Kỷ
Niệm 30 Năm
Đêm Giáng Sinh Nổi Dậy Ở Trại Suối Máu
Đêm Giáng Sinh Nổi Dậy Ở Trại Suối Máu
– Bùi Quốc
Hùng-
Bối
cảnh.- Tính từ ngày 26/6/1975 là ngày cuối cùng các sĩ quan cấp uý
thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH)
bị cưỡng bách vô các trại tù tập trung của cộng sản được trí trá dưới
mỹ từ “trại cải tạo” đến Lễ Giáng Sinh 25/12/1978, vừa đúng 3 năm 6
tháng.
Trong
3 năm 6 tháng ấy, tất cả quân, dân, cán chánh phụng sự Việt Nam Cộng
Hòa đã bị bọn Bắc cộng giam cầm, trả
thù, giết hại, làm nhục, đày đọa khổ sai trong hàng trăm các trại tẩy
não được thiết lập suốt từ miền Việt Bắc giáp biên giới Việt-Trung đến
tận mũi Cà Mau miền Nam.
Tất cả những chiến sĩ VNCH đang bị giam giữ đã hoàn toàn bị thế giới tự do quay mặt, bỏ rơi âm thầm trong quên
lãng.
Những
chiến sĩ bị tù đày vì đã hiến thân chiến đấu dưới quốc kỳ quốc gia Việt
Nam và dưới bóng quân kỳ QLVNCH
cho lý tưởng tự do, cho một miền Nam tự do, và trong một ý nghĩa cao
cả: những chiến sĩ QLVNCH đã thật sự chiến đấu cho toàn thể Thế Giới Tự
Do để ngăn chặn “Làn Sóng Đỏ” của chủ nghĩa cộng sản thế giới, đã “mất
tất cả”.
Những
chiến sĩ QLVNCH bị giam hãm trong ngục tù hoàn toàn trắng tay: không
còn tập thể quân đội, không còn quốc
gia, không còn chính phủ, không còn quốc gia bạn, đồng minh; không còn
ai bảo vệ, che chở và bênh vực, và nhất là không còn kể cả được bảo vệ
bởi công ước Genève về tù, hàng binh.
Những
chiến sĩ QLVNCH trong các trại tẩy não man rợ của cộng sản Việt Nam chỉ
còn gần nhất là các chiến hữu cùng
trong cảnh ngộ lao tù ở trong trại tù nhỏ và gia đình thân yêu của mình
ở trong nhà tù lớn được gọi là Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Có chăng, có
một “Người” duy nhất còn nhớ đến, không hề lãng quên là Bà Thatcher,
Thủ Tướng Anh Quốc. Báo chí thuật lại sau khi Bà Thatcher lên làm Thủ
Tướng, trong một cuộc phỏng vấn, Bà Thủ Tướng “Thép” đã trả lời các
phóng viên rằngThế
Giới Tự Do phải có nghĩa vụ đối với các chiến sĩ đã chiến đấu cho Thế
Giới Tự Do. Đó là các chiến sĩ VNCH đang còn bị giam cầm trong các trại
tập trung của CSVN và Bà đã đòi phải thả tất cả những người bị giam giữ
trong các trại tập trung.Từ bài báo
này, tên Thành Tín đã viết một bài đả kích Bà Thủ Tướng Thatcher với
lời lẽ hận thù và miệt thị toàn thể chiến sĩ VNCH đang bị giam cầm khi y
đặt bút viết “Thả
làm sao được khi bọn chúng chưa thuần tính người,”– người viết nhấn mạnh.
TRẠI TÙ
SUỐI MÁU TÂN HIỆP
Trại Tù Suối Máu (tên do anh em tù gọi) chính là Trại Cải Tạo Tân Hiệp, ở Biên Hòa.
Anh
em tù thường gọi là Trại Suối Máu để nhắc nhở một chiến tích của Sư
Đoàn Cọp Biển TQLC Việt Nam đã đánh tan
tành một đơn vị cộng quân tại đây trong thời gian Tết Mậu Thân 1968.
Máu địch chảy như suối nên có tên là Suối Máu. Dù bọn cai tù cộng sản
cấm không được gọi là Trại Suối Máu nhưng anh em tù vẫn gọi.
Trại Suối Máu là một liên trại, có 5 trại, mỗi trại là một K, đánh số từ K1 đến K5 do một Thiếu Tá Công An tên
Đào Lượng, gốc miền Trung, là Trưởng Trại.
K1/ SUỐI
MÁU
K1
là một khu đất vuông vức có hàng rào kẽm gai dày và kiên cố. Từ cổng
vào, phía bên phải ta gặp một ngôi nhà
lớn dùng làm hội trường; kế đến là lò bánh mì và dãy nhà bếp. Phía tay
trái là một giếng nước, kế đó là sân trại là nơi tập họp, anh em dùng
làm sân chơi bóng chuyền. Vào sâu hơn là là ba dãy nhà chia và cách nhau
đều đặn, mỗi dãy 6 nhà, tổng cộng là 18 nhà
nhốt tù. Dãy nhà đầu tiên từ trái sang phải đánh số từ 1-6, dãy nhà thứ
hai từ 7-12 và dãy nhà ba từ 13-18. Mỗi nhà có hai cửa ra vào chính một
phía trước và một phía sau. Mỗi nhà giam giữ khoảng trên dưới 50 anh
em. Như vậy toàn K1 khoảng chừng gần 1000 anh
em. Các K kia số lượng anh em cũng tương tự. Sau dãy nhà ba là một sân
sau rộng chạy suốt từ nhà 13 đến nhà 18, anh em dùng làm sân đá bóng mỗi
buổi chiều. Sâu hơn một chút chếch về nửa sân bên phải là dãy nhà cầu
xây nổi mà anh em gọi là “lăng bác”. Phía
sau K1 là K5, bên trái là K2. Rồi K3 và K4. Có một con đường vòng đai
chạy chung quanh khuôn viên trại để bọn CA coi trại đi tuần. Hàng ngày,
anh em thường đi bách bộ sớm, chiều trên con đường vòng đai này.
Vào
khoảng gần cuối năm 1978, một bộ phận khá đông anh em chúng tôi chuyển
từ T 5 Hóc Môn về Suối Máu. Đây là
đợt chuyển trại cuối cùng của chúng tôi do bọn bộ đội (“bò xanh”) quản
lý. Về đến Suối Máu khoảng hơn một tháng thì được thăm nuôi. Ngay sau
đó, bọn “bò xanh” phải qua chiến trường Campuchia nên bàn giao cho bọn
công an (“bò vàng”) quản lý. Trưởng K1 là viên
Trung Uý Công An tên Quỳnh, nói giọng Bắc. Tên Quỳnh khoảng trên dưới
40, người tầm thước, răng hơi “mái tây hiên,” tứ thời mặc một áo chemise
trắng ngắn tay, một chiếc quần kaki dài vàng, chân đi đôi săng đan nhựa
vàng, thắt lưng da nâu, bên hông đeo một
khẩu K54 và đội nón cối vàng, trông y có vẻ văn minh hơn những tên “bò
vàng” khác. Mỗi khi tên Quỳnh vào trại, thường có một tiểu đội “bò vàng”
súng trường CKC báng đỏ, gắn lưỡi lê đi theo hộ tống.
Vì
mới bàn giao, có lẽ còn quá mới mẻ nên quan hệ giữa anh em tù và bọn
coi tù cầm chừng, thăm dò lẫn nhau. Ngoài
việc điểm danh hàng ngày, lấy thực phẩm, chưa có dấu hiệu sinh hoạt nào
khác. Ở trong trại, anh em chúng tôi bắt đầu thành lập Ban Đại Diện gồm
các anh ở các quân binh chủng và một Ban Hành Động nhằm mục đích sẵn
sàng đáp ứng những tình huống bất ngờ và đạc
biệt là bảo vệ lẫn nhau. Cũng trong hoàn cảnh không thể để cho những ai
vì lý do nào đó cam tâm phản bội lại anh em nên chẳng bao lâu sau khi
“bò vàng” quản lý trại, Ban Hành Động K1 đã có một đợt trừng phạt “ăng
ten” dữ dội, nhờ đó chặn đứng hẳn những râu
ria trong sinh hoạt thường ngày.
ĐÊM NOEL
25/12/1978
Thấm thoát lại một mùa Giáng Sinh đến với nhân loại, và đây là Lễ Giáng Sinh lần thứ tư trong lao tù của chúng
tôi.
Theo quy định của trại từ “bò xanh” đến “bò vàng”, chúng cấm chỉ tuyệt đối mọi lễ nghi tôn giáo, nhưng anh em
có đạo vẫn tuỳ theo hoàn cảnh tổ chức lễ Noel trong tù.
Hôm
nay, mọi sinh hoạt trong trại trong ngày vẫn bình thường. Từ buổi chiều
một số anh đã bắt tay thực hiện một
hang đá dã chiến đơn giản bằng giấy vỏ bao ciment bôi nhọ nhồi đen với
những nếp nhún khi sắp xếp xen kẽ, chồng chất lên nhau trông không khác
gì hang đá thật ngoài đời. Hang đá khá lớn, cao khoảng hơn một mét rưỡi,
dựa vô chính giữa vách nhà 15. Cho đến sẩm
tối thì công tác thiết trí hang đá hoàn tất. Một bóng đèn điện tròn duy
nhất treo trên phần cao chính giữa bên trong nhà 15 được kéo giây luồn
ra ngoài, được đặt vào trong hang đá.
Tôi
là người ngoại đạo, nhưng tôi rất thích đi nhà thờ và dự Lễ Noel với
các bạn thuở còn là học trò. Khi thì
đi lễ nhà thờ Tây Ninh với cô bạn học Tuyết Mai, khi thì đi dự Lễ Noel
với các bạn Chiến, Thành, Lưỡng, Diên, Mùi ở nhà thờ của Cha Dụ trên
trại định cư Tầm Long, Trảng Lớn, Tây Ninh. Vì thế, tôi ở nhà 17 nhưng
cứ lẩn quẩn bên cạnh các anh làm hang đá và thầm
phục các anh tài hoa, khéo tay đã sáng tạo ra một hang đá thật đẹp và
thanh thoát dù chỉ bằng một ít giấy vỏ bao ciment.
Công
tác thiết trí hang đá với các mẫu tượng nhỏ của Chúa Hài Đồng, Ba Vua,
Máng Cỏ đặt bên trong xong thì trời
cũng đã tối. Các anh em không có đạo thì sinh hoạt bình thường, đi dạo
bộ hay ở trong nhà. Các anh em có đạo bắt đầu mang ghế cá nhân đến nơi
hành lễ. Vì hang đá lập chính giữa bên vách nhà 15 nên các anh em xếp
ghế ngồi hai bên đường đi giữa nhà 15 và nhà
16, mặt hướng thẳng ra cổng trại, xuyên suốt qua các nhà 9 và 10 dãy 2
và nhà 3 và 4 dãy 1.
Buổi Lễ bắt đầu khoảng 10 giờ đêm với ước chừng trên 5 chục anh em tham dự. Tôi đứng ngay sau lưng các anh, nhưng
ở phía khoảng trống giữa hai nhà 15 và nhà 16 xem các anh làm lễ và nghe các anh đọc kinh.
Thình
lình, từ hướng sau nhà 13 bên trái ào đến toán “bò vàng” đi tuần, theo
như thông lệ, tên Trung Uý Quỳnh
Trưởng K1 đi đầu, theo sau là một tiểu đội 10 tên “bò vàng”, súng CKC
cầm tay có gắn lưỡi lê ập tới. Rất nhanh, toán “bò vàng” đi vào nơi anh
em đang làm lễ. Tên Quỳnh la lên: “Ai cho các anh tụ họp làm lễ. Giải
tán! Giải tán! Giải tán ngay!” Rất nhanh, anh
em chưa kịp ra khỏi con đường giữa hai nhà thì toán “bò vàng” đi tuần
đã rút thật nhanh qua hai nhà 9 -10 và 3 – 4 ra ngoài trại mà không có
điều gì xảy ra.
Một
số nhỏ vài anh trở vô nhà của mình, phần còn lại, các anh tiếp tục cuộc
lễ đang dở dang. Không ngờ, khoảng
nửa giờ sau, tên Quỳnh lại dẫn toán “bò vàng” đi tuần trở vào lần thứ
nhì. Đi như chạy, bọn chúng ập vô nơi anh em đang làm lễ. Tên Quỳnh la
lên: ” Tại sao không giải tán? Tại sao không giải tán? Bắt lấy nó!” Các
anh giạt ra hai bên tiến về phía trước, bọn
vệ binh xô đẩy, nổ súng và chụp một vài anh lôi đi. Ngay khi tiếng súng
nổ, tôi nghe có tiếng thét: “Giết nó!” cùng tiếng chân chạy sầm sập
đàng sau lưng. Tôi liên tưởng đến đổ máu. Nói thì lâu nhưng diễn biến
thì chỉ trong tích tắc, một số anh em bên K5 đã
vượt qua hàng rào kẽm gai để qua bên này với chúng tôi. Nhưng cũng rất
nhanh, toán “bò vàng” bắt theo mấy anh đã ra tới cổng trại rồi khóa chặt
cổng lại. Ngay sau đó, được biết có ba anh đã bị bọn chúng bắt ra ngoài
trại là các anh Rĩnh, Hoàng và Bé. Một số
anh em vô nhà chuẩn bị đi ngủ, nhưng các anh trong Ban Hành Động quyết
định biểu tình bất bạo động trong trại để đòi bọn “bò vàng” phải trả anh
bị chúng bắt vô trại. Một lệnh được đưa ra ngay lập tức và được thực
hiện ngay là một toán các anh đi từng nhà yêu
cầu tất cả các anh em ở trong nhà còn thức hay ngủ, dù bịnh cũng phải
ra sân chơi bóng chuyền tập họp. Khi cuộc tập họp đã đầu đủ, toàn thể 18
nhà bỏ trống, Ban Hành Động bắt loa tay yêu cầu trả ba anh em bị bắt
vào trại.
Phía
ngoài trại, bọn “bò vàng” dùng loa trả lời: “Nhà cầm quyền trại yêu cầu
các anh em giải tán. Ai về nhà nấy.
Ngày mai trại sẽ thả các anh bị bắt.” Anh đại diện nói vọng ra trả lời :
” Chúng tôi chỉ giải tán khi ba anh em chúng tôi được trả vô trại.” Lời
qua tiếng lại không bên nào chịu bên nào. Ba lần bọn chúng yêu cầu
chúng tôi giải tán, ba lần chúng tôi yêu cầu
thả anh em chúng tôi bị bắt trở vô trại. Lúc đó vào khoảng 11 giờ đêm
Giáng Sinh.
Tình
hình căng thẳng lên, phía ngoài trại cách một mặt đường là khu đóng
quân và nhà làm việc của bọn “bò vàng”.
Bọn chúng la hét, rồi nhảy xuống giao thông hào và hố chiến đấu cá nhân
dọc theo bên đường. Tiếng súng lên đạn nghe rõ mồn một. Các loại súng
chĩa thẳng vô chúng tôi trong trại. Có tiếng di chuyển ầm ì của chiến xa
từ xa vọng lại và các đơn vị địa phương và
cơ động được điều động tới. Chúng tôi không nao núng, chờ đợi những
diễn tiến xảy đến, kể cả có thể phải chịu cuộc tắm máu của bọn cuồng sát
đêm nay.
Rồi
thì sương đêm bắt đầu thấm lạnh, trong không gian u tịch của trại tù K1
Suối Máu, Khu Tân Hiệp, Biên Hòa,
một ai đó trong anh em chúng tôi, trong cảnh khốn cùng tù đày khởi sự
hát lên bản nhạc Giáng Sinh quen thuộc “Đêm đông lạnh lẽo” của Hải Linh.
Tiếng hát trầm ấm cất lên – “Đêm
đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời. Chúa sinh ra đời. Nằm trong hang đá nơi máng lừa.” Rồi thì một số anh em cùng hát theo “Trong hang Belem ánh sáng tỏa
lan tưng bừng,” và rồi cả trại cất cao tiếng hát vang vang trong không gian bao la của khu vực Tân Hiệp, tiếng hát vang lên không trung “Nghe
trên không
trung tiếng hát Thiên Thần vang lừng. Đàn hát, xướng ca dư âm vang xa.
Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh vì ta. Người hỡi hãy kíp bước tới đến xem
nơi hang Belem ôi Chúa giáng sinh khó khăn thấp hèn. Nửa đêm mừng Chúa
giáng sinh ra chốn dương trần. Người đem ơn
phước xuống cho muôn dân lầm than. Nơi hang Belem Thiên Thần xướng ca.
Thiên Chúa vinh danh chúng nhân an hòa? Tan giá đêm đông ấm thân con
người. Nơi hang Belem huy hoàng ánh sao. Thiên Chúa nhân duyên xuống ơn
chan hòa.” Cứ thế chúng tôi không phân biệt
lương, giáo, tiếp tục hát và như một chuyển động giây chuyền, phía sau
chúng tôi anh em bên K5 ra sân cùng hát, bên K2 rồi K3 và K4 cũng hòa
nhập với chúng tôi cất cao lời hát. Bấy giờ thì cả chúng tôi ở 5 K đều
tụ họp ngoài sân trại và cùng đồng thanh hát
bản thánh ca “Đêm đông lạnh lẽo” để “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình An dưới thế cho người thiện tâm.”
Trong
đêm Giáng Sinh này, chúng tôi những chiến sĩ VNCH trong lao tù cộng sản
ở Trại Suối Máu, Tân Hiệp, đã có
dịp chứng tỏ sức mạnh của sự đoàn kết, chúng tôi không khiếp nhược
trước bạo lực. Chúng tôi say sưa hát để biểu dương tình người, tình
chiến hữu. Nếu Thiên Chúa xuống dương trần đễ đem ơn phước cho người lầm
than thì tại sao những anh em chúng tôi chỉ vì biểu
lộ đức tin mà bị đối xử thô bạo. Các anh có thể bị tra tấn, đánh đập
bằng đòn thù; các anh sẽ bị nhốt vào connex, những container bằng sắt
đêm lạnh tê người và ngày nóng cháy da.
Có lẽ chưa có một ca đoàn nào có một ban hợp ca vĩ đại như ca đoàn liên K ở trại tù Suối Máu trong đêm Giáng
sinh 1978 và đáng được đưa vào sách ghi kỷ lục Guinness.
Sương rơi ướt bờ vai, thấm lạnh thật sự. Chúng tôi vẫn hát chỉ một bản duy nhất “Đêm
đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời. Chúa sinh ra đời. Nằm trong hang đá nơi máng lừa.”Những
điệp khúc vang lên êm đềm, tha thiết sưởi ấm lòng người xa nhà, xa
người thân yêu trong một đêm Chúa giáng sinh trong một tình cảnh vô
vọng “Thiên
Chúa vinh danh chúng nhân an hòa? Tan giá đêm đông ấm thân con người.”
Cứ
như thế, thời giờ đã qua nửa đêm về sáng, bất ngờ ngoài trại có tiếng
loa: “Nhà cầm quyền trại yêu cầu các
anh em giải tán, ai về nhà nấy. Ba anh em sẽ được thả vào trại.” Chúng
tôi ngừng hát. Quả nhiên, cổng trại có ánh đèn pin chiếu, cổng mở và ba
anh Rĩnh, Hoàng và Bé bước vô trại. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ cùng reo
lên trong một thắng lợi ngoạn mục không ngờ.
Liền sau đó, chúng tôi tản hàng trở về nhà ngủ.
Anh em ở các K bạn cũng giải tán trong im lặng.
Thời
gian trôi qua thật mau, Mới đó mà đã 30 mùa Giáng Sinh trôi qua kể từ
đêm Giáng Sinh năm xưa ở trại tù Suối
Máu. Mỗi khi mùa giáng Sinh về, trong tôi ký ức về một đêm Lễ Giáng
Sinh tràn đầy nhân bản, tình chiến hữu lại tỏa sáng. Đây có lẽ là cuộc
tranh đấu độc nhất trong lịch sử lao tù của cộng sản chỉ bằng đêm hát
nhạc thánh ca ôn hòa nhưng đầy hào hùng và đem
lại thành công tuyệt đẹp.
Dưới trời mưa tuyết đầy băng giá nơi vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, trong mùa Giáng Sinh này, tôi xin thắp một nén nhang
tưởng niệm đến các bạn đã trở thành “người của cõi vĩnh hằng” như Bạn Vinh/QC/nhà16; Đỗ
Văn Phố/LBPV/ PTT, Bùi Văn Thanh/KQ/nhà17.
Để tặng các bạn ở trại tù Suối Máu, và đặc biệt các bạn lưu lạc bốn
phương trời: Huỳnh Lê
Phi Hùng/ ANTB/ BTLKQ/Saigon; Phạm Văn Đức/ANQĐ, Nguyễn Văn
Phước/ANHQ/Paris. Đặng Ngọc Trung/ANQĐ, Hùng (tay trái) Cali; Đại Đức
Tuyên Uý Đối/BĐQ, Dương Cự/QP, và các bạn Sĩ, Vinh, Mùi, Lợi?
Tacoma-Washington,
Mùa Giáng Sinh 2008
Bùi Quốc Hùng
Bùi Quốc Hùng
No comments:
Post a Comment