Monday, November 28, 2016

41 years later

Trong phóng sự trước, CLB Nhà báo trẻ đã đưa ra ánh sáng về quá  khứ khiếp nhược đầu hàng địch, phản bội cách mạng, phản bội đồng chí, đồng đội của Nguyễn Công Khế mà y đã ém nhẹm suốt gần nửa thế kỷ, tưởng chừng vĩnh viễn che mắt được người đời. Suốt hơn 40 năm qua, tên Khế đã vin vào ánh hào quang ảo tưởng của quá khứ, lừa gạt lãnh đạo để trục lợi trên xương máu đồng đội. Chưa hết, Nguyễn Công Khế đã cam tâm phản quốc khi chấp nhận làm gián điệp cho địch và đã được biên chế tại Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chế độ Việt Nam Cộng Hòa…
Trong khi Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị phối hợp cùng chính quyền cách mạng nổi dậy cướp chính quyền thì bị lộ kế hoạch. Ngày 15/5/1972, Nguyễn Công Khế (vừa được phân công Bí thư Chi đoàn trường Phan Chu Trinh được 03 ngày) cùng 32 đồng chí khác đồng loạt bị bắt. Khi sa vào tay địch, trái ngược với khí tiết của những đồng đội, Khế đã khiếp nhược tuôn tất tần tật những gì y biết về Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng và Đoàn Thanh niên Cách mạng. Sự hèn nhát, phản bội còn chưa dừng lại ở đó, Khế tiếp tục ngoan ngoãn nằm vùng trong tù theo lời chiêu dụ của địch. Đây chính là nguyên nhân Khế tỏ ra hoạt động năng nổ hơn rất nhiều so với thời gian còn tự do, được các đồng chí cấp trên là Đặng Thanh Tịnh, Đặng Thái, Ngô Minh Hải,… (thời gian ở nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng) và sau này là Lê Đình Thụ (Võ Hồng Nguyên - Trưởng ban Công vận, Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định), Trương Văn Khuê, Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm,… (thời gian ở nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn) tín nhiệm, được tham gia hội họp, tiếp cận nhiều thông tin quan trọng. Các thông tin Khế thu thập được từ các đồng chí, đồng đội đều được chính quyền VNCH khai thác triệt để nhằm dằn mặt phong trào trong tù và trấn áp các hoạt động cách mạng bên ngoài.

Kẻ gây bao tội lỗi với cách mạng, với nhân dân, với đồng chí, đồng đội năm xưa nay đã chuyển nghề buôn chính trị...

...và buôn gái 
Sự khiếp nhược đầu hàng, làm tay trong cho địch của của Khế đã khiến nhiều cơ sở của ta tại Đà Nẵng tiếp tục bị lộ, nhiều đồng chí bị địch bắt giữ, thủ tiêu. Trong đó phải kể đến trường hợp đồng chí Trần Phú Quý (bí danh Trần Đức, sinh năm 1953, học sinh trường Bồ Đề, Phó Chủ tịch Ngoại vụ Ban chấp hành Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng). Anh là người sáng lập và điều hành tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” hoạt động từ năm 1970, được đông đảo học sinh, sinh viên đón nhận, mỗi số ra cả nghìn tờ, là nỗi kinh hoàng của chính quyền chế độ cũ tại Đà Nẵng. Dù bị truy soát gắt gao nhưng tờ báo vẫn hoạt động an toàn suốt 3 năm cho đến khi bị tên Khế chỉ điểm. Một ngày cuối năm 1972, lực lượng Cảnh sát Quốc gia thị xã Đà Nẵng đã bố ráp cơ sở in báo tại nhà bà Trần Thị Nghệ (tại số 136, Hoàng Diệu, Đà Nẵng), toàn bộ đội ngũ in ấn, phát hành tờ báo đồng loạt bị bắt, riêng đồng chí Trần Phú Quý đã anh dũng hi sinh ngay hôm ấy.
Đồng chí Trần Phú Quý  đã anh dũng hi sinh để bảo vệ tờ báo “Tiếng gọi Học sinh” khi bị tên Khế chỉ điểm
Với các “thành tích” ấy, sau khi chuyển vào nhà lao Chí Hòa, Sài Gòn (1973), dù hồ sơ vẫn “được” ghi là Việt Cộng nhưng tên Khế đã thuộc biên chế của Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp, thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo (Central Intelligence Office) của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Để qua mặt những người bạn tù, mỗi khi cần lấy thông tin, địch đều đưa tên Khế vào phòng “Điện ảnh” (trên danh nghĩa là phòng thẩm vấn cách ly), một số lần hiếm hoi Khế phải dùng “khổ nhục kế” bằng vài vết bầm để che mắt, lấy điểm với đồng đội.

Tháng 2/1975, Nguyễn Công Khế được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trả tự do tại Đà Nẵng. Suốt thời gian sau đó cho đến khi đất nước giải phóng, Khế tiếp tục hoạt động gián điệp, đều đặn cung cấp tin  tức từ vùng cách mạng về Phủ Đặc ủy. Tháng 3/1975, Khế được các đồng chí lãnh đạo Nguyễn Thanh Năm (tức Năm Dừa, Thường vụ Đặc khu ủy) và Phan Văn Nghệ (Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đà) giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Lực lượng Thanh Niên Bảo vệ Thành phố Đà Nẵng, lực lượng này có nhiệm vụ tổ chức nổi dậy bên trong, phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy vào giải phóng thành phố Đà Nẵng. Tin tình báo tối quan trọng của Khế về việc “Việt Cộng” chuẩn bị tấn công tổng lực vào thành phố Đà Nẵng lập tức được gửi về Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngay sau đó thông qua ông chú ruột Nguyễn Đoan, đang là Thiếu úy Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Bản khai lý lịch Nguyễn Công Khế năm 1982, xác nhận thành phần gia đình tham gia cả hai bên Quốc – Cộng, trong đó có chú ruột Nguyễn Đoan mang hàm Thiếu úy Quân lực VNCH
Qua bản báo cáo thành tích của người bảo lãnh mang lon Đại úy Quân lực VNCH Lương Quang Khôi đang làm việc tại Ban “Z” (Ban Chính trị, thuộc Nha Tình báo Quốc nội, Phủ Đặc ủy TW Tình báo), Nguyễn Công Khế đã được Chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng) để mắt tới và quyết định đưa về Phủ Đặc ủy. Công văn ngày 15/4/1975 do Lê Nguyên Tân, Phụ tá Điều hành của Phủ Đặc ủy ký gửi giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp với nội dung ghi rõ: “Chấp hành lệnh của Chuẩn Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo đề nghị ông Giám đốc Trung tâm Thẩm vấn Tam Hiệp chấp thuận cho Đại úy Lương Quang Khôi được ủy quyền nhận tên Việt Cộng Nguyễn Công Khế về Phủ Đặc Ủy nhận công tác”.

Công văn đóng dấu “KÍN” (BÍ MẬT) của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa về việc nhận Nguyễn Công Khế về công tác
Tuy nhiên, tin tình báo của Khế lúc này không còn nhiều tác dụng vì tình hình quân đội VNCH đã bắt đầu rệu rã ngoài chiến trường, binh lính hoang mang, mất tinh thần, chính quyền Thiệu không thể trở tay trước sức tấn công như vũ bão của Quân Giải phóng. Và ngày 24/4/1975, tướng Nguyễn Khắc Bình cùng phụ tá Lê Nguyên Tân đã lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp.

Gia đình Tướng Nguyễn Khắc Bình, Đặc ủy trưởng Trung ương Tình báo VNCH hiện đang định cư ở California, Hoa Kỳ
Cây “đinh” Nguyễn Công Khế của Phủ Đặc ủy cắm trong tim chính quyền cách mạng đã bị bỏ rơi từ đó. Khế quay trở lại làm “tròn vai” một chiến sĩ trung kiên. Nực cười và đáng xấu hổ là sau khi đất nước thống nhất, tên Khế lại được phong tặng “Huân chương Giải phóng” và “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” theo quy trình khen thưởng vô trách nhiệm của cơ chế “xin - cho”.

Chứng nhận được thưởng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của Nguyễn Công Khế
Như vậy, việc Nguyễn Công Khế khiếp nhược đầu hàng, chấp nhận làm tay sai cho địch tưởng chừng đã quên lãng theo dòng chảy thời gian, gần nửa thế kỷ sau đã được CLB Nhà báo trẻ làm sáng tỏ. Mọi việc vẫn chưa kết thúc khi một nghi án mới được mở ra, theo một thông tin chưa kiểm chứng từng lan truyền trên mạng: Vị “minh chủ” mà Khế đang theo “phò” trong thời gian làm du kích, bị địch bắt năm 1971 tại Đức Hòa, Long An và bị giam tại nhà tù Côn Đảo, trong thời gian ở tù không chịu nổi tra tấn cũng đã quy hàng địch, nghi án này chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vào thời điểm thích hợp.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, một quả đạn pháo 130mm của Quân giải phóng bắn trúng bốt điện Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, một tiếng nổ cực lớn và tiếp theo là cả khu vực mất điện. Ngay sau đó, Phòng Tình báo miền B2 (nay thuộc Tổng cục Tình báo Quân đội) đã nhanh chóng xuất hiện, bảo vệ nguyên trạng Phủ Đặc ủy. Trong các phòng giam lúc đó, phòng hỏi cung, dấu máu của các chiến sĩ tình báo, giao liên bị tra tấn đây đó vẫn chưa khô. Hệ thống máy móc mật mã của Phủ Đặc ủy rất hiện đại đã được giữ gìn nguyên vẹn... Đặc biệt, hệ thống con dấu, hồ sơ của Phủ Đặc ủy vẫn còn nguyên, địch tháo chạy đã không kịp hủy bỏ!
Những kẻ thủ ác năm xưa, đến nay vẫn tiếp tục dùng miệng lưỡi trơn tru để lừa gạt TW, giới trí thức và nhân dân (Cựu Giám đốc Nha cảnh sát Đô thành Sài Gòn Triệu Quốc Mạnh, tay buôn chính trị Nguyễn Công Khế và ông Lê Hiếu Đằng tại căn nhà rộng 51m2, số 60 Thạch Thị Thanh, Q1, TPHCM của vị "minh chủ"  vào tối mùng 5 tết Nhâm Thìn - 2012)
Đón xem kỳ tiếp:  Nguyễn Công Khế mở trụ sở TNCorp tại Mỹ, tẩu tán ngoại tệ ra nước ngoài để làm gì?
CLB Nhà báo trẻ


Inline image 1

Tấm gương sáng để ngưỡng mộ !






http://www.kvinh19.com/Picture12/Freeney.jpg 
Chuck Feeney

Đây là một ông lão mới thoạt nhìn trông nghèo khó và keo kiệt....
Ông đã 76 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay cũng không hợp thời. Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có xe hiệu riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải.
Mặt khác, nếu bạn cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn; nếu bạn ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc bạn tắt đèn.
Một ông già “nghèo khó” như vậy, bạn có biết trước 76 tuổi ông đã làm những việc gì chăng?
Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ. Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Cho đến nay, ông đã quyên 4 tỷ đô la, còn 4 tỷ nữa đang chuẩn bị quyên góp.
Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền – 
ông là Chuck Feeney.
Trước mắt, Chuck Feeney còn ba nguyện vọng: Một là trước năm 2016 quyên hết 4 tỷ đô la còn lại. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đô la chảy về các nơi cần trên thế giới.
Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: 
“Trong khi hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình.
Sau khi việc thiện của Chuck Feeney bị tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước gia tài hàng tỷ đô la kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney mỉm cười kể cho mọi người một câu chuyện:
“Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào.”
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney nói:
“Mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời.”
Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình?
Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người .
 Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi đựng.”

Friday, November 25, 2016

Vợ Chồng Điệp Viên


         ------------------------------ Phạm Thành Châu


 Vợ Chồng Điệp Viên 
 
Học xong trung học, tôi thi vào Đại Học Sư Phạm ban Anh Văn. Trong thời gian là sinh viên tôi còn làm việc cho số 3 Bạch Đằng. Đó là cách nói gọn của phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi làm tình báo vì có máu phiêu lưu, thích chuyện mạo hiểm, sau nầy lại thêm mối thù việt cộng giết cha tôi. Ông già tôi là chủ một nhà máy xay lúa nhỏ ở vùng quê tỉnh Bạc Liêu. Vì là vùng mất an ninh nên phải đóng thuế cho việt cộng, ấy vậy mà cũng bị chúng nửa khuya đến gõ cửa đem ra đồng bắn bỏ. Cả mấy năm sau, tôi cố tâm điều tra mới biết rõ thủ phạm là một tên nằm vùng trong xóm, chỉ vì một xích mích nhỏ, hắn dẫn đồng bọn về giết người. Dĩ nhiên tôi trả thù. 
Sau khi tốt nghiệp sư phạm, trong lúc chờ sự vụ lệnh, tôi lẻn về nhà trốn trong phòng không cho hàng xóm biết, đến khuya tôi đến nhà hắn, nằm sau hè chờ. Ở thôn quê không có phòng vệ sinh trong nhà, khi cần thì ra sau vườn. Qua đêm thứ hai hắn mở cửa ra đi tiểu, tôi chĩa súng vào lưng hắn.
- Đồng chí ra ngoài kia trả lời trước tổ chức về vài việc cần gấp.
Hắn sinh nghi định phản ứng, tôi giáng cho một bá súng vào đầu, hắn bất tỉnh, tôi cột chân tay hắn, cõng trên lưng, ì ạch băng đồng ra chỗ bọn chúng giết cha tôi. Tôi khai thác tận tình cho đến khi hắn thú nhận tội giết cha tôi, lúc đó tôi mới cho hắn biết sự thật. Hắn van lạy, nhưng vô ích, hình ảnh cha tôi chết oan ức, mắt vẫn mở trừng trừng khiến tôi sôi gan. Sau đó gia đình tôi bán nhà máy xay lúa, bán nhà lên Sài Gòn ở. Tốt nghiệp xong tôi được điều đi các tỉnh dạy học. Sau mỗi công tác tình báo dù thành công hay thất bại tôi lại chuyển qua tỉnh khác.
Câu chuyện bắt đâu khi tôi được giao cho việc theo dõi một cô thợ may ở ngoại ô một thành phố ven biển miền trung. Nguyên nhân là thỉnh thoảng lại có truyền đơn rải vào buổi sáng trên con đường vào thị xã. Đây là con đường mà đa số nông dân thường đem nông sản vào chợ bán. Họ chở bằng xe đạp, xe lăm hay xe bò. Sáng sớm nào cũng có cảnh sát rình ở đó nhưng chẳng thấy ai đáng tình nghi cả. Sau phải cho người nằm sát lề đường mới khám phá ra một cô gái đi xe đạp chở rau muống phía sau, dưới chân chỗ bàn đạp để mớ truyền đơn, cứ dỡ nhẹ chân là truyền đơn rơi xuống đường khó mà thấy được nhất là ở quãng đường tối. 
Qua điều tra đây là cô thợ may nhà ở vùng ngoại ô, sát địa giới thành phố. Sau nhà là một vạt ruộng nhỏ trồng rau muống, mỗi sáng cô chở rau vào chợ bán sỉ cho bạn hàng rồi về ngay. Cô sống với một mẹ già hơn sáu mươi tuổi. Gọi là tiệm chứ thực sự là một bàn máy may phía trước, cách một tấm vách cót là giường ngủ của hai mẹ con vừa làm chỗ thử áo quần. Gia đình nầy mới từ một quận miền núi về hơn một năm nay. Theo báo cáo, trước đó cô là nữ sinh trung học, sau theo nghề may. Tiệm của cô khá đông khách vì cô hiền lành, vui vẻ lại lấy công rất rẻ, có lẽ đây là trạm giao liên hơn là cơ sở kinh tài của địch.
Nhiệm vụ của tôi là tìm cách tiếp cận cô để theo dõi. Tôi sẽ đóng vai một kẻ si tình cô, gặp gỡ cô mà bọn chúng không thể nghi ngờ, hoặc tốt hơn nữa sẽ được móc nối làm việc cho chúng. Một buổi sáng chủ nhật tôi chạy xe gắn máy gần đến nhà cô thì xe chết máy phải dừng lại sửa. Tôi vào tiệm xin cô miếng giẻ rồi loay hoay mở máy ra chùi, thay bu gi, tháo bình xăng con... toát mồ hôi mà xe vẫn không nổ. Tôi xin cô miếng nước uống và ngồi trước hiên nhà cô hỏi vài câu vơ vẩn rồi dẫn xe về. 
Qua hôm sau tôi đem một xấp vải đến nhờ cô may cho một áo sơ mi. Lần nầy tôi được cô mời vào nhà vì tôi là khách. Thế rồi, thỉnh thoảng tôi lại nhờ cô may một thứ gì đó và tôi ngập ngừng nói là tôi làm thế để được dịp gặp cô, không gặp tôi nhớ. Cô có vẻ bất ngờ, nhưng yên lặng. Những lần sau cô lại càng giữ ý, nhưng tôi bắt gặp trên đôi mắt cô mỗi khi thấy tôi, long lanh niềm vui. Trong lúc trò chuyện tôi cho cô biết về gia đình tôi rằng ông già tôi tham gia mặt trận bị quân đội Quốc Gia hành quân bắn chết. Thỉnh thoảng tôi đi chùa nghe thuyết pháp hoặc tham gia mít ting, tôi phát ngôn bừa bãi ra người bất mãn chế độ. Sau một thời gian lạnh lùng, giữ kẽ, cô có vẻ thân thiện, vui vẻ hơn. Kẻ thù trong bóng tối đang kéo dần con mồi về phía chúng, tôi biết mình đã được để ý, nhưng chỉ đến đấy thì hầu như bế tắc, tôi không biết được những gì chúng tôi cần.
Một sáng chủ nhật, như thường lệ tôi đến thăm cô, nhưng đến nơi chỉ thấy một đống tro tàn đang bốc khói. Thì ra, không hiểu vì sao lúc khuya lửa bắt cháy, hai mẹ con chỉ kịp chạy thoát thân. Tôi khuyên nhủ nhưng cô vẫn lắc đầu lo lắng.
- Tiền mua bàn máy may, mua miếng đất em trả chưa hết nợ, còn quần áo của khách nữa, họ nói bao nhiêu phải cố mà trả. Nhưng em còn đồng nào đâu!
Tôi hứa với cô là sẽ hết lòng tìm cách giúp đỡ. Thế rồi tôi về bán chiếc xe gắn máy. Nhờ bà con chung quanh phụ giúp nhặt nhạnh những miếng tôle còn xài được, mua ít vật liệu, dựng lại căn nhà mới cũng khang trang, ngoài ra còn mua được một bàn máy may mới nữa. Chỉ trong một tuần tôi lo toan cho cô chu toàn. Từ đấy thái đọâ của cô đối với tôi thay đổi hẳn. Chúng tôi thường đưa nhau đi xem hát, ăn quà rong, đôi khi cô đến nhà trọ thăm tôi nữa. Mỗi khi đi với nhau cô thường chải chuốt, thoa chút phấn hồng trên má, trông cô đẹp hẳn ra, như lột xác từ một cô thợ may lọ lem thành một nàng tiên, nhưng đối với tôi, đi bên cô, nhất là những chỗ vắng, tôi có cảm giác rờn rợn, tưởng như mình đang đứng trước đỉnh đầu ruồi của một họng súng nào đó trong bóng tối. Vì nghề nghiệp, lúc nào tôi cũng cảnh giác, ngụy trang, dọ dẫm tìm một chỗ an toàn phía sau lưng.
Một lần cô ghé nhà trọ thăm tôi, có một bà hàng xóm biết cô là thợ may đến năn nỉ cho con gái học nghề may. Cô là học sinh thi hỏng tú tài, muốn theo nghề may để phụ giúp gia đình. Nghe tôi nói thêm vào cô ta có vẻ bằng lòng nhưng hẹn ít hôm nữa mới trả lời, có lẽ chờ quyết định của tên đầu sỏ, chỉ huy cô. Tuần sau cô đồng ý nhận học trò. Được độ ba tháng nhờ sáng ý, cô bé học nghề khá tiến bộ. Tiệm may cũng đông khách hơn trước. 
Một hôm tôi gọi riêng cô bé hàng xóm qua nói chuyện.
- Em học nghềø may với chị Lan đến đâu rồi?
- Em cắt chưa vững nhưng may thì khá lắm, khách nào cũng khen đường chỉ em thẳng, mịn và đẹp.
- Có lẽ cần một máy may nữa mới phụ chị Lan kịp giao hàng cho khách.
- Em cũng nghĩ vậy nhưng không có tiền.
Tôi tâm sự với cô học trò.
- Như em biết, thầy và chị Lan yêu nhau, dự định sẽ làm đám cưới, nhưng thầy còn ngại hình như chị Lan đang yêu ai nên thầy nhờ em giúp thầy tìm hiểu chị Lan xem có ai đến thân mật chuyện trò với chị ấy không? Em sẽ chẳng làm gì cho chị ấy nghi ngờ. Thầy có cái máy nầy, sẽ giấu dưới xách tay của em, khi đến nơi, em chỉ cần mắc xách tay sau lưng chỗ ngồi của em sát vách với phòng thử áo quần. Chỉ thế thôi, đừng cho bất cứ ai biết chuyện nầy. Nếu chị Lan hay ai bắt gặp cứ bảo rằng đó là máy thu thanh, thầy sẽ chỉ em cách mở nghe đài phát thanh. Em cũng đừng cho chị ấy biết là thầy cho em mượn tiền mua máy may, sợ chị nghi ngờ, ghen tuông phiền phức.
Thế là chúng tôi nghe rõ những trao đổi, bàn bạc với nhau của bọn chúng trong phòng thử quần áo. Một bộ phận khác rình thu hình những khách hàng khả nghi và tiến hành điều tra. Chúng tôi gần như nắm vững tất cả những tên nằm vùng, cơ sở kinh tài, nơi chứa chấp những tên xâm nhập nữa, nhưng tên đầu sỏ vẫn chưa tìm ra!?
Trong nghề nầy, một chút sơ ý là chết. Như cô thợ may, bị chúng tôi theo dõi mà không hay biết. Cô với tôi như hai tay  nhu đạo đang lừa nhau để vật đối thủ xuống, cô đã bị thất thế hoàn toàn, nhưng tôi chưa ra tay và chờ cô ra đòn. Có thể cô làm bộ chuyện trò, hỏi han để tìm hiểu tôi hoặc rủ tôi một chiều nào đó ra vùng quê hóng gió tâm sự... Nhưng tuyệt nhiên chuyện đó không xảy ra. Cô lúc nào cũng ít nói, dịu dàng, nhưng như thế lại càng làm tôi e ngại và thấy cô rất bản lĩnh, rất nguy hiểm. Đi bên cô tôi cố làm vẻ sung sướng, hạnh phúc nhưng thật sự tôi có cảm tưởng cô như con rắn độc, chỉ một tích tắc cô hành động là đời tôi tàn ngay. Mạng tôi đổi mạng cô thì không xứng. Thế nên tôi chẳng hứng thú gì trong vai trò nầy cả. Tôi được lịnh phải tiến xa hơn tức là phải chung đụng xác thịt để giữ chặt con mồi, nhưng tôi không làm được. Dù cô có yêu tôi thực hay giả vờ tôi cũng quyết không đụng chạm đến nơi thiêng liêng đó của người con gái. Đó là yếu điểm của một tên tình báo non tay nghề như tôi.
Mùa hè năm đó, đối phương lên phương án tấn công tỉnh. Mẻ lưới được tung ra. Chúng tôi dự định hành quân vào lúc khuya. Buổi chiều cô bé học may về báo cho tôi biết là lúc trưa có một ông sư khất thực đến trước nhà, cô Lan ra cúng dường, ông sư lầm thầm tụng kinh chúc phúc như mọi khi, nhưng lúc quay vào, thấy mặt cô tái mét, người cứ run lên bần bật...Chúng tôi đề nghị cảnh sát hành quân sớm hơn dự định. Thế là cả bọn bị tóm, kể cả chính tôi cũng bị cảnh sát đến gõ cửa, còng tay, đẩy lên xe cây.
Thường thì sau khi vở kịch đã hạ màn như thế, tôi thảnh thơi nghỉ ngơi rồi nhận công tác mới. Nhưng không hiểu sao hình ảnh cô ta vẫn nguyên vẹn trong đầu tôi. Khi cô bị bắt, bị giam giữ, lòng trắc ẩn của tôi lại nổi lên. Đàn bà, con gái, trẻ con không có chỗ trong chiến tranh, họ phải được ở hậu phương, phải được thường xuyên che chở, bảo vệ. Một cô gái vô ý vấp ngã thấy đã động lòng rồi, huống gì cô thợ may hiền lành, dịu dàng kia đang bị nhốt trong nhà giam sau những song sắt như một con thú đã bị săn bắt, chờ ngày bị đem xẻ thịt. 
Tôi đã nhiều lần bí mật nhìn cô ủ rũ ngồi ở một góc phòng giam, héo úa như không có linh hồn, không còn cảm giác, suy nghĩ gì. Tương lai là chết rũ trong tù, tình yêu, hy vọng của tuổi thanh xuân coi như đã chấm hết. Đối với cô, tôi thấy thật bất nhẫn, lừa gạt một cô gái dù cô ta được điều khiển từ trong bóng tối. Và khi cảm tưởng cô không còn là kẻ thù của tôi nữa, sự cảnh giác đã được gạt bỏ, như bụi bặm trên một bức tranh đã được chùi sạch, để lộ ra hình ảnh trong sáng, dịu dàng của cô trong tâm trí tôi. Thế nên tôi đề nghị thả cô ra để cho những con mồi khác đến móc nối lại với cô. 
Từ phòng giam, tôi lại được gọi lên để đối chất về sự liên hệ giữa tôi và cô. Chúng tôi xác nhận có yêu nhau nhưng  chẳng biết gì về việt cộng cả và anh cảnh sát thẩm vấn (vờ) tin ngay là thật, anh hứa sẽ thả chúng tôi ra và anh bỏ đi làm giấy tờ. Tôi đến ngồi gần cô cầm lấy tay cô, cô ngước nhìn tôi và lắc đầu, có lẽ cô cho rằng lời anh thẩm vấn viên chỉ là cái bẫy, nhưng tôi cố tình cho cô hiểu tôi là người có thẩm quyền, tôi cứu cô ra vì tôi yêu cô.
- Như em đã nghe lúc nãy, anh xin bảo lãnh em và chịu trách nhiệm liên đới về những hành động của em sau nầy. Nếu em thương yêu anh thực lòng thì em hãy lánh xa những gì có thể gây nguy hiểm cho em. Em còn mẹ già phải nuôi dưỡng, rồi em sẽ lập gia đình, có con cái, sống hạnh phúc như bao người bình thường khác. Đừng dại dột nữa, không phải anh sợ bị vạ lây nhưng nếu em gặp chuyện không may anh sẽ đau khổ lắm. Anh sẽ thu xếp cho em và mẹ em vào Sài Gòn sống lẫn trong đồng bào thì sẽ không có ai quấy rầy em nữa. Chúng mình sẽ làm đám hỏi và khi nào anh vận động xin về dạy gần Sài Gòn sẽ làm đám cưới.
Cô cúi đầu yên lặng nghe, rồi cô nắm tay tôi đặt lên đùi cô, siết nhẹ. Một giọt nước mắt rơi trên tay tôi. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Cô đã hiểu ý tôi. Cô viết cho mẹ cô một lá thư, dặn bán nhà để chuẩn bị về quê, chỉ giữ lại bàn máy may. 
Sau đó chúng tôi lặng lẽ về Sài Gòn. 
Nhờ bạn bè giúp đỡ, tôi tìm mua được một căn nhà nhỏ ở chợ Cây Quéo, góc đường Hoàng Hoa Thám, Ngô Tùng Châu Gia Định. Dĩ nhiên việc theo dõi cô không phải đã chấm dứt.
Công tác của chúng tôi thường được tình báo Mỹ yểm trợ. Người Mỹ rất hào phóng nhưng cũng rất nguyên tắc, họ đã vui vẻ trả lại tiền cho tôi mua lại chiếc xe gắn máy, trả cả những chi phí lặt vặt như đưa cô đi xem hát, ăn quà rong. Nhưng sau cuộc hành quân, hồ sơ coi như đã đóng. Lần nầy tôi lại bán xe, vay mượn thêm để lo cho cô mà không biết khi nào mới có tiền mua lại xe khác.
Suốt mấy tháng hè, tôi về Sài Gòn với  gia đình. Buổi chiều tôi thường ghé thăm cô, có khi tôi ăn cơm tối với gia đình cô. Sau bữa ăn, bà mẹ dọn dẹp chén đĩa, còn cô thì xin phép đi tắm. Chợ Cây Quéo nằm trong một đường hẻm, sau khi tan chợ chiều, trở thành vắng lặng như ở một vùng quê. Sau nhà cô có một sân vuông nhỏ, rào kín chung quanh, tôi thích ra đấy ngồi xuống một ghế gỗ dài để chờ cô. Cô có thói quen là sau khi tắm cô không mặc nịt ngực, nên qua lần vải mỏng, đồi ngực cô thẳng đứng lên, lồ lộ như hai mụt măng tre vừa chồi lên khỏi mặt đất. Cô ngồi cạnh tôi, nghiêng đầu dùng khăn vò mái tóc cho khô, chải nhẹ cho tóc thẳng, xong cô ngửa người vuốt mái tóc về sau lưng, rồi cô nhìn tôi mỉm cười. Tôi yên lặng ngắm cô, tưởng như thấy rõ làn da mịn màng, thơm tho của thân thể cô... Sau đó chúng tôi có một thứ quà rong như chè hay trái cây để vừa ăn vừa chuyện trò đến khuya mới chia tay.
Sau kỳ nghỉ hè tôi được chuyển ra Huế dạy học, tôi viết cho cô một lá thư dài và hẹn Tết sẽ về xin làm đám hỏi. Tính cô ít nói, ngay cả thư trả lời chỉ vỏn vẹn mấy câu "Được thư anh, em khóc mấy hôm nay vì vui mừng. Cám ơn anh đã hiểu em và lời hứa của anh lần nầy em tin là thật, bằng trái tim và cả cuộc đời em" 
Khoảng cuối năm đó tôi xin phép về Sài Gòn, khi đến nhà cô tôi ngạc nhiên thấy nhà đã sửa sang lại tươm tất. Cô dẫn tôi ra phía sau khoe một căn phòng vừa mới được xây thêm.
- Mẹ ngủ phòng ngoài kia, em ngủ trong nầy.
- Còn anh thì nằm dưới đất?!
Cô đỏ mặt nhưng sung sướng.
- Anh với em phòng nầy chứ.
Lễ hỏi chúng tôi diễn ra đơn giản, kín đáo. Gia đình tôi cứ tưởng tôi sẽ lập gia đình với một cô nữ sinh nào đó, không ngờ là một cô thợ may. Chẳng phải họ kỳ thị hay giai cấp gì mà theo lệ thường, thầy giáo rất dễ chọn vợ đẹp trong trường mình dạy. Nhưng khi gặp lần đầu, mọi người đều thích cô ngay. Cô vừa hiền vừa đẹp một cách thùy mị. Mẹ tôi cứ mẹ mẹ con con với cô ngọt xớt, các cô em gái tôi thì tíu tít hỏi han, trò chuyện rất thân mật khiến cô bối rối, vụng về vì cảm động. Từ đó gần như ngày nào tôi cũng đến nhà cô, đôi khi ngủ lại nữa, nhưng chúng tôi đã hứa với nhau phải giữ gìn, để dành cho ngày hôn lễ. Cô có những suy nghĩ lẩm cẩm rất đàn bà. Cô thêu những áo gối có hình quả tim, tên tôi và tên cô lồng vào nhau, hình đôi chim đang bay, rồi cô phân vân về tên của những đứa con trong tương lai. Tôi chế giễu thì cô giận, nhưng thâm tâm cô rất vui sướng với giấc mơ đơn giản đó. 
Tôi bàn với cô vài tháng nữa sẽ làm đám cưới, nhưng rồi đầu năm bảy lăm miền Nam bắt đầu sụp đổ từng mảng, tất cả tan rã như bọt nước. Người ta ùn ùn chạy về phía Nam, tôi phải nấn ná lo tiêu hủy hồ sơ, phân tán mạng lưới nên vào đến Đà Nẳng lại đành quay về Huế vì miền Trung đã rơi vào tay đối phương rồi. Kẻ thù hình như chưa biết gì về tôi cả ngoài cái vỏ bọc thầy giáo trung học. Chúng bắt đầu gọi các cô thầy  đến khai lý lịch và như đang sắp xếp mở cửa các trường học.
Thế rồi khoảng cuối tháng năm, năm bảy lăm, nửa khuya, chúng đến vây nhà trọ, gõ cửa, còng tay tôi dẫn ra xe. Thoạt nhìn, ngoài chiếc xe cảnh sát chở đầy bộ đội tôi còn thấy một xe mang số ẩn tế Sài Gòn, tôi biết  ngay bọn chúng đã tìm ra chính xác tông tích tôi. Nhưng tại sao trung ương lại không hủy hồ sơ?
Ngồi kèm tôi là hai tên bộ đội còn trẻ mang súng AK.  Phía trước, bên cạnh tài xế là một người đàn bà. Xe chạy ra khỏi cửa Thượng Tứ, qua cầu Trường Tiền đến đường Duy Tân, chiếc xe chạy trước quẹo vào ty cảnh sát (cũ), còn xe chở tôi chạy thẳng, hướng về quốc lộ. Tôi đoán chúng đưa tôi về Sài Gòn khai thác. Tôi dự định thoát thân, nhưng đến gần phía Nam tôi mới hành động. Nghĩ thế nên tôi buông thả, thiu thiu ngủ dưỡng sức. 
Dọc đường xe phải ngừng ở các nút chặn, tên tài xế cũng là bộ đội trình giấy và nói gì đấy, ánh đèn loang loáng vào xe, rồi xe lại tiếp tục. Đến Quảng Ngãi trời đã rạng sáng, tôi lơ mơ mở mắt nhìn quanh. Bỗng tôi lạnh người khi nhận ra người đàn bà ngồi phía trước là cô thợ may, vợ sắp cưới của tôi. Hóa ra chúng tôi đã lầm trong điệp vụ vừa kể, tên đầu sỏ là cô ta chứ không phải gã thầy tu khất thực. Tôi cay đắng cười thầm mình thua trí một người đàn bà, cô đã ngụy trang một cách tài tình, không chỉ đánh lừa chúng tôi mà còn đánh lừa cả đến lũ chân tay của cô. 
Nhớ lại những ngày chúng tôi bên nhau, tôi sượng sùng, xấu hổ với cô. Cô đã đóng một vai kịch rất xuất sắc, rất bản lĩnh, tôi vẫn chỉ là một con mồi ngây thơ. Ấy vậy mà tôi cứ tưởng tình yêu chân thành của tôi đã cảm hóa được cô. Giờ đây cô ngồi đó, lạnh như tiền. Cô đang nghĩ gì về tôi, một tên điệp viên hạng bét, ngây ngô, lãng mạng tiểu tư sản?
Xe đến Bình Định, ghé vào một quán cơm bên đường, tôi được tên bộ đội mở còng nhưng dặn "Cần gì nói tôi, giữ khoảng cách năm bước, đến gần hay xa hơn, sẽ bị bắn bỏ" Tôi được dẫn vào ngồi một bàn ở một góc quán, mấy tên bộ đội ngồi hai bên, còn cô ta thì ngồi riêng. Sau bữa ăn, lúc trả tiền cô lôi ra một xấp bạc mới tinh, rút vài tờ vất đấy, đứng dậy, không lấy tiền thối. Tôi cố tỏ ra sợ sệt và ngoan ngoãn để chúng tin, hi vọng đến chiều tối nếu cũng ăn uống như thế nầy tôi sẽ bỏ chạy rất dễ dàng và bóng đêm sẽ che chở cho tôi. Nhưng tôi đã lầm, xe chạy suốt đến sáng, đến ngã ba Hàng Xanh theo đường Bạch Đằng, rồi Chi Lăng, Ngô Tùng Châu và vào hẽm chợ Cây Quéo. 
Cô vào nhà một lúc lâu mới đi ra với bà mẹ. Hai mẹ con ngồi phía trước, xe lại tiếp tục trở ra xa lộ đến Biên Hòa quẹo hướng Vũng Tàu. Tôi đoán chúng sẽ truy tôi về công tác ở Vũng Tàu, Long Hải trước đây hoặc giao cho lũ nằm vùng, nội tuyến đã bị tôi đưa đi tù, và chúng sẽ mặc sức trả thù. 
Đến Vũng Tàu, ghé mua mấy ổ bánh mì thịt, xe vào một khách sạn hạng trung bình. Sau khi ăn uống, làm vệ sinh, tôi lại bị còng tay cho vào phòng riêng, phía ngoài là hai tên bộ đội canh cửa. Tôi nghe cô ta dặn hai tên gác là phải cảnh giác cao độ với tên địch nguy hiểm đó (là tôi), và cô đến ủy ban quân quản có chuyện cần, sẽ về ngay. Tôi mệt mỏi lăn ra ngủ một giấc lấy sức, dự định tối nay leo cửa sổ trốn đi. Cái còng không thành vấn đề, một cọng thép nhỏ là xong, và cọng thép đó đang nằm trong sợi dây đồng hồ mà tôi đã có được lúc tôi đòi đi tiểu ở hàng cơm ở Bình Định. Nhưng đến gần tối, sau khi được ăn một ổ bánh mì nữa, chúng lại còng cả chân tôi vào giường và hai tên bộ đội ngồi ngay trong phòng tôi, thay phiên nhau lõ đôi mắt cú vọ canh chừng tôi. Thế là hết đường trốn thoát! Nhớ lại thời gian hứa hôn chúng tôi sống bên nhau, cô đã dần dần hiểu tôi, trong sự săn sóc cô đón ý tôi rất tài. Lúc đó tôi sung sướng nghĩ rằng mình có được cô vợ toàn tâm toàn ý, bây giờ chính cái toàn tâm toàn ý kia lại hại tôi. Cô đã thấy được không sai chạy những gì tôi nghĩ trong đầu, dù chỉ vừa thoáng qua là cô đề phòng ngay.
Tối đó độ hơn mười giờ, tôi được dẫn ra xe, vẫn đủ sáu người như trước. Xe chạy loanh quanh trong thành phố một lúc rồi hướng ra Bãi Sau. Trời đêm đầy mây, lạnh kinh khủng, miền Nam chưa bao giờ lạnh như năm đó, đường vắng tanh, lờ mờ ánh đèn, tiếng sóng vỗ rì rào, buồn bã. Xe chạy đến cuối bãi thì dừng lại. Cô ra lịnh bịt mắt tôi lại.
- Đồng chí đưa tôi khẩu AK. Cứ ở đây chờ, khi nào nghe tiếng súng nổ tôi sẽ ra.
Và cô nói với bà mẹ, giọng lạnh lẽo, hàm răng rít lại.
- Mẹ phải theo con, xem con trả thù kẻ đã giết hại gia đình mình và bao nhiêu đồng chí khác nữa.
Đúng là oan oan tương báo. Tôi đã xử tội tên nằm vùng giết cha tôi ra sao, bây giờ tôi sẽ gặp y như vậy. Nhưng tôi không nhớ rõ mình đã làm gì để cô thù hận tôi  đến độ giờ đây đem  ra xử  bắn tôi, không lẽ cô là con của tên nằm vùng kia?!
Cô lên đạn, chĩa súng vào lưng tôi, đẩy tôi đi trước. Cô  đã phạm một sai lầm chết người. Cô dí súng vào lưng tôi là giúp tôi nắm được quãng cách giữa cô và tôi. Tầm vóc cô thì tôi còn lạ gì. Chỉ cần tôi quay nhanh lại là mũi súng sẽ chệch ra ngoài và với một đòn chân, tôi có thể đá gãy cổ cô hay ít ra cũng hạ gục cô trong tích tắt. Trong bóng tối thì bị bịt mắt hay không cũng mù như nhau. Tôi lần tìm cọng thép trong dây đồng hồ và bắt đầu mở khóa còng tay. 
Được một quãng, khi đoán đã xa tầm nghe ngóng của mấy tên bộ đội, tôi vừa định ra đòn thì cô mở băng bịt mắt tôi.
- Anh cõng mẹ được không? Nhanh lên! Nếu có chuyện gì, anh và mẹ cứ chạy thoát đừng lo cho em. Có thuyền chờ sẵn đằng kia.
Cô ôm súng chạy phía trước, tôi cõng bà cụ men theo bờ rừng dương liễu mải miết theo cô. Độ một cây số, chúng tôi đến một thuyền nhỏ có người chờ sẵn. Thuyền được đẩy ra, nổ máy và nửa giờ sau chúng tôi ra thuyền lớn đi thẳng. 
Hôm sau chúng tôi được tàu Mỹ vớt về đảo Guam.
 
PHẠM THÀNH CHÂU
 

Tuesday, November 22, 2016

BẾN XƯA



BẾN XƯA

----------------------------------dohuuphuong

Làng tôi, một ngôi làng nhỏ, giữa làng có dòng sông uốn khúc chảy quanh năm. Hai bên bờ sông là những hàng cây xanh xen kẽ với những cành hoa dại trông thật đẹp. Dòng nước trong xanh, mát mẻ dịu hiền nhẹ nhàng chảy xiết. Tuy êm đềm nhưng vào mùa bão lũ thì nước tràn khắp hai bên cánh đồng lúa xanh tươi. “Nước ngập, mát luá”. Đó là câu nói của người dân quê mỗi khi mưa lớn ngập trắng cánh đồng.
Làng tôi còn có những cây cổ thụ to lớn rủ bóng. Những bãi đá, những cánh đồng cỏ xanh với đầy màu sắc của hoa dại. Dân làng tôi hàng ngày đi làm với bộ đồ đen, chân đạp đất, trên vai là một cái cuốc hay một gánh nặng với đầy đủ dụng cụ và thức ăn trưa. Năm nào cũng được mùa cho nên cuộc sống dân làng rất thoải mái, bình yên. Đêm đêm vọng lên tiếng gà gáy, tiếng chó sủa. Sáng sớm ồn ào với tiếng nói, tiếng cười của dân làng bắt đầu ra đồng làm việc. Bến nưc trước làng lát bằng những viên đá trắng, chẳng biết bến có từ bao giờ mà bề mặt những viên đá ấy nhẵn thín vì đã có không biết bao nhiêu bàn chân đặt lên đó, có hòn lõm xuống vừa hình bàn chân.
Nghe người già trong làng kể rằng: Bến đá làng tôi đẹp nhất vùng, từ thuở làng còn chưa có người đến ở, đêm trăng thanh gió mát thường có những cô gái đến tắm, vùng vẫy trêu chọc nhau đến cuối canh ba lại biến đi hết, không còn một bóng nào. Các cụ bảo đấy là các nàng tiên từ đỉnh núi về tắm. Làng dần dần đông đúc, bến làng vui hơn, tình tứ hơn. Những trưa mùa hè nóng nực, mọi người thường ra bến đá ngồi hóng mát. Gió từ mặt nước sông đưa lên thoang thoảng mùi hương của những cánh hoa lộc vừng từ trên thượng nguồn trôi về. Nếu là mùa lộc vừng nở rộ, dòng sông như hồng hào lung linh bởi những cánh hoa màu hồng. Những bông lộc vừng được vớt lên gom lại trên mặt đá thạch anh trắng muốt. Hoa lộc vừng vừa đẹp lai có hương thơm. Các em bé gái khéo léo kết những bông hoa lộc vừng thành chuỗi dài rồi buộc hai đầu dây lại làm thành một vòng hoa đeo vào cổ vừa thơm vừa mát.
Nhìn các bé gái có tràng hoa lộc vừng trên cổ khiến tôi chợt suy tư lãng mạn và nhớ chuyện các nàng tiên ngày xưa về tắm trên bến làng... Đấy là trò chơi của các bé gái. Riêng các bé trai thì tồng ngồng ngụp lặn dưới sông, lúc thì lặn trong nước tìm nhau, lúc thì chổng mông trồng cây chuối, chúng còn trèo lên cành sung cổ thụ vươn ra tận giữa sông rồi nhảy ùm xuống tưởng như chúng biến luôn vào dòng nước. Nếu chẳng may cho chàng trai nào một mình đi qua bến lúc này lập tức những cái đầu đẫm nước nhô lên và kèm theo câu hát trêu chọc vang bờ sông:
“Sông làng tôi vừa trong vừa mát.
 Đường làng tôi lắm cát dễ đi.
Chị ơi ve vẩy làm chi.
Để cho anh ấy đi đi, về về”.

Chàng trai đỏ mặt liếc ngang vào các nàng thôn nữ xuân thì đang vừa cười vừa đấm lưng nhau thùm thụp.

Bỗng một nàng trong nhóm cất tiếng trêu ghẹo:

Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại  em than đôi lời
Đi đâu vội lắm ai ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà
Còn dưới sông, bọn trẻ lặn mất tăm. Rồi bất ngờ chúng lại ngoi lên đón đầu chàng trai ở đoạn sông nơi mà trên đường chàng trai sẽ đi qua và lại tiếp diễn trò trêu ghẹo tinh ranh của chúng.

Thò tay mà bứt cọng ngò
Thương nàng đứt ruột anh giả đò ngó lơ..
           
Chàng trai rảo bước thật nhanh mong cho mau thoát đoạn đường.
Các cô gái thường gội đầu cho nhau ở bến. Bồ kết nướng thơm, bẻ vụn, gói vào mảnh vải mỏng buộc túm lại. Hương bồ kết thơm, nước sông trong mát, thật sảng khoái dễ chịu hương thơm thoảng bay làm ngây ngt cả những người trên bờ. Làn tóc thả trong nước, mềm mại uốn lượn như rêu. Gội đầu xong, ngồi trên bến hong tóc cho khô, người với tay hái chùm sung xanh, người chạy về nhà lấy ít hạt muối. Năm ngón tay xoè mở, những hạt muối trắng nằm giữa lòng bàn tay, chụm đầu vào nhau, sung xanh chấm muối... Hàm răng trắng cắn vào trái sung xanh non giòn đôm đốp.
Những câu chuyện, lúc thầm thì, lúc tiếng cười rộ lên khiến cho bến nước xôn xao, lay động cả những chùm hoa nắng lung linh trên mặt sóng, trên bến đá, trên tóc, trên những gò má con gái ửng hồng. Dăm cô con gái, chùm sung xanh, dúm muối trắng mà bến nước như có đại tiệc…
Vui nhất là những ngày cận Tết dân trong làng túa ra bến, kẻ thì vo gạo nếp, người thì rửa lá, đãi đậu, giặt dũ mùng mền, trẻ con tắm táp đùa vui, thỉnh thoảng một vài chiếc ghe chèo ngang bán hàng, bà con trong xóm gọi vào cùng xúm xít mua nào thịt heo, thịt bò, bánh tét, bánh chưng, mứt, trái cây, giấy liễn đem về chưng bày nhà cửa đón Xuân. Các cô thiếu nữ rủ nhau vừa tắm giặt vừa hò hát đẩy đưa những điệu hò thôn dã thật dí dỏm, vui tai. Một ln có vài anh trai tỉnh thành cũng lai vãng qua Bến dừng lại, hai đàng trai, gái thi nhau ví von. Chàng trai tán tỉnh:

Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng
Ai đó đen dòn làm ruộng tôi thương
Biết rằng dạ có vấn vương
Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi

Cô gái thẹn thùng đáp lễ:

Anh có thương em thì thương cho trót
Có trục trặc thì trục trặc cho luôn
Đừng làm theo thói ghe buôn
Nay về mai ở cho buồn dạ em
Nhìn cô gái mặc cái áo yếm màu hng non xinh xinh che kín phía trưc ngc, chỉ để lộ bộ lưng thon thả mượt mà như màu hoa sứ, chàng trai buộc miệng:
* Hỡi cô áo trắng yếm hồng
Đi trong đám hội, có chồng hay chưa?
* Hỡi cô yếm thắm răng đen
Muốn lên mạn ngược ngồi thuyền cùng anh!...

Và rồi, một thời gian sau Tết, thì cả xóm lại ra Bến Đá xem đoàn kiệu hoa đèn nến sáng trưng đến rước cô con gái yếm đào ngày đó xuôi thuyền về quê chồng. Người con gái sang sông để lại bao nhiêu tiếc nuối cho các chàng trai trẻ trong làng đã có một thi mơ tưởng mà không dám th l. 

Lúc đó tôi còn bé lắm, cũng thường hay ra Bến Đá đùa vui cùng lũ trẻ nhỏ bày những trò chơi trẻ con cùng hát những bài ca đồng dao vô cùng thơ ngây mà đầy ý nghĩa. Tôi còn nhớ mãi bài “Ông Trăng” mà chúng tôi thường hay hát vào những đêm trăng rằm sáng tỏa.

Ông trẳng ông trăng
Xuống chơi với tôi/ có bầu có bạn
Có oản cơm xôi/ có nồi cơm nếp
Có nệp bánh chưng/ có lưng hũ rượu
Có chiếu bám đu/ thằng cù xí xoại
Bắt trai bỏ giỏ/ cái đỏ ẵm em
Đi xem đánh cá/ đem rá vo gạo
Có gáo múc nước/ có lược chải đầu
Có trâu cầy ruộng/ có muống thả ao
Ông sao trên trời …

Thời gian trôi tht nhanh, bay vút như cánh lá bay. Lứa bạn bè của tôi tứ tán muôn  phương. Sau cuc chiến tranh, kẻ còn người mất. Kẻ nên danh nên giá, người lận đận, vất vả. Bến nước bây giờ cũng không còn là bến nước của ngày xưa, nó cũng bị biến dạng đến khó nhn din. Những cây cổ thụ đã bị đn ngã tn gốc rễ. Đá lát bến và con chó đá cũng biến mt. Tấm bia đá với những hàng chữ Nho dày đặc, thẳng tắp, chữ viết từ ngang sang hàng dọc, mà chưa có ai kịp quan tâm dịch xem những hàng chữ viết trên bia có ý gì, thì đã bị dân làng đặt tấm bia ấy nằm trên bến để làm bàn giặt quần áo, bây giờ tấm bia ấy cũng không còn.
Thay vào đó Bến Đá cũ bây giờ là nền móng, là những căn nhà san sát nhau, xây rất kiên cố, những căn nhà mái bằng, nhng khu ph tầng cao vút. Dòng sông như thu hẹp lại. Nhìn dòng sông tôi có cảm tưởng như một cái cổ họng bị bóp nghẹt. Lòng mừng vì cuộc sống đi lên, trên đà tiến bộ, xã hội tân tiến hơn. Nhưng làng tôi đã mất đi những mái tranh nghèo vi làn khói ấm, không còn những người dân làng trong bộ quần áo đen cứ sáng đi chiều về trên con đê làng, để nhường lại cho những cao ốc đầy đủ tiện nghi mọc lên, người người đang sống trong cuộc sống văn minh vật chất, xa hoa. Lòng tôi bâng khuâng, không biết nên buồn hay vui?
Nhưng tôi biết rõ một điều: Tận cùng trong tim tôi, tôi đang nuối tiếc bến nước ngày xưa nơi tôi đã có một tuổi thơ thanh bình, hạnh phúc trong làng quê bé nhỏ, nơi có dòng sông êm đềm chảy xiết? Nhớ những chùm hoa lộc vừng màu hồng rơi rụng trên sông, nhớ quả sung xanh chấm muối nhai dòn tan, nhớ những hòn đá thạch anh trắng muốt trên bến, và nhớ nhất là cái Bến Đá thân yêu mà chúng tôi đã cùng nhau vui đùa ngày trước...Và điều làm tôi vô cùng khó chịu nhất là khi nhìn thấy trên mặt dòng nước đang chảy kia đầy ắp những túi giấy bóng, những vỏ bao gói đồ ăn, gói bánh kẹo, rác rưởi thả nổi trên sông, bồng bềnh không lối thoát nên dồn ứ lại một đống. Dòng nước trong mát ngày xưa mà chúng tôi thường hay ra tắm rửa, đùa vui bây giờ thì lại đục mò, vì rác bẩn, những cánh hoa lộc vừng cũng không còn thấy trên mặt sông nữa hoặc có thì hoa cũng đang lẫn lộn chung với những cụm rác, giấy mà người ta đã không nương nhẹ cứ thẳng tay vứt liệng xuống dòng sông vô tội.

Ôi! Còn đâu dòng sông êm đềm thơ mộng, và cái Bến Đá năm xưa của tôi nữa? Tất cả đã tan vào dĩ vãng. Có chăng chỉ là trong tâm tưởng mà thôi…

Bến xưa.
Sông xưa.
Huyền thoại xưa...
Mãi mãi là ký ức và Lòng tiếc nui khôn nguôi….

 

Đ Hu Phương