Kiếp Tù - Duy Xuyên Tacoma
Tôi sinh ra là một ngôi sao xấu trong những ngôi sao xấu nhất của bầu trời đất Việt.
Cha mẹ tôi nghèo lại phải sinh sống trong một miền quê hẻo lánh gần một vùng núi rừng heo hút, xa xôi, đất cày lên sỏi đá.
Tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường. Do đó, từ lúc mới lên bảy, tôi được một nhà phú hộ mướn chăn dê.
Với đàn dê
40 con, hằng ngày tôi phải lùa chúng vào các triền núi đá từ sáng sớm
tinh sương đến chạng vạng tối mới về. Cả ngày chăn đàn dê gặm cỏ. Chiều
đến tôi phải gom dẫn chúng về nhà phú hộ. Công việc chỉ đơn thuần như
thế. Còn việc trả công, tôi không hề hay biết. Đó là việc của người lớn:
– Của cha mẹ tôi và nhà phú hộ.
Sáng sớm được mẹ đánh thức, tôi rửa ráy qua loa rồi rủng ra rủng rỉnh dẫn đàn dê vào núi cho chúng tự tìm thức ăn.
Sáng nào
cũng vậy, mẹ trao cho tôi một nắm cơm vắt, đựng trong mo cau với một ít
muối ớt, gói trong miếng lá chuối khô. Đó là bữa cơm trưa hàng ngày của
tôi.
Tôi chưa bao
giờ biết ăn sáng hay lót lòng bao giờ. Ngay cả buổi cơm cũng chỉ có
muối ớt. Họa hoằn lắm mới được thay đổi bữa cơm với một con cá lép khô
muối mặn bằng hai ngón tay. Đó là bữa ăn khá thịnh soạn, ngon miệng nhất
đời chăn dê mà tôi đã hoan hỉ lắm rồi.
Ngồi ăn nghe tiếng lục lạc rủng rẻng trên cổ của bầy dê cũng vui tai quá đỗi.
Đời tôi
thăng hoa hơn, năm 1973, vừa đúng 18 tuổi, tôi xin đăng vào Nghĩa Quân,
được tuyển mộ và thăng chức ngay là Nghĩa Quân Viên-một cấp bậc nhỏ nhoi
nhất trong hàng ngũ Nghĩa Quân. Tôi hãnh diện được xúng xính trong quân
phục ‘lính áo đen’.
Đời tôi bắt đầu sáng lạn hơn thằng chăn dê rồi đó!
Tôi được dạy
cho biết cách sử dụng súng trường Carbin M1 và trong khi đó, “Em Một”
(Carbin M1) là ‘người tình’ đi theo tôi trong suốt quãng đời lính tráng
này.
Tôi được
phục vụ ngay tại địa phương nơi tôi chào đời và lớn lên trong đói nghèo,
cơ cực. Tiểu đội của tôi gọi là ‘tiểu đội thám báo’.
Nói ‘thám
báo’ cho oai, chứ thực ra, nhiệm vụ chính của tiểu đội là ban ngày canh
gác trụ sở Xã, ban đêm tiểu đội thường xuyên di chuyển từ địa điểm này
đến địa hình khác với mục đích tránh sự dòm ngó, quan sát theo dõi của
địch, để khỏi bị tấn công sát hại.
Tuy tránh
giao tranh với địch song anh tiểu đội trưởng gọi nhiệm vụ đó là ‘phục
kích đêm’ để phá vỡ đường dây liên lạc của Việt Cộng.
Vào đầu
tháng tư năm 1975, tiểu đội di chuyển đến một bờ ruộng. Tuy nói là ẩn
núp, ngụy trang, che dấu để tránh sự quan sát của địch, song chúng tôi
cũng phải chia phiên ra canh gác cẩn mật. Khi phát hiện địch, chúng tôi
cố ý ẩn nấp để tránh giao tranh và sáng hôm sau sẽ báo cáo để thỉnh thị
quyết định của thượng cấp.
Nào ngờ đêm
hôm đó, cái đêm định mệnh của đời tôi và cũng là một đêm tận cùng của
tên du kích Việt Cộng, từ rừng núi rình mò về thôn xóm để nhận tiếp tế.
Đêm hôm đó, chẳng may hắn lơ đễnh thế nào mà đi lọt vào ổ phục kích của
chúng tôi. Lúc đó là phiên gác của anh Cường nhưng anh ta ngủ gà ngủ
gật, mắt nhắm mắt mở, khi tỉnh giấc anh thấy một bóng đen xuất hiện quá
gần chỗ anh đang gác. Giật mình, anh Cường nổ súng bắn một băng tiểu
liên và tên du kích ngã gục sau phát đạn khai hỏa đầu tiên của anh ta.
Sáng hôm
sau, chúng tôi lật xác tử thi địch để nhận dạng và biết rõ tên du kích
là một người dân trong xã vừa thoát ly gia đình theo Việt Cộng, khoảng
vài tháng trước. Hắn ta theo du kích vào rừng và làm liên lạc viên cho
đám du kích.
Sau đó chúng tôi được lệnh mang xác anh du kích về Xã để cho thân nhân anh ta nhận xác về chôn cất.
Đây là một chiến thắng đầu tiên kể từ ngày thành lập tiểu đội mang tên ‘thám báo’ của chúng tôi.
Lẽ dĩ nhiên
một tiểu đội ‘áo đen’ làm gì có phương tiện tải thương để chuyên chở tử
thi địch như các đơn vị Chủ Lực Quân hay Địa Phương Quân.Vì thế, hôm ấy
chúng tôi phải dùng 2 cây sào tre, rồi lấy áo đi mưa cá nhân, kết hợp
làm băng ca, khiêng tử thi tên du kích về xã. Chúng tôi thay phiên nhau,
hai người một, kẻ trước người sau, ì ạch khiêng cái xác từ bờ ruộng này
đến bờ đê khác. Gần đến trụ sở Xã, chúng tôi được lệnh của anh trung
đội trưởng cho đặt tử thi trước trụ sở Xã.
Rủi ro cho tôi khi khiêng tử thi về gần đến nơi, người bạn khiêng phía sau vừa bảo tôi vừa thả buông băng ca xuống:
– Đặt xác nó tại đây đi!
Anh bạn vừa thả băng ca thì trời bất chợt đổ cơn mưa rào.
Tôi đem lòng thương hại kẻ xấu số nên cố nắm chặt hai cáng băng ca, lôi xác tử thi vào thẳng trong chợ để xác khỏi bị…mưa ướt.
Đó là lòng nhân từ của bất cứ ai cũng phải cư xử với người chết như thế.
Tôi vừa đặt tử thi xuống, bất ngờ một người đàn bà đập thình thịch vào lưng tôi, nhục mạ, chửi rủa om sòm:
– “Cái quân
trời đánh! Chồng tao đi thăm ruộng về khuya. Bọn mày giết chồng tao!!”
rồi lôi xác xềnh xệch như lôi kéo một con chó. “Trời ơi là trời!”
Tôi định
giải thích nhưng nghĩ lại bà ta cũng có cái đau khổ của người vợ bị mất
chồng, nên tôi đành cắn răng chịu đựng, bỏ đi mà không cần giải thích
cặn kẽ cho bà ấy.
Một tháng
sau, tháng tư đen năm 1975, đổ sụp về, tất cả các sĩ quan từ thiếu úy
trở lên phải trình diện học tập cải tạo tại các trại tập trung lao động
khổ sai.
Các anh em
hạ sĩ quan, binh sĩ và Nghĩa Quân được học tập tại địa phương 20 ngày
thì được cho về sinh hoạt với gia đình. Riêng tôi lại bị vợ của tên du
kích, nay là chủ tịch Ủy Ban Quân Quản kiêm Ủy Viên Chính Trị Xã, ra
lệnh chuyển tôi từ địa phương ra trại cải tạo Lam Sơn với tội danh:
Thành phần ác ôn, nguy hiểm, có nợ máu với nhân dân…
Những ngày
đầu ở Lam Sơn, tôi cố tìm các anh em nghĩa quân khác mà tôi quen biết.
Tôi đã không tìm thấy bất cứ ai, kể cả anh Cường, người Nghĩa Quân đã
bắn chết anh du kích. Các ông trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, tôi
cũng chẳng thấy ông nào. Thậm chí ngay cả các anh ‘linh áo đen’ đã đi
phục kích đêm hôm đó, cũng chẳng có ai!
Tôi bị phân bổ vào nhà H.22 gồm 50 thiếu úy, chỉ có một mình tôi là Nghĩa Quân Viên.
Những ngày đầu, các ông thiếu úy cũng quá đỗi ngạc nhiên và hỏi tôi:
– Mày là thằng nghĩa quân quèn, sao lại trình diện vào đây để ngồi tù?! Ủa, mày muốn tình nguyện học tập hả?
Có người thì nói ôn tồn, thương hại. Có ông thì nhìn tôi sòng sọc, gặng hỏi:
– Chứ bộ mày muốn mấy ổng trả lại cấp bậc nghĩa quân quèn cho mày hay sao?
Tuy bị hạch hỏi nhưng lúc nào tôi cũng ôn tồn, nhã nhặn trả lời:
– Dạ em đâu dám mơ ước như thế đâu thiếu úy!
Dù sao đi nữa, đời tôi cũng đã thăng hoa lắm rồi.
Ngày xưa, có
bao giờ tôi được ăn chung, ngủ chung với các vị sĩ quan trẻ này đâu.
Thiếu úy, ít ra các ông ấy cũng là trưởng ban, trưởng phòng, cuộc trưởng
… gì đó trong chi khu, nên lúc nào tôi cũng kính nể, tôn trọng các vị
sĩ quan ấy.
Lao động trong trại tù chừng gần hai năm, các ông thiếu úy lần lượt ra về.
Tôi lại bị
dồn vào ở tù chung với trung úy và đại úy. Đời tôi sao được thăng cấp
nhanh quá. Không bao lâu, chúng tôi bị chuyển ra trại Củng Sơn, Phú Yên.
Khoảng 3 năm có rất nhiều trung úy và đại úy lần lượt ra về. Trại lại
nhốt chung tôi với các ông thiếu tá mà ngày xưa tôi chưa bao giờ dám
xuất hiện gần các vị ấy vì các ông này ít ra cũng là các cấp chỉ huy của
đại úy Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng của tôi.
Đời tôi lại
thăng hoa, thăng cấp nhanh như chớp. Càng được sống gần các vị thiếu tá,
tôi càng kính phục họ nhiều hơn. Các ông ấy hiền, đạo đức, xem tôi như
em út trong trại tù.
Sau đó, chúng tôi lại bị dời về A.30.
Ở tù hơn 5
năm, hầu hết ai ai cũng được về đoàn tụ với gia đình. Cá nhân tôi lại
được thăng cấp ở chung với một đại tá và 12 người tù chính trị khác mà
trại gọi là ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân.
Đời tôi tuy
thăng hoa, thăng cấp nhanh, nhưng càng thăng bao nhiêu thì ngày về lại
càng xa tít mù khơi bấy nhiêu. Tôi hết trông mong có ngày trở về gặp lại
vợ con.
À, mà tôi quên kể cho quý vị nghe về gia đình, sự nghiệp, thân thế của tôi…
Năm 18 tuổi
tôi cũng đã lập gia đình với con Nại. Cô gái này nhà cũng nghèo, cũng
được phú hộ mướn chăn dê như tôi. Cả hai chúng tôi thường xuyên gặp nhau
ở chỗ thả dê gặm cỏ. Không biết trời xuôi đất khiến thế nào khi tôi gia
nhập ‘quân áo đen’ dưới ‘cờ vàng ba sọc đỏ’ thì Nại cũng vừa lớn, nó
mắc cỡ không chịu chăn dê nữa. Mẹ tôi thấy nó siêng năng, hiền lành như
búp măng bụ bẫm nên mẹ tôi đem Nại về và nó trở thành vợ tôi hồi nào tôi
cũng chẳng hay biết gì!
Vợ chồng quê rất đơn giản, khỏi cần học những câu văn chương lãng mạn để trao cho nhau làm gì cho mất thì giờ.
Tôi cũng
không nhớ rõ, cái đêm động phòng hoa chúc ấy … ra làm sao..Tôi đã nói
với Nại những gì… âu yếm Nại như thế nào..nhưng sáng ra, tôi thấy Nại
nằm trọn trong vòng tay tôi. Tôi biết ngay, bây giờ tôi đã có vợ. Gần
một năm sau, Nại cho tôi hai đứa con trai sinh đôi rất khoẻ mạnh. Một
năm sau, Nại lại sinh đôi nữa. Đứa con gái chăn dê, nay là người mẹ 4
con. Hồi đó, ‘quân áo đen’ không được hưởng phụ cấp gia đình như anh em
Chủ Lực Quân và Địa Phương Quân. Bản thân tôi, chỉ được lãnh lương 1.200
đồng mà phải nuôi sáu miệng ăn. Khi tôi đi tù, Nại một mình nuôi cha mẹ
già tôi và bốn đứa con thật vất vả.
Suốt thời
gian tôi bị tù, Nại thăm nuôi tôi được 3 lần: lần đầu khi tôi mới bước
chân vào trại Lam Sơn, lần thứ nhì tại trại A.30. Hồi đó, trại cho tôi
được ngủ đêm với Nại trong nhà ‘thăm nuôi” và Nại sinh thêm đứa thứ năm.
Lần thứ ba, khi được báo có người nhà thăm nuôi, tôi vội vàng ra cổng
trại thì được biết một thảm kịch đã xảy ra lôi thôi cho gia đình tôi.
Chiếc xe chở vợ của các tù nhân đi thăm nuôi chồng bị lật và có hai
người chết, trong đó có Nại. Xác Nại vì không có thân nhân nhận nên địa
phương nơi xảy ra tai nạn đã chôn xác Nại ven rừng.
Và năm đứa
con tôi đưọc một người quen biết sinh sống cùng địa phương của Nại cũng
đi thăm nuôi chồng, mang giùm mấy đứa nhỏ vào trại giao cho tôi.
Nại chết để lại 5 đứa con với một ràng bánh tráng, một ít mắm ruốc kho…
Năm đứa con,
ngồi khóc vì không có mẹ, nên trại cho tôi dẫn chúng vào trại để ở tù
chung với tôi. Đời tôi bắt đầu rẽ một khúc quanh.
Nại chết, để
lại hai đứa 7 tuổi, hai đứa 6 tuổi và một đứa chưa đầy hai tuổi. Lúc
đầu sáu cha con tôi được anh em cùng tù giúp đỡ. Anh em bớt phần ăn ít
ỏi của chính mình, chia sớt cho tôi để nuôi năm đứa nhỏ. Sau đó trại
thấy bất tiện nên cho tôi một cái lều tranh cũng trong khuôn viên của
trại tù và cấp ba tháng thực phẩm đầu tiên để tôi tự túc nuôi con sau
này.
Cảnh gà trống nuôi con. Tình cảnh hụt hẫng. Thức ăn thiếu thốn. Cuộc đời dở khóc dở cười.
Một thời
gian sau, nỗi sầu cũng đã lắng xuống nhiều, song hình ảnh của Nại vẫn
còn lắng đọng trong tâm trí tôi. Ngày ngày tôi cuốc đất trồng khoai,
trồng mì. Ba đứa con đầu cũng lẳng lặng theo sau tôi để phụ giúp công
việc lắt nhắt. Còn lại một đứa sáu tuổi ở nhà trông em hai tuổi. Tối đến
tôi bắt các con đi ngủ sớm. Tôi đã mất hẳn sự trầm tĩnh và muốn bỏ
cuộc. Ban đêm, năm đứa co rúm lại trong một cái mềm rách trùm kín đầu ở
một xó lều như muốn tránh những âm thanh dị kỳ, thét gào của gió mưa bên
ngoài. Tuy làm lụng rất vất vả nhưng hoa màu thu hoạch cũng không đủ
ăn. Thỉnh thoảng vào ban đêm, tôi dẫn con Thanh đi đào mì và hái bắp
trộm của trại về cho bầy con ăn thêm để tránh cái đói đang hành hạ
chúng.
Nào ngờ một
đêm, tôi giật mình thức giấc thì thấy vắng mặt con Thanh -đứa con gái
đầu lòng mà thỉnh thoảng tôi dắt nó đi hái trộm bắp.
Tôi nhìn ra ngoài, bầu trời đen nnư mực. Mưa gió đang gào thét…
Tôi nghi ngờ là con Thanh đang đi bẻ bắp trộm. Tôi vội vã lách mưa đi tìm Thanh.
Sau một hồi tìm kiếm khắp các ruộng bắp, tôi cũng chẳng thấy nó ở đâu.
Trời tối
thui như mực. Mưa rơi xào xạc, át hẳn tiếng kêu của tôi: “Thanh! Thanh!
Con ở đâu?” Nhưng tiếng kêu của tôi bị mưa gào, gió cuốn mất hút trong
không gian vô tận. Một chặp lâu sau, tôi nghĩ chắc giờ này con Thanh
cũng đã về nhà rồi nên tôi trở về. Quần áo xài xạc, nhưng con Thanh vẫn
chưa về nhà.
Đánh thức bốn đứa con, tôi gặng hỏi, mắng chửi cho một mẻ nhưng các con chỉ ngơ ngác không biết chuyện gì đang xảy ra.
Tôi bảo các con đi ngủ tiếp và một mình ngồi chờ con Thanh về.
Một chặp lâu
sau, tôi nghe tiếng súng bắn inh tai…Không biết chuyện gì đã xảy ra thì
khoảng nửa giờ sau, có tiếng la hét, hối hả của các ông cán bộ đang
đứng giữa nhà.
– Đêm hôm
khuya khoắt mà mày sai con đi bẻ trộm bắp… Anh em công an đi tuần tra,
tưởng nhầm con mày là tù trốn trại nên đã bắn chết nó rồi… Khẩn trương
theo tụi tao nhận xác nó về.
Điếng cả
người, ruột gan tôi rối bời. Rụng rời tay chân, tôi vội chạy theo họ.
Đến nơi, tôi thấy con Thanh nằm chết thê thảm bên vũng máu. Quanh bụng
nó cột một sợi giây và nhét quanh mình chừng mười trái bắp và hai củ
khoai mì mà nó vừa mới nhổ. Trong môi miệng nó còn đang nhai mấy hột bắp
non. Do đó, tôi biết ban đêm vì đói, con Thanh ngủ không được nên lén
tôi đi bẻ bắp về cho các em nhai, không ngờ bị bắn chết thê thảm như
vậy.
Sáng hôm
sau, tôi chôn Thanh mà lòng buồn rũ rượi. Tôi không còn một chỗ nào
trong tâm trí để căm thù. Ngôi mộ của Thanh nằm ngay trong mảnh đất do
cha con tôi khai phá. Ba ngày sau, tôi cúng mở cửa mả cho Thanh bằng hai
trái bắp và hai củ khoai mì đã đổi sinh mạng của nó.
Suốt đời
Thanh là một chuỗi ngày dài bất hạnh vì thiếu tình thương của cha, trong
đói nghèo cơ cực của mẹ, và chết trong đói khát của cảnh tù đày mà trẻ
thơ mới có bảy tuổi đã phải nằm tù, gỡ lịch từng ngày với cha. Thanh chỉ
mong được ăn no, mặc cho đủ ấm, nhưng hoàn cảnh xã hội đã hất hủi,
không thương yêu nó.
Ngay cả
trước 1975, vợ con của anh em lính Chủ Lực Quân và Địa Phương Quân được
lãnh phụ cấp gia đình, nên vợ con lính ai ai cũng đủ cơm ăn, áo mặc. Còn
vợ con của ‘quân áo đen’ thì đi chân đất, đầu trần, quần áo tả tơi
không một cấp lãnh đạo nào thèm quan tâm đến.
Hồi đó, anh em Nghĩa Quân chúng tôi cũng thuộc Q.L.V.N.C.H mà! Sao lại phân biệt đối xử với anh em chúng tôi như thế?!
Sau 1975,
tôi cũng bị ghép vào ‘ngụy quân’, cũng bị tù, bị hành hạ như các anh em
khác. Sao các ông ‘đỉnh cao của nhân loại’ không biết phân biệt hành xử
để ‘quân áo đen’ như tôi không bị dẫn con vào trại tù và bị chết thảm
như vậy?!
Bảy ngày
sau, đúng vào ‘thất thứ nhất’, vào khoảng một giờ khuya, khi tôi đang
ngồi buồn và nghĩ đến hoàn cảnh của gia đình và cái chết thê thảm của
con Thanh …
Mưa đang rơi
từng giọt như tiếng ai đang rên rỉ và sau đó tôi nghe tiếng khóc của
con Thanh. Tiếng khóc uất nghẹn, não nuột. Tôi mở cánh cửa sổ bằng liếp
tre nhìn ra ngoài. Mưa càng lúc càng to. Gió thổi ào ạt. Dưới gốc một
thân cây chồi, ngay chỗ chôn con Thanh, một vệt trắng hiện lên…Tôi toát
mồ hôi, tay chân lạnh ngắt. Tôi cố nhìn kỹ thì ra đó là hình dáng của
con Thanh. Nó đang đứng trước mộ, khóc sướt mướt. Quanh lưng cũng đang
buột một sợi dây và treo tòn ten vài trái bắp như lúc tôi nhận xác nó
về. Tôi mất bình tĩnh và khóc nấc lên từng cơn. Có bàn tay ai đó đang
bám vào vai tôi. Con Nhàn, đứa con gái sanh đôi với con Thanh, hai chị
em giống như hai giọt nước. Con Nhàn đã đứng sau lưng tôi tự hồi nào. Nó
khóc ấm a ấm ức thật to tiếng. Tất cả các con tôi đều thức dậy đang ở
chung quanh tôi. Ngoài trời đang mưa. Con Thanh vẫn còn đứng đó, nó khóc
ngậm ngùi. Tôi hoảng hốt vừa nói với các con tôi :”Để cha ra bồng con
Thanh vào nhà” tôi vừa đẩy tấm liếp; con Nhàn cũng chạy theo.
Nhưng
khi ra
đến mả thì hình dáng con Thanh không còn nữa. Tôi ngơ ngác không biết
chuyện gì đã xảy ra nhưng tôi vẫn còn bình tĩnh và biết ngay rằng con
Thanh đang bị chết oan, chết lạnh và chết đói trong nỗi oan ức mà linh
hồn của nó cũng chẳng có nơi nương tựa. Không biết nghĩ sao tôi vừa khóc
vừa vái trước mộ nó: “Ba đưa con vào nhà. Ba sẽ luộc bắp cho con ăn.”
Sau đó tôi bồng con Nhàn vào nhà như thể tôi đã bồng con Thanh.
Vào nhà, tôi
lấy một miếng gỗ nhỏ, tựa vào vách, rồi dùng bốn thanh tre, chôn dưới
đất làm bốn chân bàn để làm tạm bàn thờ cho con Thanh.
Trong khi đó, con Nhàn nổi lửa luộc hai trái bắp đẹt làm thức ăn cúng cho con Thanh.
Tôi thấy trên bàn không có nước, tôi bảo con Nhàn lấy ly rót nước cúng con Thanh.
Nhàn đi qua
đi lại trong cái nhà tranh như đang tìm kiếm vật gì? Sau đó nó lấy một
cái gáo dừa đưa lên hỏi tôi: “Ba ơi! Nhà không có ly, mình dùng cái chén
này rót nước cúng chị Thanh được không ba?”
Nước mắt lưng tròng, tôi khẽ gật đầu.
Thế cũng xong, cũng qua một tuần cúng vái. Các em của Thanh vừa lạy vừa khóc nức nở với tất cả lòng yêu thương người chị.
Tôi nhớ ra.
Từ ngày vợ tôi đi thăm nuôi, xe bị lật chết. Nại chết tức tưởi để lại
năm đứa con cho tôi. Kể từ ngày ấy đến giờ tôi cũng chưa có cơ hội lập
một cái bàn thờ cho Nại. Tôi vội tìm trong mớ giấy tờ có cái chứng minh
nhân dân của Nại. Tôi trang trọng vuốt hình vợ mình trong Chứng Minh
Nhân Dân; rồi nhẹ nhàng đặt hình của Nại lên miếng gỗ mỏng làm bàn thờ.
Tôi thờ chung hai mẹ con Nại và Thanh trên một manh gỗ mỏng của thời
phồn vinh giả tạo còn sót lại.
Từ hôm đó,
Thanh cũng không về khóc nữa. Nó cũng biết an phận trong cảnh lưu đày
của một chế độ mà người bóc lột người… Thỉnh thoảng tôi vẫn có những đêm
ác mộng: “Nại bị chết kẹt dưới những đống hàng chồng chất, máu me lênh
láng còn Thanh thì đang nằm sóng soài trên một vũng máu mà miệng vẫn còn
nhai ngấu nghiến chưa nuốt xong mấy hạt bắp sống..”
Duy Xuyên,
Tacoma
No comments:
Post a Comment