Ngày Này Tháng Tư Năm
75, Nhìn Lại: Sinh Viên Sài Gòn Ban A-17 Đối Đầu Với Thành Đoàn CS
April 24, 2015
Chúa Nhật, 12 tháng Tư năm 2015 05:29
Tác Giả: Bạch Diện Thư Sinh
Buổi hội ngộ 2014 của
sinh viên Ban A-17 ở San Jose.
Lời giới thiệu của ký
giả Lê Bình:
Ngày 30 tháng 4 năm
1975, thường gọi là 30 tháng Tư, ngày nước Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ. Từ đó
30/4 được gọi là Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt tị
nạn cộng sản tại hải ngoại. Ngày này là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử
Việt Nam cận đại. Ngày dẫn đến tang thương và hoạ mất nước về tay Tàu cộng
phương Bắc. Hàng năm cứ đến ngày này, đại đa số người Việt Nam đều tưởng niệm,
và mong một ngày trở về đất tổ xây dựng lại quê hương.
Trong niềm tưởng nhớ
những người đã vị quốc vong thân, những anh hùng tử sĩ, trong đó có dân quân
cán chính Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta ta cũng không thể quên những người còn
sống, những người đóng góp công sức, chiến đấu âm thầm trong cuộc chiến bảo vệ
tổ quốc. Trong số những người tham dự cuộc chiến vệ quốc đó còn có những sinh
viên, học sinh âm thầm trong một mặt trận khác. Chúng tôi muốn nhắc đến sinh
viên của các trường Đại Học.
Năm 2015, sau 40 năm mất
nước, những người chiến đấu âm thầm đó có người đã ra đi, có người vẫn còn
sống, đang sống âm thầm trong cộng đồng của chúng ta. Đề nhắc nhớ lại một thời
tranh đấu. Chúng tôi xin đơn cử một số việc làm của những sinh nầy qua bài viết
dưới đây của Bạch Diện Thư Sinh Trần Vinh. Cách riêng, xin cảm ơn các anh những
người (tôi biết) đã ra đi khi mộng ước chưa thành như: Cao Sơn Nguyễn Văn Tấn
(San Jose), Ngô Vương Toại (Virginia), Lê Khắc Sinh Nhật Chủ tịch Ban Đại Diện
Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1970 -71, phó chủ tịch Tổng Hội
SVSG 1970-71…v.v
Và những người còn sống
tại Bắc Cali: Trần Lam Giang (Sacramento), Phạm Tài Tấn (San Jose) Phạm Bằng
Tường (San Jose), Bửu Uy Chủ tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1972-73 (Oregan) chủ
tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1972-73, Nguyễn
Hữu Tâm (San Jose) Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn
niên khoá 1973-74, Phan Nhật Tân (San Jose) Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn
Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1974-75…và còn nhiều nữa.
Chúng tôi muốn giới
thiệu đến cộng đồng người Việt tại San Jose về một tổ chức trong sinh viên
trước năm 1975. Ban A 17.
Hồi Ký của Bạch Diện Thư
Sinh:
Ban A 17 là một ban công
tác mới mẻ thuộc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa, thành lập
vào cuối năm 1971, với nhiệm vụ chính là đánh bại Thành Đoàn Cộng Sản, giải tỏa
áp lực của tổ chức Cộng Sản này tại các trường học, nhất là tại Đại Học Sài
Gòn.
I. Nguyên do thành lập
Ban A 17:
Từ năm 1966, Thành Đoàn
Cộng Sản tăng cường cài thêm nhiều cán bộ vào Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn và một
số phân khoa lớn thuộc Đại Học Sài Gòn. Sau khi nắm được Tổng Hội Sinh Viên Sài
Gòn và ban đại diện sinh viên các phân khoa lớn, họ ngang nhiên và liên tục
phát động tranh đấu dưới nhiều hình thức, quậy phá trong trường học, bạo loạn
ngoài đường phố.
Tình hình rối loạn đến
nỗi ông giáo sư “ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản” Lý Chánh Trung đã “hồ hởi
phấn khởi” mô tả một cách mỉa mai trong cuốn “Những Ngày Buồn Nôn” của ông như
sau: “Suốt tuần qua, trung tâm thành phố Saigon đã biến thành một bãi chiến
trường để cho mấy ông Triệu tử Long nho nhỏ mặc sức tung hoành…Kết quả thực là
ngoạn mục: Khói lựu đạn cay mịt mù trước Dinh Độc Lập, hàng rào kẽm gai chằng
chịt trên các nẻo đường như những tràng hoa tang tóc nền dân chủ” (Lý Chánh
Trung. Những Ngày Buồn Nôn. Bài 6. Khóc Đi Con. Trang 40)”.
Trước tình hình ấy, nhà
trường thì lúng túng, tập thể sinh viên hoang mang, đang khi lực lượng Cảnh Sát
phải hết sức vất vả hành quân giải tỏa những cuộc biểu tình gây rối loạn và
truy lùng những tên cán bộ cốt cán thuộc Thành Đoàn Cộng Sản.
Với nỗ lực vượt bực,
Cảnh lực cũng đã tóm được một số những tên cán bộ cầm đầu và chuẩn bị truy tố
bọn họ ra trước pháp luật.
Trớ trêu thay, ngay lập
tức có một số ông to bà lớn, cả đạo lẫn đời, hùa theo những thành phần phản
chiến, thiên tả, trong và ngoài nước, lên tiếng phản kháng chính quyền và bênh
vực cho bọn cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản. Việc làm này, vô hình trung, như choàng
thêm vòng hoa chiến thắng lên cổ bọn cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản đội lốt sinh viên,
đồng thời cổ võ họ tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền VNCH.
Sang năm 1971, Cộng Sản
ra lệnh cho Biệt Động Thành thi hành 2 vụ ám sát nhằm vào 2 đối tượng thuộc đại
học, khiến cho tình hình an ninh Đại Học Sài Gòn càng ngột ngạt, căng thẳng
hơn: Vụ thứ nhất xẩy ra ngày 28-6-1971, 2 tên Việt Cộng thuộc Biệt Động Thành
T4 (Ban An Ninh Đặc Khu Sài Gòn – Gia Định) bắn chết sinh viên Lê Khắc Sinh
Nhật, chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa, ngay tại hành lang trước cửa
phòng ban đại diện sinh viên. Vụ thứ hai xẩy ra ngày 10-11-1971, 2 cán bộ Biệt
Động Thành Cộng Sản liệng bom vào gầm xe và giết chết GS. Nguyễn Văn Bông, viện
trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, khi xe chở Giáo Sư đang chờ đèn đỏ ngay
tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản.
Vụ ám sát Giáo Sư Nguyễn
Văn Bông và sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật xẩy ra giữa thanh thiên bạch nhật ngay
trung tâm Thủ Đô Sài Gòn, đã giáng những đòn choáng váng vào các cơ quan an
ninh và các viên chức có trách nhiệm.
Để đối phó với tình hình
này, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia kiêm đặc ủy trưởng
Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, đã gọi Ông Nguyễn Thành Long, biệt cục trưởng
Campuchia, đang công tác tại Nam Vang về và giao cho ông chức vụ phụ tá đặc ủy
trưởng đặc trách công tác Ban A 17, đối đầu trực diện với Thành Đoàn Cộng Sản.
II. Đối thủ của Ban A
17:
Đối thủ của Ban A 17 là
Thành Đoàn Cộng Sản. Thành Đoàn thuộc Đoàn Thanh Niên Lao Động Hồ Chí Minh, nay
là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ vận động thanh niên nội
thành Sài Gòn – Gia Định; trong bài này, gọi tắt là Thành Đoàn Cộng Sản.
1. Tổ chức:
Chỉ huy
Cấp chỉ huy cao nhất của
Thành Đoàn Cộng Sản vào thời điểm thành lập Ban A 17 là Trần Bạch Đằng. Lúc đó,
Trần Bạch Đằng nắm chức Bí Thư Đặc Khu Ủy Sài Gòn Gia Định. Từ năm 1965, ông ta
đã được giao cho nhiều chức vụ quan trọng, như: Tuyên huấn, trí vận, Hoa vận và
thanh vận (tức thanh niên, sinh viên, học sinh vận), đồng thời phụ trách Ban
Cán Sự Nội Thành là tiền thân của Thành Ủy Sài Gòn – Gia Định. Thành Đoàn Cộng
Sản là mũi nhọn của công tác thanh vận phối hợp với trí vận.
Hệ thống chìm
Hệ thống chìm nằm trong
vòng bí mật, chia thành các chi bộ, mỗi chi bộ có bí thư chi bộ phụ trách một
hay vài ba phân khoa đại học. Hệ thống chìm chỉ huy hệ thống nổi.
Vào khoảng năm 1971, hệ thống
chìm bao gồm:
Ban Chấp Hành Thành
Đoàn: Bí thư: Phan Chánh Tâm (Năm Pha, Ba Vạn). Phó bí thư: Phạm Chánh Trực và
Lê Mỹ Lệ (Năm Trang).
Thường vụ: Trương Mỹ Lệ
(Tư Liêm, Mười Trương), Nguyễn Văn Chí (Bảy Điền, Sáu Chí), Nguyễn Ngọc Phương
(Ba Triết), Trang Văn Học (Năm Tranh).
Đoàn ủy sinh viên:
Nguyễn Ngọc Phương, Trầm Khiêm (Hai Lâm), Dương Văn Đầy (Bảy Không, Ba Niên),
Nguyễn Văn Sự, Lê Công Giàu và Trần Thị Ngọc Hảo (Tư Tín).
Hệ thống nổi
Hệ thống nổi gồm các cán
bộ đội lốt sinh viên thuần túy, hoạt động công khai, hợp pháp. Họ là các Đảng
viên, Đoàn viên, Hội viên (Đảng viên Đảng Cộng Sản VN, Đoàn viên Đoàn Thanh
Niên Nhân Dân Cách Mạng, Hội viên Hội Liên Hiệp Thanh Niên VN, bao gồm Hội Liên
Hiệp Sinh Viên Giải Phóng và Hội Liên Hiệp Học Sinh Giải Phóng Miền Nam VN).
Các sinh viên Việt Cộng này được lệnh tìm mọi cách để nắm lấy Ban Chấp Hành
Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn, Đại Học Xá Minh Mạng, Đại Học Vạn Hạnh, Đoàn Sinh
Viên Phật Tử và ban đại diện sinh viên các Phân Khoa Đại Học Sài Gòn, nhất là
các phân khoa lớn như Văn Khoa, Luật Khoa, Khoa Học, Trung Tâm Quốc Gia Nông
Nghiệp (Nông Lâm Súc), Y Khoa, Dược Khoa…
Phải nhìn nhận số cán bộ
Thành Đoàn Cộng Sản hoạt động trong đại học không đáng kể, song họ được tổ chức
và lãnh đạo chặt chẽ, được học tập kĩ lưỡng và hoạt động với nhiệt tình cách
mạnh khá cao cho nên họ đã lần lượt khống chế được một số tổ chức sinh viên
công khai, hợp pháp, trong khoảng 5 năm liên tục.
Họ đã nắm được Tổng Hội
Sinh Viên Sài Gòn 4 nhiệm kì liên tiếp: 1966-67: Hồ Hữu Nhựt, 1967-68: Nguyễn
Đăng Trừng, 1968-69: Nguyễn Văn Qùy, 1969-70: Huỳnh Tấn Mẫm.
HHH ọ cũng nắm được Đại
Học Xá Minh Mạng với chủ tịch ban đại diện là Huỳnh Tấn Mẫm (1969-70), Nguyễn
Xuân Thượng (1970-71), Lê Thống (1971-72). Với vị thế này, bọn họ dùng đại học
xá để chứa chấp đồng chí, đồng bọn, rồi biến nơi đây làm bộ chỉ huy và điểm
xuất phát nhiều cuộc đấu tranh, xuống đường.
Cũng vào khoảng 1970,
Thành Đoàn Cộng Sản nắm được ban đại diện sinh viên tại Đại Học Vạn Hạnh và các
phân khoa lớn như Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa, Trung Tâm Quốc Gia Nông
Nghiệp, Đoàn Sinh Viên Phật Tử.
2. Hoạt động của Thành
Đoàn Cộng sản
Vì nắm được ban đại diện
sinh viên, họ có thể gây áp lực lên cả khoa trưởng và các giáo sư, nhất là sau
mấy vụ đặc công Cộng Sản ám sát Giáo Sư Y Khoa Lê Minh Trí, bộ trưởng Bộ Giáo
Dục, Giáo Sư Trần Anh, khoa trưởng Y Khoa và Giáo Sư Nguyễn Văn Bông, viện
trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh.
Cũng vì nắm được những
tổ chức công khai, hợp pháp kể trên, Thành Đoàn Cộng Sản đã phát động nhiều
cuộc đấu tranh, chống đủ thứ, đòi đủ thứ…bằng nhiều hình thức từ ôn hòa, hợp
pháp tới bạo động: bãi thi, bãi khóa, diễn thuyết, hội thảo, tuyên cáo, kiến
nghị, triển lãm tội ác chiến tranh, văn nghệ, dựng tượng Nhất Chi Mai rất lớn
ngay tại hành lang Giảng Đường 4 Văn Khoa. Chúng liên tục tổ chức các cuộc
xuống đường, đốt phá, phá, cản trở giao thông, gây rối trị an ngay trên các
đường phố Sài Gòn; thậm chí còn tổ chức những vụ giết sinh viên, ám sát giáo
sư.
Buổi hội ngộ 2014 của
sinh viên Ban A-17 ở San Jose.
III. Ban A 17
1. Vài lời trần tình
Tất cả quân nhân các cấp
cũng như tất cả viên chức chính quyền lớn nhỏ của nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
đều có quyền hãnh diện vì đã phục vụ chính nghĩa chiến đấu tự vệ, bảo vệ Miền
Nam tự do, chống lại Cộng Sản Bắc Việt muốn nhuộm đỏ Miền Nam. Cho tới nay, hầu
như tất cả mọi ban ngành, mọi binh chủng, mọi hoạt động, mọi thành tích của các
thành phần quân, cán, chính, đều đã được phổ biến công khai trước dư luận,
trước lịch sử.
Riêng ngành an ninh,
tình báo mang tính bí mật đặc thù tự bản chất, phải tuân thủ những nguyên tắc
bảo mật nghiêm ngặt. Khốn thay, “ngày sập Trời” 30-4-1975 đã xẩy ra, CSBV vi
phạm Hiệp Định Paris 1973 bằng cách dùng bạo lực quân sự để cưỡng chiếm VNCH,
cuốn theo chiều gió hệ thống tổ chức của một quốc gia trong chớp mắt, nhưng tất
cả cơ sở, nhân sự hầu như còn nguyên vẹn, nhiều tài liệu mật chưa kịp tiêu hủy!
Kẻ thắng trận xử dụng cơ sở, khai thác tài liệu và đầy ải nhân sự VNCH trong
các trại tập trung cải tạo khổ sai hàng chục năm. Trong chốn lao tù nghiệt ngã
đằng đẵng ấy, làm sao có thể bảo tồn được tất cả mọi nguyên tắc, giữ mãi được
tất cả mọi bí mật?
Tuy không có thể giữ
được tất cả mọi nguyên tắc, bảo toàn được mọi bí mật, nhưng chúng tôi biết chắc
chắn Ban A 17 vẫn còn giữ được một số bí mật nhân sự và bí mật chiến thuật công
tác. Những bí mật ấy sẽ mãi mãi “sống để bụng, chết mang theo”.
Vì lẽ đó, về Ban A 17,
chúng tôi tự chế sẽ chỉ nói những gì xét thấy bất cứ ai quan tâm cũng đều có
thể biết được mà thôi.
2. Mục tiêu công tác
Như đã trình bày, mục
tiêu của Ban A 17 là đánh bại Thành Đoàn Cộng Sản, giải tỏa áp lực của tổ chức
Cộng Sản này tại các trường học, nhất là tại Đại Học Sài Gòn. Thắng lợi của Ban
A 17 sẽ giúp tái lập kỉ cương trường ốc, mang lại yên bình thuận lợi cho việc
học hành và các sinh hoạt học đường lành mạnh của sinh viên học sinh.
3. Nhân sự
Vì là công tác thuộc môi
trường đại học cho nên tất cả nhân viên Ban A 17, cán bộ cũng như nhân viên khế
ước, đều là những sinh viên đã tốt nghiệp hoặc sắp tốt nghiệp đại học, thuộc đủ
mọi phân khoa.
Đến nay, mái tóc của tất
cả nhân sự Ban A 17 thuở xưa đều đã điểm sương, đã bạc màu. Tất cả đã rút chân
ra khỏi giang hồ và muốn được sống những năm tháng còn lại thật bình yên. Hãy
để cho “Những chiến mã một thời chinh chiến, một thời phiêu lãng”.
4. Tình hình
Ban A 17 “ra quân” chiến
đấu trong Mặt Trận Đại Học trước một tình hình không mấy thuận lợi vì chẳng
những phải đối phó với một đối thủ lợi hại là Thành Đoàn Cộng Sản mà còn phải
vượt qua một số trở ngại nội tại.
Phải thượng tôn pháp luật
Chế độ tự do, nền tự trị
đại học và tinh thần thượng tôn pháp luật vốn là ưu điểm của các xã hội Âu Mĩ
có truyền thống dân chủ đã ăn sâu trong xương thịt. Thế nhưng, ở nước ta, giữa
cuộc chiến ác liệt chống kẻ thù hung hiểm Cộng Sản, ông đồng minh thì “đồng
sàng dị mộng”, coi như VNCH tứ bề thọ địch, thì những thứ tự do tốt đẹp, những
nguyên tắc pháp luật nghiêm túc đó sẽ bó tay bó chân các cơ quan an ninh và trở
thành tấm khiên che chở, thành chỗ núp an toàn cho bọn cán bộ Thành Đoàn Cộng
Sản và bọn sinh viên Việt Cộng.
Hàng ngũ các giáo sư
Một số giáo sư có tinh
thần Quốc Gia rõ rệt, đã tích cực yểm trợ công tác Ban A 17. Một số ít không
thiên Cộng, nhưng lại đối lập hoặc chống chính quyền VNCH. Một số rất ít khác
thì thiên tả hoặc thiên Cộng. Còn một số khá đông lại chọn làm kẻ đứng bên lề,
mong được yên thân!
Tình hình sinh viên
Khá nhiều sinh viên
thuần túy có thái độ dửng dưng, không ưa Cộng Sản, nhưng cũng không làm gì để
chống lại chúng. Thậm chí có một số ít sinh viên bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng
cấp tiến, xu hướng cách mạng và có mặc cảm “gia nô” nếu tỏ thái độ hoặc hành
động ủng hộ chính quyền. Những sinh viên này rất dễ có khuynh hướng bỏ phiếu
bầu cho liên danh gồm các sinh viên là cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản. Tệ hơn cả,
có một số nhỏ sinh viên nhẹ dạ, hoặc hiếu động đã a dua theo bọn sinh viên Việt
Cộng.
5. Hoạt động của Ban A
17:
Phá vỡ hệ thống nhân sự
chìm và nổi của đối phương
Công tác này cần thực
hiện 2 bước: Một là phát hiện các đối tượng một cách chính xác và kịp thời. Các
cán bộ Ban A 17 là sinh viên, trường ốc, thầy cô và bạn bè sinh viên không xa
lạ gì đối với họ. Vì thế, qua học tập, tiếp xúc, quan sát trực tiếp, hằng ngày,
họ dễ dàng phát hiện các đối tượng là cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản.
Việc phát hiện còn được
thực hiện một cách chính xác bằng hoạt vụ xâm nhập vào hàng ngũ đối phương.
Khi đã thâu thập được
tin tức cần thiết, các cơ quan có trách nhiệm phải thực hiện bước công tác kế
tiếp là vô hiệu hóa các đối tượng.
Kết quả: Chỉ sau khoảng
một năm hoạt động, các lực lượng an ninh đã bắt giữ được khá đông các cán bộ
cốt cán của Thành Đoàn Cộng Sản, một số khác phải đào thoát ra các căn cứ Thành
Đoàn ngoài bưng biền, số còn lại phải “lặn thật sâu”. Từ nay, không còn có cảnh
những cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản ngang nhiên, tự tung tự tác trong học đường,
hay là ngay giữa Thủ Đô Sài Gòn như trước nữa.
Giành quyền kiểm soát
các tổ chức sinh viên công khai, hợp pháp
Sau khi phá vỡ hệ thống
tổ chức của Thành Đoàn Cộng Sản, Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia cần giành lại các
tổ chức sinh viên hợp pháp càng sớm càng tốt. Đây là điều kiện quan trọng thứ
hai để có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ tận gốc sự khống chế của Thành Đoàn Cộng
Sản trong môi trường đại học.
Nhận thấy Thành Đoàn
Cộng Sản dồn nỗ lực chính để giành quyền kiểm soát Đại Học Xá Minh Mạng, ban
chấp hành Tổng Hội SVSG, ban đại diện sinh viên các phân khoa lớn: Luật Khoa
(29716 sinh viên trong niên khóa 1973-74), Văn Khoa (20405 sinh viên trong niên
khóa 1973-74) và Khoa Học (10738 sinh viên trong niên khóa 1973-74); do đó, để
đối phó với Thành Đoàn Cộng Sản, Ban A 17 cũng thành lập các tổ công tác hoạt
vụ bề thế hơn tại các trọng điểm kể trên.
Dù thế nào, nỗ lực chính
yếu vẫn thuộc về Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia. Chính các sinh viên Quốc Gia bắt
tay vào việc thành lập các liên danh ra tranh cử ban đại diện sinh viên tại các
phân khoa và Tổng Hội SVSG.
Yêu cầu đặt ra là các
liên danh của Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia phải thắng cử, cho nên Ban A 17 tìm
phương cách san bằng mọi trở ngại để bảo đảm thắng lợi cho các liên danh mình
ủng hộ.
Chẳng hạn như nếu gặp
trường hợp một vị khoa trưởng, một giáo sư hoặc một viên tổng thư kí văn phòng
nhà trường lừng khừng, không tích cực hợp tác, Ban A 17 phải làm cho họ hợp tác
hay ít ra là không làm gì cản trở sự thành công của liên danh tranh cử thuộc
Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia.
Một khi đã ủng hộ một
liên danh, Ban A 17 sẽ không muốn ủng hộ bất cứ liên danh ứng cử nào khác, dù
đó là liên danh do một đảng phái đỡ đầu, thậm chí đó là liên danh gồm những
sinh viên “gà nhà” của vị lãnh đạo số hai hay số ba nào đó.
Để tăng cường cho công
tác của Ban A 17, bên Cảnh Sát Đặc Biệt đã điều về cho mỗi phân khoa một số
thiếu úy Cảnh Sát vừa mới tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia. Các thiếu úy
này còn rất trẻ, đã tốt nghiệp trung học, cho nên họ đều ghi danh để trở thành
sinh viên tại các phân khoa đại học. Đây là sự phối hợp cần thiết và hữu hiệu.
Thực ra, nếu Tướng Nguyễn Khắc Bình không kiêm nhiệm cả hai cơ quan to lớn này
thì việc phối hợp hoạt động nêu trên không dễ mà có thể thực hiện được.
Ngoài các trọng điểm nêu
trên, Ban A 17 cũng điều cán bộ tới Đại Học Vạn Hạnh, Trung Tâm Quốc Gia Nông
Nghiệp (tên cũ là Nông, Lâm, Súc), Dược Khoa…Trước đó ít lâu, 3 trường này từng
bị các cán bộ Thành Đoàn Cộng Sản khống chế, chúng đã biến những trường này
thành cứ điểm xuất phát nhiều cuộc tranh đấu, xuống đường và tổ chức các buổi
văn nghệ phản chiến, các cuộc họp báo…
6. Kết quả
Sau một thời gian tương
đối ngắn, các sinh viên khuynh hướng Quốc Gia đã giành lại được quyền kiểm soát
những tổ chức sinh viên quan trọng, như:
Sinh viên Lý Bửu Lâm:
Chủ tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1970-71, trưởng tràng Sinh Viên Kiến Trúc Đại
Học Sài Gòn niên khoá 1969-1972,
Sinh viên Bửu Uy: Chủ
tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1972-73, chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa
Đại Học Sài Gòn niên khóa 1972-73,
Sinh viên Phạm Minh
Cảnh: Chủ tịch Tổng Hội SVSG niên khoá 1973-4/1975, chủ tịch Ban Đại Diện Sinh
Viên Khoa Học Đại Học Sài Gòn niên khoá 1973-74,
Sinh viên Lê Khắc Sinh
Nhật: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1970
-71, phó chủ tịch Tổng Hội SVSG 1970-71,
Sinh viên Trương Văn
Banh: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Luật Khoa Đại Học Sài Gòn niên khoá
1973-74,
Sinh viên Nguyễn Hữu
Tâm: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khoá 1973-74,
Sinh viên Phan Nhật Tân:
Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Văn Khoa Đại Học Sài Gòn niên khóa 1974-75,
Sinh viên Khiếu Hữu
Đồng: Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên Khoa Học Đại Học Sài Gòn niên khóa
1974-75…
Đại Học Xá Minh Mạng
cũng có ban đại diện mới. Tất cả đều thuộc thành phần Quốc Gia.
Các cán bộ Thành Đoàn
Cộng Sản cũng không dễ dàng lèo lái được Ban Đại Diện Sinh Viên Đại Học Vạn
Hạnh và Đoàn Sinh Viên Phật Tử như trước nữa.
Nhờ những thành quả trên
mà an ninh, trật tự tại các phân khoa Đại Học Sài Gòn được vãn hồi. Từ nay, đại
học không còn là một mặt trận mà là môi trường an bình, thuận lợi cho việc học
tập. Và cũng từ nay, các ban đại diện sinh viên có điều kiện phát huy các sinh
hoạt học đường: Văn nghệ, báo chí, thể thao, du ngoạn, công tác xã hội, thăm
viếng các chiến sĩ tiền đồn, các chiến sĩ trấn giữ hải đảo biên cương, lên án
nghiêm khắc việc Việt Cộng pháo kích bừa bãi vào Trường Tiểu Học Cai Lậy, Tỉnh
Định Tường và Trường Tiểu Học Song Phú, Quận Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long, giết
hại hàng chục học sinh thơ ngây, vô tội… Đặc biệt, khi Trung Cộng đánh chiếm
Hoàng Sa vào đầu năm 1974, Tổng Hội SVSG và ban đại diện sinh viên các phân
khoa thuộc Đại Học Sài Gòn đã đồng loạt ra Tuyên Cáo phản kháng mạnh mẽ hành
động xâm lược của Trung Cộng trước công luận trong và ngoài nước, đồng thời tố
cáo sự im lặng hèn hạ của Cộng Sản Hà Nội.
Đại học yên ổn thì phố
xá cũng được tấp nập, an vui.
Đây là thắng lợi chung,
chẳng những của Lực Lượng Sinh Viên Quốc Gia mà còn là của Ban A 17 và của Cảnh
Sát Đô Thành. Thắng lợi tại Mặt Trận Đại Học là thắng lợi lớn, dứt điểm. Tình
hình đại học yên tĩnh cho tới “ngày sập trời” 30-4-1975. Chính những cán bộ
Thành Đoàn Cộng Sản cũng phải công nhận họ đã thất bại trong Mặt Trận Đại Học.
Hàng Chức Nguyên viết: “…từ năm 1972, địch đã ra tay khủng bố, càn quét, hòng
đè bẹp các phong trào đấu tranh. Hầu hết những trụ sở tập họp công khai của
thanh niên, sinh viên, học sinh đều bị chúng phá hủy hoặc chiếm đóng…Tình hình
im ắng, căng thẳng, không một cuộc đấu tranh công khai lớn nhỏ nào nổ ra được”
(Hàng Chức Nguyên. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. NXB. Trẻ, 2005. Trang 186).
IV. Vài nhận xét
Về đối thủ
Trước khi Ban A 17 nhập
cuộc, bọn sinh viên Việt Cộng hung hăng trong nhà trường, tác oai tác quái
ngoài đường phố, vì biết có nhiều viên chức “tai to mặt lớn” hưởng bổng lộc
VNCH và nhiều thành phần khác nữa trong xã hội, sẽ nhân danh các quyền Hiến
định, mau mắn đứng ra bênh vực, chống lưng cho chúng. Nhưng từ khi Ban A 17 lâm
trận, nhiều tên sinh viên Việt Cộng bị “hốt” với đầy đủ bằng chứng có giá trị
pháp lí xác minh chúng là cán bộ Cộng Sản, cho nên không “ô dù” nào có thể che
chở cho chúng được nữa, chúng đành phải nhũn như con chi chi. Có một số sẵn
sàng hợp tác. Những tay ngoan cố, chỉ đếm được vài ba.
Về công tác Ban A 17:
Từ cuối năm 1971, Ban A
17 xuất hiện với một lực lượng có trình độ đại học và trên đại học, rất thích
hợp cho Mặt Trận Đại Học. Tất cả hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ông Nguyễn
Thành Long, một cấp chỉ huy kiệt xuất. Phải nhìn nhận đây là quyết định sáng
suốt và đúng đắn của Tướng Nguyễn Khắc Bình. Ban A 17 nhắm đánh tận gốc phong
trào sinh viên tranh đấu do Thành Đoàn Cộng Sản lèo lái. Khi phá vỡ được hệ
thống tổ chức của Thành Đoàn Cộng sản và giành lại được các ban đại diện sinh
viên tức là đã nhổ được cái gốc của phong trào tranh đấu thì tự khắc tình hình
đại học trở lại yên tĩnh.
Ban A 17 phải “ra quân”
trong tình hình không thuận lợi: Phải đối phó với một đối phương sừng sỏ, lại
gặp phải thái độ cam chịu của nhiều giáo sư và sinh viên. Song nhờ tất cả cán
bộ Ban A 17 đều có trình độ học vấn thích hợp, cộng với sự hi sinh, tinh thần
kỉ luật, Ban A 17 đã vượt qua được các trở ngại, khó khăn và đã gặt hái thành
công khá tốt đẹp.
Thắng lợi trong Mặt Trận
Đại Học đưa tới kết luận: Cộng Sản không quá ghê gớm. Người xưa nói “Biết địch
biết ta, trăm trận trăm thắng”; ở đây, Ban A 17 chẳng những có khả năng biết rõ
đối phương, lại còn biết cách đánh thắng đối phương, cho nên đã thắng nhanh và
thắng triệt để.
Cảm tưởng khi nhìn lại:
Ban A 17 tự hào vì đã
sát cánh cùng quân dân cán chánh VNCH chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do. VNCH có
chính nghĩa vì đã buộc phải chiến đấu để tự vệ. VNCH chưa phải là toàn bích vì
là một nước non trẻ, lại phải vừa xây dựng vừa phải chiến đấu sống còn với Cộng
Sản Hà Nội, nhưng không có thể phủ nhận VNCH đã xây dựng được nền móng căn bản
cho một quốc gia tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng.
Bọn sinh viên theo Việt
Cộng khoe khoang làm “cách mạng đánh cho Mĩ cút, dánh cho Ngụy nhào”. Thực ra,
người Mĩ tham chiến nhiều lần nhiều nơi trên thế giới, xong việc của họ rồi thì
họ ra đi, không lấy một tấc đất. Trường hợp chiến tranh ở Việt Nam, người Mĩ
vừa ra đi, Cộng Sản Hà Nội vội rước Tầu Cộng vào. Hậu quả nhãn tiền là Cộng Sản
Hà Nội vừa phải cắt đất cắt biển dâng cho Tầu để “trả nợ” cho chúng và để được chúng
bảo vệ lợi quyền, vừa phải làm ngơ cho chúng tràn vào làm ăn sinh sống và chắc
chắn không bào giờ chúng ra đi nữa. Đang khi đó, “Ngụy nhào” rồi thì tất cả
những cái gì tốt đẹp VNCH đã xây dựng được trong 20 năm đều bị xóa bỏ, tất cả
những cái xấu xa về mọi mặt phát sinh ở mức độ khủng khiếp.
Nếu cách mạng là đánh đổ
một chế độ, một chính quyền không tốt để xây dựng một chế độ, một chính quyền
tốt hơn thì Việt Cộng không làm cách mạng bởi vì chúng đã đánh đổ một chế độ,
một chính quyền tốt hơn để dựng lên một chế độ, một chính quyền cực kì tệ hại.
Những gì xẩy ra trên đất nước từ 30-4-1975 cho tới nay chứng minh Việt Cộng là
phản động, là phá hoại, là bán nước hại dân. Thế mà ngày xưa, bọn sinh viên
Việt Cộng lại hoạt động chống phá VNCH để tiếp tay cho Cộng Sản Hà Nội độc tài,
toàn trị chiếm đoạt miền Nam tự do. Tội đó không phải là nhỏ.
Giải thích như thế để
chứng minh cuộc chiến đấu chống bọn sinh viên Việt Cộng là chính nghĩa, là bổn
phận, là vinh dự của Ban A 17. Ban A 17 không hại thầy phản bạn, Ban A 17 chỉ
hoạt động quét sạch bọn sinh viên Việt Cộng ra khỏi học đường.
Ban A 17 đã nhập trận,
đã so găng bằng những đòn cân não gay go, nhưng không kém phần gian nan, nguy
hiểm và đã chiến thắng. Tuy kết cục Miền Nam đã mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt,
bởi vì chúng ta thua ở những mặt trận quan trọng khác, nhưng Ban A 17 vẫn cảm
thấy một chút an lòng vì đã tích cực góp phần đánh thắng Mặt Trận Đại Học, đã
làm tròn nhiệm vụ mà Quốc Gia giao phó.
Tháng 6-2013
(Trích từ cuốn sách MẶT
TRẬN ĐẠI HỌC THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA của Bạch Diện Thư Sinh. Tủ sách
Hoàng Sa, 2014)
No comments:
Post a Comment