Monday, March 25, 2019

Người cao tuổi không nên uống thuốc Aspirin !



LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility.  Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.

                                             Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh


Người cao tuổi không nên uống thuốc Aspirin
Trong nhiều năm qua, thuốc aspirin liều lượng thấp được xem là “chuẩn” để “chỉnh” và chống nguy cơ bị đột quỵ tim, đột quỵ não và tất cả các loại bệnh liên quan đến mạch máu. Lời khuyên mới nhất, đề nghị, thuốc aspirin không nên dùng cho những ai, mà nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp so với nguy cơ bị chảy máu đường ruột.


Thuốc aspirin liều lượng thấp không có ích lợi cho những ai không có nguy cơ bị bệnh tim mạch. (Hình minh họa: Getty Images)

Hội Tim Mạch Hoa Kỳ và Hội Hàn Lâm Bác Sĩ Chuyên Khoa về tim đã công bố lời khuyên mới dựa trên một nghiên cứu trong năm vừa qua, cho thấy, thuốc aspirin, liều lượng thấp không có ích lợi cho những ai không có nguy cơ bị bệnh tim mạch. Vì nguy cơ bị chảy máu đường ruột, tất cả những người trên 70 tuổi, không nên uống thuốc aspirin.

Năm ngoái, một nghiên cứu đăng trên tờ báo The New England Journal of Medicine cho thấy thuốc aspirin không có lợi ích thực tiễn cho những người khỏe mạnh. Tuy nhiên một nghiên cứu khác cho thấy bệnh nhân bị bệnh tiểu đường với nguy cơ bị bệnh tim mạch cao, vẫn có lợi khi uống thuốc asprin, với điều kiện là không bị chảy máu đường ruột. Một nghiên cứu thứ ba, cũng cho biết, nếu uống thuốc aspirrin, để hiệu nghiệm có khi phải tăng liều lượng tùy theo sức nặng của cơ thể.

Nói chung, để có sức khoẻ tim mạch tốt, về cơ bản vẫn là nếp sống lành mạch: năng vận động, ăn nhiều rau cải và ngũ cốc. (Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh)

 Người cao niên uống aspirin phòng ngừa, không hiệu quả, còn gây hại
(Hình minh họa: Fox News)

WASHINGTON, D.C. (NV) –  Kết quả một cuộc nghiên cứu có sự tham dự của nhiều người ở Úc và Mỹ, cho thấy việc dùng thuốc aspirin với liều lượng nhỏ mỗi ngày, không có tác dụng gì trong việc duy trì đời sống của những người cao niên khỏe mạnh, mà lại còn tạo nguy hiểm xuất huyết.
Kết quả này được đăng tải trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine.
Trong thời gian 4 năm, khởi sự từ năm 2010, cuộc thử nghiệm có sự tham dự của hơn 19,000 người tại Úc và Mỹ, ở tuổi 70 hay cao hơn.
Riêng đối với giới người Mỹ gốc Phi Châu hay người Hispanic thì số tuổi người tham dự khởi sự từ 65 vì hai giới này có nhiều rủi ro mắc bệnh tim cũng như bệnh lú lẫn cùng một số chứng bệnh khác.
Có khoảng một nửa số người tham dự được cho uống khoảng 100 mg thuốc aspirin mỗi ngày, nửa kia được cho “thuốc giả”.
Kết quả có được cũng cho thấy thuốc aspirin không có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa bị chứng lú lẫn hay có tật bệnh khác trong giới cao niên.
Đối với người mạnh khỏe thì khoảng 90.3% người uống aspirin không thấy có gì thay đổi, so với 90.5% người uống “thuốc giả”.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy người uống aspirin có nhiều rủi ro bị xuất huyết hơn là người không uống thuốc này.
“Kết quả nghiên cứu này cho thấy các chi tiết quan trọng về lợi ích và nguy hiểm của aspirin trong giới cao niên khỏe mạnh,” theo lời ông Richard Hodes, giám đốc viện nghiên cứu National Institute on Aging.
Các nhà nghiên cứu nói rằng kết quả này không áp dụng cho những người được bác sĩ cho toa uống aspirin sau khi bị tai biến mạch máu não hay các chứng bệnh khác về tim mạch.
“Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các bác sĩ có sự hiểu biết rõ ràng hơn để quyết định là có cho người khỏe mạnh uống aspirin hay không,” theo lời Giáo sư John McNeil, khoa trưởng khoa dịch tễ và phòng ngừa tại đại học Monash University ở Úc. (V.Giang)

No comments:

Post a Comment