Saturday, April 14, 2018

Bức Thư Paris Trong Mùa Lễ Pâques Tháng Tư .


Văn Hào Alphonse de Lamartine vừa là một Thi Sĩ vừa là Nhà Văn viết Tiểu Thuyết .
Ông sinh năm 1790 tại Mâcon , cách Paris khoảng 400 cây số về hướng Đông Nam và mất năm 1869
ở Paris , hưởng thọ 79 tuổi . Ông để lại 27 tác phẩm đều nổi tiếng , nhất là Thi Tập "Méditations
poétiques" trong đó có bài THƠ "Le Lac" một tuyệt tác được giới văn học ca ngợi , và quyển Tiểu Thuyết "Graziella" cũng được giới đọc giả ham mộ .
Lamartine làm bài Thơ Le Lac là để ghi lại mối tình thơ mộng và thắm thiết giữa ông và cô Julie Charles , có tên thường gọi la Elvire . Hai ngời thường hò hẹn du ngoạn ở Hồ Bourget , Tỉnh Aix-
les-Bains , trong vùng núi Savoie mà lần cuối là vào năm 1816 rồi hai người phải chia tay để Lamartine
về Paris lo công việc viết lách và ấn hành các tập Thi Văn . Họ hen sẽ gặp nhau trở lại cũng ở Hồ Bourget vào năm sau , tức năm 1817 . Đúng hẹn , Lamartine trở lại bên Bờ Hồ Xưa , nhưng không thấy bóng người yêu mà cảnh vật cũ vẫn còn in đầy kỷ niệm một cuộc tình say đắm . Trở về Paris,ông
mới hay tin Elvire lâm trọng bình và đã giả từ cõi trần nên không thể đến điểm hẹn cùng ông . Cái chết của người yêu đã gây cho ông nhiều xúc cảm khiến ông viết thành Tập Thơ "Les Méditations poétiques"
một tác phẩm nổi bật nhất của ông .
Lamartine đã từng làm Bộ Trưởng Ngoại Giao và được bầu vào Hàn Lâm Viên Pháp .

Trong tập Thơ "Méditations "  bài LE LAC là biểu tượng cho nền thi văn Lãng Mạn Pháp của Thế Kỷ Thứ 19 . Viết về bài Thơ Le Lac của Lamartine làm tôi liên tưởng đến Nhà Thơ Lý Bạch , bút hiệu là Thái Bạch nên người ta thường gọi là Lý Thái Bạch . Ông là một thiên tài thi ca của Trung Quốc vào Thế Kỷ Thứ 8 , đời Nhà Đường . Ông sinh năm 701 ở Tú Xuyên và mất năm 762 .
Lý Bạch cũng gặp trường hợp như Lamartine là khi Lý Bạch trở lại nơi hẹn với người yêu ở vùng Đông Sơn sau một thời gian dài xa cách vì bận việc thi văn , nhưng không gặp được giai nhân . Nghĩ rằng có thể người yêu của mình đã đi lấy chồng vì cho răng ông đã bội ước , ông trở về làm một bài Thơ "để đời",
so sánh sắc diện cố nhân như là Vầng Trăng Sáng nên có câu :" Minh nguyệt lạc thùy gia" để than rằng
vầng trăng sáng của tôi đã rơi vào nhà ai rồi . Bài Thơ có 4 câu :
                  Bất kiến Đông Sơn cựu ,
                  Tường vi kỷ độ hoa .
                  Bạch vân hoàn tự tán ,
                  Minh nguyệt lạc thùy gia ?
Dịch nghĩa :
                  Lâu rồi không tới Đông Sơn ,
                  Tường vi độ ấy mấy lần trổ hoa .
                  Hớp tan mây trắng phai nhòa ,
                  Giờ vầng trăng sáng rụng nhà ai nao ?
Bài Thơ "Le Lac" của Alphonse de Lamartine là một suy tư về sự kết hợp giữa không gian và thời gian
gắn bó với xúc cảm của tâm hồn khi hoài niệm về Tình Yêu vĩnh cửu . Lamartine đã nhận chân một cách cay đắng rằng Niềm Hạnh Phúc tuyệt vời trong quá khứ đã vĩnh viễn mất đi mà vết tích của nó cũng bị thời gian xóa sạch làm cho nó không bao gió có thể tái lập lại được . Bài Thơ Le Lac thể hiện một nghệ thuật mà ông đã làm nên tiếng vọng thời gian và tiếng kêu than về ý thức thân phận con người . Lamartine đã làm được một điều " bất khả thi" là "cấm neo Tình Yêu vào dòng chảy của Thời Gian " cho nó bất di , bất dịch và trường tồn . Thế nên ông đã trở thành một Tinh Hoa của Nghệ Thuật
Thi Văn .
Bài Thơ Le Lac đã được nhiều học giả Việt Nam dịch ra theo cấu trúc một bài Thơ . Tôi thấy dịch theo thể Thơ rất khó , dĩ nhiên cũng rất là hay . Nhưng kết cấu của thể Thơ có qui luật bắt buộc của nó như phải tìm chữ hay từ ngữ có cùng "vần điệu" vời nhau cho nó "ăn vận" và mỗi câu bị hạn chế số chữ theo từng thể thơ , như Thơ 4 chữ , 5 chữ , 6 , 7 , 8 chữ v.v... Trừ trương hợp dùng thể Thơ mới Tự Do
thì không cần số chữ cho mỗi câu , nhưng cũng phải "ăn vận" và đọc lên phải nghe có "nhịp điệu"
(rythme) . Cho nên dịch qua thể Thơ khó mà nói lên trọn vẹn hay đúng theo lời của tác giả bài Thơ góc tiếng nước ngoài .
Như Lamartine viết 4 câu đầu trong bài Thơ Le Lac như sau :
Ainsi , toujours poussés vers les nouveaux rivages ,
Dans la nuit éternelle , emportés sans retour,
Ne pourrons-nous jamais sur l'océan des âges
Jeter l'ancre un seul jour ?
Thí dụ , Ông Phạm Nguyên Phẩm dịch ra thể Thơ như sau :
Luôn xô tới những bến bờ mới lạ
Trong đêm dài vô tận chẳng quay về .
Trên đại dương năm tháng có bao giờ
Ta có thể thả neo ngày dừng lại ?
VÕ VĂN CA (Còn tiếp)

No comments:

Post a Comment