Kim Jong Un làm Nhà Trắng « khốn đốn »
Các báo Pháp vẫn tiếp tục bình luận về cuộc khẩu chiến Bình Nhưỡng và Donald Trump.
Le Figaro trong bài viết đề tựa « Những đe dọa mới của Bắc Triều Tiên », cho rằng những lời lẽ hiếu chiến của Donald Trump đang gây bất ngờ cho các cố vấn Nhà Trắng.
Về phần mình, Le Monde nhận thấy là « Cuộc khẩu chiến giữa Bình Nhưỡng và Washington » đang làm cho Nhà Trắng bị bất ổn.
Nhật báo cho rằng việc chính quyền Washington cảm thấy bối rối trước Bình Nhưỡng, đó là vì Hoa Kỳ đã không có được một giải pháp đáng thuyết phục nào.
Các bài diễn tập sơ tán đã được thực hiện tại nhiều thành phố. Ngư dân Nhật Bản cũng lo sợ cho việc phóng tên lửa được tiến hành mà không được báo trước.
P.S: Vui vui cuộc đấu
khẩu giữa một tên khùng và một tay hề... Nhưng tôi tin chắc là cậu Ủn
"điếc không sợ súng" có thể liều mạng chứ Trump thì nói cho sướng
miệng để lấy lòng nhóm cử tri Mỹ cực đoan (cứ thấy lời lẽ hòa hoản của
các ông Mattis và Tillerson thì đủ hiểu) chứ không bao giờ dám khiêu
chiến vì chỉ cần cậu Ủn thả một tái bom qua Nhật hay Nam Hàn (cần gì
phải dội bom đảo Guam) là kinh tế Á châu sụp và lôi theo kinh tế toàn
cầu... Không phải Trump không dám chơi nhưng chắc chắn là Nhật và Nam
Hàn đã van xin Trump chớ nên bạo động vi họ sẽ lãnh đủ... Chính vì vậy mà ônt tân T.T Nam Hàn dạo sau này luôn tuyên bố là cần phải đàm phán với Bắc Hàn, chắc ngài này không tin gì mấy hiệu lực của dàn hỏa tiển THAAD của đồng minh Mỹ...
Chia rẽ trong chính giới ở Hoa Thịnh Đốn vì vụ Bắc Hàn
New York Times – Chuyện
Bắc Hàn đã từng làm âu lo cho 3 đời Tổng Thống Hoa Kỳ, nhưng trong vài
tháng qua, vấn đề này đã lên tột đỉnh khi Bình Nhưỡng thử nghiệm bom
nguyên tử và bắn thành công hai lần hỏa tiễn liên lục địa.
Hôm
qua chính lời đe dọa sẽ gây ‘bão lửa’ cho Bắc Hàn của TT Trump đã làm
nhốn nháo nhiều phía và hôm nay Bắc Hàn lại công bố toan tính bắn 4 hỏa
tiễn gần đảo Guam, khiến ‘không khí chiến tranh’ càng thêm sôi sục.
Những
phát biểu ‘trái chiều nhau’ của hai viên chức hàng đầu là Ngoại Trưởng
Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis càng cho thấy các
viên chức Hoa Kỳ hiện nay chưa thống nhất với nhau về cách thức đối phó
với Kim Jong Un.
Bà
Ellen L. Frost, chuyên gia lâu năm về châu Á của Trung tâm East-West
Center có trụ sở ở Honululu, nhận xét: “Tôi không nghĩ có một chính sách
nhất quán của chính phủ ở đây, thậm chí tôi không chắc TT Trump có quan
tâm về sự nhất quán này hay không nữa”
Hai
đồng minh của Mỹ là Nhật bản và Nam Hàn bị bất ngờ “vì lời lẽ quá mạnh”
của ông Trump, cũng như hai cường quốc khác là Trung Quốc và Nga. Các
nhà phân tích cho hay họ thấy có ‘bầu không khí lo âu lớn lao về viễn
ảnh xảy ra chiến tranh trong khu vực’
Có
một chuyện khá bí hiểm là tuy Trung Quốc và Nga đều ủng hộ nghị quyết
trừng phạt Bắc Hàn mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nhưng “ủng hộ tới đâu” và “làm cái gì” để thi hành, nhất là phía Trung Quốc, thì không cụ thể gì cả.
Evan
Medeiros, cựu cố vấn cho TT Obama về Châu Á, nhận định: “Chiến lược của
Hoa Kỳ không rõ ràng đối với Bắc Hàn và nguy cơ của một tính toán sai
lầm là khá nổi bật”
Đào Nguyên
Bắc Triều Tiên công bố kế hoạch tấn công tên lửa vào đảo Guam, Hoa Kỳ
Người
dân Bắc Triều Tiên tập trung ngày 09/08/2017 trên quảng trường Kim Nhật
Thành ở Bình Nhưỡng để ủng hộ chính phủ. Ảnh do KCNA cung cấp.
REUTERS/KCNA
REUTERS/KCNA
Khẩu chiến hay chiến tranh cân não giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ tiếp tục.
Ngày 10/08/2017, Bình Nhưỡng công bố dự án chi tiết tấn công một loạt bốn quả tên lửa vào Guam, ở Thái Bình Dương. Đồng thời, Bắc Triều Tiên mỉa mai Donald Trump là một « kẻ mất lý trí ».
Ngày 10/08/2017, Bình Nhưỡng công bố dự án chi tiết tấn công một loạt bốn quả tên lửa vào Guam, ở Thái Bình Dương. Đồng thời, Bắc Triều Tiên mỉa mai Donald Trump là một « kẻ mất lý trí ».
Theo
AFP, Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng kế hoạch này nhắm vào một tiền đồn
chiến lược của Hoa Kỳ trên tuyến đường thông thương sang châu Á và theo
Bình Nhưỡng, đây là « một lời cảnh cáo nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ ».
Bắc
Triều Tiên đã có phản ứng mạnh mẽ sau khi Donald Trump, trên mạng xã
hội Twitter, đã có những lời lẽ đe dọa Bình Nhưỡng và khẳng định Hoa Kỳ
có hệ thống vũ khí nguyên tử hùng mạnh nhất thế giới.
Từ Seoul, thông tín viên Louis Palligiano cho biết thêm thông tin :
« Donald Trump ngày càng tỏ thái độ hung hăng đối với Bình Nhưỡng.
Sau khi đe dọa là sẽ dội khói lửa và giận dữ xuống đầu Bắc Triều Tiên, tổng thống Hoa Kỳ lại khoe khoang hệ thống vũ khí nguyên tử của Mỹ, cho rằng hơn bao giờ hết, đó là hệ thống vũ khí lớn và mạnh nhất thế giới.
Sau khi đe dọa là sẽ dội khói lửa và giận dữ xuống đầu Bắc Triều Tiên, tổng thống Hoa Kỳ lại khoe khoang hệ thống vũ khí nguyên tử của Mỹ, cho rằng hơn bao giờ hết, đó là hệ thống vũ khí lớn và mạnh nhất thế giới.
Theo
hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA, chỉ vài giờ sau đó,
tướng Kim Rak Gyom dường như đã đáp trả rằng chủ nhân Nhà Trắng là kẻ
mất lý trí và chỉ có sức mạnh mới thuyết phục được nguyên thủ Hoa Kỳ.
Chỉ
huy lực lượng chiến lược quân đội Bắc Triều Tiên cũng tuyên bố rằng
Bình Nhưỡng đang xem xét một cách tỉ mỉ khả năng bắn đồng loạt bốn tên
lửa đan đạo tầm trung tới gần đảo Guam của Mỹ, ở Thái Bình Dương và rằng
kế hoạch tấn công này sẽ được hoàn tất vào giữa tháng Tám.
Sáng
nay (10/08), các chỉ huy thuộc bộ tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc đã
cảnh cáo chế độ Kim Jung Un rằng Bình Nhưỡng sẽ phải trả giá đắt nếu tấn
công Hàn Quốc hoặc đồng minh Hoa Kỳ.
Đây
là một lời cảnh cáo không bình thường của quân đội Hàn Quốc, sau những
lời tuyên bố đe dọa của Bình Nhưỡng. Căng thẳng dường như lại gia tăng
trên bán đảo Triều Tiên ».
Minh Anh
Bắc Triều Tiên thách thức thế giới bất chấp trừng phạt
Một chủ đề khác cũng được báo chí Pháp đặc biệt quan tâm là hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Nhận định đầu tiên một số báo Pháp đưa ra là Trung Quốc đã có những thay đổi trên hồ sơ này. Không như những lần trước, luôn vấp phải quyền phủ quyết của Bắc Kinh và Matxcơva, trong phiên họp hôm thứ Bảy 05/8 vừa qua, toàn thể Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết siết chặt trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Nghị
quyết của Liên Hiệp Quốc dự trù giảm đến 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu
của Bắc Triều Tiên, ước tính gây thất thu cho nước này mỗi năm khoảng 3
tỷ đô la.
Tại
Liên Hiệp Quốc, « Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt và
kêu gọi nối lại đối thoại » như tựa thông báo của Le Monde.
Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố « sẽ áp dụng đầy đủ và nghiêm ngặt » các lệnh trừng phạt.
Thế nhưng, Bình Nhưỡng « bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vẫn từ chối mọi đối thoại về hạt nhân ».
Tựa một bài viết trên Les Echos. Bắc Triều Tiên giận dữ phản ứng cho rằng những biện pháp trừng phạt này đã « vi phạm mạnh mẽ chủ quyền quốc gia ».
Thông
qua hãng thông tấn KCNA, Bình Nhưỡng khẳng định không nhường bước trước
các áp lực, « không đặt việc giải trừ hạt nhân » lên bàn đàm phán.
Trước thái độ cương quyết này của Bắc Triều Tiên mà bài xã luận có tựa đề « Răn đe Bắc Triều Tiên », trên La Croix, đã kêu gọi Bình Nhưỡng nên mở cửa.
Tờ báo tin chắc rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ chẳng có mấy hiệu quả.
Bởi
vì, hạt nhân chính là vũ khí răn đe tốt nhất để bảo toàn sự sống còn
của chế độ cộng sản nhà họ Kim. Đó còn là một sự bảo đảm cho nền độc lập
của đất nước giữa sự bủa vây của những cường quốc khác : Trung Quốc,
Nga, Hoa Kỳ, mà còn có cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vũ
khí hạt nhân được xem như là một yếu tố của niềm tự hào dân tộc, đòi
hỏi sự hy sinh của người dân Bắc Triều Tiên. Và những lệnh trừng phạt do
Liên Hiệp Quốc đưa ra từ năm 2006 chẳng thể nào làm dịch chuyển quyết
tâm này của chế độ.
Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc hạt nhân và chắc chắn không từ bỏ vị thế này.
Tuy
nhiên, La Croix cho rằng cần phải đưa Bình Nhưỡng đến với các mối quan
hệ xung quanh, không chỉ bằng mối tương quan lực lượng, mà còn dựa trên
những trao đổi.
Bắc Triều Tiên không thể nào tiếp tục là « một vương quốc khép kín » như cách đây 20 năm. Xã hội cần được mở cửa để đời sống của người dân được cải thiện.
Kinh tế trỗi dậy bất chấp cấm vận
Về điểm này, Le Monde trong một bài phóng sự ghi nhận có « Những dấu hiệu kinh tế trỗi dậy tại đất nước của Kim Jong Un ».
Bất chấp các lệnh cấm vận, sự cô lập và sự trấn áp của chế độ, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện sống của người dân.
Theo quan sát của Ngân hàng Triều Tiên (tại Seoul), tăng trưởng của Bình Nhưỡng có lẽ ở mức 3,9%.
Le Monde buộc phải công nhận Bắc Triều Tiên có một sức sống đáng ngạc nhiên.
Nhiều tòa nhà chọc trời cao từ 20-30 tầng đây đó mọc lên ở Bình Nhưỡng.
Nhiều đại lộ, trung tâm thương mại hay nhà hàng nhan nhản khắp nơi.
Đất nước có nhiều sản phẩm sản xuất trong nước hơn và bắt đầu có dấu hiệu của sự cạnh tranh giữa cùng một loại mặt hàng.
Một mô hình kinh tế linh hoạt cũng dần xuất hiện, một sự hòa trộn giữa nền kinh tế tập trung và kinh tế tư nhân sơ khai.
Xã hội Bắc Triều Tiên tiến triển dĩ nhiên sẽ kéo theo hệ quả bất bình đẳng do có sự phát triển không đồng đều giữa thành phố và nông thôn, thậm chí giữa các khu phố ngay trong lòng thủ đô.
Dân Hàn Quốc theo dõi thông tin về việc Bắc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo ngày 14/05/2017. Ảnh chụp tại một ga tàu điện ở Seoul (Hàn Quốc).
Kim Do-hoon/Yonhap via REUTERS
Ngay
sau khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua « gói » trừng phạt mới
nhắm vào Bắc Triều Tiên ngày 05/08/2017, Hoa Kỳ đã nhiệt liệt hoan
nghênh một quyết định trừng phạt mạnh chưa từng thấy, có thể cắt giảm
1/3 xuất khẩu Bắc Triều Tiên.
Mục
tiêu của biện pháp trừng phạt này là buộc Bình Nhưỡng chấm dứt thử
nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa vốn đã đạt những bước tiến rất xa.
Tuy
nhiên, theo các nhà quan sát được hãng tin Mỹ AP ngày 08/07 trích dẫn,
không có gì cho thấy là sức ép kinh tế mới này sẽ thành công hơn những
nỗ lực trước đây, và những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất vẫn có thể
không ngăn chặn được tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trước
hết, quyết tâm của Bắc Triều Tiên rất lớn. Cho dù chế độ Bình Nhưỡng
phải chịu khó khăn kinh tế như thế nào, chính quyền Kim Jong Un vẫn tỏ
ra không mấy quan tâm đến việc thương lượng về kho vũ khí đang phát
triển nhanh chóng của họ, được cho là bao gồm đến 20 quả bom hạt nhân và
hỏa tiễn đạn đạo cần thiết để mang những quả bom đó.
Đối
nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, lượng vũ khí đó cần thiết để chế độ Bình
Nhưỡng sống còn, cho dù sẽ bị cô lập thêm về ngoại giao và làm cho cuộc
sống người dân Bắc Triều Tiên thêm cùng cực.
Trừng
phạt có thể sẽ tiếp tục vô hiệu. Từ hàng thập niên qua, Bắc Triều Tiên
đã rút kinh nghiệm về nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập họ, và đã biết luồn lách
qua khe hở trong các biện pháp hạn chế thương mại và tài chính áp đặt
trên họ.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn có những đối tác như Bắc Kinh, thường tỏ ra miễn cưỡng khi phải trừng phạt đồng minh của mình.
Scott
Snyder, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên ở trung tâm nghiên cứu Mỹ
Council on Foreign Relations, cho là « trên giấy tờ thì Bắc Triều Tiên
bị kềm chế rất chặt chẽ về kinh tế… Nhưng nước này đã có thể né tránh
trừng phạt và theo tôi thì không rõ là lần này sẽ có khác biệt gì không
».
Phát
biểu tại Philippines hôm qua sau khi gặp các ngoại trưởng ASEAN, ngoại
trưởng Mỹ Rex Tillerson cho là cả Mỹ lẫn các đối tác đều không tin là
Bắc Triều Tiên sẽ đi đến việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Nhưng ông cũng nhanh chóng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tất cả mọi người đều áp dụng các biện pháp trừng phạt mới mạnh mẽ hơn.
Trừng
phạt của Liên Hiệp Quốc nhằm cắt 1 tỷ trong 3 tỷ đô la xuất khẩu của
chế độ Bình Nhưỡng, bằng cách cấm các nước nhập than, sắt, chì, và hải
sản Bắc Triều Tiên, cũng như không cho nhận thêm lao động xuất khẩu Bắc
Triều Tiên, vì những người này sẽ gởi tiền về nước, và qua đó giúp chính
quyền Bình Nhưỡng.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc bà Nikki Haley đã gọi đấy là « gói trừng phạt kinh tế lớn nhất ban hành đối với Bắc Triều Tiên ».
Cho dù thế, trong kịch bản tốt nhất, trừng phạt sẽ tác hại đến kinh tế Bắc Triều Tiên và làm chế độ Bình Nhưỡng suy yếu.
Thế nhưng câu hỏi vẫn là bước tiếp theo thì phải làm gì ?
Bắc Triều Tiên có thể từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, bỏ việc đe dọa Mỹ và các đồng minh, Nhật Bản và Hàn Quốc hay không ? Nếu không, thì Mỹ có biện pháp gì khác hay không ?
Dẫu
sao thì Donald Trump cũng chỉ là tổng thống gần đây nhất chọn trừng
phạt, thay vì đối đầu quân sự với Bắc Triều Tiên và không đối thoại
ngoại giao, chừng nào Bình Nhưỡng không nhượng bộ về hạt nhân.
Đối
với các nhà phân tích, thành công hay không phần lớn còn dựa vào quyết
tâm Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại chủ chốt của Bắc Triều
Tiên. Trung Quốc phản đối vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên, và đã nói rõ
một cách bất thường vào tuần này.
Nhưng
Bắc Kinh vẫn e ngại nguy cơ Bắc Triều Tiên sụp đổ, gây hỗn loạn ở vùng
biên giới, hoặc kịch bản hai miền Triều Tiên thống nhất, tạo điều kiện
cho lính Mỹ đến ngưỡng cửa của mình.
Một chủ đề khác cũng được báo chí Pháp đặc biệt quan tâm là hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Nhận định đầu tiên một số báo Pháp đưa ra là Trung Quốc đã có những thay đổi trên hồ sơ này. Không như những lần trước, luôn vấp phải quyền phủ quyết của Bắc Kinh và Matxcơva, trong phiên họp hôm thứ Bảy 05/8 vừa qua, toàn thể Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua một nghị quyết siết chặt trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố « sẽ áp dụng đầy đủ và nghiêm ngặt » các lệnh trừng phạt.
Tựa một bài viết trên Les Echos. Bắc Triều Tiên giận dữ phản ứng cho rằng những biện pháp trừng phạt này đã « vi phạm mạnh mẽ chủ quyền quốc gia ».
Trước thái độ cương quyết này của Bắc Triều Tiên mà bài xã luận có tựa đề « Răn đe Bắc Triều Tiên », trên La Croix, đã kêu gọi Bình Nhưỡng nên mở cửa.
Tờ báo tin chắc rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ chẳng có mấy hiệu quả.
Bắc Triều Tiên đã trở thành một cường quốc hạt nhân và chắc chắn không từ bỏ vị thế này.
Bắc Triều Tiên không thể nào tiếp tục là « một vương quốc khép kín » như cách đây 20 năm. Xã hội cần được mở cửa để đời sống của người dân được cải thiện.
Bất chấp các lệnh cấm vận, sự cô lập và sự trấn áp của chế độ, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và điều kiện sống của người dân.
Theo quan sát của Ngân hàng Triều Tiên (tại Seoul), tăng trưởng của Bình Nhưỡng có lẽ ở mức 3,9%.
Nhiều tòa nhà chọc trời cao từ 20-30 tầng đây đó mọc lên ở Bình Nhưỡng.
Nhiều đại lộ, trung tâm thương mại hay nhà hàng nhan nhản khắp nơi.
Xã hội Bắc Triều Tiên tiến triển dĩ nhiên sẽ kéo theo hệ quả bất bình đẳng do có sự phát triển không đồng đều giữa thành phố và nông thôn, thậm chí giữa các khu phố ngay trong lòng thủ đô.
Trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên lại vô hiệu ?
Dân Hàn Quốc theo dõi thông tin về việc Bắc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo ngày 14/05/2017. Ảnh chụp tại một ga tàu điện ở Seoul (Hàn Quốc).
Kim Do-hoon/Yonhap via REUTERS
Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn có những đối tác như Bắc Kinh, thường tỏ ra miễn cưỡng khi phải trừng phạt đồng minh của mình.
Nhưng ông cũng nhanh chóng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tất cả mọi người đều áp dụng các biện pháp trừng phạt mới mạnh mẽ hơn.
Cho dù thế, trong kịch bản tốt nhất, trừng phạt sẽ tác hại đến kinh tế Bắc Triều Tiên và làm chế độ Bình Nhưỡng suy yếu.
Bắc Triều Tiên có thể từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, bỏ việc đe dọa Mỹ và các đồng minh, Nhật Bản và Hàn Quốc hay không ? Nếu không, thì Mỹ có biện pháp gì khác hay không ?
Chánh Văn Phòng Kelly Nhắc: Quyền Lợi Đất Nước Trên Hết; Tỉ Lệ Cử Tri Ủng Hộ Trump Xuống Dưới 40% Qua Nhiều Tuần Lễ
WASHINGTON
- Không lâu sau khi được giao trọng trách chánh văn phòng tại Bạch Ốc,
cựu Tướng John Kelly nhắc nhở toàn thể công chức tại Bạch Ốc phải coi
trọng quyền lợi đất nước trên hết, trên TT.
1 bài viết của Time Magazine thuật lại buổi tiếp xúc với toàn thể thuộc cấp của tân chánh văn phòng theo chủ đề “Thượng Đế, TT, Bản Thân”, tương tự châm ngôn của TQLC là “Thượng Đế, Đất Nước, Binh Chủng”.
1 bài viết của Time Magazine thuật lại buổi tiếp xúc với toàn thể thuộc cấp của tân chánh văn phòng theo chủ đề “Thượng Đế, TT, Bản Thân”, tương tự châm ngôn của TQLC là “Thượng Đế, Đất Nước, Binh Chủng”.
Ông Kelly khuyến cáo các cấp bỏ qua bất đồng và chính khiến cá nhân để ngưng thẩm lậu thông tin – cựu Tướng Kelly hô hào thủ lãnh các phe nhóm báo cáo ông bằng tin tức, không báo cáo thẳng TT.
Tỉ lệ cử tri hậu thuẫn TT Trump tính vào ngày 8-8 là 37.5%, giảm 6.5 điểm so với Tháng 1, và là dưới ngưỡng 40% trong nhiều tuần lễ, theo AOL News.
Ngoài ra, khảo sát của SSRS thực hiện theo yêu cầu của CNN xác nhận Lập Pháp mất uy tín hơn - 68% cử tri mất tin tưởng các nhà lập pháp với kế hoạch làm luật y tế mới. Tỉ lệ cử tri hậu thuẫn lập pháp hiện nay là 24%, so với 39% trong Tháng 1. Khoảng 70% công dân không chấp nhận các thủ lãnh CH tại Lập Pháp.
TT Trump nhận đuợc tỉ lệ hậu thuẫn 38% trong thăm dò của SSRS.
Với các nhà lập pháp của đảng DC, 34% cử tri tin tưởng và 59% thấy là không chấp nhận.
75% Dân Mỹ: Không Tin Lời TT Trump
(điệu này chắc phải kêu tay báo "lề phải" Vũ Linh ra "lý giải" giùm...)
WASHINGTON
- Thăm dò dân ý thực hiện theo yêu cầu của CNN từ ngày 3 đến hết ngày
6-8 chứng kiến tỉ lệ cử tri ủng hộ TT Trump là thấp nhất khi ông lãnh
đạo hành pháp qua tháng thứ 7 – có tới 75% công dân nhận là không thể
tin cậy đa số những gì nghe từ Bạch Ốc.
38% cử tri tán đồng các chủ trương chính sách của TT tỉ phú – phe không chấp nhận chiếm 56%.
Trước ông Trump, chỉ ông Bill Clinton là TT có tỉ lệ cử tri ủng hộ dưới ngưỡng 50% sau ngày tuyên thệ 6 tháng (là 44%, năm 1993).
Kỳ này, 47% cử tri không chấp nhận phưong cách lãnh đạo hành pháp của TT thứ 45 – chỉ 24% đánh giá là rất tích cực. 43% hy vọng ông Trump có thể đem lại thay đổi mà đất nước đang cần, không bằng 48% ghi nhận hồi Tháng 4.
Thành phần tin rằng ông Trump có khả năng quản trị nhà nước hiệu quả là 39%, là giảm 5 điểm so với Tháng 4.
Theo kết quả thăm dò thực hiện theo yêu cầu của CNN, hơn 30% công dân nhận thấy không thể tin điều gì do Bạch Ốc loan báo (ngay cả trong hàng ngũ đảng CH, phe tin cậy cũng chỉ là 50%).
Nhìn lại 200 ngày làm việc của TT Trump, 36% cử tri đánh giá là thành công và 59% coi là thất bại (tỉ lệ tương ứng về thành công với TT Bush là 56%, Obama 51%).
Ngoài ra, 62% công chúng xác nhận lời nói và viêc làm của ông Trump từ ngày nhậm chức TT làm cho họ giảm tin cậy vào khả năng lãnh đạo của ông – 50% cử tri da trắng có học thức bậc cao đẳng nhận xét tương tự. 60% cử tri không thấy ông Trump là người trung thực và đáng tin cậy.
Khi đuợc yêu cầu nhận xét về thông điệp twitter từ Bạch Ốc, 70% đồng ý đó là phương tiện để TT trực tiếp cung cấp thông tin cho công chúng, không qua sàng lọc của truyền thông - nhưng 52% thấy twitter là không hiệu quả để chia sẻ quan điểm và 72% tin rằng không là thông điệp đúng nhắm tới các nhà lãnh đạo ngoại quốc.
38% cử tri tán đồng các chủ trương chính sách của TT tỉ phú – phe không chấp nhận chiếm 56%.
Trước ông Trump, chỉ ông Bill Clinton là TT có tỉ lệ cử tri ủng hộ dưới ngưỡng 50% sau ngày tuyên thệ 6 tháng (là 44%, năm 1993).
Kỳ này, 47% cử tri không chấp nhận phưong cách lãnh đạo hành pháp của TT thứ 45 – chỉ 24% đánh giá là rất tích cực. 43% hy vọng ông Trump có thể đem lại thay đổi mà đất nước đang cần, không bằng 48% ghi nhận hồi Tháng 4.
Thành phần tin rằng ông Trump có khả năng quản trị nhà nước hiệu quả là 39%, là giảm 5 điểm so với Tháng 4.
Theo kết quả thăm dò thực hiện theo yêu cầu của CNN, hơn 30% công dân nhận thấy không thể tin điều gì do Bạch Ốc loan báo (ngay cả trong hàng ngũ đảng CH, phe tin cậy cũng chỉ là 50%).
Nhìn lại 200 ngày làm việc của TT Trump, 36% cử tri đánh giá là thành công và 59% coi là thất bại (tỉ lệ tương ứng về thành công với TT Bush là 56%, Obama 51%).
Ngoài ra, 62% công chúng xác nhận lời nói và viêc làm của ông Trump từ ngày nhậm chức TT làm cho họ giảm tin cậy vào khả năng lãnh đạo của ông – 50% cử tri da trắng có học thức bậc cao đẳng nhận xét tương tự. 60% cử tri không thấy ông Trump là người trung thực và đáng tin cậy.
Khi đuợc yêu cầu nhận xét về thông điệp twitter từ Bạch Ốc, 70% đồng ý đó là phương tiện để TT trực tiếp cung cấp thông tin cho công chúng, không qua sàng lọc của truyền thông - nhưng 52% thấy twitter là không hiệu quả để chia sẻ quan điểm và 72% tin rằng không là thông điệp đúng nhắm tới các nhà lãnh đạo ngoại quốc.
Công Tố Viên Đặc Biệt Điều Tra Hồ Sơ Nga Mueller Ra Chiêu: Bất Ngờ Khám Xét Nhà Cựu Quản Đốc Tranh Cử Của Trump Để Tìm Chứng Cứ Gian Díu Tài Chánh Với Nga Của Trump
WASHINGTON
- Thám tử FBI đã đến khám xét nhà của cựu quản đốc tranh cử của ứng
viên tỉ phú Donald Trump, ông Paul Manafort, tại khu vực thủ đô
Washington D.C., theo lệnh công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Phát ngôn viên của ông Manafort xác nhận hôm Thứ Tư: FBI thi hành lệnh khám xét tại 1 trong các trú sở của ông Manafort, và ông Manafort hợp tác hoàn toàn.
Báo Washington Post đưa tin trước tiên, cho biết ông Manafort bị khám nhà hôm 26-7, là 1 ngày sau khi tự nguyện tiếp xúc với nhân viên của ủy ban tình báo Thượng Viện.
Tờ Post cho biết: cuộc khám xét trước bình minh không đuợc báo trước.
Với trát toà, thám tử FBI đã vào nhà riêng của ông Manafort tại Alexandria (Virginia) thu giữ 1 số tài liệu, vật dụng có liên quan với cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Cũng theo báo The Washington Post hôm Thứ Tư, 9 tháng 8, cho biết có mấy lý do công tố viên đặc biệt Mueller hứng thú điều tra sâu vào ông Manafort.
Một số lý do như sau:
1 - Ông ấy là chủ tịch ban vận động tranh cử của ông Trump nhiều tháng trong cuộc bầu cử 2016;
2 - Ông ấy là người có mặt trong cuộc gặp của con trai trưởng của ông Trump với nữ luật sư Nga;
3 - Ông ấy có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với Nga;
4 - Các nhà điều tra có thể dùng ông như là đòn bẩy đưa vào cuộc điều tra lem nhem tài chánh của ông và tất nhiên dính tới ông Trump.
Phát ngôn viên của ông Manafort xác nhận hôm Thứ Tư: FBI thi hành lệnh khám xét tại 1 trong các trú sở của ông Manafort, và ông Manafort hợp tác hoàn toàn.
Báo Washington Post đưa tin trước tiên, cho biết ông Manafort bị khám nhà hôm 26-7, là 1 ngày sau khi tự nguyện tiếp xúc với nhân viên của ủy ban tình báo Thượng Viện.
Tờ Post cho biết: cuộc khám xét trước bình minh không đuợc báo trước.
Với trát toà, thám tử FBI đã vào nhà riêng của ông Manafort tại Alexandria (Virginia) thu giữ 1 số tài liệu, vật dụng có liên quan với cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller.
Cũng theo báo The Washington Post hôm Thứ Tư, 9 tháng 8, cho biết có mấy lý do công tố viên đặc biệt Mueller hứng thú điều tra sâu vào ông Manafort.
Một số lý do như sau:
1 - Ông ấy là chủ tịch ban vận động tranh cử của ông Trump nhiều tháng trong cuộc bầu cử 2016;
2 - Ông ấy là người có mặt trong cuộc gặp của con trai trưởng của ông Trump với nữ luật sư Nga;
3 - Ông ấy có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với Nga;
4 - Các nhà điều tra có thể dùng ông như là đòn bẩy đưa vào cuộc điều tra lem nhem tài chánh của ông và tất nhiên dính tới ông Trump.
Trump Trục Xuất Di Dân Ít Hơn Các TT Tiền Nhiệm; Trump Đuổi 16,900 Di Dân/Ngày; Obama Đuổi 20,000 Di Dân/Ngày
(tin này làm Trump mất mặt, nói cho dữ nào ngờ lại thua hắc T.T...)
WASHINGTON
- TT Trump theo đuổi chính sách hạn chế và kiểm soát chặt chẽ về di trú
– ông tự hào là “tổng tư lệnh của nguyên tắc pháp trị về di trú”.
Nhưng số liệu thống kê xác nhận: số di dân bị tống xuất dưới quyền ông thấp hơn TT tiền nhiệm.
Thẩm quyền kiểm soát di trú và cưỡng chế luật thuế quan (ICE) báo tin: 84,373 người bị tống xuất giữa ngày đầu Tháng 2 và ngày 30-6, trung bình 16,900 người hàng tháng.
Với chính quyền Obama, ít nhất 20,000 di dân nhập lậu bị cưỡng bách hồi hương mỗi tháng thời Obama. Năm 2012 là thời gian cao điểm, chính quyền Obama đuổi gần 34,000 di dân bất hợp lệ.
Sự giảm tốc không là vì TT Trump dễ dãi với di dân phạm tội, mà phần nào vì công việc tồn đọng tại các toà di trú, làn sóng xâm nhập biên giới hạ giảm trong khi tốc độ tìm bắt và lệnh tống xuất tăng.
Khảo sát của trường đại học Syracuse (New York) cho hay: 610,000 hồ sơ chờ đợi tại các toà di trú, tăng 18% so với tài khoá trước.
Nhưng số liệu thống kê xác nhận: số di dân bị tống xuất dưới quyền ông thấp hơn TT tiền nhiệm.
Thẩm quyền kiểm soát di trú và cưỡng chế luật thuế quan (ICE) báo tin: 84,373 người bị tống xuất giữa ngày đầu Tháng 2 và ngày 30-6, trung bình 16,900 người hàng tháng.
Với chính quyền Obama, ít nhất 20,000 di dân nhập lậu bị cưỡng bách hồi hương mỗi tháng thời Obama. Năm 2012 là thời gian cao điểm, chính quyền Obama đuổi gần 34,000 di dân bất hợp lệ.
Sự giảm tốc không là vì TT Trump dễ dãi với di dân phạm tội, mà phần nào vì công việc tồn đọng tại các toà di trú, làn sóng xâm nhập biên giới hạ giảm trong khi tốc độ tìm bắt và lệnh tống xuất tăng.
Khảo sát của trường đại học Syracuse (New York) cho hay: 610,000 hồ sơ chờ đợi tại các toà di trú, tăng 18% so với tài khoá trước.
Gà mái Trump
Một hình nộm gà mái với mái tóc trông giống tóc của Tổng Thống Donald Trump đã được bơm và dựng lên trên một sân cỏ nằm về phía nam của Tòa Bạch Ốc vào sáng thứ Tư. Con gà cao khoảng 10 thước này được gọi là “Chicken Don,” tức là “Gà Mái Donald Trump.” Chỉ trong một thời gian ngắn, hình ảnh gà mái Trump đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Người sáng tạo gà là anh Taran Singh Brar, một nhà làm phim tài liệu. Thủ tục xin giấy phép để trưng bày con gà này đã kéo dài suốt năm tháng qua, ban đầu dự định cho ngày khai thuế. Khi vừa được cấp giấy phép, Taran liền mang gà đến công viên. Anh nói rằng con gà mái này là biểu tượng cho sự yếu hèn của ông Trump, vì ông không dám công khai hồ sơ thuế, không dám đối đầu với lãnh tụ Nga Vladimir Putin, và nay chơi trò “gà mái” với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un. Tòa Bạch Ốc đã không có ý kiến về vụ gà này. (Mandel Ngan/ Getty Images)
Báo Vatican: Ủng Hộ Trump Là Y hệt Thánh Chiến Hồi Giáo
VATICAN
-- Một tờ báo của tòa thánh Vatican nói rằng nhiều người Công giáo và
Tin lành Phúc âm (Catholic and evangelicals) tại Hoa Kỳ là một phần của
một “liên minh căm thù.”
Các nhà thần học thân cận của Đức Giáo Hoàng Francis đưa ra đợt chỉ trích nhắm vào những tín đồ Công giáo và Tin lành Phúc âm có lập trường ủng hộ TT Donald Trump, nói rằng quan điểm của họ “không quá xa” với các thánh chiến quân Hồi giáo trong cuôc tìm kiếm một “kiểu quốc gia thần học” phản ánh quan điểm của họ về các vấn đề xã hội.
Tác giả lý luận rằng liên minh như thế đã thiết lập một “liên minh căm thù.”
Quan điểm của Đức Giáo Hoàng trước giờ vẫn bất đồng công khai với quan điểm của TT Trump, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà thần học thân cận Đức Giáo Hoàng sử dụng ngôn ngữ và sư5ự so sánh nặng nề công khai như thế.
Sư huynh Antonio Spadaro và nhà thần học Tin Lành Kháng Cách Marcelo Figueroa viết chung trong bài viết cho tạp chí của Vatican có tên là tạp chí La Civilt Cattolica.
Hai tác giả đặc biệt nêu quan ngại về thái độ của Steve Bannon, Chiến lược gia chủ lực của TT Trump, và gọi Bannon là “người ủng hộ một nền chính trị điạ dư thế tận” trong đó ngăn cản nỗ lực các nhà khoa học giảm hâm nóng điạ cầu, chống lại di dân và người Hồi giáo với lập trường “dựng tường và trục xuất thanh lọc.”
Một phat1 ngôn viên Vatican đã nói rằng bài báo không phải là quan điêmc hính thức của Vatican. Tuy nhiên, ban biên tập tạp chí đều là thân cận của Đức Giáo Hoàng, và nhiều độc giả xem việc Vatican không bác bỏ bài báo như là có sự ủng hộ từ Đức Giáo Hoàng, người đã từng lên án việc Trump xây tường là “phi Ky Tô.”
Các nhà thần học thân cận của Đức Giáo Hoàng Francis đưa ra đợt chỉ trích nhắm vào những tín đồ Công giáo và Tin lành Phúc âm có lập trường ủng hộ TT Donald Trump, nói rằng quan điểm của họ “không quá xa” với các thánh chiến quân Hồi giáo trong cuôc tìm kiếm một “kiểu quốc gia thần học” phản ánh quan điểm của họ về các vấn đề xã hội.
Tác giả lý luận rằng liên minh như thế đã thiết lập một “liên minh căm thù.”
Quan điểm của Đức Giáo Hoàng trước giờ vẫn bất đồng công khai với quan điểm của TT Trump, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà thần học thân cận Đức Giáo Hoàng sử dụng ngôn ngữ và sư5ự so sánh nặng nề công khai như thế.
Sư huynh Antonio Spadaro và nhà thần học Tin Lành Kháng Cách Marcelo Figueroa viết chung trong bài viết cho tạp chí của Vatican có tên là tạp chí La Civilt Cattolica.
Hai tác giả đặc biệt nêu quan ngại về thái độ của Steve Bannon, Chiến lược gia chủ lực của TT Trump, và gọi Bannon là “người ủng hộ một nền chính trị điạ dư thế tận” trong đó ngăn cản nỗ lực các nhà khoa học giảm hâm nóng điạ cầu, chống lại di dân và người Hồi giáo với lập trường “dựng tường và trục xuất thanh lọc.”
Một phat1 ngôn viên Vatican đã nói rằng bài báo không phải là quan điêmc hính thức của Vatican. Tuy nhiên, ban biên tập tạp chí đều là thân cận của Đức Giáo Hoàng, và nhiều độc giả xem việc Vatican không bác bỏ bài báo như là có sự ủng hộ từ Đức Giáo Hoàng, người đã từng lên án việc Trump xây tường là “phi Ky Tô.”
Phụ tá An ninh rút chỉ trích Ngoại trưởng không nên bàn về vấn đề quân sự
(Fox News) – Phụ
tá an ninh Quốc gia, ông Sebastian Gorka vào cuối giờ chiều hôm nay đã
rút lại lời nhận xét, chỉ trích Ngoại trưởng Rex Tillerson “vô lý” khi
bàn về hành động quân sự chống lại Bắc Hàn.
Trong
một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh BBC, ông Gorka tỏ ra bất mãn
trước tuyên bố của ông Tillerson, cho rằng Bắc Hàn không phải là mối đe
doạ tức thì trước mắt, và “người dân Mỹ nên ngủ ngon giấc.”
“Việc
Ngoại trưởng Tillerson bàn về những vấn đề quân sự quả thật phi lý,”
ông Gorka nói. “Nhiệm vụ của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis là bàn về
các biện pháp quân sự, và ông ấy đã tỏ ra rõ ràng … đó là nhiệm vụ của
ông ấy.”
Phụ tá an ninh Quốc gia, ông Sebastian Gorka. Photo Courtesy: Mediaite
Trong
chương trình “Your World with Neil Cavuto” của đài Fox News vào chiều
hôm nay, Phụ tá An ninh tìm cách giải thích rõ ý kiến của mình, đổ lỗi
cho truyền thông. “Tôi trách các ký giả của các hãng truyền thông loan
tin giả, những người đã buộc lãnh đạo Ngoại giao của chúng ta vào vị trí
buộc ông ta phải đưa ra ý kiến về hành động quân sự mà sẽ ra không phải
nhiệm vụ của Ngoại trưởng,” ông Gorka nói. “Đó là lý do tại sao chúng
ta có Bộ Quốc phòng. Nếu một ký giả không biết sự khác biệt giữa ngoại
trưởng và bộ Quốc phòng thì nên bỏ nghề. Một sự thiếu hiểu biết vô lý,”
Phụ tá an ninh nói với xướng ngôn viên Liz Claman.
Ông
Gorka bày tỏ, Ngoại trưởng Tillerson đã “hoàn thành sứ mạng tuyệt vời”
trong việc áp đặt lệnh chế tài mới gắt gao hơn lên Bắc Hàn thông qua Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng, “khi các ký giả tìm cách buộc ông ta
phải đưa tuyên bố liên quan đến các hành động quân sự. Họ không biết
mình đang nói gì, và nếu họ nghĩ đó là một câu chuyện để đăng báo thì họ
không phải là ký giả.”
Phát
ngôn nhân Heather Nauert tỏ ra bất bình trước ý kiến người đứng đầu cơ
quan ngoại giao của quốc gia lại không đủ tiêu chuẩn để nói về vấn đề
quân sự. “
“Ông
ấy là bộ trưởng trong nội các,” bà Nauert phản bác, “Ông ấy là nhân vật
thứ tư đứng đầu chính phủ, ông ấy là nhân vật sẵn sàng hành động.”
Hương Giang (Theo Fox News)
Chính phủ Trump cho thấy sẵn sàng thảo luận ‘sửa’ Obamacare
BRIDGEWATER, New Jersey (NV) – Chính
phủ Tổng Thống Donald Trump, sau các thất bại trong nỗ lực hủy bỏ và
thay thế Obamacare, hôm Thứ Tư lần đầu đưa ra chỉ dấu có thể chấp nhận
một kế hoạch của liên đảng nhằm “sửa” luật này.
Bản
tin của Tribune News cho hay sự thay đổi này được đưa ra giữa khi tranh
chấp giữa Tổng Thống Donald Trump và lãnh tụ khối đa số Thượng Viện,
Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky), đang gia tăng. Trong
hai ngày liền, ông Trump đổ lỗi cho ông McConnell là người có trách
nhiệm trong việc đảng Cộng Hòa không bỏ được Obamacare.
“Mọi
người ở cả Hạ và Thượng Viện, và có thể nói là ở cả hai đảng, đều nói
rằng Obamacare không thể tiếp tục vận hành như hiện nay và phải hủy bỏ
hoặc sửa chữa,” theo lời Bộ Trưởng Y Tế Tom Price cho hay trong chương
trình “Fox & Friends” của hệ thống Fox News. Ông Price nói rằng đây
là nhiệm vụ của quốc hội.
Sửa
chữa Obamacare là điều mới đối với phần lớn giới Cộng Hòa. Cả ông Price
và Tổng Thống Trump trong thời gian qua đều chỉ chú trọng vào việc hủy
bỏ và thay thế, bản tin Tribune News cho hay.
Cả
hai phía Cộng Hòa và Dân Chủ đều đồng ý rằng phải có thay đổi để ổn
định thị trường bảo hiểm sức khỏe. Các công ty bảo hiểm lớn đã rút khỏi
một số nơi, khiến người tiêu thụ chỉ có rất ít hoặc không có sự chọn lựa
cho việc bảo hiểm sức khỏe.
Theo
Tribune News, bà Sarah Huckabee Sanders, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc,
không bác bỏ phát biểu của ông Price khi được hỏi là phải chăng chính phủ Trump đang muốn sửa chữa luật Obamacare thay vì hủy bỏ.
“Chúng
tôi luôn tìm kiếm phương cách tốt nhất để cải thiện và sửa chữa hệ
thống Obamacare,” bà cho hay trong email gửi cho Tribune News.
Trong khi đó, mối bất hòa giữa Tổng Thống Donald Trump và Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell ngày càng dữ dội và công khai.
Ông
McConnell nói trong một cuộc họp ở tiểu bang nhà hôm Thứ Hai rằng Tổng
Thống Trump có sự trông đợi không thực tế về việc thông qua các dự luật
do không có kinh nghiệm trong nghị trường.
“Vị
tân tổng thống của chúng ta, dĩ nhiên là chưa hề ở trong lãnh vực này
trước đó, có sự trông đợi quá nhiều về việc nhanh chóng thông qua dự
luật trong một tiến trình dân chủ,” ông McConnell nói trước cử tọa ở
Rotary Club tại thành phố Florence, tiểu bang Kentucky.
Phát
biểu này khiến Tổng Thống Trump nhanh chóng đáp trả qua Twitter rằng
ông không nghĩ là ông có sự trông đợi quá nhiều và đây là điều đã nói
tới từ bảy năm nay. Sang đến ngày Thứ Năm, Tổng Thống Trump lại tiếp tục
gửi Twitter chỉ trích ông McConnell về việc này. (V.Giang)
Afghanistan : bài toán đố cho Donald Trump ?
Không chỉ phải giải câu đố « Kim Jong Un », Donald Trump còn phải đối mặt với một bài toán hóc búa khác : Có nên đưa thêm quân đến Afghanistan hay không ?
Theo Le Figaro, « Donald Trump đang rơi vào thế lưỡng nan trước vũng bùn Afghanistan ».
Phải chăng Trump cũng đang rơi vào « vết xe mòn » của Obama mà ông từng mạnh mẽ chỉ trích ?
Taliban gia tăng áp lực lên chính quyền Kabul khi ra sức tấn công và uy hiếp tinh thần các đồn lính của quân đội cũng như của người dân bằng các vụ khủng bố đẫm máu.
Giới quân nhân Mỹ khẳng định không còn giải pháp nào khác là phải tiếp tục hỗ trợ quân đội Afghanistan, nếu không muốn để cho quân nổi dậy chiếm ưu thế.
Đây là điều khiến tổng thống Mỹ do dự. Dường như ông Trump không tin vào những lập luận của Lầu Năm Góc và đã công khai chỉ trích viên tướng chỉ huy, John Nicholson, rất được tôn trọng tại Kabul cũng như tại Washington.
Đối với tổng thống Mỹ, tăng quân số sẽ tiêu tốn ngân sách mỗi năm đến 25 tỷ đô la.
Phe chủ trương Mỹ từ bỏ các cam kết quân sự ở nước ngoài, do Steve Bannon dẫn đầu, lại nảy sinh một ý tưởng khác « tư hữu hóa » chiến tranh, nghĩa là giao phó cuộc chiến cho lính đánh thuê, kèm theo với mọi rủi ro chính trị, đạo đức và tác chiến. Một kiểu khoán thầu các nhiệm vụ ở nước ngoài.
Cuộc chiến giữa hai tầm nhìn này gợi nhắc lại những gì đã từng xảy ra với người tiền nhiệm Barack Obama năm 2009, giữa bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao, với những cố vấn chính trị quan ngại cho uy tín của tổng thống và với phó tổng thống Joe Biden, vốn chủ trương can thiệp tối thiểu.
Không chỉ phải giải câu đố « Kim Jong Un », Donald Trump còn phải đối mặt với một bài toán hóc búa khác : Có nên đưa thêm quân đến Afghanistan hay không ?
Theo Le Figaro, « Donald Trump đang rơi vào thế lưỡng nan trước vũng bùn Afghanistan ».
Phải chăng Trump cũng đang rơi vào « vết xe mòn » của Obama mà ông từng mạnh mẽ chỉ trích ?
Taliban gia tăng áp lực lên chính quyền Kabul khi ra sức tấn công và uy hiếp tinh thần các đồn lính của quân đội cũng như của người dân bằng các vụ khủng bố đẫm máu.
Giới quân nhân Mỹ khẳng định không còn giải pháp nào khác là phải tiếp tục hỗ trợ quân đội Afghanistan, nếu không muốn để cho quân nổi dậy chiếm ưu thế.
Đây là điều khiến tổng thống Mỹ do dự. Dường như ông Trump không tin vào những lập luận của Lầu Năm Góc và đã công khai chỉ trích viên tướng chỉ huy, John Nicholson, rất được tôn trọng tại Kabul cũng như tại Washington.
Đối với tổng thống Mỹ, tăng quân số sẽ tiêu tốn ngân sách mỗi năm đến 25 tỷ đô la.
Phe chủ trương Mỹ từ bỏ các cam kết quân sự ở nước ngoài, do Steve Bannon dẫn đầu, lại nảy sinh một ý tưởng khác « tư hữu hóa » chiến tranh, nghĩa là giao phó cuộc chiến cho lính đánh thuê, kèm theo với mọi rủi ro chính trị, đạo đức và tác chiến. Một kiểu khoán thầu các nhiệm vụ ở nước ngoài.
Cuộc chiến giữa hai tầm nhìn này gợi nhắc lại những gì đã từng xảy ra với người tiền nhiệm Barack Obama năm 2009, giữa bộ Quốc Phòng và bộ Ngoại Giao, với những cố vấn chính trị quan ngại cho uy tín của tổng thống và với phó tổng thống Joe Biden, vốn chủ trương can thiệp tối thiểu.
Thế
nan giải đó nay được lặp lại với Donald Trump với cùng kiểu câu hỏi :
Tại sao phải ở lại ? Tốn kém sẽ là bao nhiêu ? Kết quả là được gì ? Tám
năm sau Obama, Trump giờ gần như cũng có cùng kiểu do dự.
No comments:
Post a Comment