"Vén màn" bí ẩn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Trên mặt trận thương mại, Mỹ và Trung Quốc đang liên tiếp áp thuế theo kiểu "ăn miếng trả miếng". Trung Quốc nếu không có những nhượng bộ cần thiết thì chắc chắn sẽ tiếp tục "nếm trái đắng", khi gần đây, họ bị "đánh hội đồng" không chỉ từ các lệnh trừng phạt của Mỹ (15-5), mà còn từ các đồng minh của nước này đối với tập đoàn công nghệ Huawei.
Luật chơi của Mỹ
Cụm từ “cuộc chiến thương mại Mỹ -
Trung” khiến thế giới liên tưởng đến những cuộc chiến thương mại mà Mỹ
đã từng phát động trong quá khứ: Thứ nhất,
Tổng thống Mỹ H. Hoover (6-1930) đã ký Đạo luật Smoot-Hawley. Theo luật
này, Mỹ tăng thuế đối với hơn 20.000 mặt hàng để bảo vệ nông dân Mỹ khi
nền sản xuất nước này rơi vào suy thoái, đưa mức thuế nhập khẩu trung
bình của Mỹ lên trên 45%. Mức thuế này đã khiến giá cả của nhiều mặt
hàng, kể cả những loại hàng hóa phổ biến như trứng, đường và hành tây
đồng loạt “leo thang”. Và tất nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có Canada và nhiều nước châu Âu đã cùng bắt tay trả đũa thuế quan
đối với các sản phẩm của Mỹ. Kết quả là, kinh tế Mỹ rối loạn, kinh tế
thế giới lâm vào đại khủng hoảng, thương mại toàn cầu sụp đổ cho đến năm
1934.
Thứ hai, vào
thập niên 1980, nước Mỹ thời R. Reagan tuyên bố chiến tranh thương mại
với Nhật Bản, đánh thuế xe ô tô, mô tô lên tới 45% và 100% sản phẩm điện
tử. Kết quả là nước Mỹ giành thắng lợi, nhưng không nhiều, nước Nhật
thua thảm, lúc đó nước Nhật đang ngấp nghé chiếm vị trí số 1 của kinh tế
Mỹ, sau cuộc chiến thương mại, Nhật Bẩn tụt xuống thứ 3.
Thứ ba,
Tổng thống Mỹ George W. Bush nâng thuế nhập khẩu thép từ 8% đến 30% vào
năm 2002, GDP của Mỹ giảm 30,4 triệu USD, mất khoảng 200.000 việc làm,
trong đó 13.000 việc làm thuộc những ngành liên quan đến sản xuất thép.
Có thể thấy, Mỹ luôn chủ động tạo "cuộc chiến" nhằm điều chỉnh các chiến
lược của nước này, ngăn chặn các nước phát triển đe dọa vị trí "độc
tôn" của Mỹ, "ép" các nước khác phải tuân theo luật chơi của Mỹ.
Cạnh tranh thương mại hay cuộc đua chính trị?
Trong bối
cảnh hiện nay cũng vậy, Tổng thống Mỹ D. Trump không bắt buộc phải cứu
nền kinh tế. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc diễn ra từ lâu, và nó
ảnh hưởng không tức thời đến nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, để chuẩn bị cho
cuộc chiến thương mại, ông D. Trump đã giảm thuế cho doanh nghiệp, thực
hiện các biện pháp kích thích khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ rất khả quan
với tỷ lệ thất nghiệp thấp, đạt mức kỷ lục trong hơn 50 năm qua.
Theo thống kê, kinh tế Mỹ trong quý I
năm 2019 tăng trưởng ấn tượng; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tạm dừng
chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ 3 năm qua, dự kiến không nâng lãi
suất trong năm 2019. Cụ thể, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,2% trong quý I
năm 2019; tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,6%, mức thấp nhất trong 50 năm qua.
Tuy
nhiên, ông vẫn tuyên bố áp mức thuế 25% đối với lượng hàng hóa trị giá
hơn 200 tỷ USD của Trung Quốc, đồng thời cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối
với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD. Nó không đơn
thuần xuất phát từ lý do Trung Quốc (3-5) bất ngờ đưa ra bản dự thảo mới
(dài 150 trang) thay đổi nội dung cốt lõi hai nước đã đạt được trong 10
vòng đàm phán trước. Mà đó là một việc đã được hoạch định trước và xuất
phát từ cách nhìn, cách đánh giá thế giới của ông.
Với D.
Trump, đây là việc làm cho nước Mỹ giữ chắc vai trò "bá chủ thế giới"
đang bị Trung Quốc thách thức. Nước Mỹ đang có nguy cơ mất vị trí. Đây
là cuộc đấu chính trị giữa hai hệ thống khác nhau. Do đó, cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung lần này sẽ gay go và khốc liệt hơn của H. Hoover
và R. Reagan rất nhiều.
Giới
quan sát quốc tế cho biết, Mỹ hằng nuôi hy vọng thông qua việc tiếp
cận, thúc đẩy Trung Quốc hội nhập với trật tự do Mỹ chủ đạo để "cảm hóa"
và "thay đổi" Trung Quốc. Song, 40 năm trôi qua (từ thời Tổng thống
Nixon), Mỹ mới nhận ra rằng, nước Mỹ không những không làm thay đổi được
Trung Quốc mà còn bị Trung Quốc dẫn dắt vào "ma trận" chiến lược của
họ.
Sau 40 năm cải cách và mở cửa (từ
1978), cấu trúc kinh tế và chính sách quản lý vĩ mô của Trung Quốc đã và
đang trải qua những thay đổi to lớn, tạo đà tăng trưởng nhảy vọt, năng
lực sản xuất và trình độ phát triển kinh tế gia tăng
Ngoảnh
đầu nhìn lại, Mỹ chơt bừng tỉnh và nhận ra chính mình mới là người bị
Trung Quốc "dắt mũi". Nhiều năm qua, Trung Quốc đã thực hiện chính sách
mở cửa hiệu quả, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và phương thức quản lý của
Mỹ và phương Tây để phục vụ cho phát triển đất nước.
Với tốc
độ phát triển chóng mặt (bình quân 9,8%/năm trong 40 năm qua), Trung
Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới, chỉ đứng sau Mỹ và khoảng cách ngày càng bị rút ngắn.
Theo dự
báo của các chuyên gia, đến năm 2024, nếu tiếp tục tăng trưởng như các
năm trước, thì tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ với 20.814
tỷ USD so với 20.600 tỷ USD của Mỹ. Thậm chí, sau Đại hội 19 Đảng Cộng
sản, Trung Quốc tuyên bố đi vào "thời đại mới" với chiến lược hai bước
2035 và 2050, biến Trung Quốc thành một cường quốc Xã hội chủ nghĩa hiện
đại, Trung Quốc càng ở một tầm cao mới, càng là một đối thủ khó đối phó.
Sự điều chỉnh đúng lúc của Mỹ?
Có lẽ là
hơi muộn nhưng người Mỹ đã nhận ra điều này và từ đó dẫn đến sự điều
chỉnh chiến lược của Mỹ mà chính ông Trump là người thể hiện chính sách
đó một cách quyết liệt và được "mở màn" bằng cuộc chiến thương mại, đến
lúc này là cuộc chiến công nghệ. Trung Quốc phần nào đang dè dặt trước
Mỹ, khi nước này trừng phạt công ty công nghệ hàng đầu Huawei; kêu gọi
các công ty lớn khác của Mỹ và các nước đồng minh ngừng hoạt động với
tập đoàn này.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt (Nguồn: MarketWatch )
Mục tiêu
của ông Trump chắc chắn không chỉ là bắt Trung Quốc phải nộp thêm hàng
trăm tỷ tiền thuế hoặc phải nới rộng hơn các điều kiện làm ăn của các
công ty Mỹ trên thị trường Trung Quốc mà còn nhằm tới mục tiêu sâu xa
hơn, mang tính chiến lược hơn. Đó là ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung
Quốc, vô hiệu hóa từ xa các thách thức từ Trung Quốc đối với vai trò
lãnh đạo thế giới của Mỹ; đả kích uy tín, đạo đức kinh doanh, "tính trái
luật" trong các hành vi thương mại của Trung Quốc, cố tình tạo ra hình
ảnh "một Trung Quốc không đáng tin cậy", làm mất thanh danh của Trung
Quốc, đánh sập địa vị "động lực tăng trưởng" của kinh tế thế giới mà
nhiều đối tác đang vun vào cho Trung Quốc.
Kinh tế luôn đi liền với chính trị
Theo nhận định của giới chuyên gia,
"cuộc chiến thương mại" không đơn thuần xuất phát từ những lợi ích kinh
tế, ví như việc Mỹ cấm vận, trừng phạt Triều Tiên trong vấn đề sử dụng
vũ khí hạt nhân, đó không phải là chiến tranh thương mại, mà là sử dụng
các công cụ kinh tế một chiều để đạt phục vụ mục đích trong chính trị,
đối ngoại. Cuộc chiến thương mại là sự giao thoa của những toan tính lợi
ích về kinh tế, chính trị nội bộ và chính trị quốc tế.
Cần nhớ lại rằng, tháng 11-2016, ông D.
Trump giành chiến thắng trước bà H. Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống
Mỹ bởi đã đánh trúng vào tâm lý “kẻ thua” của những người Mỹ da trắng
bị “bỏ rơi” sau nhiều thập kỷ, tiêu biểu nhất là từ những vùng công
nghiệp nặng đang sa sút.
Tổng thống Mỹ D. Trump ký sắc lệnh trừng phạt tập đoàn Huawei của Trung Quốc (Nguồn: Reuters)
Tuyên bố
“làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” nhằm khơi dậy mơ ước được quay trở lại thời
kỳ hoàng kim của những thành phố công nghiệp nặng như Detroit, của
những người Mỹ da trắng làm chủ chính mảnh đất của mình. Việc tăng thuế
đối với các mặt hàng Trung Quốc, trừng phạt công ty công nghệ Huawei để
ông D. Trump thể hiện rằng mình đã thực hiện lời hứa đó. Và hơn hết, cái
đích ông nhắm tới là mốc sự kiện tái tranh cử Tổng thống vào năm 2020.
Như vậy,
những động thái liên tiếp trong thời gian qua về cuộc chiến thương mại
Mỹ - Trung không chỉ là sự cọ xát thương mại thông thường mà là sự cạnh
tranh địa chiến lược giữa hai đối thủ giành vị thế "bá chủ thế giới".
Sau khi nhìn lại các cuộc chiến thương mại trong lịch sử Mỹ, có thể ngầm
dự đoán được ai sẽ giành được thế chủ động và ai sẽ phải linh hoạt điều
chỉnh lại chiến lược để tránh nhưng tác động nghiêm trọng tới nền kinh
tế, vổn định chính trị.
No comments:
Post a Comment