Lời Chia Buồn Với Ông Chủ Tịch - Bùi Quang Vơm (Danlambao)
...Người
ông Quang tiếp cuối cùng là Chánh Toà án Tối cao Trung Quốc, chiều ngày
19/09. Ông là người đẩy Việt Nam tới gần Mỹ. Bắc Kinh đã xử tử hình ông
tội phản bội thiên triều. Ông được mời sang thăm TQ ngày 11/05/2017. Và
án được thi hành sau 21 phát đại bác. Bây giờ, thuốc làm chậm hết thời
hạn tác dụng, trước khi “đi”, ông phải được nghe tuyên án. Ông Chánh án
Chu Cường sang bất ngờ chỉ để thực thi việc đó...
*
*
Một cái chết phải chết
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản,
người ta đã biết từ lâu rằng, không có một cái gì nằm ngoài “quy trình”,
nghĩa là mọi cái đều phải đúng trình tự mà đảng muốn và đảng xếp đặt
trước. Ngay cả cái chết.
Rất nhiều cái chết của lãnh đạo được nghi là có thiết kế trước. Nhiều
lắm, không kể hết được, vài cái tên như đại tướng Chu Văn Tấn, trung
tướng Nguyễn Bình, đại tướng Hoàng Văn Thái, đại tướng Lê Trọng Tấn...,
cả cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Gần đây, chuyện chết của ông Nguyễn Bá Thanh, ông Phạm Quý Ngọ, hay như
chuyện chết hụt của ông Phùng Quang Thanh đều có dáng dấp của một kịch
bản soạn trước.
Ông Quang chết vào 10h05 ngày hôm qua, 21/09/2018, nhưng người ta đã biết rằng ông sẽ chết từ rất lâu rồi.
Có quá nhiều lý do để ông phải chết
Người ta đã thống kê rằng dưới thời ông là Bộ trưởng công an, có hơn 260
người chết vì “tự chết” trong trại giam đồn công an. Đó là hơn 260 oan
hồn, gọi đích danh tên ông, mỗi lần tuần rằm hương khói.
Trong vụ đàn áp Nhà nước Đề-Ga mà ông là Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên,
tổng chỉ huy chiến dịch, người ta không biết được con số chính xác,
nhưng có hàng trăm người chết, hàng nghìn gia đình phiêu tán vì bị cướp
đất, đốt nhà. Đó cũng là những oan hồn và những uất hận của lòng người.
Làng chó Nhật Tân còn tan hoang vì tai hoạ liên tiếp đến từ oan hồn của những con chó, thì ông Quang không thể sống.
Người ta cũng biết ông sẽ chết sau cái chết bí ẩn của ông thượng tướng
thứ trưởng Phạm Quý Ngọ. Ông Ngọ nhận của tử tù Dương Chí Dũng nửa triệu
đô và nhận chuyển 1 triệu đô khác của Vạn Thịnh Phát cho một “anh cấp
trên”. Vụ án “làm lộ bí mật quốc gia” của ông này được dừng vì nghi phạm
đã chết.
Có dấu hiệu để người ta nghi cái chết vì nhiễm độc phóng xạ của ông
Nguyễn Bá Thanh là do người của tổng cục cảnh sát Bộ công an thực hiện.
Hai cái âm hồn này, nếu có về đòi xác, thì chắc cũng tìm đến địa chỉ nhà ông Quang.
Nhưng lý do dẫn đến cái chết cụ thể hơn của ông Quang có lẽ phải tính từ câu: “nếu chiến tranh xảy ra trên biển Đông thì tất cả đều thua, không có kẻ thắng”,
mà ông tuyên bố tại Singapore tháng 6/2016. Ông là nguyên thủ đầu tiên
của Việt Nam khẳng định nguy cơ chiến tranh trên biển Đông. Ông đã chỉ
cho thế giới biết kẻ sẽ gây ra cuộc chiến tranh này là Bắc Kinh và người
làm cho nó thất bại sẽ là người Việt Nam. Tuyên bố này là sự tiếp nối
của tuyên bố “Việt Nam không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông nào đó” của ông Nguyễn Tấn Dũng trước đó, không phải kiểu “anh em trong nhà còn cãi nhau” của ông Đại tướng Phùng Quang Thanh và “Biển Đông có gì đâu” của ông Trọng.
Ông Quang là người hết mình cho công cuộc làm xích lại gần nhau giữa người Mỹ và người Việt Nam.
Một tháng nằm bên Mỹ trước chuyến thăm lịch sử của ông Trọng, ông Quang
được cho là đã phá vỡ hầu hết các rào cản quá khứ, giải toả các nghi
ngại, xác lập sự tin cậy cao nhất cho quan hệ an ninh giữa hai quốc gia,
trong đó phải kể đến quan điểm về lập trường chủ quyền và giải pháp an
ninh vĩnh viễn của Việt Nam. Trung Quốc biết và tìm cách phá bằng được.
Ông Quang được cho là người phát hiện và trực tiếp chỉ huy phá vỡ âm mưu
đảo chính theo lệnh Bắc Kinh của Phùng Quang Thanh, nếu Hiệp định An
ninh chung giữa Mỹ và Việt Nam được ký kết.
Đầu tháng 5/2017, trước chuyến đi Mỹ gặp Tổng thống Trump của ông Nguyễn
Xuân Phúc, ông Quang được Tập mời sang thăm và đón bằng 21 phát đại
bác. Ông bị phát hiện nhiễm bệnh lạ từ tháng 7/2017, tức là sau khi TQ
về hai tháng.
Những kẻ phản thiên triều thì chết
Nhưng người ta lại nói, ông Quang chết theo đúng quy trình, theo lý thuyết Xây dựng đảng mà ông Trọng là Giáo sư tiến sĩ.
Ông Quang phải chết, vì giống như ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Quang là hình
ảnh ẩn hiện phía sau tất cả mọi vụ bê bối tham nhũng từ trước tới nay,
và sẽ của tất cả các vụ khác sắp khui ra tới đây. Đơn giản là tất cả các
vụ tham nhũng đều xuất phát và diễn ra dưới thời ông Dũng làm Thủ tướng
và ông Quang làm Bộ trưởng Công An. Vụ án bảo kê đánh bạc của Trung
tướng công an Phan Văn Vĩnh, đặc biệt, siêu Vụ án Vũ Nhôm đang kết thúc
bằng các đường dẫn thẳng đến nhà ông Quang.
Nếu ở một chế độ Dân chủ thực, nơi luật pháp thực sự là độc lập và xã
hội chỉ tôn thờ sự thật và danh dự, thì chuyện một thủ tướng, một tổng
thống tham nhũng bị đưa ra Toà và bị nhốt vào tù, như tổng thống Nam
Hàn, như thủ tướng Malaysia, tổng thống Bresil v.v... là chuyện bình
thường. Nhưng ở một chế độ tồn tại chỉ bằng giả dối, lừa bịp, bằng thủ
đoạn che đậy những thối nát bên trong, thì một vị Chủ tịch nước bị lật
tẩy tham nhũng là chuyện không thể chấp nhận.
Phải cho ông Quang chết để dừng vụ án tại chỗ. Ông ta phải chết sao cho đảng vẫn còn được nói ông vì dân vì nước mà chết.
Người ta cũng nói tới chuyện ông Quang tự kết thúc. Ông không thể chịu
đựng nổi nếu vụ Vũ Nhôm đi đến tận cùng, phơi ra tất cả những gì ông
làm. Hối tiếc và đau đớn.
Có thể ông đã nhận được tín hiệu của định mệnh chợt đến từ đâu đó.
Giống như chuyện Tam Quốc, Chu Du ngửa mặt kêu “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng”, rồi tắt thở. Thua cờ, vỡ mật mà chết đấy thôi!
Bởi vì, nếu không chết theo một lịch trình, thì không thể dễ và nhanh
như vậy. Chiều ngày 19/09 ông Quang còn tiếp trưởng đoàn kiểm toán quốc
tế. Người ngoại quốc cuối cùng ông Quang gặp là ông Chu Cường, Chánh án
Toà tối cao Trung Quốc vào lúc chiều muộn ngày 19/09. Sáng ngày 20/09
ông nhập viện, 10h 05 phút ngày 21/09, đã tắt thở.
Ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ sức khoẻ trung ương cho biết, “ông Quang nhiễm một loại virus hiếm có, thế giới chưa có thuốc chữa”. Bệnh do virus liệu có gây ra đột quỵ như tai biến não hay nhồi máu tim được không?
Có thể nói gì về chuyện đầu độc
Trong nhiều năm gần đây, hiện tượng lãnh đạo đột tử không rõ nguyên nhân
bệnh tật là một hiện tượng phổ biến, nhưng không một ai đặt ra câu hỏi
tại sao, vì đâu? Có một đặc điểm chung là các vụ chết đột tử này đều ly
kỳ và nhất là rất giống các vụ đột tử của lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh và
các vị vua chúa quan lại trong cấm cung các triều đại phong kiến Trung
Quốc.
Kỹ thuật sử dụng chất độc trong cung đình và trong chiến tranh của Trung
Quốc có lịch sử phát triển trên ba nghìn năm. Người Trung Quốc sở hữu
và sử dụng thông thạo các loại chất độc có thể gây tử vong sau vài phút,
sau vài tiếng, sau vài ngày và sau vài năm. Có thể không để lại dấu vết
và không thể tìm được nguyên nhân. Nhưng có một quy tắc bất di bất
dịch, là chỉ được phép sử dụng khi có trong tay thuốc giải độc. Nghĩa là
cứu hay để chết hoàn toàn do người sử dụng.
Người ông Quang tiếp cuối cùng là Chánh Toà án Tối cao Trung Quốc, chiều
ngày 19/09. Ông là người đẩy Việt Nam tới gần Mỹ. Bắc Kinh đã xử tử
hình ông tội phản bội thiên triều. Ông được mời sang thăm TQ ngày
11/05/2017. Và án được thi hành sau 21 phát đại bác. Bây giờ, thuốc làm
chậm hết thời hạn tác dụng, trước khi “đi”, ông phải được nghe tuyên án.
Ông Chánh án Chu Cường sang bất ngờ chỉ để thực thi việc đó.
Kim Jong Un mỗi lần sang TQ đều mang theo tất cả mọi thứ cần thiết, cả
buồng vệ sinh riêng, tuyệt đối từ chối ăn các đồ ăn do phía TQ đem đến.
Tuyệt đối không dùng bất cứ gì do TQ cung cấp. Cha của Un là Kim Jong Il
cũng đã đột ngột chết vì bệnh không rõ nguyên nhân, sau các cuộc gặp
riêng, tuyệt mật với Nam Hàn và Mỹ. Có thể ông ta đã phát hiện ra điều
gì và truyền lại cho Jong un.
Nếu đúng là tất cả những lãnh đạo của Việt Nam đều bị nhiễm độc sau mỗi
lần sang Trung Quốc, thì con số phải lên tới hàng trăm. Thiếu tướng
Trương Giang Long, tổng cục phó tổng cộng chính trị Bộ Công an đã nói: “bọn
xấu chúng nó cài cắm đã có con số hàng trăm, mà con số hàng trăm không
chỉ dừng lại hàng trăm mà trăm này còn thêm trăm khác nữa”.
Nguyễn Phú Trọng là người đồng sáng lập Hội thảo lý luận Trung-Việt. Tại
Bắc Kinh, có một gian trưng bày thường trực các thành tựu từ kết quả
các cuộc hội thảo suốt 10 năm, từ 2003 tới 2013, khi lần đầu tiên ông
Trọng thăm Trung Quốc, gặp mặt Tập năm 2013. Tập Cận Bình đã đích thân,
trực tiếp hướng dẫn Trọng thăm nhà trưng bày kỷ niệm này.
Những ai đã có thể bị nhiễm độc?
Hàng thái thượng hoàng có thể kể được là Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh,
đương nhiệm là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh, Phạm Minh Chính, Hoàng
Trung Hải.
Võ Văn Thưởng chắc bị gài trong kỳ họp Hội thảo tại Trịnh Châu
25/05/2017. Ông Nguyễn Văn Bình và ông Trần Quốc Vượng có thể bị trong
năm 2018. Tất cả các bí thư, chủ tịch của 7 tỉnh biên giới phía Bắc, tư
lệnh và chính uỷ Quân khu Hai.
Kim Jong un đã xử tử phanh thây ông chú dượng vì tội làm gián điệp cho
TQ, và có thể đã xử chết người anh Kim Jong nam được Bắc Kinh nuôi tại
Ma Cau, nhằm tuyệt diệt âm mưu thay đổi chế độ của Bắc Kinh. Kế hoạch
triệt thoái hạt nhân ký với Mỹ sẽ dừng ở mức tầm bay 5000km, không tới
Mỹ nhưng đủ để tới các trung tâm của TQ.
Người Bắc Hàn chắc đã hiểu Tàu cộng hơn người Việt, nhất là có thể họ đã
phải trả giá đắt hơn rất nhiều cho độc lập của họ. Không có người nào
đểu hơn người hàng xóm “anh em” của mình bằng Tàu Cộng.
Người Việt cộng sản cuối cùng bám đuôi Trung Cộng giữ XHCN là ông Trọng.
Nhưng không bám, thì khẩu phần thuốc giải độc hàng tháng tự biến mất,
và ngày chết có thể phải đếm được đếm từng ngày.
Mọi ca bệnh của cán bộ trung ương đều phải qua tay kiểm tra và giám định
của Ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương. Mọi cán bộ cao cấp đều tắt thở,
hoặc trải qua những khoảnh khắc cuối cùng tại Quân y viện 108. Như vậy,
tất cả mọi nguyên nhân bệnh tật, trong đó có mọi vụ đầu độc, đều được
thực hiện hoặc phát hiện ở hai Trung tâm này. Tội phạm hay đồng phạm
chắc chắn nằm ở đây.
Ai có thể thay ông Quang?
Tất nhiên, việc thay ông Quang bằng một ông khác mà chế độ vẫn vậy, thì
chỉ là việc thay mạng. Chưa bao giờ có chuyện chủ tịch nước lên Tổng bí
thư vì chủ tịch nước là chỗ giành cho người đã kết thúc sinh mệnh chính
trị.
Vì vậy, chuyện thay ông Quang sẽ tuỳ vào hai kịch bản: Nhất thể và không nhất thể.
Kịch bản thứ hai là không nhất thể vào lúc này, có nghĩa là chủ tịch vẫn
là chỗ nghỉ cuối của nhân vật đã hết nghiệp chính trị: Nghi lễ và hiếu
hỉ. Các loại chức danh khác chỉ có tính biểu tượng, hay an ủi.
Với phương án này thì thích hợp nhất là bà Tòng Thị Phóng. Bà Phóng sẽ
làm chủ tịch một nhiệm kỳ rồi về hưu. Cũng có thể đưa bà Ngân sang, để
Quốc Hội lại cho ông Uông Chu Lưu hay ông Đỗ Bá Tỵ, Uông Chu Lưu nếu phe
thân Tàu thắng. Đỗ Bá Tỵ lên, nếu phe chống Tàu thắng. Thậm chí có thể
đưa Đặng thị Ngọc Thịnh vào Bộ chính trị ngay trong hội nghị Trung ương 8
vào tháng 10 này, chuẩn bị bầu cho bà chính thức vào tháng 5 năm sau.
Phương án bà Phóng hay bà Thịnh là hiện tượng lịch sử lặp lại thời kỳ
Hai Bà Trưng, nước Việt Hai Nữ Vương. Nước Tàu suy sụp, chủ quyền biên
giới, biển đảo lại được thu về?!
Nếu ông Quang được “cho” chết để phục vụ mục tiêu Nhất thể hoá, thì vào
lúc này, không có kẻ nào có khả năng chiếm chỗ của ông Trọng. Trong 15
ông uỷ viên bộ chính trị vào lúc này, được mặt này, nhưng không có mặt
kia, không một ai đủ điều kiện để thay chân tổng bí thư. Ông Trọng đã
thiết kế trước tình huống đó.
Nhiều người nói là Nguyễn Thiện Nhân. Nhưng ông Nhân đang rất cần cho
cuộc chiến Thủ Thiêm với hệ thống Lê Thanh Hải tại Sài Gòn. Không ai
thay được ông Nhân vào lúc này. Ông Nhân rời Sài Gòn thì Nguyễn Thành
Phong phải lên bí thư, nhưng là bí thư không quân, vì ông Phong chủ yếu
dựa vào bí thư Nhân để điều hành, chứ ông Phong chưa kịp có lực lượng.
Xung quanh ông Phong vẫn toàn người của Lê Thanh Hải. Ông Võ Văn Thưởng
không thể quay lại, vì chịu ơn nâng đỡ dìu dắt của “anh Hai” Hải, như
chuyện Quan Công tha Tào Tháo, sẽ chẳng làm được gì. Ông Nhân lại không
thuộc type người đứng đầu. Ông ba phải và thiếu khí tiết. Ông không được
chọn cho phương án Nhất thể. Vả lại, có lẽ, ông sẽ tìm mọi cách để ở
lại Sài Gòn, ông không hợp với Trung ương.
Phạm Minh Chính đã lộ mặt là “người nhà” của Bắc Kinh sau mấy năm làm bí
thư Quảng Ninh, có lẽ được “người nhà” gợi ý chuẩn bị cho vị trí Tổng
bí thư, nhưng ông này đang không được lòng người. Việc ông đang lo là từ
nay cho tới Đại hội XIII phải sắp cho được một bộ máy thân Tàu, nếu
không là của Tàu. Tuy vậy, khi đã lộ mặt là người của Bắc Kinh thì không
có dân. Mà không có Dân thì đảng không phải “từ nhân dân mà ra” nữa.
Phải nhớ rằng, từ nay, lúc lộ mặt theo Tàu là lúc kết thúc sự nghiệp
chính trị.
Trần Quốc Vượng có lẽ là giải pháp. Được ông Trọng chọn vào ghế Thường
trực Ban bí thư, có vẻ như ông Trọng đã cố tình xác nhận người kế nhiệm.
Sau khi nhậm chức thường trực cũng đã sang Bắc Kinh (!). Nhưng ông này,
lý luận thì không bằng Nguyễn Xuân Thắng, kĩ trị thì thua Vũ Đức Đam,
làm thế nào để vừa điều hành lý luận vừa điều khiển được thủ tướng? Chắc
chưa phải đợt này. Vả lại nếu ông Vượng thay ông Quang ngay từ bây giờ
(tháng 5/2019), thì ai thay ông ở vị trí Thường trực? Chưa có ai, ngoài
ông Võ Văn Thưởng, mà ông Thưởng chưa đủ sức.
Nếu nhất thể, thì chủ tịch nước chỉ định thủ tướng và phải điều khiển
được thủ tướng. Trong thể chế này, Thủ tướng chỉ là người giúp việc chủ
tịch. Vì vậy, trong chủ trương nhất thể hoá, việc chọn người thay ông
Quang không chỉ để làm chủ tịch hai năm mà phải là Tổng bí thư kiêm chủ
tịch một nhiệm kỳ tiếp theo nữa.
Nếu vậy, ngoài ông Trọng, người có khả năng nhất là ông Phúc. Nhưng ông
Phúc không phải là người biết lý luận. Hơn thế, ông Phúc có quan niệm
không giống ông Trọng về Kinh tế Thị trừng định hướng XHCN. Ông Phúc khó
làm Tổng bí thư. cuối cùng thì vẫn là ông Trọng, sẽ hy sinh cuộc sống
riêng tư, cống hiến cho đất nước, dân tộc đến hơi thở cuối cùng.
Trong danh sách uỷ ban Tang lễ, vị trí của ông Võ Văn Thưởng đang từ thứ
13, nhẩy lên thứ 6, sau ông Phạm Minh Chính, vượt lên trên Phạm Bình
Minh và Nguyễn Văn Bình, trong khi ông Phạm Bình Minh tụt xuống thứ 11
sau ông Trương Hoà Bình.
Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 10 này sẽ phải bầu thêm ba ông vào Bộ
chính trị, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú bổ sung vào ba
chỗ khuyết của ông Đinh La Thăng, Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang.
Nguyễn Xuân Thắng sẽ được thay ông Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo
kiêm chủ tịch Hội đồng lý luận. Ông Thưởng có thể thay chân Thường trực
của ông Vượng hoặc vào thay ông Nhân, để ông Nhân thay bà Ngân sang Chủ
tịch nước.
Nói tóm lại, vị trí chủ tịch chỉ quan trọng hay phải quan tâm cho phương
án Nhất thể, còn không thì vẫn như cũ, Nguyên thủ là Thủ tướng, không
phải chủ tịch nước, mà cũng không phải Tổng bí thư, quay lại thời của
ông Nguyễn Tấn Dũng và để Hiến pháp 2013 trở về nguyên trạng giấy lộn.
Việt Nam cứ loay hoay mãi trong vòng luẩn quẩn. Đảng lãnh đạo toàn diện
thì cùng lúc ba(3) ông nguyên thủ. Mà gom vào một chỗ Tổng bí thư thì
gom tất cả Lập pháp, Hành phánh, Tư pháp vào một người, tất yếu là độc
tài. Độc tài là tham nhũng, là chiến tranh.
Điều kiện tiên quyết để nhất thể hoá là Thiết lập thể chế Tam quyền phân
lập. trước khi gộp ba chức danh vào một, thì phải độc lập Lập pháp khỏi
Hành pháp.
Lời chia buồn
Cả ông Quang lẫn ông Dũng đều là những kẻ đầy tội lỗi. Nhưng, có ai
không trở thành đốn mạt trong cái bộ máy của cái hệ thống độc đảng trái
luật này? Vả lại, một cách cảm tính, tôi không xếp ông Quang, ông Dũng
vào cùng loại với ông Lê Thanh Hải, ông này mới thật là đốn mạt.
Nhìn nét mặt và ánh mắt của bà Hiền trong bức ảnh ông Quang gục đầu vào
phiến đá thiêng, biết ông Quang thật sự đau khổ. Sự cầu xin thành tâm
cho biết rằng ông đã biết bệnh tật của ông từ đâu mà có. Bức ảnh toát ra
một sự ăn năn hối tiếc nhưng tuyệt vọng và cam chịu. Nhìn bức ảnh này,
cảm nhận sự đau đớn của bà Hiền, người ta có thể bật khóc.
Lòng tham của cải và thèm khát quyền lưc là bản tính tự thân của con
người. Có quyền trách mọi tội lỗi, nhưng phải quy kết đúng chỗ. Tiền bạc
chiếm đoạt được phi đạo đức đã không thể đem đi.
Dù sao thì cái chết của ông Quang cũng là một chết buồn.
25/09/2018
No comments:
Post a Comment