Monday, December 31, 2018

Cô gái 2 lần nhận danh hiệu "gương mặt đẹp nhất hành tinh" là ai?
Người mẫu tuổi teen Pháp Thylane Blondeau từng gây “bão” trong làng thời trang thế giới khi đứng đầu bảng xếp hạng “gương mặt đẹp nhất hành tinh” hồi 6 tuổi. Sau 11 năm, cô gái tiếp tục đoạt ngôi vị này nhờ vẻ đẹp có một không hai của mình.








Ở tuổi 17, Thylane Blondeau gây sốc khi trở thành gương mặt đẹp nhất hành tinh lần thứ hai trong đời

Thylane Blondeau là con gái của cầu thủ bóng đá Patrick Bondeau và nhà thiết kế thời trang Veronika Loubryand

Saturday, December 29, 2018


Tháng 12, Nhớ - Thái Anh QNA


An đã trải qua một thời thơ ấu với gia đình thật may mắn, lúc đó ba đi làm cho một hãng xuất-nhập-cảng tư nhân, chủ là một gia đình người Pháp gốc Hoa, cái tên Chú Hỏa (Hui-Bon-Hoa) hồi đó ở Sài gòn ai mà không biết tiếng, họ giàu có cả dòng họ từ tổ tiên cho đến con cháu. Cái khu phố ở đường Phó-Đức-Chính, trước năm 1975 có một cái nhà thật to lớn như một lâu đài xây cất kiểu Âu Châu đã là một huyền thoại cho biết bao câu chuyện huyền bí, chả trách một hãng phim thời đó đã lấy bối cảnh của ngôi nhà nầy để dựng thành phim “Con ma nhà họ Hứa” chiếu ở Sài gòn, và An đã có dịp được xem qua.

Khi ba vào làm ở hãng thì chủ nhân là một thanh niên người Pháp còn rất trẻ, không biết là con cháu đời thứ mấy của chú Hỏa, ba hay kể về người chủ nhỏ nầy với mẹ mỗi khi cả nhà quây quần bên mâm cơm tối. Ba gọi là “thằng Philip con”, “nó” giống y chang người Pháp phảng phất đôi nét Á đông, tuy còn trẻ mà “nó” rất biết cách điều hành hãng, “nó” đối xử với nhân viên cấp dưới thật tốt, thưởng phạt công bằng.

Đặc biệt ông chủ con nầy rất nể trọng ba, nhờ lợi điểm đầu tiên là ba nói được tiếng Pháp trôi chảy (vì hồi đó An có nghe kể ba học chương trình Pháp nhưng  chưa thi bằng diplôm), rồi ba còn nói và hiểu được kha khá tiếng Hoa (Triều châu), hồi đó gia đình ông nội ở quê sống chung trong làng với rất nhiều gia đình người Hoa, và với tiếng Việt, ba có thể là thông dịch viên giữa chủ nhân và nhân viên trong hãng, vì thế ba rất được lòng “ông chủ con”. Hơn nữa tính ba làm việc ngăn nắp trật tự và tinh thần trách nhiệm của ba rất cao, ba lại cương trực thẳng thắn không kiêu ngạo phách lối với mọi người vì được chủ tin dùng.

Mỗi lần “ông chủ con” vắng mặt  đi về Pháp, ông ta rất yên tâm giao phó mọi việc cho ba, và lần nào ba cũng chu toàn nhiệm vụ nên ba được chủ đối xử rất hậu hĩ , lần nào về hãng lại ông cũng có  quà cho ba, là  hộp bánh LU nổi  tiếng, hay hộp bơ Bretagne thơm béo,  cuộc sống gia đình cũng nhờ đó đỡ vất vã, các con của ba được ăn học đầy đủ.

An nhớ lúc An lên năm, mẹ cho An đến học mẫu giáo của một trường nhỏ trong xóm nhà An. Gọi là trường chứ thật ra chỉ là nhà của một cô giáo ở độc thân, An nghe người lớn gọi là cô Tám. An thấy cô cũng lớn bằng mẹ, nhà của cô nhỏ xíu, vuông vức, có cái gác nhỏ ở trên; bên dưới cô kê chừng năm, sáu bàn học dài. Cô chỉ dạy mẫu giáo, là lớp sắp chuẩn bị vào lớp một trường công, An đoán chắc hồi trước cô đã từng dạy học, vì An học cô không thấy chán, ngược lại thích là khác. Cô dạy a, b, c cho học trò, rồi cô dạy hát, mấy bài hát trẻ con hồi đó An rất thích. Cô còn tập cho tụi An mấy bài hát ngắn tiếng Pháp thật dễ thương, cô giải thích nghĩa tiếng Việt cho tụi An hiểu.

Trong phòng học,  phía trên tấm bảng có treo bức hình người đàn bà rất đẹp tay bồng đứa trẻ xinh xắn, cô nói là hình Đức Mẹ bồng Đức Chúa, cô còn nói cô đạo Chúa nữa, có lúc cô còn hát cho cả lớp nghe những bài hát thật dài, giọng cô cao vút thánh thót, cô nói là bài hát trong nhà thờ do các ca đoàn trình diễn. Lúc đó An không hiểu cô nói gì hết, chỉ thấy là mỗi lần nhìn hình Đức Mẹ An thấy thật dễ chịu, có cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng khó diễn tả. An thích học trường cô Tám để mỗi ngày vào lớp An say mê nhìn hình Đức Mẹ, vì nhà An đâu có treo hình nầy. Có lần An hỏi mẹ thì mẹ nói “nhà mình đâu có đạo Chúa con ạ!”.

Sau đó An vào lớp một trường tiểu học gần nhà, không còn học trường cô Tám nữa, nhưng An vẫn thường đi bộ ngang qua nhà cô Tám, ghé vào thăm cô, để được nhìn bức ảnh “Đức Mẹ bồng Đức Chúa” mà ngày đó An rất thích.

Khi An bắt đầu vào lớp đệ thất của bậc trung học, An học trường của các Soeur Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán, trường nằm khuất trong một góc ngó ra ngã ba đường Nguyễn Biểu và Phan văn Trị thuộc Quận 5 ( trước 1975). Ban Giám -Đốc nhà trường toàn là các Nữ Tu của Dòng; trường nhỏ nhưng đủ các cấp lớp từ tiểu học cho đến trung học, nghiã là từ mẫu giáo cho đến lớp đệ nhất. Ngoài ra trường còn có nhận học sinh nội trú nhưng không nhiều, phần lớn là học sinh từ đệ thất trở lên, có một ít em nội trú cấp tiểu học nữa.

Trường còn có khu nhà tập để nhận các chị muốn vào tu ở Dòng, các chị phải qua một thời gian dài vừa học văn hóa chung với học sinh ngoại trú như An, vừa học giáo lý của Dòng và tập sống đời sống đạo như các Soeur trong Dòng. Lúc An học đệ thất ( hồi đó còn gọi đệ thất là lớp 6, đệ lục là lớp 7…) thì trường đã đổi tên là Trường Trung-Tiểu Học Tư Thục Thánh-Linh từ lúc nào rồi, An được biết trường hồi đó đã từng có tên tiếng Pháp là L’ecole de Saint-Esprit.

Trường chia ra từng khu riêng rẽ, khu tiểu học , khu trung học, khu nhà nội trú, khu nhà tập cho các chị đệ tử, khu nhà ở của các Soeur.. mỗi khu đều giữ được vẻ yên tĩnh không bị ồn ào bởi khu tiểu học của các em nhỏ. Có lẽ vì muốn tránh mọi phiền toái có thể xảy ra,  nên từ đệ thất trở lên trường chỉ nhận nữ sinh, tuyệt đối không nhận nam sinh.

Vì là trường đạo, nên mỗi sáng vào lớp trước khi bắt đầu các tiết học thì cả lớp phải làm dấu thánh giá và đọc một bài kinh ngắn. Lúc đầu An đâu có thuộc bài kinh nào nên chỉ đứng yên nghe các bạn khác đọc, nhưng dần dần rồi An cũng thuộc và đọc theo. Mỗi tuần An còn có học giờ giáo lý về đạo do môt Cha dạy. Trường còn có một nhà nguyện nhỏ rất ấm cúng nhưng không mất vẻ trang nghiêm thành kính. Hồi đó  mỗi lần có dịp vào nhà nguyện,  bên trong có tượng Đức Mẹ lớn mặc áo xanh da trời rất đẹp, vẻ trang trí chung quanh cũng toàn màu trắng và xanh, tạo cho An một cảm giác thật bình an nhẹ nhàng. Có lẽ vì từ nhỏ An đã ảnh hưởng nhiều của mẹ An vì bà rất thích màu thiên thanh, và An cũng đã thích màu xanh. Thêm nữa đồng phục của trường cho học sinh trung học là áo dài màu xanh da trời, màu áo của Đức Mẹ.

An còn nhớ lúc gần ngày tựu trường, người dì em gái của mẹ vốn là thợ may đã may cho An hai chiếc áo dài bằng vải , hồi đó gọi là vải petit là loại vải dệt sợi rất mịn, không mỏng lắm cũng chẳng dày cộm như vải kaki. Lúc An xúng xính trong chiếc áo dài đầu tiên trong đời, cả nhà ai cũng bật cười làm An mắc cở chết được, chỉ muốn chui góc nào trốn cho xong. Rồi khi đến trường, thấy chung quanh các bạn khác ai cũng mặc giống nhau, nên dần  An cũng đỡ ngượng ngùng khi mặc áo.

Trường còn có chương trình gia nhập phong trào sinh hoạt Thanh-Sinh-Công (Thanh-niên Học sinh Công-giáo) họp mặt nhau mỗi chiều thứ bảy mỗi tuần để sinh hoạt chung, học những nghề  thủ công, để trao đổi kinh nghiệm học tập hay có những buổi đi làm thiện nguyện như đi thăm cô nhi viện hay những buổi văn nghệ gây quỹ mua quà, viết thư quỹ lạo các chiến sĩ tiền đồn nhân dịp Noel hay xuân về.

Học ở một trường đạo nên An có dịp thường xuyên tham gia vào các buổi lễ bên đạo, và An mới nhớ ra là những bài hát mà hồi đó Cô Tám hay hát cho tụi An nghe là những bài hát của các ca đoàn hát trong nhà thờ. Trong các buổi lễ, tiếng hát của các ca viên cất lên quyện vào tiếng piano đệm thánh thót réo rắt dễ chinh phục lòng người. An rất thích cái không khí yên ắng của ngôi nhà nguyện nhỏ trong trường, có nhiều lần đi ngang qua không biết có một sức thu hút nào khiến An phải bước vào bên trong giây lát. An có cái cảm giác quen thuộc  khi thấy lại bức ảnh Đức Mẹ bồng Đức Chúa, gương mặt thánh thiện hiền từ trong tà áo màu thiên thanh. Cái cảm giác bình yên nầy An đã có hồi An còn học ở trường Cô Tám, nhưng hồi đó An còn nhỏ quá đâu biết tại sao, bây giờ vào học trường các Soeur, An đã tìm lại được cảm giác bình yên đó. An có đem chuyện nầy kể lại cho Soeur hướng dẫn lớp, Soeur nói vây là An đã được ơn Thiên Triệu kêu gọi , Soeur kêu An về xin phép gia đình cho theo đạo Chúa, và sau nầy nếu được thì An có thể trở thành như các Soeur, nghĩa là một Nữ Tu sống đời phục vụ. Soeur phụ trách rất thương An, Soeur nói qua việc hướng dẫn lớp, Soeur thấy tính An rất thích hợp cho việc tu tập sống trong tu viện, Soeur đã tạo điều kiện cho An tham gia các buổi lễ trong nhà nguyện. Suốt 7 năm của bậc trung học ở trường, năm nào An cũng được Cha dạy môn giáo lý khen là học sinh giỏi môn nầy. Cuối cùng khi rời trường An vẫn chưa trở thành một con chiên mới, An biết mình đã phụ lòng của Soeur phụ trách, nhưng hình như ở trong An vẫn có cái gì vướng mắc đã khiến An còn ngập ngừng chưa quyết định.

Sau khi tốt nghiệp trung học, An ghi danh học Văn-khoa, có những ngày học buổi chiều, sau giờ tan lớp, An đạp xe dọc theo con đường Cường Để, ngược lại hướng trường Văn khoa, cuối đường thật vắng vẻ, yên tĩnh, nơi đây tọa lạc Dòng Tu Kín, An hay vào ngôi nhà nguyện nhỏ nằm trong khuôn viên tu viện, bên trong có tượng Bà Thánh Têrêsa đặt nằm trong một lồng kính to trong suốt, pho tượng trông như người thật đang nằm ngủ, nét mặt bà Thánh thật thánh thiện nhân từ. Chiều nào cũng vậy, khoảng 5 giờ là có lễ cho các nữ tu, tiếng chuông đỗ vang lên An nhìn vào phía xa xa bên trong tu viện, các nữ tu xếp hàng dài chậm rãi vừa đi vừa lần chuỗi đọc kinh. Lần nào cũng thế An nhìn cho đến người cuối đi khuất mới đứng dậy về, An thấy tâm trạng buồn buồn, làm sao các nữ tu lại chịu đựng nỗi cuộc sống lặng lẽ như vậy nếu không có một ơn kêu gọi đặc biệt vì họ còn quá trẻ, dù tính An cũng rất thích sự yên tĩnh, lặng lẽ, nhưng để quyết định chọn một cuộc sống thầm lặng như thế An cũng không dám, có lẽ An còn nặng lòng trần nhiều quá. An còn nhớ lúc học lớp đệ tứ, cuối năm đó có cô bạn cùng lớp đã từ giã bạn bè để vào sống đời nữ tu trong một tu viện ở Đà lạt , bạn bè ai cũng lưu luyến cô vì cô học rất giỏi theo chương trình Pháp từ nhỏ, gia đình lại giàu có, vậy mà cô bỏ hết để chọn con đường trở thành một nữ tu. An không biết tin cô bạn từ lúc đó, không biết cô có đi hết con đường đã chọn không ?...
           
Trong gia đình An, bố mẹ chỉ thờ cúng tổ tiên ông bà, chứ không chọn theo một tôn giáo nào, vì thế khi An theo học trung học ở một trường đạo bố mẹ cũng không phản đối, ngay cả hai đứa em kế An cũng theo học Trường Nguyễn Bá Tòng của các Cha, nên trong nhà An và hai em nói chuyện có vẻ hợp nhau hơn, An kể chuyện các Soeur, còn hai em nói về các Cha, những câu chuyện rất tương đắc. Sau nầy An với em gái hợp tánh nhau hơn với em trai, hai chị em hay nói chuyện đạo với nhau.

Sau năm 1975, vì thời cuộc gia đình An cũng như bao gia đình khác ở miền Nam lâm cảnh ly tán mất mát, thời gian nầy An và em gái do sự giới thiệu của người bạn, hai chị em hay vào nhà thờ Đắc Lộ gặp chị linh hướng ở đây để sinh hoạt cùng chị học hỏi về đạo, hình như có một cái gì đã thôi thúc hai chị em An tìm đến Chúa. Chị linh hướng thật dễ thương, chị đã hết lòng hướng dẫn hai chị em.

Cuối năm 79, em gái An có cơ hội đi vượt biên với gia đình người quen, nó quyết định xin chị linh hướng nói với Cha sở nhà thờ Đắc Lộ năm đó là Cha Linh cho nó làm lễ rửa tội đêm Giáng Sinh. Nó muốn mang theo trong lòng một đức tin vững mạnh trước khi bắt đầu chuyến đi định mạng.

Nhờ sự giúp đỡ tận tình của Chị linh hướng, cùng sự thông cảm của Cha sở, đêm Giáng Sinh năm ấy hai chị em An đã trở thành hai con chiên mới của Chúa, hai chi em An trong bộ áo dài trắng tinh khiết quỳ trước bàn thờ lãnh nhận ơn Thánh, An đã khóc vì cảm động khi Cha rót nước rửa tội lên đầu An, giọt nước Thánh và giọt nước mắt đã hoà lẫn vào nhau trong khi An mỉm nụ cười sung sướng…Sau lễ một số ít bạn bè của hai chị em đã họp mặt chung vui. An đã chọn tên thánh là Têrêsa, bà Thánh nằm trong lồng kiếng ở tu viện Dòng Kín năm nào, vị Thánh Nữ mà An đã hết lòng kính phục và mong muốn được sống như đời sống của Bà, dù chỉ giống một phần rất nhỏ nhoi khiêm nhường

Tháng 12, bây giờ, mấy chục năm sau, An đang ở nước Mỹ. Những ngày đông lạnh, buổi sáng trời hay có sương mù, sáng chủ  nhật đi lễ sớm chạy xe trong màn sương trắng toát, mênh mông như đi vào một cảnh giới xa lạ nào, quanh quất trước sau chỉ có một chiếc xe mình dung rũi, An hay tức cảnh sinh tình,  miên man suy nghĩ, hồi tưởng chuyện xưa chuyện nay.

An còn nhớ, năm đầu tiên đón lễ Giáng Sinh ở Mỹ, đêm 24 tất cả mọi người trong gia đình chồng cuả An tụ họp ỏ nhà ông anh rể người Mỹ ăn “Réveillon”; ông anh rể nầy rất chu đáo, ông đã chuẩn bị tất cả các món ăn, nướng một con gà tây thật to, vì bên chồng An anh chị em rất đông, số người hiện diện cũng khoảng 15. Anh rể lo đủ món ăn với gà, khoai nghiền, bánh mì tròn, nước chấm, bánh apple pie tráng miệng.. An rất thích loại bánh mì tròn, mỗi lần mở hộp nó nổ tiếng “bóc’ nhỏ nghe vui tai, An thấy ông ngắt từng cục bột xếp lên khay nhôm cho vào lò, lát sau lấy ra bánh mì nở chin vàng mùi bơ thơm phức. Sau đó moị người tụ laị thay phiên chụp hình bên con gà tây gọi là một chút hình ảnh kỷ niệm dịp lễ, trước khi anh rể cắt nhỏ con gà mời moị người nhập tiệc, trước đó ai cũng cùng nâng ly chúc nhau những lời tốt đẹp nhất trong tương lai.

Thời gian mấy năm sau đó việc họp mặt mừng lễ nầy cũng thưa dần vì cuộc sống, có người đã đi nơi khác làm việc, hay ở tiểu bang xa không về được, người lại bận rộn sinh kế gia đình; còn ông anh rễ năm xưa giờ cũng lớn tuổi lắm rồi, An có biết ông cũng lắm phen trải qua những giờ phút sinh tử vì căn bệnh tim trầm trọng cuả ông.

Thêm một kỷ niệm đáng nhớ tháng 12, năm đó con trai bé cuả An lên 5 tuổi, nó bị sốt đi sốt laị hoài, bác sĩ khuyên đưa nó vào bệnh viện sẽ an tâm hơn. Sau mọi xét nghiệm thấy bạch huyết cầu trong máu nó tăng nhiều, bác sĩ đề nghị rút nước trong tuỷ sống xét nghiệm vì sợ nó vị viêm màng não. Vợ chồng An nghe nói mà rụng rời chân tay, vì An lúc sinh nó khó khăn phải mổ, nó là đứa con duy nhất cuả An mà. An run rẩy ký tên đồng ý cho con xét nghiệm tuỷ, bác sĩ yêu cầu hai vợ chồng ra phòng ngoài đợi, bác sĩ có báo cho biết bé sẽ phải chiụ đau khi chích kim vào tuỷ vì không thể gây mê được, An nghe mà tim thắt laị vì lúc sinh nó An đã bị chích thuốc tê vào tuỷ, lúc đâm kim vào An đau xé ruột, người lớn mà còn đau như vậy, huống chi thằng bé mới có 5 tuổi. Nước mắt An chảy ràn ruạ khi nghĩ tưởng tượng hình ảnh đó sẽ xảy đến với con trai bé nhỏ của mình.

Chồng An siết chặt tay An như chia sẻ nỗi đau, sau đó có tiếng con trai thét lớn vang ra, tay An run rẩy trong tay chồng, nước mắt ràn ruạ, tim An thắt lại từng hồi “con ơi, tội nghiệp con quá !”. Rồi An vào phòng, thấy con nằm yên, đinh tới ôm con thì bác sĩ cản để nó ngủ yên. An noí với chồng An sẽ về nhà trước tắm rửa cho tỉnh táo người rồi sẽ trở vào với con cho chồng về ngủ sáng hôm sau đi làm việc.

Trời khuya 2 giờ đường vắng tanh, tháng 12 đang đông lạnh lẽo, lái xe dọc đường An không ngừng cầu xin cho con trai không mắc phải căn bệnh hiểm nghèo kia, con đường Euclid moị lần trước An vẫn thường đi ngang sao không dài, mà lần nầy chạy hoài chưa tới nhà. Khi ngừng ngã tư đèn, nhìn thấy có một nhà thờ, An mới chợt nhận ra nhà thờ nầy An có lần An đến đi lễ tại đây, An nhớ có một tượng Đức Mẹ bên hông nhà thờ, thế là An quẹo vào sân.

An nhớ đúng, có một tượng Đức Mẹ nhỏ trên cao bên dưới là cái hang nhỏ nước chảy róc rách ngày đêm. An bước xuống, lúc đó An không cảm thấy một chút sợ hãi nào khi chỉ có một mình thân đàn bà yếu đuối trong đêm khuya vắng vẻ, tình thương con đã thắng moị nỗi sợ lúc đó. An quỳ trước hang đá, ngước nhìn tượng Đức Mẹ nhân từ mà cầu xin sự bình an cho con trai, nước mắt An tuôn trào theo từng lời cầu xin. Sau đó An quay người định bước lên xe, An bỗng giật mình thót tim khi thấy có một bóng người mờ mờ trước mặt, An sợ điếng người thầm cầu xin đừng có chuyện gì không may xảy ra cho An. Bóng đen tiến lại gần An, chân An tê cứng không nhấc lên nỗi để chạy, miệng cũng không cử động vì quá sợ.

Bóng đen đi đến trước mặt An thì ngừng lại, dưới ánh đèn mờ mờ, hình như là một người homeless đàn ông. Ông ta ăn mặc cũng hơi lếch thếch, ngó An rồi chợt mỉm cười, đưa tay có vẻ muốn bắt tay An làm quen. An lúc nầy nước mắt còn đầm đìa trên má, nhưng đã bớt sợ, cũng đưa tay ra bắt bàn tay lạnh buốt của ông ta, người ấy vỗ nhè nhẹ vào tay An như an ủi miệng vẫn cười, không phải là người Việt Nam, có lẽ là ngươì Spanish. An đã thấy hết sợ, cố gắng diễn tả cho ông ta hiểu tại sao giờ khuya như vậy mà An vẫn dám một mình ở đó. Chẳng biết ông ta có hiểu hết không điều An nói mà thấy gật đầu liên tục. An chỉ tay lên tượng Đức Mẹ rồi chắp tay lại quỳ xuống, ông ta cũng làm theo An. Sau đó An chào từ giả ông sau khi chúc bình an cho ông (“God bless You”). Ông gật đầu cũng chúc lại An như thế, An đi về lòng thấy an ủi một chút vì găp được một người bạn giữa đường đồng cảm!

Với An tháng 12 còn có nhiều kỷ niệm  đáng nhớ, giới văn nghệ hải ngoại đã có nhiều mất mát: ngày 13/12/2013 nhạc sĩ Huỳnh-Anh từ trần;  Việt-Dzũng mất ngày 20/12/2013, rồi mấy năm sau nhà văn Bùi Bảo Trúc ra đi ngày 16/12/2016.

Với nhạc sĩ Huỳnh-Anh, An đã nghe tên Ông từ lúc nhỏ. Chuyện là An có ông cậu, em ruột của bà ngoại, ông biết chơi đàn kìm bên cổ nhạc; lúc An nhỏ khoảng 6,7 tuổi hay qua nhà ông chơi vào những dịp lễ, Tết. Ông cậu ở chung với mấy người con An gọi là Cậu, Dì, nhà ở gần chợ Nancy thuộc quận 5. Ông cậu thích đàn cổ nhạc lắm, thỉnh thoảng buổi tối ông rủ thêm mấy người bạn cùng sở thích đến nhà, mỗi ông một loại đàn, thế là An được nghe một bữa hòa đàn cổ nhạc của các nhạc sĩ tài tử; cũng từ đó An đâm ra mê cải lương, và cũng biết lõm bõm một vài điệu hát như Lý con sáo, Nam ai, Nam xuân, hay xuống sáu câu vọng cổ.

Ông cậu  có quen với ông nhạc sĩ Văn Khánh làm trong đoàn hát Thanh minh Thanh Nga, nên nhiều lần ông cậu có vé coi cải lương đoàn trình diễn hằng đêm ở rạp hát Hưng Đạo và lúc nào An cũng được ông cậu dắt theo xem hát. An biết rất nhiều tuồng cải lương có cô Thanh Nga đóng vai chánh vì là sân khấu nhà của cô mà. An mê coi cô Thanh Nga lắm, cô đẹp quá lại hát hay diễn tuồng giỏi, vai nào cô đóng cũng xuất sắc hết.

Trong tuồng cải lương Mưa Rừng, cô Thanh Nga đóng vai sơn nữ Klay thật dễ thương, nhạc sĩ Huỳnh Anh đã sáng tác bài hát Mưa Rừng cùng tên cho Thanh Nga hát, cô hát bài nầy giọng không điêu luyện như các ca sĩ tân nhạc chuyên nghiệp, nhưng giọng cô rất mộc mạc dễ thương, cô Thanh Nga đóng vai sơn nữ Klay; An nhớ hoài cảnh chót lúc Klay buồn hiu đứng nhìn theo thầy cai Hữu Phước lên ngựa về miền Kinh thì Klay ngâm bốn câu thơ :

“Thầy cai lên ngựa đi rồi, sao Klay còn đứng ngậm ngùi ngó theo. Mưa rừng xứ thượng đìu hiu, em mang gùi nhỏ đựng nhiều nhớ thương.”

Còn trong phim Mưa Rừng thì cảnh chót Klay đứng ngó theo thầy cai, có tiếng hát của Thanh Nga bài Mưa Rừng vẳng lên đoạn cuối bài “Mưa rừng ơi mưa rừng, tìm đâu hỡi ơi bóng người xưa. Mỗi khi mưa rừng về muộn màng, bóng chiều tàn dần tàn lòng thương nhớ nào nguôi.” An đã thích và thuộc bài hát Mưa Rừng của nhạc sĩ Huỳnh Anh từ đó. An còn xem phim Loan Mắt Nhung cũng do  cô Thanh Nga và Huỳnh Thanh Trà đóng vai chính, nên biết qua bài hát cùng tên phim cũng cuả ông Huỳnh Anh.

Chỉ một tuần lễ sau cùng năm, tới lượt Việt Dzũng cũng lặng lẽ rũ sạch nợ trần khi tuổi đời so với nhạc sĩ Huỳnh Anh thì còn quá trẻ. Sự ra đi của Việt Dzũng đã để lại bao tiếc thương mất mát cho gia đình và cho cả người Việt Nam trên thế giới, cả An cũng rất thương tiếc Việt Dzũng.

Sau đám tang An có đến viếng mộ Việt Dzũng, nghĩa trang ngày thường rât vắng người, không gian thật tĩnh mịch, cái yên lặng chết người. An đặt một bó hoa cẩm chướng trắng lên mộ, An vẫn có thói quen thích hoa cẩm chướng trắng, loài hoa mà mẹ hồi còn sống rất thích, An đọc một bài kinh cho người dưới mộ. Một lúc có ba người tới bên mộ, hai vợ chồng và đứa con gái nhỏ; người đàn bà làm dấu thánh rồi mở cuốn sách nhỏ, chị nhìn trong sách hát nho nhỏ với thái độ thật thành kính, hát xong cả ba người lại lâm râm đọc kinh, làm dấu rồi lặng lẽ rời mộ, có lẽ họ muốn giữ sự tôn trọng vì thấy An còn ngồi bên mộ. Chắc họ cũng như An, là những khán thính giả thầm lặng của Việt Dzũng , một lần tới viếng mộ người  ca-nhạc-sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh , họ chào từ biệt một người con của mẹ Việt-Nam vừa trở về với lòng đất lạnh, cát bụi lại trở về cát bụi.

Bất giác An nhớ lại trong những lần đi lễ tro bên đạo, lúc lên rước lễ khi các tín hữu sắp hàng đi lên ngang chỗ cha xứ, thì cha nhúm chút tro tượng trưng rắc nhẹ trên đầu mỗi người, trong lúc ca đoàn hát những lời kinh ngụ ý cát bụi rồi cũng trở về cát bụi, lần nào đi lễ tro An cũng thấy trong lòng buồn buồn, ra về mà thấy thật thắm thía, rồi cứ tự nhủ cuộc đời là “ sắc sắc không không “, khi buông tay nằm xuống thì rủ sạch hết mọi thứ trên đời, có mang theo được chút nào đâu, tiền tài danh vọng cũng là hư không, thân xác rồi cũng thành đất thành tro, còn chăng là cái tiếng tốt hay tiếng xấu sẽ theo mình ngàn đời mỗi khi người thế gian có dịp nào nhắc đến tên mình, khen hay chê từ đấy. Như Việt Dzũng đã sống một kiếp người thật đáng sống, một cuộc đời đầy cống hiến, phục vụ, có lý tưởng để theo, từ đây mỗi lần nhắc đến tên “Việt Dzũng “, người đời sẽ nhắc đến bằng một sự nể phục, ngưỡng mộ một tấm gương tốt xứng đáng cho lớp trẻ ngày sau noi gương.

Bẵng đi mấy năm sau, ngày 16/12/2016 nhà báo Bùi Bảo Trúc qua đời, An nghe tin Ông mất với nhiều xúc động, An rất cảm phục tài uyên bác  thông thái cùng trí nhớ kinh khủng cuả Ông. An đã không bỏ sót một buổi phát thanh “Câu chuyện ngày nầy năm xưa’ trên đài mỗi ngày lúc 10 giờ sáng, rồi chương trình nhạc chủ đề với cô Quỳnh Anh , những bài học Anh văn trong báo Việt Tide mà An còn trân trọng cất giữ cho tới bây giờ.

An có đến viếng Ông với bó hồng trắng, nhìn chung quanh quan tài toàn là những khuôn mặt quen thuộc cuả Cộng đồng Việt Nam ở khu Bolsa nầy, An chỉ là một thính giả vô danh mến mộ thương tiếc một bậc tài năng uyên bác đã ra đi, An đặt bó hoa ở một góc bàn thờ, thắp cho người quá cố nén hương tưởng nhớ, rồi An lặng lẽ quay bước xua tay lắc đầu khi người nhà chỉ cuốn sổ nói An ghi tên vào. Một kiếp người vừa khép lại!

Sáng nay khi mở email, có một bạn đã gửi cho An một bài viết cuả Ông, như một câu chuyện tiếu lâm, có chút châm biếm, An chợt ngước lên nhìn lịch, quả có sự trùng hợp, sắp đến ngày giỗ hai năm cuả Ông. Nhanh thật, thời gian đi có bao giờ chậm lại. Bây gìờ cũng là tháng 12, những kỷ niệm, những nhung nhớ tháng 12 lại hiện về trong An.

Tháng 12. Lễ Giáng Sinh rồi thêm một năm mới. Bao năm rồi vẫn chỉ mình An lặng lẽ cô đơn đi lễ một mình, ở Việt Nam rồi ở Mỹ vẫn một mình một bóng, như cái hạnh-phúc chưa trọn vẹn trong An, như câu kết cuả bài nhạc “Có những niềm riêng muôn đời dấu kín, nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi …”

Thái Anh QNA
https://vvnm.vietbao.com

Đừng Tin Dáng Vẻ Bề Ngoài! Lầm Chết Luôn!

Please Click:

https://youtu.be/oqK91b1eVPw

Một Quốc Gia Vô Pháp - VietTuSaiGon


Rải đinh trên một đoạn đường vắng để người đi đường hỏng lốp, phải vào tiệm để sửa và bị chặt chém giá trên trời. Chuyện này cả ba miền đều có.
Cố tình đâm vào xe người khác để ăn vạ tai nạn, đòi bồi thường với mức giá không tưởng và khi người bị va quẹt yêu cầu gọi công an thì rút dao ra đe dọa, đòi đâm, chém. Chuyện này có trên cả ba miền.
Giả danh công an để đón xe qua đường, xin đểu bánh mì. Chuyện này có trên cả ba miền.

Cấm người khác đậu xe trên lề đường trước nhà và nếu ai đó vô tình đậu xe thì có thể bị xịt sơn, bị đập bể kính, móp xe, bẻ gạt nước, chuyện này có trên cả ba miền và có cả điển hình là một ông tiến sĩ khá nổi tiếng ở Hà Nội xông ra bẻ gạt nước, đập bể kính xe.
Cả bốn chuyện trên đây đều nằm trong lĩnh vực giao thông và liên quan đến văn hóa đi đường. Và cả bốn chuyện trên đều biểu hiện một vấn đề rất rõ: Đất nước đã vô pháp đến tận chân tơ kẽ tóc. Vì sao?

Vì mỗi câu chuyện trên như một chiếc chìa khóa hay một câu trả lời cho sự vô pháp tại Việt Nam. Chỉ cần đặt câu hỏi cho mỗi câu chuyện thì sẽ thấy ngay vấn đề.
Rải đinh, nhìn bề ngoài chỉ nghĩ đơn giản là chuyện kiếm cơm bất lương của một kẻ bất lương nào đó. Nhưng ẩn sâu bên trong nó lại liên quan đến ngành giao thông, ngành môi trường và đặc biệt là ngành công an. Nếu ngành giao thông có trách nhiệm với cung đường do họ quản lý, thì lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông phải giám sát từng mét vuông đường nhằm đảm bảo tính mạng người đi đường cũng như sự an toàn trong giao thông. Lực lượng của họ có thừa để làm việc này, nhưng không, mỗi chuyến ra đường chỉ để bắt xe, vòi vĩnh tiền và thời gian rảnh thì đi hát karaoke, đi nhậu… Đã có không ít vụ cảnh sát giao thông đánh nhau, thậm chí bắn nhau trong giờ làm việc tại một quán nhậu có karaoke.

Bên cạnh ngành giao thông, ngành vệ sinh môi trường cũng có một đội ngũ khá hùng hậu, tiền lương trả cho họ cũng chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách nhà nước. Nhưng họ càng đông thì đường sá càng lộn xộn, nhếch nhác bởi kiểu làm ăn qua loa chiếu lệ, hách dịch và quan liêu của họ. Bạn thử lên cầu, bỏ một câu biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo thì chừng 10 phút sau, nó đã bị gỡ bỏ bởi lực lượng chuyên nghiệp và sau đó bạn bị bắt. Thế tại sao có người rải đinh trên cầu một thời gian dài, người đi đường kêu trời mà không có ai giải quyết? Và lực lượng trị an vốn xem những chiếc cầu là điểm chiến lược cần bảo vệ nhất đã đi đâu?
Đi đường, cố tình va quẹt vào người khác để ăn vạ là do pháp luật không được thực hiện, không có người thực thi pháp luật đúng nghĩa nên những kẻ ăn vạ có đất sống. Và hơn hết là luật rừng được sử dụng thoải mái.

Từ chuyện tham nhũng, cửa quyền, hách dịch và đầy rẫy móc ngoặc của giới công an, đặc biệt là công an giao thông mà có không ít kẻ rỗi hơi mới nghĩ ra chuyện giả công an giao thông để xin đểu tiền của người khác. Bởi kẻ giả danh kia biết rằng nếu giả danh trót lọt thì cách gì cũng vớ bẫm. Khi người ta giả danh, giả hình một ai đó để làm việc xấu thì nên xem lại hình mẫu thử nó như thế nào.

Cấm người khác đậu xe trên lề đường ngay trước nhà mình. Thực ra, theo luật nhà đất Việt Nam qui định hiện hành, không gian sinh hoạt của một căn nhà được tính căn cứ trên diện tích sử dụng đã ghi trên sổ đỏ hoặc sổ hồng, không gian sinh hoạt phát sinh được tính ở phần hành lang cho người đi bộ trước nhà nhưng chỉ giới hạn bằng việc tập thể dục, sinh hoạt ngắm cảnh và chủ nhà không được bài trí, đậu xe (cho dù là xe máy, xe đạp) hoặc để vật dụng gây cản trở. Như vậy, thẩm quyền của một gia đình không bao giờ lan rộng ra đến phần lề đường và gia đình đó có trách nhiệm giữ vệ sinh chung quanh khu vực sinh hoạt.

Các trường hợp đập phá xe của người ta đậu “trước cửa nhà” thực ra là người đập phá xe hoàn toàn có lỗi. Người ta không đậu xe trên phần hành lang đi bộ. Nếu như đậu xe dưới lề đường sai qui định thì đã có thanh tra giao thông lo việc này và chủ nhà không có thẩm quyền can thiệp. Chỉ duy nhất một trường hợp là đậu xe chắn ngay cửa ra vào hoặc chắn ngay trước đầu hẻm hoặc cổng nhà nhưng lại lệch vào phần đất mà chủ nhà chừa ra để tạo không gian cổng thì chủ nhà mới có quyền yêu cầu chủ xe dời xe tránh cổng ra vào. Trường hợp đậu ngay trước cổng và đầu hẻm cũng không phải ít, đây là cái sai của tài xế.

Và cả hai trường hợp này, dường như chẳng mấy ai nhận lỗi về mình. Nếu tài xế đậu xe trước cổng mà chủ nhà nhỏ con hoặc tài xế là dân anh chị xã hội đen, đậu xe trước hẻm, bít lối vào hẻm thì hình như chủ nhà và dân trong hẻm chỉ biết ngậm bồ hòn cho qua chuyện. Ngược lại, chủ xe đậu xe tít dưới lề đường, nơi không bị cấm nhưng chủ nhà gấu một chút thì chiếc xe đó cách gì cũng bị xịt sơn đen, bôi bẩn hoặc bị bẻ gạt nước, bị đập kính… Ở đây không có nguyên tắc đúng/sai mà chỉ có kẻ nào mạnh thì kẻ đó đúng, không có lẽ phải nào cả!

Điều này cho thấy rằng người ta đã sống trong bầu không khí vô pháp, không coi trọng những qui định của luật pháp mặc dù luật pháp có qui định rõ ràng, chi tiết. Nhưng tại sao lại xảy ra chuyện vô pháp? Bởi nguyên tắc tối thượng của pháp luật, công lý đã bị phá vỡ từ lâu “Quân pháp bất vị thân” để thay thế bằng một thứ nguyên tắc khác “Kim ngân phá luật lệ”. Khi kẻ nắm quyền không tuân thủ pháp luật thì kẻ thứ dân sẽ chẳng coi luật ra gì. Đó là một tất yếu!

Một ông chủ tịch, bí thư hay giám đốc sẵn sàng bỏ qua những nguyên tắc đạo đức, pháp luật để thỏa mãn chuyện cá nhân thì chẳng mấy chốc, các nguyên tắc này mất giá trị và tính hiệu quả sẽ đảo ngược. Và chuyện những kẻ quyền thế, những kẻ lắm tiền sẵn sàng hống hách, bất chấp đạo đức, bất chấp pháp luật để làm điều xằng bậy xảy ra nhiều như nấm sau mưa tại Việt Nam thì làm sao người dân có thể tin vào pháp luật.

Ngay cả một lãnh đạo cấp cao từng phát biểu, đại ý “nhà nước làm sai thì nhà nước xin lỗi dân, còn dân làm sai thì dân chịu trách nhiệm với pháp luật”. Cách nói lẹo lưỡi này nhanh chóng rũ bỏ trách nhiệm trước pháp luật của hệ thống nhà nước, hệ thống quan chức! Trong khi đó, trên lý thuyết thì giới chức cán bộ chỉ được phép làm những gì pháp luật cho phép và người dân có quyền làm những việc luật không cấm. Từ chỗ biên độ sinh hoạt cực rộng trên lý thuyết, người dân nhanh chóng bị bó hẹp biên độ sinh hoạt trước các qui định thiên lệch về giới quan chức. Đây chỉ là ví dụ nhỏ trong thiên hình vạn trạng kiểu biến hình của qui định luật Việt Nam sau khi vào tay quan chức.

Thử hỏi, với một quốc gia mà giới chức, những kẻ nắm trách nhiệm hàng đầu và có bổn phận gương mẫu thì lại hỏng hóc đến độ lếu láo, đạp trên đạo đức, pháp luật như vậy thì làm sao ra đường không gặp chuyện vô pháp. Người ta nói, chỉ cần bước ra đường, đi ba bước đã biết quốc gia đó có nền pháp luật ra sao. Tại Việt Nam hiện nay, không cần đi ba bước mà mới chỉ bước ra đường đã gặp sự lộn xộn, vô pháp, vô đạo! Đáng buồn thay!



Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi

Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh

Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ

Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ

Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre

Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bãi, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng

Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc là Quá dại, Nam thì Ngu ghê

Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh

Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo!

Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói 
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác

Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke  
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn  
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó

Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội

Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp 
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy

Bắc quậy Sướng Phê, Năm rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng

Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa

Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam: Thơm Thơm đậu phọng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ 
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn

Nam toe toét “hổng chịu đèn”, Bắc vặn mình “em chả” 
Bắc giấm chua “cái ả”, Nam bặm trợn “con kia” 
Nam mỉa “tên cà chua”, Bắc rủa “đồ phải gió” 
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ

Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan

Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”, 
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!” 
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…



Sưu tầm

Khi Càng Ngày Người Có Lương Tâm Thì Ít Mà Người Bất Lương Thì Quá Nhiều - Nga Lương


Thật là vô cùng khó khăn vất vả cho Trump khi một mình phải đối phó đương đầu với Deep States vì họ cấu kết với các nhà tư bản gian manh trong và ngoài nước cùng với những chính trị gia bẩn thỉu ở các nước trên thế giới và ở Mỹ, tất cả đám này nhất quyết phải triệt để hạ gục Trump cho bằng được, kế hoạch của họ là nếu không "luận tội" thì cũng ngăn chặn lịch trình làm việc của Trump càng nhiều càng tốt, đặt những tội tưởng tượng để gây khó dễ cho Trump và những người liên hệ với ông ta, dùng những phương tiện truyền thông đại chúng để ra sức tẩy não giật dây quần chúng "ngây thơ" mục đích là biến họ thành dư luận viên cho mình mà chính bản thân họ cũng không biết, và điều quan trọng nhất bằng mọi cách không để cho ông ta tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Vì thế không có gì là mới lạ khi ngày nào cũng nghe những tin tức xấu bao gồm mạ lị vu khống về Trump, Trump đã giúp cho dân Mỹ thoát khỏi nạn di dân xâm lăng khũng khiếp vào Hoa Kỳ từ Phi châu và Trung Đông, qua việc nhất định không ký vào bản hiệp ước chết người nguy hiểm có tên là UN global compact migration, được cái đám chính trị gia bẩn thiểu của UN soạn thảo và ký kết ở Marrakesh, Morroco. Chẳng thấy một đài truyền thông nào ở Mỹ đưa tin này , họ bưng bít hết tất cả các sự thật, bản hiệp ước chủ yếu là cho các công dân của các nước ký kết vào hiệp định này được tự do đi lại làm ăn sinh sống giữa các nước trên thế giới với nhau, bao gồm luôn cả gia đình họ, Được đối xử y như người dân bản địa và hưởng đầy đủ những quyền lợi như một công dân thực thụ của nước đó, không phân biệt chúng tộc, bla bla bla ...


Nghe qua thì hay lắm nhưng thực chất nó là một cái bẫy, mhững người có đầu óc và tấm lòng họ nghiên cứu bản hiệp ước này và la làng lên rằng, sự thật đằng sau bản hiệp ước này là gì? Chính là kế hoạch cho phép hơn 225 triệu người từ Phi Châu và Trung Đông di dân qua Âu châu một cách hợp pháp. Hãy suy nghĩ : cho phép tất cả các công dân ở bất kỳ nước nào cũng đều có thể đi lại làm ăn sinh sống định cư không điều kiện ở bất cứ quốc gia nào trên toàn thế giới ? Liệu các công dân đang sinh sống ở Âu châu Mỹ hay Úc Canada có rời bỏ các châu lục này để đi sang các nước kém phát triển khác như Phi châu và Trung Đông hay thậm chí Trung Cộng hay không? hay ngược lại sẽ thấy khối di dân từ các nước nghèo khổ kém phát triển chạy qua các nước giầu có và đời sống an sinh xã hội cao như Âu châu Mỹ Úc ? và Trung cộng sẽ đưa công dân của họ tràn qua các nước này, dùng đồng tiền để lũng đoạn chính trị và sau đó sẽ chiếm quốc gia đó luôn. 


Bản hiệp ước này thế là bị lật tẩy rồi nhé, cảm ơn Tổng thống Trump rất nhiều, sau khi Trump từ chối không ký, các nước lớn khác như Úc và các nước phát triển ở âu châu như Austria, Italia, Poland v.v.. cũng không ký vào bản hiệp ước lật lọng này, mối quan ngại rằng nếu Trump chấm dứt nhiệm kỳ và giả dụ ông ta làm tổng thống thêm bốn năm nữa, người kế tiếp có tiếp tục giữ đúng đường lối như Trump hay không? 


Chẳng có gì lạ khi họ quyết tâm đánh phá Trump vì rõ ràng Trump là người cản trở những kế hoạch quỷ quyệt của họ, ai là người tung tiền ra cho truyền thông xã hội thực hiện những vụ này? Từ Amazon, FB, Googles, YouTube, Twitter đều có làm ăn với Tàu cộng, tiền bạc cho những vụ di dân khổng lồ vào Âu châu và Mỹ đến từ ai chắc mọi người theo dõi đều biết rõ . Gia đình của Clinton trốn thuế số tiền lên tới 400 triệu Mỹ kim, với bằng chứng không thể chối cãi được của hai nhà điều tra Larry Doyle and John Moynihan, Họ đã đưa cho sở thuế và FBI một bảng điều tra hơn 6000 trang với những bằng chứng hiển nhiên, thế mà tất cả vẫn rơi vào im lặng, thậm chí cách đây ba ngày trong buổi hearing về việc điều tra, John Huber đã cố ý vắng mặt trong buổi chất vấn vì ông này trong quá khứ đã đóng vai trò tham khảo về việc buôn bán uranium của Clinton với Russia, Gia đình Clintons có liên hệ rất mật thiết với những chính quyền nước ngoài, nhận tiền của họ để bán đứng nước Mỹ.



Sau khi thất bại trong việc tranh cử, Clinton foudation đã không nhận được nhiều tiền bạc từ các chính trị gia của các quốc gia khác nữa, vì không có lý do gì để họ đóng góp cho quỹ này khi không thể lũng đoạn nước Mỹ thông qua The Clintons , bên cạnh đó số tiền trốn thuế 400 triệu cùng với việc buôn bán uranium với Russia, Larry Doyle và John Moynihan điều tra việc này không phải vì mục đích chính trị, họ chỉ mong muốn được chia số tiền thưởng nếu IRS thu lại được tiền trốn thuế này, nhưng không hiểu sao IRS khi thấy hồ sơ với cái tên Clinton thì tất cả rơi vào im lặng, thậm chí FBI sau khi tỏ ra vô cùng biết ơn Doyle và Moynihan nhưng cuối cùng cũng chẳng làm gì, trong khi họ cứ tập trung vào điều tra những chuyện không có ở Trump. Trong cuộc chiến thương mại với Trung cộng, tới bây giờ các nước ở Đông Nam Á là hưởng lợi nhiều nhất, vì theo dự tính, để tránh đánh thuế, các công ty sẽ dời hãng xưởng qua các nước láng giềng như Việt Nam, cambodia, một hãng có hợp đồng với Apple đang có dự tính này, thế mà vẫn có nhiều người Việt Nam ở Mỹ chống đối Trump.

 
Trump đã cứu dân Mỹ ra khỏi cảnh xâm lăng của các nước ngoại bang qua con đường di dân, chỉnh đốn lại các chính sách dẫn tới chỗ nước Mỹ sẽ bị diệt vong, cứu Mỹ và thế giới ra khỏi âm mưu thống trị của Tàu cộng, hoàn toàn ngược lại với Clinton trốn thuế 400 triệu, bán đứng nước Mỹ cho ngoại bang, cùng với các chính trị gia của đảng Dân Chủ như Diane Feinstein, Obama, Nancy làm tay sai cho tàu cộng, giúp cho thằng quỷ đỏ này được hùng mạnh như ngày hôm nay để đi chiếm đoạt các nước khác, các công ty tư bản và các tỷ phú gian xảo như Soros dùng tiền bạc và sức lực của mình hợp với cái đám kể trên để đánh phá Trump, chuyện đã rõ ràng.


Wikileaks Larry Doyle và John Moynihan đã đưa ra tất cả những sự gian dối khủng khiếp của Clintons, mà Clintons thì có những mối quan hệ quá mật thiết với cái đám tài phiệt ở Mỹ và ngoài nước Mỹ, và cái đám tài phiệt này lại làm ăn rất liên hệ mật thiết với Tàu cộng, Trump thì hoàn toàn chống lại những sự việc này, như vậy bài toán giải ra rất rõ ràng, xin đừng thắc mắc, đừng đặt câu hỏi, đừng theo giỏi những tin tức từ Alphabet Media nữa, chẳng ích lợi gì. 



Điển hình như việc UN Migration quan trọng như vậy mà họ có nhắc tới đâu ? Việc điều tra Clinton gần đây nhất với những bằng cớ quá rõ ràng cũng chả thấy đưa tin chính xác. Hãy tự mình tìm hiểu hỡi kẻ mang tư tưởng phóng khoáng, có rất nhiều nguồn tin ích lợi thiết thực để cho mình đọc, tham khảo và tự mình học hỏi. Phải nói là rất kham phục và vô cùng biết ơn những người đã bỏ công của cũng như thời gian tìm hiểu những tài liệu bằng chứng để đưa ra trước công luận, nếu không có những người vừa tài vừa thông minh vừa đức độ này thì không biết tương lai thế giới sẽ đi về đâu? Khi càng ngày người có lương tâm thì ít mà người bất lương thì quá nhiều.

Nga Lương
27-12-2018

Nguồn: http://vietbf.com

Du khách Việt ‘mất tích’ tại Đài Loan khai gì?

Một nữ du khách trong nhóm 152 du khách Việt bỏ trốn được tìm thấy trong một nhà trọ ở huyện Gia Nghĩa. (Hình: Apple Daily)
CAO HÙNG, Đài Loan (NV) – Các giới chức di trú Đài Loan cho biết một số du khách Việt Nam “mất tích” thú nhận họ giả làm du khách và đã có kế hoạch làm việc trái phép tại đảo quốc này.
Báo Người Lao Động dẫn tin tờ Taiwan News ngày 28 Tháng Mười Hai, cho biết Cục Di Trú, thuộc Cơ Quan Nội Vụ Đài Loan (NIA), xác nhận đã tìm được 17 người trong nhóm 148 du khách của Việt Nam “mất tích” tại Đài Loan hồi tuần rồi. Hiện tại, lực lượng chức năng đang tìm 131 người còn lại.
Cảnh sát cho biết 2/3 số du khách “mất tích” là nam giới, bao gồm một số trẻ em dưới 10 tuổi, và nhiều người chạy về miền Trung và Bắc Đài Loan.
Các du khách này tới Đài Loan theo chương trình cấp thị thực Quan Hồng dành cho nhóm từ nămn du khách trở lên, thuộc các quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Miến Điện, Cambodia, Lào, và Ấn Độ. Điều kiện để được cấp visa là chuyến đi của họ phải do “các công ty du lịch uy tín,” được Sở Du Lịch Đài Loan bảo trợ, tổ chức.
Ông Liao Wei-yuan, phó lãnh đạo NIA, cho biết một số du khách Việt Nam khi được tìm thấy thú nhận họ dùng cách giả làm du khách trong khi thực tế đã có kế hoạch làm việc trái phép tại Đài Loan.
Theo Apple Daily, trong một cuộc thẩm vấn ba người (hai nam, một nữ) trong số 148 du khách “mất tích,” giới hữu trách ghi nhận được những người này chi từ  20,000-70,000 Đài tệ để mua chương trình du lịch này. Số tiền 70,000 Đài tệ là mức giá cao hơn từ 4-5 lần so với một chương trình du lịch Đài Loan thông thường.
Bốn nữ du khách Việt Nam đầu thú tại Đài Loan. (Hình: Taiwan News) Cũng theo Apple Daily, những người này đã liên lạc trước với người thân và bạn bè phía Đài Loan để nhờ giới thiệu công việc trước khi ghi danh vào nhóm du lịch, rồi bỏ trốn sau khi đặt chân tới thành phố Cao Hùng. Sau khi tới phi trường địa phương, họ rời khỏi khách sạn nhờ sự giúp đỡ của người thân, bạn bè tại Đài Loan.
Ngoài ra, chiều 27 Tháng Mười Hai, tờ Taiwan News đưa tin, trên một số diễn đàn mạng ở Đài Loan xuất hiện thông tin nghi ngờ một số nữ du khách trong nhóm “mất tích” đang có mặt tại “Nhà Vi Cá” – một cơ sở làm đẹp bị truyền thông địa phương nghi là nhà chứa khét tiếng ở Cao Hùng.
Tuy nhiên, báo Liên Hợp cho biết cảnh sát quận Tam Dân, thành phố Cao Hùng, đã kiểm tra nơi này ngay trong buổi chiều cùng ngày và xác thực tin đồn trên mạng không đúng sự thật. Cụ thể, thời điểm đó có 13 nữ nhân viên phục vụ tại đây, trong đó có chín người Việt Nam, nhưng không ai nằm trong số du khách “mất tích.”
Nói với báo VNExpress, chị Nguyễn Thúy Hằng, 27 tuổi, quê Phú Thọ, sống ở Đài Loan 10 năm, đang dạy tiếng Việt tại trường Đại Học Đông Ngô (Đài Bắc) cho biết: “Sự việc rất nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử. Dưới các bài báo có đề cập vụ 152 người biến mất, người Đài Loan bình luận rất gay gắt. Họ còn nói bao nhiêu nước nhập cảnh vào, chỉ có Việt Nam là xấu nhất.”
“Thường người Đài Loan rất kỳ thị người Việt. Họ thường nói: ‘Bọn mày sang đây bỏ trốn, tỷ lệ ly hôn cao là tại sao, hoặc kêu người Việt đừng giết chó của người Đài Loan được không?” chị Hằng nói.
Cũng theo chị Hằng, sau vụ du khách “biến mất,” người Việt, đặc biệt là những người sang Đài Loan theo đường “xuất khẩu lao động,” sẽ bị mang tiếng xấu và ảnh hưởng đến những người thực sự muốn sang đi học, đi làm, đi du lịch.
“Báo chí Đài Loan rất hay đăng các tin người Việt ăn cắp, giết chó, bỏ trốn hay ly hôn, khiến một số người Đài Loan không có thiện cảm. Hồi Tháng Tám, 2017, một bài báo trên Apple Daily nói một đoàn du lịch 30 người thì có một nửa đi tiểu bậy ở điểm du lịch nổi tiếng của họ, dù có nhà vệ sinh ngay cạnh đó. Sự việc cũng khiến hình ảnh người Việt bị xấu,” chị Hằng cho biết thêm.
Theo đánh giá của Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài của Việt Nam, tính đến hết Tháng Mười Một, 2017, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là hơn 206,000 người và là nơi  tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất.
Báo Người Lao Động cho hay, Đài Loan tuyên bố họ sẽ tăng cường sàng lọc các ứng viên nằm trong chương trình đặc biệt thị thực Quan Hồng dành cho nhóm từ năm du khách trở lên trong tương lai để tránh những sự việc như vậy xảy ra một lần nữa.
Tối ngày 27 Tháng Mười Hai, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết, trên cơ sở thông tin và đề nghị của phía Đài Loan, cơ quan này, Bộ Công An, Tổng Cục Du Lịch, và các cơ quan liên quan đang phối hợp với các cơ quan hữu trách Đài Loan “điều tra, xử lý sự việc.” (Tr.N)




TIỂU TỬ – CHIẾC KHĂN MU-SOA

Hôm đó, tôi nhận được một CD gởi từ Bruxelles (nước Bỉ) trên CD thấy đề: “À Monsieur Tiêu Tu”. Chữ viết bằng bút feutre rõ nét, nói lên người viết có trình độ. Tuy viết “Tiểu Tử” không có dấu, người gởi viết tên của mình lại có dấu đầy đủ: “Exp: Nguyễn Thị Sương”! Vừa ngạc nhiên vừa thích thú, tôi vội vã đặt dĩa vào máy, nghe. Đó là giọng một người con gái miền Nam, trong trẻo, phát âm rõ ràng. Những gì cô ta nói đã làm tôi xúc động, có lúc tôi ứa nước mắt! Tôi đã nghe nhiều lần và cố gắng ghi chép lại đây. Dĩ nhiên là tôi đã viết để đọc cho suông sẻ chớ cô gái nói còn nhiều chỗ nghe sượng hay dùng từ chưa chính xác…
Thưa ông,
Con tên Nguyễn Thị Sương, con của Nguyễn Văn Cương, một trong những nhân vật trong truyện ngắn “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” của ông.
Thưa ông. Con sanh ra và lớn lên ở Pháp, biết nói tiếng Việt nhưng đọc và viết tiếng Việt còn rất yếu. Vì vậy, con phải dùng cách nầy để liên lạc với ông. Xin ông thông cảm!
Hôm chúa nhựt rồi, chị Loan bà con bạn dì của con ghé nhà nói: “Sương ơi! Người ta nói về ba của Sương ở trong truyện ngắn đăng trên internet cả tuần nay nè! Chị in ra đem qua đây đọc cho em nghe.”. Rồi chỉ đọc. Đó là truyện “Con Rạch Nhỏ Quê Mình”.
Thưa ông. Con chưa biết Việt Nam, nhưng những gì ông tả trong truyện làm như con đã thấy qua rồi! Bởi vì hồi con mới lớn ba con thường hay kể chuyện về cái làng Nhơn Hòa và con rạch Cồn Cỏ của ba con, về những người bạn của ba con hồi thời tuổi nhỏ, kể tỉ mỉ đến nỗi con có cảm tưởng như ba con đang cầm tay con dẫn đi coi chỗ nầy chỗ nọ (Nói đến đây, giọng cô gái như nghẹn lại vì xúc động. Ngừng mấy giây rồi mới nói tiếp …) Mà ba cứ kể đi kể lại hoài làm như là những hình ảnh đó nó ám ảnh ba dữ lắm. Sau nầy thì con mới hiểu khi ba con nói: “Hồi đó, ba đi Pháp quá sớm, ở cái tuổi chưa biết gì nhiều. Rồi qua đây, chóa mắt ngất ngây với những văn minh tiến bộ của xứ người làm ba quên đi cái làng nhà quê của ba. Điều ân hận lớn nhứt của ba là đã không viết gởi về một chữ để hỏi thăm bạn bè hồi đó. Ba phải về thăm lại Nhơn Hòa Cồn Cỏ, con à!”. Nói đến đó, ba ứa nước mắt nắm bàn tay con dặc dặc: “Mà con cũng phải về với ba nữa! Về để cho ba lên tinh thần! Về để thấy ba biết xin lỗi mọi người! Về để thấy ba biết nhìn lại cái quê hương của ba cho dầu nó có quê mùa xấu xí bao nhiêu đi nữa! Về để thấy ba chưa đến nỗi là thằng mất gốc!”. (Đến đây, không còn nghe gì nữa!) Xin lỗi ông! Con đã ngừng thâu để con khóc (Rồi giọng cô lạc đi) Con thương ba con! (Ngừng một lúc)
Thưa ông. Ba má con đều là giáo sư toán, dạy ở lycée. Má con mất hồi con mười tuổi. Bây giờ con làm chủ một tiệm sách ở Bruxelles, ba con dạy ở cách nhà không xa lắm. Một hôm, ba nói: “Ba được một thằng bạn học hồi ở đại học, người Phi Châu, mời qua xứ nó giúp tổ chức lại hệ trung học. Ba đã OK.”. Rồi ba đưa cho con một phong bì loại A4, nói: “Con ráng tìm cách về Nhơn Hòa Cồn Cỏ, trao cái nầy cho cô Hai Huê nói ba không quên ai hết!”. Con nhìn thấy trên phong bì ba viết: “Mến trả lại Huê, kỷ vật của thời tuổi nhỏ. Cương”. Vậy rồi ba qua Phi Châu làm việc rồi mất ở bển trong mấy trận nội chiến (Chắc ngừng thâu ở đây nên không nghe gì nữa).
Thưa ông. Nhờ nghe đọc “Con Rạch Nhỏ Quê Mình” mà con biết được mối tình một chiều của cô Hai Huê, biết được cái khăn mu-soa mà cô Hai đã thêu tặng ba con thuở thiếu thời. Cái khăn đó, bây giờ thì con biết nó đang nằm trong phong bì A4 mà con đang giữ để trả lại cô Hai. Và bây giờ thì con thấy thương cô Hai vô cùng và cũng thấy tội nghiệp ba con vô cùng (Chỗ nầy giọng cô gái lệch đi, ngừng một chút mới nói tiếp) Con nhờ ông giới thiệu con cho bác Sáu Lân, người đã kể chuyện để ông viết về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Con sẽ xin bác Sáu đưa con về đó để con làm theo lời dặn của ba con …
Địa chỉ và số phôn của con như sau:
Melle Nguyên ……
……………………
…………………… Con cám ơn ông. Con: Sương
o O o
Nhớ lại, cách đây khá lâu, một thằng bạn ở Marseille (miền Nam nước Pháp) gọi điện thoại lên Paris cho tôi, nói: “Dưới nầy trời tốt, mầy xuống chơi, đi câu với tao. Sẵn dịp, tao giới thiệu mầy cho một ông bạn mới từ Việt Nam qua định cư ở đây. Tao có khoe với ổng là mầy viết lách khá lắm. Ổng nói ổng muốn nhờ mầy viết một chuyện nhỏ ở dưới quê của ổng để ổng tìm một người bạn. Tao thấy coi bộ ngộ à! Xuống, đi!”. Vậy rồi tôi đi Marseille. Sau đó, tôi viết “Con rạch nhỏ quê mình” với câu gởi gắm của ổng: “Tôi nhờ ông viết lại giùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê …”.
Sau khi nghe CD và ghi chép lại, tôi gọi điện thoại xuống Marseille thì thằng bạn tôi cho hay là ông Lân đã dọn về ở ngoại ô Paris, cách đây mấy năm. Nó cho tôi địa chỉ và số điện thoại của ổng. Vậy rồi ổng và tôi gặp nhau. Tôi kể sơ câu chuyện và đưa cho ổng mượn cái CD. Tôi thấy ổng rơm rớm nước mắt khi nghe tôi nói làm tôi cũng xúc động: người đàn ông hiên ngang, xong xáo trong trận mạc, gan lỳ đến nỗi mang hỗn danh “thằng Lân ăn pháo”… vậy mà bây giờ cũng biết ứa nước mắt khi nhận được tin thằng bạn không bao giờ gặp lại!
Khi chia tay, ổng nói: “Cám ơn ông! Nhờ có bài viết của ông mà hôm nay tôi mới có tin của thằng Cương! Tôi sẽ thay nó, đưa con gái nó về thăm Cồn Cỏ! Và thắp cho nó ba cây nhang ở đầu vàm để vong hồn nó nương theo đó mà tìm lại con đường về …”.
o O o
Hơn một tháng sau, ông Lân gọi điện thoại cho tôi nói ổng vừa ở Việt Nam về, muốn gặp tôi để trả cái CD và để ổng kể chuyến đi nầy của ổng. Vậy là chúng tôi đã gặp nhau và tôi đã ghi những lời ổng kể …
… Nhờ cái CD ông cho tôi mượn mà tôi liên lạc được con Sương. Tội nghiệp! Biết được là tôi gọi, nó khóc ồ ồ ở đầu dây bên kia! Sau đó, nó kêu tôi bằng “Bác Sáu”, ngọt như tôi là bác ruột của nó vậy! Thấy thương quá!
Vậy rồi hai bác cháu tôi bay về Việt Nam. Ở Sài Gòn chúng tôi mướn một chiếc xe hơi có tài xế để về Nhơn Hòa Cồn Cỏ. Trên xe, tôi nói với con Sương: “Ở Cồn Cỏ, ba của con không còn bà con gì hết, họ đã dọn lên tỉnh ở mấy chục năm nay. Bây giờ, ba con chỉ còn có một người bạn thân …”. Con nhỏ nói: “Cô Hai Huê!”. Tôi gật đầu ờ. Nó nói tiếp: “Cô Hai là người ba nhắc thường nhứt và ba hay thở dài nói ba có lỗi với cô Hai nhiều lắm! Thấy ba con như vậy, con cũng nghe đau lòng, bác Sáu à!”. Thấy thương quá, tôi cầm bàn tay nó bóp nhẹ. Con Sương nhìn cảnh vật bên ngoài nhưng vẫn để bàn tay nó trong long bàn tay tôi. Ông biết không? Tôi không có con, bây giờ, trong cái cầm tay nầy, tôi bỗng cảm thấy như thằng Cương vừa đặt vào tay tôi một đứa con. Trời Đất! Sao tôi muốn nói: “ Sương ơi! Từ nay, bác Sáu sẽ thay ba con mà lo lắng bảo vệ con như con là con của bác vậy!”. Nhưng thấy có vẻ cãi lương quá nên tôi làm thinh!
Xe ngừng ở chợ Cồn Cỏ. Bác cháu tôi vô chợ nhà lồng đến sạp vải của con Huê thì thấy một cô gái lạ. Cổ nói cổ là cháu kêu con Huê bằng dì và đến đây phụ bán vải từ mấy năm nay. Cổ nói: “Dì Huê có ở nhà, ông bà vô chơi!”.
Chúng tôi đi lần theo con đường nằm dọc bờ rạch. Đường nầy bây giờ được tráng xi-măng sạch sẽ. Tôi nói: “Nhà cô Hai có cây mù u nằm trước nhà cạnh bờ rạch, dễ nhận ra lắm!”. Đến nơi, thấy còn nguyên như cách đây mấy chục năm: cũng hàng rào bông bụp thấp thấp, qua một cái sân nhỏ là ngôi nhà xưa ngói âm dương, kèo cột gỗ, ba gian hai chái với hàng ba rộng, một bên hàng ba có một bộ ván nhỏ … Tôi hơi xúc động vì bắt gặp lại những gì của thời cũ. Chỉ có bao nhiêu đó thôi – nhỏ xíu – vậy mà sao gợi lại được vô vàn kỷ niệm! Tôi gọi lớn: “Huê ơi Huê!”. Trong nhà chạy ra một người đàn bà tóc bạc nhìn tôi rồi la lên: “Trời Đất! Anh Lân!”. Tuy cô ta đang nhăn mặt vì xúc động, tôi vẫn nhận ra là Huê! Không kềm được nữa, Huê và tôi cùng bước tới nắm tay nhau vừa dặc dặc vừa nói “Trời Đất! Trời Đất!” mà không cầm được nước mắt!
Một phút sau, Huê buông tay tôi ra quay sang con Sương, hỏi: “Còn ai đây?”. Tôi nói: “Con Sương! Con thằng Cương!”. Nó hỏi: “Còn anh Cương đâu?”. Con Sương thả rơi ba-lô xuống đất, bước lại phía con Huê, nói: “Ba con chết rồi, cô Hai ơi!”. Con Huê chỉ nói được có một tiếng “Chết” rồi xiêu xiêu muốn quị xuống. Con Sương phóng tới đỡ con Huê, nói: “Cô Hai ơi!”. Rồi hai cô cháu ôm nhau khóc nức nở. Tôi đứng tần ngần một lúc mới bước lại đặt tay lên vai Huê bóp nhẹ: “Tại cái số hết, Huê à! Thằng Cương đang dạy ở bên Bỉ, mắc gì mà qua Phi Châu làm việc để rồi chết mất xác trong chiến tranh ở bên đó. Tại cái số hết! Phải chịu vậy thôi!”. Con Sương dìu Huê lại ngồi ở bực thềm, vói tay mở ba-lô lấy phong bì A4, nói: “Ba con gởi cái nầy cho cô.”. Huê cầm phong bì, nheo mắt đọc rồi lắc đầu nhè nhẹ: “Chắc là cái khăn mu-soa!”. Huê xé phong bì lấy khăn ra cầm hai góc khăn đưa lên nhìn: khăn còn thẳng nếp, chưa có dấu hiệu xử dụng! Huê nhăn mặt, đưa khăn lau nước mắt của mình rồi sang qua lau nước mắt của con Sương làm nó cảm động nấc lên khóc. Huê nói: “Khăn nầy cô thêu tặng cho ba của con, nhưng không có duyên nên khăn lại trở về. Bây giờ, cô tặng cho con để kỷ niệm ngày cô cháu mình gặp nhau.”. Con Sương cầm lấy khăn rồi ngả đầu vào vai Huê, nói: “Con cám ơn cô Hai.”. Huê vừa gật đầu vừa choàng tay ôm con Sương lắc nhè nhẹ như vỗ về đứa con! Tôi bước ra bờ rạch ngồi cạnh gốc cây mù u đốt thuốc hút. Tôi thấy trên thân cây có đóng một cây đinh dài đã gỉ sét đen thui, vắt lên cây đinh là một cuộn dây dừa cũ mèm như muốn mục. Tôi nghĩ chắc con Huê nó làm như vậy, nó vốn nhiều tình cảm và giàu tưởng tượng. Nó có ý nói con thuyền ngày xưa đã bỏ bờ đi mất, nếu một mai có trôi về được thì cũng có sẵn dây để cột con thuyền vào gốc cây mù u … Tôi đốt thêm một điếu thuốc rồi đặt lên cuộn dây dừa, vái lâm râm: “Cương ơi! Mầy có linh thiên thì về đây hút với tao một điếu thuốc!”. Tự nhiên, tôi ứa nước mắt!
Khi tôi trở vô nhà thì cô cháu tụi nó ngồi cạnh nhau trên bộ ván, nói chuyện coi bộ tương đắc! Thấy tôi, Huê nói để vô làm cơm cùng ăn. Tôi từ chối vì phải về trả xe. Huê xin cho con Sương ở lại chơi với nó mươi hôm, còn con Sương thì hớn hở: “Bác Sáu đừng lo! Con về một mình được!”. Tôi bằng lòng nhưng đề nghị cùng ra đầu vàm thắp ba cây nhang cho thằng Cương. Con Huê vô nhà lấy nhang và một tấm ni-long để ra đó trải cho ba người ngồi. Khi đi ngang cây mù u, con Huê bước lại gốc cây lấy cuộn dây dừa liệng xuống rạch, rồi phủi tay, đi!
Sau khi cúng vái ở đầu vàm, cô cháu nó đưa tôi ra xe. Nhìn tụi nó cập tay nhau mà thấy thương quá, ông ơi!
oOo
… Bây giờ thì cô Sương đã đem cô Huê qua Bỉ ở với cổ. Nghe ông Lân nói hai cô cháu rất “tâm đồng ý hợp”. Còn chiếc khăn mu-soa thêu thì ông Lân nói cô Sương đã cho lộng vào một khuôn kiếng rất đẹp treo ở phòng khách, ở một vị trí mà ai bước vào cũng phải thấy!

Friday, December 28, 2018

Lời Chúc Năm Mới 2019

Lời Chúc Năm Mới 2019 .
Chân thành gởi đến Anh Chị Em và Bè Bạn lời Chúc Một Năm Mới 2019 được đầy thuận lợi và đạt nhiều kết quả tốt trong việc thực hiện Chức Năng Làm Người của mình .

Sau đây là :

Vài Lời Gởi Bạn .

Chút Tình , chút Ý gởi bạn thân ,
Năm tháng dần trôi Thất Bát Tuần .
Quê Hương ngàn dậm còn gian khổ ,
Nợ Nước , Ơn Nhà khó dửng dưng !
Bè bạn dần thưa , xa cách mãi ,
Chạnh lòng nghe thoáng chút bâng khuâng !
Thôi thì nguệch ngoạc năm ba chữ ,
Trang trải tâm tư lẫn Chúc Mừng .

                      Mùa Noel 2018 .
                      Võ Văn Ca .

Wednesday, December 26, 2018

Những Sự Kiện Quốc Tế Nổi Bật Của Năm 2018

Năm 2018 được đánh giá là năm của những sự kiện quốc tế có tính chất lịch sử, gây ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống chính trị thế giới nhiều năm sau này. Hãy cùng Dân Việt nhìn lại 10 sự kiện được cho là nổi bật nhất của năm nay.


Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: CNN
.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu nổ ra vào tháng 7.2018 do những bất đồng trong các vấn đề như thị trường, quyền sở hữu trí tuệ, thâm hụt thương mại, gián điệp mạng và hành vi thương mại bất bình đẳng. Ngay khi phía Washington quyết định áp thuế, Bắc Kinh cũng nhất quyết đáp trả, dẫn tới việc giá trị hàng hóa mà Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau lần lượt là 250 tỷ USD và 110 tỷ USD.
Cuộc ganh đua này khiến nhiều người lo ngại về "Chiến tranh Lạnh mới" giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù lãnh đạo hai nước mới đây nhất trí ngừng áp thêm thuế với hàng hóa của nhau, đây mới chỉ được coi là "giải pháp đình chiến" khó có thể giải quyết được mâu thuẫn gay gắt giữa hai nước.

Mỹ, Anh, Pháp không kích Syria

Hệ thống phòng không Syria khai hỏa đánh chặn tên lửa liên quân do Mỹ dẫn đầu vào hôm 14.4.2018. Ảnh: AP.

Vào ngày 14.4, liên quân 3 nước Mỹ-Anh-Pháp đã phóng tổng cộng 105 tên lửa hành trình, tấn công ba cơ sở bị nghi sản xuất, tàng trữ vũ khí hóa học của Syria, sau khi cáo buộc quân đội nước này dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường ở thành phố Douma, Đông Ghouta làm khoảng 70 người chết.
Cuộc tấn công này đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của hệ thống phòng không Syria, không gây ra nhiều thiệt hại nặng nào. Ngay sau đó, Nga và Syria đã lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công là vô căn cứ và vi phạm luật quốc tế, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ trật tự quan hệ quốc tế và kích động thêm làn sóng di cư tại Syria và cả khu vực.

Nhà báo Jamal Khashoggi bị giết hại

Nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi. Ảnh: AP.
Vào ngày 2.10.2018, nhà báo mang quốc tịch Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi đã biến mất sau khi đi vào Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để làm thủ tục kết hôn. Sau nhiều tuần phủ nhận, chính phủ Ả Rập Saudi đã phải thừa nhận vị nhà báo đã bị một nhóm đặc vụ “nổi loạn” sát hại. Sau đó, Riyadh đã cho truy tố 11 người, trong đó 5 nghi phạm có thể lĩnh án tử hình.
Sự việc đã dấy lên làn sóng phẫn nộ toàn cầu bởi tính chất man rợ, khiến cho danh tiếng của Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman – nhà lãnh đạo thực thế của vương quốc – bị tổn hại nghiêm trọng. Các nước Mỹ, Pháp, Đức đã áp lệnh trừng phạt với những quan chức bị nghi ngờ liên quan đến sự việc. Thượng viện Mỹ mới đây cũng đã thông qua nghị quyết cáo buộc Thái tử ra lệnh giết nhà báo Khashoggi.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử nhiệm kỳ 4

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty.

Trong cuộc bầu cử ngày 18.3.2018, đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tái đắc cử với tỷ lệ phiếu áp đảo 76%. Với thắng lợi này, ông Putin sẽ tiếp tục làm chủ Điện Kremlin tới năm 2024. Chiến thắng cũng biến ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo cầm quyền lâu năm nhất kể từ thời Joseph Stalin của Liên Xô cũ.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ của người Nga đối với Tổng thống Putin tăng lên trong những thời điểm Moscow căng thẳng với phương Tây.


Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Getty.

Vào ngày 12.6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp gỡ lịch sử tại Khách sạn Capella (đảo Sentosa, Singapore). Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tại nhiệm gặp gỡ một nhà lãnh đạo Triều Tiên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
Sau thượng đỉnh, Tổng thống Trump cam kết sẽ đảm bảo an ninh cho Triều Tiên còn Chủ tịch Kim tái khẳng định cam kết kiên định và vững chắc để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ Mỹ - Triều mới thể theo nguyện vọng của nhân dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng. Hai nước sẽ cùng nhau xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.


Hội nghị thượng đỉnh liên Triều


Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-in bắt tay với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Bàn Môn Điếm. Ảnh: Getty.

Quan hệ hai miền Triều Tiên chứng kiến bước ngoặt lịch sử vào ngày 27.4, khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu tiên gặp nhau tại Khu Phi quân sự (DMZ) nhằm thảo luận về phi hạt nhân hóa, xây dựng hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo và phát triển quan hệ liên Triều.
Ngay 1 tháng sau (26.5), Tổng thống Moon đã bất ngờ có cuộc gặp lần hai với Chủ tịch Kim tại DMZ nhằm tái nhất trí lập trường hướng tới hòa bình và cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa, tạo điều kiện cho thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra như kế hoạch.
Vào hôm 18.9, ông Moon đã bay tới thăm Bình Nhưỡng và có hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 và ông Kim nhằm thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa đang bế tắc.


Nga bắt tàu chiến Ukraine

Ba tàu chiến Ukraine bị phía Nga bắt giữ. Ảnh: TASS.

Vào ngày 25.11, cảnh sát biển Nga đã nổ súng bắt ba tàu chiến Ukraine đang tìm cách băng qua eo biển Kerch để tiến vào Biển Azov. Moscow cáo buộc các tàu chiến Ukraine đã không thông báo trước cho các nhà chức trách Nga, xâm phạm lãnh hải và phớt lờ yêu cầu quay đầu. Trong khi đó, Kiev khẳng định hải quân của họ chỉ đang thực hiện quyền tự do hàng hải.
Nga tuyên bố sẽ xét xử các thủy thủ Ukraine bị bắt. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phản ứng bằng cách thiết quân luật trong vòng 30 ngày tại các khu vực giáp biên giới Nga, đồng thời kêu gọi phương Tây có các biện pháp can thiệp.
Theo Sputnik, vụ việc đã “đốt nóng” căng thẳng âm ỉ nhiều năm qua giữa Nga và Ukraine kể từ sau sự kiện Maidan và bán đảo Crimea sát nhập vào Nga.


Biểu tình đốt cháy nước Pháp

Những người biểu tình "Áo vàng" ở Khải Hoàn Môn (Paris, Pháp). Ảnh: Getty

Vào hồi đầu tháng 11, do bất mãn với tình trạng chất lượng cuộc sống giảm, giá cả sinh hoạt tăng, nhiều người dân – chủ yếu là người có gốc gác ở các vùng nông thôn, thường xuyên phải di chuyển xa để đi làm – đã xuống đường biểu tình phản đối quyết định áp thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu mới của chính phủ. Rất nhanh chóng, các cuộc tuần hành ôn hòa đã biến thành những cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình “Áo Vàng”.
Sau đó, chính phủ Pháp đã phải nhân nhượng, quyết định hủy loại thuế mới và hứa cải thiện chất lượng đời sống. Tuy nhiên, những người biểu tình thuộc phong trào “Áo Vàng” vẫn không hài lòng, kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron từ chức.


Cuộc giải cứu đội bóng Thái Lan

Huấn luyện viên cùng các thành viên đội bóng Lợn Hoang mắc kẹt trong hang. Ảnh: Hải quân Thái Lan.

Vào hôm 23.6, đội bóng nhí Thái Lan “Lợn Hoang” đã vào thám hiểm hang Tham Luang ở phía bắc nước này. Tuy nhiên, mưa lớn gây ra lũ đã làm ngập hang, khiến cho cả nhóm bị kẹt trong 9 ngày trước khi được các thợ lặn tìm thấy. Ngay sau đó, một cuộc giải cứu kịch tính nhất năm với sự tham gia của khoảng 1.000 chuyên gia, thợ lặn, đặc nhiệm và binh sĩ tinh nhuệ nhất từ 8 quốc gia đã được triển khai để cứu đội bóng ra ngoài.

Vào ngày 10.7, sau nhiều nỗ lực lên kế hoạch, thảo luận phương án, thành viên cuối cùng của đội bóng đã được đưa ra ngoài an toàn. Cuộc giải cứu đã thành công tốt đẹp dưới sự tán dương của cả thế giới.
Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (phải) và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ký Hiệp ước INF vào ngày 12.8.1987. Ảnh: Reuters.

Vào hôm 18.12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố phía Mỹ đã chính thức xác nhận việc rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm Trung (INF) được ký kết với Liên Xô (sau này là Nga) vào năm 1987. Lý do mà Mỹ đưa ra là Nga đã vi phạm điều khoản cấm phát triển, chế tạo các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ đất liền có tầm bắn 500-5.500km. Phía Nga đã phủ nhận cáo buộc này, đồng thời cho biết sẵn sàng nếu Mỹ tìm cách đặt các tên lửa tầm ngắn hoặc tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở châu Âu.

Nguồn: http://danviet.vn