Friday, May 12, 2017

Vòng Tay MẸ (Trần Hữu Từ)


Vòng Tay MẸ

                                    Để tuởng nhớ nguời Mẹ kính yêu                    
Tùy bút
                                                Bát Tú TRẦN HỮU TỪ

            Mùa hè 2005, vuợt nửa vòng trái đất từ Hoa Kỳ đến Việt Nam bằng máy bay, chúng tôi lại tiếp tục khoảng 1.000km trên từng cây số một đuờng bộ đến Huế vừa thăm quang cảnh quê hương, mẹ Việt Nam, vừa để thăm " Mẹ đẻ ". Vòng tay ly biệt của mẹ ngày nào xót xa lòng dạ, bồi hồi nhớ thuong, day dứt tiếc nuối, như một gợi nhắc, réo gọi về quê cũ thăm mẹ. " “Có nỗi nhớ nào hơn xa mẹ. Đời con vằng vặc Mẹ vầng trăng ". (THL)
            Xe chui qua đuờng hầm " mới" đèo Hải Vân ( Đà Nẵng ) vào sáng sớm, mờ mờ ảo ảo với ánh đèn điện vàng vọt khoảng chừng hai muoi phút, xe chúng tôi ra khỏi hầm. Nguớc đầu nhìn lại đèo Hải Vân ở trên cao vời vợi, tôi chợt nhớ câu ca dao:
                                                  " Chiều chiều mây phủ Hải Vân,
                                                    Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn ".
            Một làn không khí mát mẻ ập đến từ bờ biển Lăng Cô (thuộc địa phận Thừa Thiên - Huế) làm chúng tôi sảng khoái, lâng lâng, mênh mông kỉ niệm. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn mệt mỏi đả biến mất, chỉ còn hân hoan vui tuoi, thơi thới nhẹ nhàng. Cảm xúc dâng trào và hồi hộp lạ lùng! Tôi im lặng để mình đắm chìm trong nỗi sung suớng gặp lại quê nhà. Qua huyện Phú Lộc, những hoa phuợng đỏ lác đác đong đứa trên cành ở hai vệ đuờng, đến chợ Truồi " Núi Truồi ai đắp nên cao. Dâu Truồi ai biểu ngọt ngào lòng em ", tôi cảm nhận căn nhà Mẹ như gần quá rồi.
            Núi Ngự Bình " truớc tròn sau méo " xuất hiện truớc mặt. Xe từ từ lăn bánh đến ngã ba Quẹo Giàn Xây, nơi đây có một kỉ niệm khó quên trong đời-  tôi bị VC bắt và suýt chết trong biến cố Mậu Thân ( 1968 ) - rồi luớt qua cầu An Cựu có dòng sông " nuớc đục mua trong ". Chúng tôi đã đi vào lòng thành phố Huế. Mở mắt thật to, thật lớn nhìn những con đuờng phố quen thuộc, giờ đây sao xa lạ quá chừng như mình lạc vào một nơi nào khác! Một số con đuờng đã thay tên đổi họ, lại còn nham nhở những quán hàng xây dựng mất vẻ mỹ quan và trật tự thành phố. Sông Hương còn đó, Thiên Mụ còn đó, Tràng Tiền còn đó, Đập Đá còn đó và dấu xưa vẫn còn đó nhưng khác là cờ đỏ trưng bày khắp nơi. Trên đỉnh cờ Đại Nội, một lá cờ đỏ sao vàng lớn tung bay nhắc nhở tôi nhớ rõ mình đã mất quê rồi. Huế xưa đâu còn nữa:
                                                " Muời lăm năm trở lại cố huong,
                                                  Lần luợt tìm qua các nẻo đuờng,
                                                  Sông núi vẫn là sông núi cũ,
                                                  Mà nguời xưa lạc đâu ngàn phương ".
                                                                                                ( Đinh Phong )
            Thay vì qua Vỹ Dạ về quê chừng 3km đi bộ, xe chạy tắt qua cầu Chợ Cống, một con đuờng mới mở, mất chừng 15 phút đã đến noi rồi. Đứng truớc ngỏ, nhìn bao quát căn nhà, nơi một đời cha mẹ đã sống, lòng xúc động, bồi hồi: Cây đào với những quả sai, to, ngọt lịm ở sân truớc tự mình vươn lên cao, căn nhà bị pháo sụp đổ trong chiến tranh, nay đa đuợc phục hồi đẹp đẽ, khang trang, vuờn sau chen lẫn những cây cau, xoài, mít, buởi, ổi, chuối xứ, khóm mía um tùm. Hàng rào hoa vông vàng rực rỡ, hoa cẩn đỏ lòe loẹt bọc quanh bìa vuờn trông xinh xắn làm sao! Hoi xa xa một dặm, cạnh nhà, là cây sanh, cây ngáo quấn xoắn vào nhau qua bao thế hệ cao ngất với tán cây phủ rộng cả mẫu đất, che im bóng mát cả thời tuổi thơ của chúng tôi.
            Cửa nhà đã mở. Không có cha mẹ ôm xiết con vào lòng mừng rỡ như thuở nào: Cha mẹ đã chết. Chúng tôi về đây chủ đích thăm nơi chốn xưa cha mẹ đã sống những năm tháng êm đềm và hạnh phúc bên các con thơ dại, về đây để thăm khung trời đầy ắp hình ảnh thấm sâu trong tâm khảm và những kỉ niệm còn vuong vấn trong không khí căn nhà và vuờn tuợc này. Vào năm 1985, mẹ tôi đã mất trong mùa mưa lụt. Các con của mẹ đang còn bị giam giữ trong Trại Cải Tạo nên không có đứa con trai nào có mặt để tiễn đưa mẹ về cõi vinh hằng. Chỉ có một chiếc đò chở quan tài mẹ từ nhà đến Đập Đá trong ngày mưa lũ. Và từ đó, quan tài mẹ đuợc dân làng khiêng vai đi bộ đến núi Ngự Bình. Khác với mẹ, cha tôi chết vào mùa xuân 1972 khi anh em tôi đã khôn lớn và có địa vị trong xã hội nên đám tang đuợc tổ chức linh đinh và rôm rả. Con nguời đều có số mệnh riêng: Suốt đời mẹ tôi cực khổ, chết cũng nhọc nhằn. Cha tôi sống một đời sung suớng phong lưu, chết cung suớng. Đám tang to. Nhiều nguời thương tiếc đưa tiễn.
            Vào trong nhà, bàn ghế cẩm xà cừ, hoành liễn chạm cẩn trang nghiêm. Trên bàn thờ, cha mẹ tôi như trông chờ tôi với đôi mắt đầm ấm, dịu dàng nhìn tôi không chớp mắt. Tôi ôm xiết khung ảnh thờ của cha mẹ khóc suớt muớt, khóc thê thảm, khóc nức nở, khóc như bắt đền cha mẹ không còn sống cho con thấy mặt và khóc cho vơi đi uất nghẹn, nhớ nhung, cách biệt. Quây quần bên cha mẹ trên bàn thờ là sáu anh chị em đa chết đuợc đưa khung hình về đây sum vầy, hầu hạ cha mẹ tôi cho ấm cúng, thủy chung. Cha mẹ tôi sinh đuợc muời nguời con: bảy trai, ba gái, nay còn lại ba trai, một gái.
            Tôi thuong Mẹ hon Cha dù cha tôi đứng mui chịu sào, một đời lăn lộn với sóng gió ngoài đời, chịu tù chịu tội, để tạo dựng cơ ngoi cho gia đinh sống hạnh phúc và êm ấm. Còn Mẹ tôi, tay bồng tay bế, ôm ấp nâng niu, bú mớm, một đời gần gủi, tận tụy hy sinh cho con " bên uớt mẹ nằm, bên ráo con lăn ". Những bài hát ru con của mẹ ngày nào còn lắng đọng trong lòng con suốt cuộc đời:
                                                " Ru con, con théc cho muồi,
                                                   Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
                                                  Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
                                                  Mua cau Nam phổ, mua trầu chợ Dinh ".
            Mẹ tôi không đẹp lắm nhưng thùy mị, có khuôn mặt tròn đầy, đôi tai to, rộng như tai Phật, trán cao, dáng đi khoan thai, sắc khí vui tuoi, luôn có nụ cuời vui vẻ trên môi, nhiều lòng vị tha, rộng rãi, bao dung. Bên mình luôn cặp kè túi xách đồ nghể để cứu nhân độ thế - nghề tay trái quí báu, làm giúp mà không lấy tiền. Đó là nghề chích lễ, giác bầu, bấm huyệt. Không những ban ngày, đêm hôm khuya khoắt có ai kêu cứu khẩn cấp về bệnh tật, mẹ tôi vội vã xách đồ nghề đi ngay. " Cứu nguời như cứu hỏa ". Mẹ tôi thuờng bảo thế. Thỉnh thoảng mẹ dẫn tôi theo để phụ giúp và chỉ bảo những huyệt đạo quan trọng, chủ chốt và tối kị, và cách cắt lễ, bấm huyệt để chữa những bệnh khẩn trương như ngất xỉu, ói mửa, kinh phong, thương hàn, đau bụng v.v... Nhờ đó, khi ở trại tù, tôi là một " Bác si miệt vuờn " của anh em tù nhân. Vậy mà đôi khi tôi cứu sống đuợc nguời nữa đó. Trong những năm đầu, nhiều anh ngắc ngoải trên tay tôi, thập tử nhất sinh, bệnh xá lắc đầu vì thiếu thuốc, thiếu chuyên môn, tôi đã dùng những mũi kim ( hay mảnh chai ) do mẹ tôi chỉ dẫn, ấn sâu vào những " sinh huyệt " để cứu sống. Những năm đói khát ( 1945 - 50 ) mẹ tôi sẵn lòng cứu trợ, bố thí cho những nguời đói khát, gạo, cơm, khoai, bắp ngô sống lây lất qua ngày. Mẹ tôi quan niệm rằng: Họ đói cũng như mình đói, làm ngơ sao đành, dù trong nhà đông nguời, nhiều miệng ăn, con cái đông đúc. " Một miếng khi đói bằng một đơi khi no ".
            Thời con gái, mẹ tôi thuộc nằm lòng nhiều câu ca dao, tục ngữ, hò ru con, mái dì, giã gạo. Vừa học hỏi, vừa suu tầm làm vốn liếng, mẹ tôi nói vần rất tự nhiên và tron tru. Mỗi lúc ngồi bên chiếc nôi đong đưa con ngủ, câu hát của mẹ nghe buồn thắm thiết:
                                                " Đêm năm canh không ngủ,
                                                  Ngày sáu khắc vẫn ngồi,
                                                  Cứ cấm bốn tao nôi ru hởi ru hời
                                                  Trong dạ bồi hồi nhớ thương ".
                                                                                    ( Ca dao )
            Hay:                             " Đêm qua ngỏ cửa chờ chồng,
                                                  Đêm nay ngỏ cửa gió dông lọt vào ".
                                                                                    ( Ca dao )
Mẹ tôi lấy chồng năm muời tám tuổi. Cha tôi đến nhà mẹ ra mắt. Mẹ tôi hé nhìn đã chịu ngay vì cha tôi cao ráo đẹp trai, trắng trẻo. Chỉ riêng chiếc mui thẳng, miệng cuời có duyên cũng đủ làm xiêu lòng nhiều cô gái nhưng mẹ tôi vẫn phớt lờ giả bộ không để ý đến cha tôi dù rằng " tình trong như đa, mặt ngoài còn e ". ( Kiều )
            Sau khi mẹ tôi rời Cồn Hến về ở với cha tôi ở Vân Duong. " Thật là ý hợp tâm đầu ". Mẹ tôi chìu chuộng cha tôi hết chỗ nói. Cả xã ai cung biết tánh tình hào phóng của ông Truởng, cha tôi... Với dáng nét tài tử phong luu, cha tôi thuờng vui chơi đây đó. Cứ chiều tối trở về, cha tôi say ngất nguỡng, đuợc cõng trên vai một chàng trai trẻ nào đó. Mẹ tôi ra sân đón cha tôi đưa vào nhà, thoa bóp dầu, cho uống nuớc chanh giã ruợu rồi chuẩn bị một mâm cơm nóng hổi. Mỗi khi cơm chín, mẹ tôi cho vào vịm ( cái liễng bằng sứ có nắp ) ủ vào chăn nên dù mưa hay nắng, dù trời lạnh hay nóng, dù sớm hay trễ, cơm luôn nóng hổi. Hâm nóng thức ăn, dọn ra bàn tươm tất, mẹ tôi chìu chồng hết chỗ chê, không một lời than vãn hay trách móc. Mẹ tôi vui vẻ và ngọt ngào lo lấy công việc dù trong nhà có nguời giúp việc.
            Thời chinh chiến, mẹ tôi khổ sầu nhất, thua thiệt nhất, cam chịu cuộc sống đơn lẻ thay chồng nuôi dạy, săn sóc con cái vì cha tôi thuờng vắng nhà: Khi bị Việt Minh bắt đưa về mật khu giam giữ mặc dù cha mẹ tôi đã đóng góp nhiều tiền của, có lúc nuôi cả Đại đội ăn ở trong nhà cả tháng, khi bị Quốc gia bắt giam cầm vì tiếp tế cho địch mặc dù giòng họ tôi thuần túy Quốc gia.
            Những lúc vắng cha, mẹ ru em với giọng buồn da diết:
                                                " Cầu mô cao bằng cầu danh vọng,
                                                  Nghia mô trọng bằng nghia chồng con,
                                                  Ví dầu nuớc chảy đá mòn,
                                                  Có xa nhau ngàn dặm, cũng còn nhớ thuong ".
            Có lẽ ảnh huởng dần dà, âm thầm lặng lẽ, thấm sâu vào tâm khảm chúng tôi những câu ca dao, hò ru em thuở nằm nôi nên khi lớn lên, năm anh em trai gái chúng tôi yêu thơ, yêu văn, yêu hát...
            Khi vừa chớm lớn lên, tôi mới hiểu một phần nào công ơn sinh thành của cha mẹ: Công mang nặng đẻ đau, lo lắng sinh con vuông tròn, lo cho con bú con ăn, đau yếu bệnh tật săn sóc con từ tấm bé cho đến nên nguời và lo cho con học hành, thi cử v.v... Mẹ tôi thuờng véo von:
                                                " Công cha nghĩa mẹ bao la,
                                             Cù lao chín chữ cho ta sống còn ".
            Hoặc:                           " Công cha như núi ngất trời,
                                          Nghia mẹ như nuớc ở ngoài biển khơi ".
            Hay:                             " Trèo non mới biết non cao,
                                            Nuôi con mới biết công lao mẹ già ".
            Có lúc nhuờng như mẹ cam chịu:
                                                " Có con phải khô vì con
                                      Có chồng phải khổ gian sơn nhà chồng ".
            Và nhắc nhở " con trai " luôn nhớ bằng thơ Lục Vân Tiên: " Trai thời trung hiếu làm đầu ".
            Thời chiến tranh Việt Minh - Pháp ( 1945 - 54 ) quê tôi trở thành vùng " xôi đậu ". Mỗi lần nghe tiếng súng nổ xa hay gần, cha mẹ tôi lấy những tấm gót ( làm bằng tre ) quay tròn trong nhà cho anh chị em tôi vào đó núp súng đạn. Tôi cuời thầm súng bắn tuờng còn đổ, huống gì mấy tấm phên gót. Khi hiểu ra, cha mẹ tôi muốn cô lập chúng tôi lại một góc, sợ chạy lung tung, đạn lạc. Ý thức sự hiểm nguy cho con cái, nhất là mấy đứa con trai vừa lớn, cha mẹ tôi mua nhà trên phố, dồn chúng tôi đến đó tạm trú, vừa học hành nâng cao trình độ học vấn, vừa bảo đảm an toàn tánh mạng cho con.
            Chịu ảnh huởng nền văn hóa Nho giáo, cha tôi nghiêm khắc giáo dục con bằng roi vọt. Một cây roi mây giắt vào mái nhà để răn đe. Bất cứ " cu cậu " nào phạm tội bị phạt đòn hay roi mây, cũng chạy vội đến núp sau lưng mẹ xin che chở, nhất là mấy thằng con trai “ đội nắng vá trời, quậy sông thành bùn “ như chúng tôi.
            Sau 30 - 4 -1975, Mẹ ôm xiết con vào lòng với đôi vòng tay yếu đuối, hao gầy khi con nói lời từ giã để đi " cải tạo ". Mẹ khóc nức nở, khóc như đưa đám ma. Mẹ đã biết giờ phút này là giờ phút LY BIỆT, mẹ con ta không bao giờ gặp nhau nữa. Con còn níu kéo hy vọng nơi sự quan phòng của Mẹ Maria và các Thánh Thần. Khi thân tù bị chuyển ra Bắc, con mới " ngã ngửa ra ", hy vọng trở thành vô vọng, biết " ra sao ngày sau ", sống chết nhu thế nào, bao giờ gặp lại mẹ. Vài ba chục năm nữa, chắc rằng mẹ đa chết rồi. Mẹ đã căn dặn con " một điều " mà con làm đuốc soi đuờng trong lúc u tối hoặc bối rối trong trại tù:”  Cẩn thận nghe con. Đừng tin nguời at (VC). Đừng bao giờ tin " họ ". Mẹ tôi có nhiều kinh nghiệm với CS, và nghi rằng trong tôi còn có bí mật Quốc gia.
            Ôi! Tình mẹ ngút ngàn, chất ngất, như " nuớc trong nguồn chảy ra ", và " bao la như biển Thái Bình ".
                                                " Mẹ cắt rốn sinh con ra,
                                                  Mẹ con một lần da đến ruột "
                                                                                    ( T.N )
Nhưng than ôi, nuớc mắt không bao giờ chảy nguợc " mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ kể tháng kể ngày ".
            Cúi đầu vái lạy Mẹ, con tạ tội cha mẹ vì con là đứa con bất hiếu chỉ làm Cha mẹ buồn lòng và chưa một lần làm cha mẹ sung suớng, thỏa mãn như hoài bão của cha mẹ khi sinh thành " Làm trai cho đáng nên trai. Xuống Đông, Đông tinh, lên Đoài, Đoài tan " ( NCT ). Và con nợ mẹ cả cuộc đời:
                                                " Công cha nhu núi Thái Sơn,
                                          Nghĩa mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra,
                                                  Một lòng thờ mẹ kính cha,
                                            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ".
                                                                                    ( Ca dao )
            Mẹ không còn trên cõi đời này nữa nhưng hình bóng Mẹ, tình yêu thương trìu mến của Mẹ vẫn in sâu đậm trong tim con.
            Mẹ là Bóng Mát của đời con.
            Con hứa sẽ luôn nghe theo lời " Căn Dặn " của mẹ và không bao giờ quên " Vòng Tay Ly Biệt ".


                                                       bát tú trần hữu từ -
                                                                                                                                   

                                                                                                                                                                                                                                                           

No comments:

Post a Comment