một nguồn tài nguyên quan trọng đối với Nga, ước tính tại Bắc Cực có khoảng 90 tỷ thùng dầu và 47 nghìn tỷ mét khối khí, trong đó chủ yếu tập trung trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga với khoảng 48 tỷ thùng và 43 tỷ mét khối khí, tương đương 14% dầu và 40% khí đốt của Nga.
Việc nghiên cứu và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ tại Bắc Cực là ưu tiên số một của Nga hiện nay trước sự suy giảm đáng kể sản lượng khai thác trong lãnh thổ. Mục tiêu của Nga là khai thác 30% sản lượng dầu khí cả nước vào năm 2050. Những khó khăn do các lệnh trừng phạt của Mỹ/phương Tây đã thúc đẩy Nga tăng sản lượng khai thác mỏ khí gas Yamal LNG Arctic LNG-2 trên bán đảo Gydan.
ảnh 1
Dự án khí đốt Yamal LNG là một thành tựu đáng chú ý của Nga tại khu vực Bắc Cực (Nguồn: Sputnik)
Các dự án khai thác sẽ đưa cổ phần của Nga trên thị trường khí đốt thế giới từ 4% hiện nay lên khoảng 20% vào năm 2035 với giá trị hơn 30 tỷ USD mỗi năm. Các dự án năng lượng là một phần của tầm nhìn rộng hơn về sự phát triển vùng cực Bắc của Nga.
Sau khi xác định biên giới quốc gia trong khu vực Bắc Cực năm 2014, chính quyền Nga đã đưa ra chương trình cấp nhà nước về tăng trưởng kinh tế - xã hội với việc xây dựng hệ thống hậu cần chung và liên kết tiềm năng Bắc Cực với phần còn lại của Nga, bao gồm việc hình thành một mạng lưới các khu vực hỗ trợ xác định giá trị chiến lược sẽ được phát triển với các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau. Để thực hiện các dự án trên, Nga phải mất nhiều năm; hiện chính phủ Nga đã phân bổ 82 tỷ USD ngân sách đến năm 2024 để triển khai.
Chính sách của nước Nga đối với Bắc Cực
Sau sự suy giảm sức mạnh của quân đội Liên Xô, số phận chiến lược của Bắc Cực đi theo những thăng trầm của một cường quốc. Với bài phát biểu tại Murmansk năm 1987, Chủ tịch M. Gorbachov đã đề xuất biến Bắc Cực thành một khu vực hòa bình không có vũ khí hạt nhân, hạn chế các hoạt động quân sự và cùng hợp tác khai thác các tài nguyên, tự do đi lại cho các tàu nước ngoài theo tuyến hàng hải phương Bắc (NSR).
Tuy nhiên, năm 1991, Liên Xô bị sụp đổ, ý tưởng của Gorbachov đã không thực hiện được, khiến Bắc Băng Dương tiếp tục là khu vực cạnh tranh giữa các cường quốc như thời Chiến tranh Lạnh, mặc dù một số dự án hợp tác quốc tế đã được thực hiện.
Những năm 1990 chính quyền liên bang Nga mới thành lập, ít chú ý đến khu vực phía Bắc. Mỹ cho rằng, Nga không có đủ phương tiện để duy trì sự hiện diện quân sự trước đây và phát triển các khu vực Bắc Cực. Các khoản tài chính giảm dần và các căn cứ quân sự khác nhau bị bỏ hoang, các khu dân cư giảm khoảng 1/3. Lưu lượng trên NSR cũng giảm mạnh với lượng hàng hóa vận chuyển giảm từ 6,6 triệu tấn năm 1987 còn 1,65 triệu tấn vào năm 1996.
Tuy nhiên, chính sách của Nga đã thay đổi kể từ năm 2000, khi Tổng thống V. Putin lên nắm quyền. Chính quyền của ông Putin đã khẳng định chính sách nhất quán của Nga đối với Bắc Cực và đưa ra khái niệm an ninh với nhiệm vụ đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế của khu vực phía Bắc và phía Đông của Liên bang Nga.
Đối với Nga, mọi hoạt động tại khu vực Bắc Cực đều liên quan chặt chẽ tới lợi ích của an ninh quân sự và lực lượng Hải quân Nga phải thực hiện các nhiệm vụ răn đe chống lại các mối đe dọa xâm lược và sự kiểm soát ở biên giới; các khu vực hàng hải ở Bắc Cực phải được đảm bảo để bảo vệ lợi ích quốc gia.
ảnh 2
Nga tích cực hiện diện quân sự để khẳng định ưu thế tại Bắc Cực (Nguồn: Sputnik)
Nga đã yêu cầu Liên hợp quốc công nhận sườn núi Lomonosov là lãnh thổ của Nga, do dãy núi này có sự tiếp nối của thềm lục địa Siberia, yêu cầu của Nga đã làm tăng cơ sở pháp lý quốc tế cho những hoạt động quân sự và khai thác tài nguyên trên một khu vực rộng lớn ở Bắc Cực. Trong khu vực này, Nga sẽ không chấp nhận vai trò hỗ trợ của phương Tây và sẽ quản lý lợi ích của mình theo cách tốt nhất.
Năm 2008, với chính sách Bắc Cực đến năm 2020, bên cạnh việc tái khẳng định nhu cầu bảo vệ biên giới và lợi ích kinh tế của mình, Nga vẫn tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và cùng tồn tại hòa bình trong khu vực. Vấn đề này được các nhà lãnh đạo của Nga tiếp tục khẳng định trong những năm tiếp theo mà không đề cập một cách rõ ràng tới cuộc xung đột với NATO có thể xảy ra.
ảnh 3
Dự án tàu phá băng nguyên tử của Nga
Nhưng các sự kiện năm 2014 và căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ đã thúc đẩy Nga cần phải bảo vệ các lãnh thổ và lợi ích của liên bang bằng các biện pháp quân sự. Hạm đội phương Bắc của Nga được thành lập dường như để phục vụ nhiệm vụ trên.
Tháng 4-2014, Tổng thống Putin đã khẳng định về một sự "va chạm lợi ích" ngày càng thường xuyên ở Bắc Cực, và Nga cần thiết phải "thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa" để chống lại bất kỳ mối đe dọa bên ngoài nào, vì vậy, Nga đã quyết định bảo vệ Bắc Cực bằng mọi giá, hướng đến một tương lai an toàn hơn cho đất nước.
Bên cạnh đó, với ý chí quyết tâm của lãnh đạo nước Nga, Tổng thống V. Putin đã ban hành một số học thuyết và sắc lệnh nhằm cụ thể hóa chính sách đối với khu vực Bắc Cực, ví dụ như Học thuyết hàng hải (năm 2015), Chiến lược Bắc Cực (năm 2017), sắc lệnh tháng 5 (năm 2018), và mới đây, tháng 2-2019, ông V. Putin đã ký sắc lệnh đổi tên "Bộ Phát triển Viễn Đông" thành "Bộ Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực" nhằm cụ thể hóa quản lý của nhà nước đối với khu vực này.
Tuyến hàng hải phương Bắc - chìa khóa phát triển Bắc Cực của Nga
Sự suy giảm sản lượng khai thác nhiên liệu khí gas trong lãnh thổ đã khiến Bắc Cực không chỉ quan trọng mà còn trở thành vấn đề thiết yếu đối với Nga. Để có thể tiếp cận thị trường châu Âu và châu Á, Nga cần một tuyến vận tải an toàn hoạt động dưới sự kiểm soát của Nga, đó chính là tuyến hàng hải phương Bắc (NSR).
NSR có vai trò như một mạch máu giao thông của Nga trong khu vực, nó là tuyến ngắn nhất đi qua các vùng biển thuộc Bắc Băng Dương, nối Thái Bình Dương với Đại tây Dương, với tổng chiều dài khoảng 5.600 km. Theo dự báo, đến năm 2050, toàn tuyến NSR sẽ tan hết băng do sự ấm lên của Trái Đất, mở ra cơ hội to lớn cho các hoạt động kinh tế và thương mại của Nga.
ảnh 4
Tuyến hàng hải phương Bắc - chìa khóa phát triển khu vực Bắc Cực của Nga (Nguồn: RIA Novosti)
Để bảo vệ, kiểm soát và khai thác hiệu quả NSR, Chính phủ Nga đã:
Thứ nhất, tái cấu trúc và trang bị các vũ khí tối tân hiện đại cho các căn cứ quân sự được triển khai dọc theo tuyến NSR và xây dựng các hạm đội phương Bắc, được coi như quân khu thứ 5 của Nga.
Thứ hai, ban hành các văn bản pháp quy về NSR. Năm 2013, Nga ban hành Luật liên bang về NSR, xác định phạm vi vùng biển của NSR và ranh giới các vùng nước xung quanh; thành lập "Cục quản lý NSR" có chức năng điều hướng các tàu thuyền trong Bắc Băng Dương, cung cấp thông tin về tình hình khí tượng thủy văn, băng trôi và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn. Năm 2017, sửa đổi "Bộ Luật vận tải đường biển"; theo đó, các tàu treo cờ Nga được trao độc quyền vận chuyển dầu, khí tự nhiên, khí ngưng tụ và than trên NSR.
Thứ ba, xây dựng các cơ sở hạ tầng, cảng biển và hạm đội tàu phá băng. Nga đã xây dựng hơn 50 cảng biển trên toàn tuyến NSR; trang bị 8 tàu phá băng nguyên tử, đóng mới các tàu chở khí lớp Yamalmax có khả năng hoạt động độc lập, vận chuyển LNG sản xuất tại nhà máy Yamal LNG.
Thứ tư, tháng 2-2019 công bố kế hoạch chi 905,6 tỷ rúp (khoảng 13,7 tỷ USD) nhằm mục tiêu nâng sức vận chuyển của NSR lên 80 triệu tấn vào năm 2024, tập trung vào triển khai: (1) Nâng cao năng lực hạm đội tàu phá băng: đóng mới 3 tàu phá băng nguyên tử, khởi công tàu phá băng thứu 4 và thứ 5; các tàu cứu hộ, tàu thủy văn và tàu hoa tiêu đa chức năng. (2) Xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, gồm: trạm khí hóa lỏng (LNG) và khí ngưng tụ Morning, tổ hợp trung chuyển LNG ở vùng Murmansk, trạm vận chuyển dầu Parahskoy trên vịnh phía Bắc, bến than Chaika ở cảng Dikson và khu phức hợp xử lý LNG ở Kamchatka. (3) Thiết lập hệ thống thông tin liên lạc hàng hải thực hiện chức năng dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn cho toàn tuyến hàng hải. (4) Hiện đại hóa cơ sở bảo dưỡng kỹ thuật của hạm đội cứu hộ trên biển.
TOÀ CAO ỐC KHÔNG MÓNG





 
 
 
  
Inline image
 

alt
Ảnh: Bloomberg
Hình: Báo Montreal chạy tít: HIỆU ỨNG ĐÔ MI NÔ VỚI HUAWEI.
Huawei: Đại diện điển hình của nền kinh tế và công nghệ Made in China. Một tòa cao ốc không có nền móng.
Mấy hôm nay, thế giới nói chung và giới công nghệ cao nói riêng, không thể không hướng sự tập trung của họ vào câu chuyện của Huawei khi liên tiếp bị Hoa Kỳ trừng phạt bằng những đòn đánh sinh tử. Mở đầu là Google, rồi đến ARM.
Tin dữ mới nhất của ngày hôm nay là SDA (Hiệp Hội Chuẩn An Toàn Kỹ Thuật Số – ngắn gọn là cái thẻ nhớ SD card) vừa chính thức gạt tên Huawei ra khỏi danh sách thành viên của họ. Nghĩa là Huawei không có quyền sử dụng đến cái thẻ nhớ SD card trong các sản phẩm của họ nữa.
Cùng lúc với tuyên bố của SDA, Liên Minh Wi-fi (Wi-fi Alliance) cũng “tạm thời” cấm Huawei sử dụng công nghệ của họ.
Sắp tới sẽ là những gì? Bluetooth, GPS và USB-IF chăng?
Đây hoàn toàn không phải là chuyện của mỗi một mình Huawei. Đây là chuyện sống còn của toàn bộ căn nhà “Công nghệ cao” và giấc mơ thống trị thời đại Vạn Vật Kết Nối (IoT) của Tàu cộng – một giấc mơ hão huyền! Một tòa cao ốc không có nền móng, luôn chực chờ sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không có Hoa Kỳ chống lưng.
Người Mỹ khoan thai ra đòn, thoạt nhìn thì cứ tưởng Huawei là đấu thủ trực tiếp trên võ đài, nhưng thực ra thì đây là những đòn đánh chí mạng nhắm đến toàn bộ nền công nghệ của Trung cộng.. Tất cả đều sẽ ngã gục, không phải tuần tự như những quân cờ Domino mà là đồng loạt, một lượt. Tất cả đều sẽ sụp đổ chỉ trong một đêm.
NGƯỜI MỸ VÀ CÁC ĐỒNG MINH CỦA HỌ MỚI THẬT SỰ LÀ CHỦ NHÂN ÔNG CỦA TOÀN BỘ NỀN VĂN MINH KỸ THUẬT SỐ HIỆN NAY.
Thật vậy, từ một sợi dây điện dùng để sạc pin đến cái điện thoại thông minh, từ một tấm kính của màn hình điện thoại cho đến các loại camera hành trình và camera quan sát, loa và headphone không dây … Tất cả mọi thứ đều là công sức và công nghệ của người Mỹ và các đồng minh của họ. Trung cộng, mặc dù được ca tụng như là một cường quốc công nghệ của tương lai, cho đến giờ phút này, vẫn chưa có bất kỳ một đóng góp nào cho nền văn minh kỹ thuật số mà nhân loại đang thụ hưởng và tùy thuộc.
Có hàng ngàn thứ linh kiện trong những sản phẩm kỹ thuật số hiện nay, nhưng tựu chung lại, người ta có thể liệt kê được ngay những thứ quan trọng nhất của bất kỳ sản phẩm công nghệ nào mà bạn chỉ cần vươn tay ra là chạm ngay vào chúng trong đời sống hiện tại.
* Cổng nạp năng lượng cho pin: Bản quyền hiện nằm trong tay USB-IF và Qualcomn. Không một sản phẩm kỹ thuật cao nào đang có trên thị trường có thể hoạt động được mà không thông qua sự cho phép và chứng nhận của tổ chức này. Cổng nạp năng lượng cho các sản phẩm điện tử hiện nay đều sử dụng hoặc là MicroUSB hoặc USB-C. Các chuẩn này đều là của tổ chức USB-IF. Không có cái cổng này, ví như một con người không có cái miệng để đưa thức ăn vào cơ thể.
* Truyền thông tin và kết nối với các sản phẩm có liên quan khác với nhau: Bluetooth và Wi-fi. Không có Wi-fi thì không thể kết nối với internet. Không có Bluetooth thì không có âm thanh và nhiều ứng dụng khác. Chuẩn truyền âm thanh qua ngõ 3.5mm đã bắt đầu bị khai tử từ vài năm nay dù nó là một trong những tiêu chuẩn có tuổi đời lớn nhất vẫn đang được sử dụng, nhưng kể từ khi Bluetooth 4.0 ra đời đến nay, sứ mệnh truyền âm thanh trung thực của ngõ kết nối âm thanh 3.5mm đã coi như chấm dứt. Bluetooth 5.0 hiện đã có khả năng truyền tải bất kỳ loại mã âm thanh nào – và trung thực y như cổng truyền trực tiếp 3.5mm. Không có công nghệ truyền thông tin bằng sóng radio này, giống như một con người không biết nói và không thể nghe hay giao tiếp với mọi người chung quanh.
* GPS: Hệ thống định vị toàn cầu. Công nghệ này là cái xương sống của bất kỳ sự chuyển dịch nào ở thời đại hiện nay. Từ các chuyến bay trên không cho đến những con tàu vận chuyển hàng hóa dưới nước. Từ các công ty vận chuyển công cộng (Uber, Grab vv…) cho đến từng cá nhân riêng lẻ đang sử dụng Google Map hay bất kỳ loại bản đồ trực tuyến nào đi nữa, không có hệ thống GPS thì mọi thứ sẽ ngừng hoạt động ngay lập tức. Toàn bộ 33 vệ tinh đang bay trên quỹ đạo hiện tại đều là của Hoa Kỳ dưới sự điều hành và sở hữu của Không Quân Hoa Kỳ. Trung cộng tuy cũng sắp hoàn tất hệ thống BeiDou của riêng họ nhưng việc họ sẽ mở rộng và áp dụng hệ thống vệ tinh này vào dân sự là việc khó mà xảy ra. Không có công nghệ này, cũng giống như một người không có mắt, không biết mình đi đâu.
* Thẻ nhớ An Toàn Kỹ Thuật Số (Secure Digital Memory Card) và các tiêu chuẩn đi kèm trong công nghệ của nó: các cấu trúc hệ thống tập tin, chuẩn truyền văn bản và tập tin qua sóng Wi-fi hay Bluetooth vv … Hiện đang nằm trong tay của Hiệp Hội An Toàn Kỹ Thuật Số, tức SDA, do 3 công ty lớn lập ra là Sandisk, Toshiba và Panasonic. Trung cộng không có vai trò cũng như bất kỳ đóng góp quan trọng nào trong tổ chức này. Một tiếng nói yếu ớt lại càng không. Không có công nghệ này, người ta sẽ không khác một bệnh nhân bị bệnh Alzheimer.
Và nếu như chúng ta đào sâu hơn nữa thì sẽ thấy thêm nhiều tử huyệt chết người của cái gọi là nền công nghệ kỹ thuật cao của Trung cộng. Lấy công nghệ bán dẫn và tuyên bố hùng hồn của Huawei từ mấy ngày nay làm thí dụ. Giả dụ như Huawei và toàn bộ chất xám của gần 1 tỉ rưỡi dân số Trung Hoa có thể cho ra đời một cấu trúc mới để thay thế cho cấu trúc ARM mà sản xuất con chip Kirin, thì họ sẽ làm cách nào để chế tạo ra những dàn máy chuyên dụng để sản xuất những con chip ấy nếu không có Applied Materials hoặc LAM Research hay Tokyo Electron cung cấp những dàn máy móc dùng trong sản xuất Wafer? Chưa kể đến việc làm thế nào để có được những loại hóa chất chuyên dụng của hãng 3M hoặc DOW Chemical, vốn là thứ không thể thiếu được đối với kỹ thuật CVD (Chemical Vapor Deposition) dùng trong công nghệ bán dẫn???
Có hàng trăm thứ công nghệ phức tạp đan mắc vào nhau để có thể cho ra đời một con chip và tất cả đều có bản quyền do người Mỹ và các đồng minh của họ nắm giữ. Nói một cách ngắn gọn là, cho dù Trung cộng có thể “thuyết phục” hoặc đi đêm hay thậm chí là ăn cắp được công nghệ từ các đồng minh của Hoa Kỳ để tạo ra những dàn máy móc dùng chế tạo những con chip, thì họ cũng không thể có được những thứ vật liệu cần thiết để làm điều đó. Ít nhất là trong vòng 1/2 thế kỷ sắp tới.
Muốn làm được điều đó, Trung cộng cần một cỗ máy xoay ngược thời gian, trở về với hơn 1 thể kỷ trước và đầu tư nghiêm túc khoảng vài triệu tỉ đô cùng với khoảng 100 năm miệt mài trong phòng thí nghiệm để có thể tự mình độc lập và gây dựng lên một nền văn minh cũng như kỹ thuật riêng biệt – giống như cách mà họ đã và đang cố gắng để tạo riêng một không gian ảo cho riêng họ với những Alibaba và Baidu vv …
Trở lại với tinh thần của bài viết này cùng với câu hỏi được đặt ra: Sau Google, ARM, SDA và Wi-fi Alliance .. chuyện gì sẽ xảy ra nếu như sắp tới là Bluetooth, USB-IF, và, có Chúa mới biết là còn những công ty nào nữa sẽ tham gia vào cuộc chiến … Toàn bộ nền công nghiệp ăn theo của con cọp giấy Trung Hoa sẽ ra sao?
Không có sự chấp thuận của SDA hoặc USB-IF thì sẽ không có FiiO hay Anker hoặc hàng ngàn công ty lớn nhỏ khác của Tàu đang sản xuất các sản phẩm từ tai nghe không dây cho đến camera hành trình, camera quan sát hay thậm chí là một sợi dây sạc pin đơn giản. Không có sự chấp thuận của Wi-fi Alliance hay thậm chí là Không Quân Hoa Kỳ với quyền sở hữu hệ thống các vệ tinh GPS toàn cầu thì sẽ không có những chiếc xe điện không người lái hay Didi Chuxing (một thứ Uber hay Grab của Tàu). Không có GSM Association thì sẽ không có sự hiện hữu của những hệ thống trả tiền bằng điện thoại sử dụng công nghệ NFC hiện đang phát triển rộng bên trong bức màn tre như AliPay hay WeChat … Liệt kê cả ngày cũng chưa hết…
Không chỉ có mỗi mình Huawei là mục tiêu của cuộc thương chiến này. Huawei chỉ là “đại diện”, một thứ Proxy không hơn không kém.
Không có Hoa Kỳ thi sẽ không có một Trung Hoa kỹ thuật số. Đơn giản là như thế.
Huyền Đao Khách
(*) Tựa BBT đặt từ ý của bài