IRENA SENDLER - NỮ ANH HÙNG
Người đàn bà Ba Lan với trái tim vĩ đại
Trên thế
giới có rất nhiều người dám quên mình vì người khác, âm thầm giúp đỡ mà
không cần được đền đáp. Họ chỉ là những con người với thân phận rất đỗi
bình thường nhưng việc họ làm quả thật vô cùng vĩ đại. Nữ y tá Irena
Sendler người Ba Lan là một ví dụ, những việc cô đã làm trong cuộc đời
thật xứng để con người trên thế giới truyền tụng và ngợi ca.
Irena
Sendler sinh năm 1910 tại Warsaw, Ba Lan. Cha là bác sĩ duy nhất trong
một thị trấn nhỏ, cả cuộc đời ông đều đi cứu giúp người nghèo. Ngay từ
khi còn nhỏ, ông đã truyền cho cô một lý tưởng “Hãy cứu giúp người cần
giúp đỡ.” Lời căn dặn này đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nhân sinh của
Irena sau này.
Năm Irena 7 tuổi, cha cô bị lây bệnh khi đang điều trị thương hàn, ông đã qua đời vì chứng bệnh sốt phát ban. Mặc dù còn nhỏ, nhưng cô ghi nhớ sâu sắc lời của cha cô trước khi ông từ biệt cuộc đời này, ông đã nói với cô: “Nếu thấy người sắp chết đuối thì dù không biết bơi cũng phải nghĩ cách cứu họ.”
Lớn lên, Irena đã đi theo bước chân của cha mình. Cô trở thành một y tá thuộc Bộ phúc lợi xã hội tại Warsaw với công việc phụ trách cung cấp đồ ăn và quần áo cho các gia đình. Thời điểm đó, làn sóng bài xích người Do Thái đã lan rộng khắp châu Âu, nhưng Irena không chấp nhận thành kiến phân biệt này. Cô còn chủ động giúp đỡ những gia đình người Do Thái.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, rất nhiều gia đình người Do Thái sống tại Warsaw bị quân chính phủ lúc đó do Đức quốc xã cầm đầu giam giữ. Thời điểm đó, Irena đã bí mật lấy đồ ăn cùng nhu yếu phẩm sinh hoạt để trợ giúp những người Do Thái này.
Nhưng đến năm 1942, Warsaw có đến 50 ngàn người Do Thái bị xử quyết. Chứng kiến tình huống đau xót như vậy, Irena dứt khoát quyết định gia nhập Ủy ban viện trợ người Do Thái (Zegota), nhất tâm cứu giúp tính mạng họ đến hơi thở cuối cùng.
Năm Irena 7 tuổi, cha cô bị lây bệnh khi đang điều trị thương hàn, ông đã qua đời vì chứng bệnh sốt phát ban. Mặc dù còn nhỏ, nhưng cô ghi nhớ sâu sắc lời của cha cô trước khi ông từ biệt cuộc đời này, ông đã nói với cô: “Nếu thấy người sắp chết đuối thì dù không biết bơi cũng phải nghĩ cách cứu họ.”
Lớn lên, Irena đã đi theo bước chân của cha mình. Cô trở thành một y tá thuộc Bộ phúc lợi xã hội tại Warsaw với công việc phụ trách cung cấp đồ ăn và quần áo cho các gia đình. Thời điểm đó, làn sóng bài xích người Do Thái đã lan rộng khắp châu Âu, nhưng Irena không chấp nhận thành kiến phân biệt này. Cô còn chủ động giúp đỡ những gia đình người Do Thái.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, rất nhiều gia đình người Do Thái sống tại Warsaw bị quân chính phủ lúc đó do Đức quốc xã cầm đầu giam giữ. Thời điểm đó, Irena đã bí mật lấy đồ ăn cùng nhu yếu phẩm sinh hoạt để trợ giúp những người Do Thái này.
Nhưng đến năm 1942, Warsaw có đến 50 ngàn người Do Thái bị xử quyết. Chứng kiến tình huống đau xót như vậy, Irena dứt khoát quyết định gia nhập Ủy ban viện trợ người Do Thái (Zegota), nhất tâm cứu giúp tính mạng họ đến hơi thở cuối cùng.
Irena
đã mạo hiểm cả tính mạng mình, âm thầm thành lập mạng lưới cứu giúp em
nhỏ người Do Thái chạy trốn. Cô dùng danh nghĩa nhân viên công tác xã
hội tiến vào trại tập trung và bí mật mang theo các em nhỏ thoát ra
ngoài, đồng thời cô còn tìm các gia đình nơi khác để gửi nuôi những đứa
trẻ đáng thương này. Lúc đó cũng không có nhiều gia đình nguyện ý nuôi
dưỡng những đứa trẻ xa lạ đó. Bởi lẽ, họ đều không biết tương lai xã hội
sẽ như thế nào, ngay bản thân họ cũng còn khó bảo toàn.
Trong
hoàn cảnh đó, Irena đã làm như thế nào để đưa những đứa trẻ ra khỏi
trại tập trung của quân Đức quốc xã với chế độ canh phòng nghiêm mật? Cô
đã dùng thân phận y tá, cô giả làm cho các em xuất hiện hiện tượng như
bệnh lây nhiễm và dùng xe cứu thương đưa các em ra khỏi trại, nhưng theo
sau cô lúc nào cũng một có bộ phận giám sát rất nghiêm. Cô đã phải để
những đứa trẻ vào trong túi tử thi, túi rác, thậm chí trong quan tài và
vụng trộm vận chuyển ra ngoài vùng kiểm soát.
Irena
còn dạy cho những đứa trẻ này biết ứng xử với tư cách thân phận mới,
địa vị và cầu nguyện Chúa. Cô còn yêu cầu các em đọc mặc niệm lời cầu
nguyện một ngàn lần để tránh sai phạm khi bị kiểm tra. Cho dù những đứa
trẻ đã được đưa ra khỏi trại tập trung, cô cũng mong rằng chúng còn có
cơ hội đoàn tụ với người nhà và biết về nguồn gốc của mình. Do đó, cô
chỉ gửi nhờ nuôi các em tại các gia đình đó và lập nên một danh sách ghi
tên thật, tên giả của các em và cất giấu rất kỹ. (Cô bỏ những mãnh giấy
vào chai thủy tinh, và chôn chúng ở sau vườn nhà một người bạn.)
Trong
18 tháng liên tục, Irena đã cứu được 2500 đứa trẻ người Do Thái thoát
khỏi cái chết. Nhưng rồi sau đó, thật không may mắn cho Irena, cô cũng
bị quân lính Đức quốc xã phát hiện và bao vậy nhà cửa. Sau đó, cô bị đưa
vào ngục giam và phải chịu đựng rất nhiều đau khổ.
Dù
phải chịu sự tra tấn tàn bạo, hai chân bị đánh đến gãy, nhưng cô cũng
không tiết lộ danh tính của một đứa trẻ nào. Irena bị tuyên án tử hình.
May mắn thay, Zegota một
tổ chức bí mật của Ba Lan đã mua chuộc đao phủ, họ mới cứu được mạng
của cô. Cô bắt đầu cuộc sống với một thân phận mới nhưng chưa khi nào cô
dừng việc cứu giúp người khác lại.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Irena đã lấy ra danh sách những em nhỏ được cứu sống năm đó và gửi cho Ủy ban cứu viện người Do Thái, để những đứa trẻ này đoàn tụ cùng người thân. Rồi, cô kết hôn và sinh con, sống cuộc sống bình thường như những người khác. Cô không bao giờ nhắc về sự việc năm đó nữa. Đến năm 1999, khi 4 học sinh trung học của Mỹ tìm được các tài liệu lịch sử những việc cô đã làm, nghĩa cử vĩ đại của cô mới được nhắc đến.
Khi được hỏi vì sao cô không nói gì về việc làm năm đó, Irena trả lời rằng: “Bởi vì theo lời dạy của cha, tôi cứu về những đứa nhỏ này. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã mang trong mình tư tưởng như thế, mỗi người đều cần được giúp đỡ, nó không phân biệt tôn giáo sắc tộc. Những đứa trẻ lúc được cứu ra, chúng hãy còn quá nhỏ, việc làm đó đã cho thấy giá trị tồn tại của tôi ở thế giới này. Nhưng việc này cũng không đáng được khen thưởng như thế, bởi tôi thường bị lương tâm khiển trách vì đã không cứu thêm được nhiều người hơn nữa.”
Sau khi chiến tranh kết thúc, Irena đã lấy ra danh sách những em nhỏ được cứu sống năm đó và gửi cho Ủy ban cứu viện người Do Thái, để những đứa trẻ này đoàn tụ cùng người thân. Rồi, cô kết hôn và sinh con, sống cuộc sống bình thường như những người khác. Cô không bao giờ nhắc về sự việc năm đó nữa. Đến năm 1999, khi 4 học sinh trung học của Mỹ tìm được các tài liệu lịch sử những việc cô đã làm, nghĩa cử vĩ đại của cô mới được nhắc đến.
Khi được hỏi vì sao cô không nói gì về việc làm năm đó, Irena trả lời rằng: “Bởi vì theo lời dạy của cha, tôi cứu về những đứa nhỏ này. Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã mang trong mình tư tưởng như thế, mỗi người đều cần được giúp đỡ, nó không phân biệt tôn giáo sắc tộc. Những đứa trẻ lúc được cứu ra, chúng hãy còn quá nhỏ, việc làm đó đã cho thấy giá trị tồn tại của tôi ở thế giới này. Nhưng việc này cũng không đáng được khen thưởng như thế, bởi tôi thường bị lương tâm khiển trách vì đã không cứu thêm được nhiều người hơn nữa.”
Năm
2007, Irena đã được nhận Huân chương danh dự tại Munich. Trong buổi lễ
đã có sự hiện diện của rất nhiều đứa trẻ được bà cứu sống. Cũng cùng năm
đó, bà được đề cử cho giải thưởng Nobel Hòa Bình. Bà đã qua đời một năm
sau đó tại Ba Lan và hưởng thọ 98 tuổi.
Trong
cuộc sống nhân sinh đời người, Irena luôn lấy việc cứu giúp người là
trách nhiệm của mình. Những việc vô cùng ý nghĩa mà bà đã làm, bà cũng
cho đó là việc bình thường. Hơn nữa, bà còn tự trách rằng mình không có
biện pháp để cứu thêm nhiều người hơn. Irena quả là người có trái tim vĩ
đại, là người có hành động mang giá trị của chữ Thiện và lòng từ bi
đáng quý biết nhường nào, thật đáng được người người trên thế giới ca
ngợi
San San - daikynguyenvn
No comments:
Post a Comment