Chữ Việt - Nguyễn Thị Thêm
Khi quyết định phải rời bỏ quê hương, không một ai vui. Tình quê hương dân
tộc, mảnh đất ông cha, quê hương mồ mả là những gì in sâu vào tận cùng tâm khảm
của con người VN.
Chỉ một bát canh rau tập tàng nấu với tôm khô hay vài con
cá bóng kho tiêu cũng làm người Việt xa quê rơm rớm nước mắt. Hình
ảnh quê hương làng xóm trở về cay xè nơi mắt.
Có người nhìn bát canh rau nhớ mẹ già tưới cây nhổ cỏ. Nhớ cha vác cuốc ra
vườn sau chăm chút từng cây cam cây khế. Nhớ những lần súc cá ở con
rạch nhỏ quê nhà. Nhớ những chiều mưa dầm, những trưa nắng gắt. Từng con đường,
từng góc phố, mái trường xưa, thầy cô, bạn bè cũ. Bao nhiêu là kỷ niệm, bao
nhiêu là tiếc nhớ.
Rồi thì bằng đủ mọi cách họ đem những hạt giống nhỏ bé làm thành những mảnh
vườn riêng. Bây giờ những rau om, rau húng, bạc hà, bầu, mướp bí ...và cả những
cây ăn trái cũng đã có mặt trên mọi miền trên đất nước tạm dung.
Cũng bởi không thể nào quên nên mỗi người Việt tị nạn tha hương đều mang
một món nợ ân tình. Món nợ với cha mẹ, anh em bà con thân thuộc. Nhất là món nợ
thiêng liêng với quê hương, đất nước.
Không một ai muốn quên đi nơi mình sinh ra. lớn khôn và trưởng thành. Không
ai có thể quên nơi xuất xứ của mình dù sống nước ngoài bao nhiêu năm đi nữa.
Người VN khi đi mang theo quê hương là mang theo cái vốn liếng văn hóa ngàn
đời ông cha để lại. Tiếng nói và chữ viết luôn đặt hàng đầu để những thế hệ về
sau không bị mất gốc. Không thể quên nguồn cội của mình.
Biết bao trung tâm văn hóa đã được mở ra trên từng tỉnh thành ở khắp mọi
nơi trên thế giới có người Việt định cư. Mỗi ngôi chùa, mỗi nhà thờ y như rằng
đều có mở lớp day Việt Ngữ. Trẻ em đến học cuối tuần là để biết đọc và viết chữ
Việt. Tấm lòng người Việt tha hương hướng về cội nguồn là ở chỗ đó.
43 năm trôi qua, rất nhiều cố gắng, rất nhiều tâm tư để bảo vệ văn hóa Việt
không mai một. Nỗi lo canh cánh bên lòng khi thế hệ đầu tiên đa phần
đã nằm xuống. Thế hệ thứ hai trên quê hương mới, phải lo vật lộn với đời sống
và sinh kế xứ người. Cha mẹ đi làm, con đi học phải sử dụng tiếng nói và văn
hóa bản xứ. Về nhà không còn bao nhiêu thời gian để gần gủi dạy con tiếng Việt.
Nhà nào có cha mẹ già chăm cháu thì cháu thường nói được tiếng Việt rõ ràng
hơn. Rồi thì cháu lớn lên, vào trường, vào lớp. Tiếp xúc với thầy cô, bạn bè,
xã hội bằng ngôn ngữ xứ người. Theo dòng xoáy thời gian, thế hệ tiếp nối
...nước cuốn bèo trôi.
Chữ Việt, tiếng Việt có được duy trì hay không là nỗi đau khôn cùng cho những
người có tâm huyết với quê hương. Cho nên một cách bảo vệ văn hóa Việt hay nhất
là từng bước, từng bước đem chữ Việt vào học đường ở Mỹ hay ở các nước có đông
đảo người Việt định cư.
Thế nhưng. Khi những người Việt tha hương dốc lòng duy trì và bảo vệ tiếng
nói, chữ viết và văn hóa nước nhà. thì tại Việt Nam những người mang danh tiến
sĩ, những người học vấn uyên thâm có chức, có quyền lại đang tay hủy hoại.
Một ông Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Hiền, một giảng viên tiếng Nga
đã lên tiếng và phát động cải tiến tiếng Việt. Đem chữ Việt cắt đầu, cắt đuôi
biến thành một thứ chữ quái đản không giống ai.
Trên "Wikipedia.org/wiki/Bui_hiền" đã nói rõ sự cải tiến
ấy như sau
Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành gồm 29 chữ cái: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K
L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y. Các vần (âm vị) gồm có: Ch, Tr, Th, Gh, Ph,
Ng, Ngh, Nh, Kh.
Nhưng ông Bùi Hiền đã cải tiến như sau:
Theo cải cách của ông: xóa bỏ chữ cái Đ, thêm một số chữ cái Latinh: F, J,
W, Z.
Thay đổi âm vị của một số vần và chữ cái:
THAY ĐỔI ÂM VỊ (Chữ màu đỏ là chữ mới được
thay đổi )
|
Chữ cái
Tương đương chữ cái/âm vị
C c
|
Ch, Tr
|
|
D d
|
Đ | |
G g
|
G, Gh
|
|
F f
|
Ph
|
|
K k
|
| |
Qq
|
Ngh
|
|
X x
|
Kh
|
|
W w
|
Th
|
|
Z z
|
D, Gi, R
|
|
N' n'
|
Nh
|
Như vậy chữ Việt đã được cải tiến thật
kinh hoàng. Phá hoại toàn bộ chữ viết mà tổ tiên, cha ông chúng ta ra công gìn
giữ. Khi được nhà nước công bố, mọi người dân trong và ngoài nước phản đối kịch
liệt. Những video, youtube, bài viết, hình ảnh đả phá lối thay đổi này tạo
thành một làn sóng phẩn nộ rất lớn khiến Bộ Giáo Dục VN phải dè chừng.
Tình hình
tạm lắng dịu một thời gian.
Năm nay vào
niên học mới, lại có sự thay đổi vô cùng bất ngờ.
Phụ huynh
học sinh của các cháu vào lớp một phải mua một bộ sách học tiếng tiếng Việt
mới. Bộ sách này do nhà sách giáo dục VN phát hành . Đây là một bộ sách cải
tiến tiếng Việt do ông Hồ Ngọc Đại, con rễ của tổng bí thư Lê Duẫn, một nhà
khoa học giáo dục đề ra.
( tài liệu
lấy từ Wikipedia.org/wiki/Hồ_Ngọc_Đại)
Đó là sự thay đổi chữ viết. Sự thay đổi cách dạy mới thật lo hơn.
Ngày
xưa khi một giáo viên được chọn vào dạy các cháu lớp một, thường là
người dễ nhìn, rõ ràng trong lối phát âm, phải yêu trẻ em và phải tốt
nghiệp Sư Phạm. Khi đi dạy phải chuẩn bị giáo án rõ ràng, đem đủ học
liệu và hình ảnh. Các cháu được dạy cách phát âm, nhìn hình ảnh, ghi nhớ
và thực tập ráp vần ngay tại lớp, trên bảng nỉ hay viết trên bảng đen.
Ngày nay trong sách lớp một của các cháu, không phải bắt đầu từ từng chữ
một, đơn giản đến khó hơn để các cháu quen mặt chữ và ráp vần để đọc.
Lối dạy theo "Công nghệ giáo dục" là có hình, cho một hai câu thơ rồi
dạy các cháu thuộc lòng hai câu thơ đó. Ở dưới là những ô vuông, hình
tròn hoặc tam giác.
Các cháu không hề biết mặt chữ ở trên viết gì. Các cháu được dạy học
thuộc lòng rồi chỉ vào mấy ô vuông, tròn, tam giác đó mà đọc như vẹt.
Cha mẹ về nhà chỉ cần lấy giấy vẽ ở trên 6 ô vuông, ở dưới 8 ô vuông hay
số ô vuông theo lời thơ là các cháu có thể chỉ và đọc vanh vách bài học
ở trường.
|
|
Như vậy ghi vào đầu óc của trẻ chỉ
là mấy ô vuông, tròn, tam giác. Một ô hình vuông có thể đại diện cho chữ không
mà cũng là chữ có hay bất cứ chữ nào trong bài thơ cháu học thuộc lòng.
Như vậy cháu học được gì? Tiếng
Việt là như vậy hay sao? Chừng nào cháu có thể cầm quyển sách để đọc. Rồi làm
sao cháu viết chính tả. Làm sao cháu có thể viết ra để tập làm văn.
Khi phụ huynh lên tiếng phản đối
ông Hồ Ngọc Đại nói " Phụ huynh không được phép can thiệp vào việc học của
con." một câu nói không thể nào chấp nhận được ở một người làm giáo dục.
Gia đình đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với việc học của con cái. Để trẻ
em được tự do phát triển năng khiếu của mình, tự do trình bày chính kiến của
mình không có nghĩa là để trẻ đối đầu với mấy cái hình vuông, tròn, tam giác
đó.
Học vỡ lòng đòi hỏi thầy cô giáo
và phụ huynh cùng giúp cháu nhớ mặt chữ. Cầm tay cháu tập đồ, tập viết từng chữ
nhiều lần để cháu quen, nhớ và viết một mình. Đây là thời kỳ đầu tiên cực kỳ
quan trọng trong suốt quá trình đi học và vào đời của cháu. Cô giáo đầu đời,
cha mẹ cầm tay con đến trường đầu tiên và từng chữ học mỗi ngày là những bước
mở đầu cho một thế hệ tương lai đất nước.
Bài hát "học Sinh hành khúc
của Lê Thương đã nói lên điều đó.
"Học sinh là người tổ quốc
mong cho mai sau" hay
"Học sinh là mầm sống của
ngày mai.
Đem sức thanh tân chống mọi suy
tàn.
Học sinh làm sáng đời dân VN"
Những ai từng là nhà giáo đều phải
đau lòng khi những hiện tượng cải cách chữ Việt liên tục được đưa ra. Cái hay
đâu không thấy, chỉ thấy đưa ngôn ngữ và chữ Việt đi vào ngõ tối. Đầu óc trẻ con không thể
để nhà giáo dục VN làm thí nghiệm. Lối học từ chương đã lỗi thời trong thời đại
hiện nay. Một năm lớp một cháu không nhớ, không đọc được mặt chữ thì làm sao
cháu lên lớp hai để bắt đầu viết chính tả.
Ở đây không nói về chính trị,
không nói về chính thể Cộng Sản hay Quốc Gia. Không bài xích hay châm biếm như
biết bao bài viết, thơ, nhạc, video đã đưa lên trang web xã hội. Đây chỉ là nỗi
lo cho ngôn ngữ của một dân tộc. "Chữ Việt còn, nước Việt còn" Chữ
Việt cải cách của ông Bùi Hiền, chữ Việt cải tiến của ông Hồ Ngọc Đại đã vô
hình chung giết chết chữ Việt, xóa bỏ kho tàng văn hóa bao đời của cả một dân
tộc.
Những chữ Việt cải cách này bao
nhiêu người đã đọc được? Bao nhiêu phụ huynh đã được học qua. Các cháu về nhà
ai kèm cặp thêm cho. Nếu Bộ Giáo Dục VN chấp nhận sự thay đổi này thì đã mặc
nhiên xóa bỏ chữ quốc ngữ từ bấy lâu nay.
Như vậy tất cả những quyển sách
tiếng Việt, kho tàng văn học VN từ bao nhiêu đời nay được lưu hành trên khắp
thế giới đều phải bỏ đi? tất cả những văn bản, văn thư sẽ vất vào sọt rác. Văn
hóa VN mới sẽ bắt đầu lại từ những đứa bé học những hình vuông, hình tròn, hình
tam giác hôm nay sao?
Thật là đau lòng cho chữ Việt.
Nguyễn thị Thêm
No comments:
Post a Comment