Monday, August 14, 2017

Tưởng nhớ anh NGÔ ĐỀ HIỂN- A 17.



California June 02- 2013.
Lời mở đầu:  Sau 38 năm xa cách, tôi vừa liên lạc được với người bạn cùng trường Luật ngày xưa-- anh Ngô Đề Thạnh--chúng tôi có nhiều dịp nói chuyện với nhau và tôi được Thạnh kể cho nghe về cuộc vượt biên thật gian nan nguy hiểm, trong cảnh chết đi, sống lại của gia đình anh. Và vì anh không thể kể cho từng người bạn nghe được, nên tôi xin phép anh cho tôi ghi chép lại và post lên diễn đàn để tất cả các anh em cùng đọc. Tôi đã được Anh Thạnh đồng ý, và dĩ nhiên, bài viết cũng được anh Thạnh duyệt qua trước khi tôi đưa lên diễn đàn. Cám ơn anh Thạnh.
Đỗ Hữu Phương.
 Sau ngày 30-4-1975, Thạnh cũng như những người đã từng làm việc cho Chính Quyền hay Quân Đội miền Nam, Việt Nam phải ra trình diện, rồi bị đưa đi lao động cực khổ trong các trại tập trung mà họ gọi là “Trại Cải Tạo”. Nhưng thật ra, đó là những “trại tù tập thể”, họ gom hết tất cả những sĩ quan, các cấp lãnh đạo, quân dân, cán chính, những người làm việc cho Chính Quyền cũ vào các trại tù mà họ bảo là chỉ đi một tháng để cải tạo tư tưởng cho phù hợp với chế độ mới, nhưng mà bin bit (8, 9, 10… năm) nơi thâm sâu xa thăm thm. Ở đây, tất cả các sĩ quan, thành phần cao cấp của Chính Quyền Miền Nam bị nhốt và lao động vất vả, đói, khát, tinh thần bị khủng bố, đương nhiên là sự chết chóc cũng xẩy ra cho thân phận những người trai miền Nam nước Việt thời bấy giờ…
Đời sống của tất cả người dân đều bị thay đổi. Ra khỏi tù, T. không xin được việc làm tại bất cứ công sở nào, không có nghề nào dành cho những sĩ quan của chế độ cũ vừa rời khỏi trại tù học tập cả. T may mắn gặp lại người bạn cùng học Luật đang bán thuốc tây ở chợ trời tại đường Nguyễn Huệ, anh bạn đã hướng dẫn T vào nghề nầy. Từ đó cuộc sống của anh khá hơn, không còn đói khát như những ngày vừa ra tù. Và cũng nhờ nghề nghiệp bất đắc dĩ nầy đã dạy cho T nhiều bài học về cuộc sống của một đất nước vừa được gọi là “Giải Phóng”.
Anh Thạnh có người anh ruột là anh Ngô Đề Hiển, vì anh Hiển không chịu ra trình diện đi tù học tập, nên anh phải thường hay trn tránh. Hàng ngày, anh phải thay đổi nơi trú ngụ. Đời sống của anh vất vả lắm, lúc nào cũng lo sợ phập phồng. Anh hồi hộp và lo lắng, vì có thể anh sẽ bị bắt bất cứ lúc nào, và cũng chẳng biết tương lai gia đình anh sẽ ra sao? Chỉ biết cầu tin vào Thượng Đế và xin ơn Trên phù hộ cho số mạng của mình mà thôi.
Năm 1978, có phong trào thanh lọc người Hoa ra khỏi Việt Nam. Ở Mỹ Tho, gia đình T. liên lạc được với một tổ chức vượt biên bán chính thức (vượt biên được sự đồng ý của Chính quyền). Nên gia đình T. tính chuyện vượt biên.
Trước khi quyết định cuộc vượt biên nầy, Thạnh có xuống Mỹ Tho để quan sát, đưc xem người ta đang đóng tàu tại Cù lao Phụng. Tàu rất lớn, máy nổ thật tốt, nhìn xa như một toà nhà cao. T nghĩ chiếc tàu nầy mà ra biển chắc chn là rt an toàn. T còn nhớ số hiệu hai tàu đó là MT-501 và MT-503.
Không biết vì lý do gì mà gia đình T không chọn tàu MT-501 mà chọn tàu MT-503. Có thể vì ông chủ tàu 503 người Hoa cũng là ch thân tình và có nhiều ân nghiã với gia đình T.
Giá cả cho mỗi đầu người là 12 lượng vàng, vợ chồng anh Hiển và hai con 36 lượng, phần T. thì 12 lượng. Tổng cộng 48 lượng vàng. Một số vàng khổng lồ, cũng may, nhờ quen nên người chủ tàu đồng ý để anh em T hoàn lại số vàng này sau khi đã được định cư yên ổn. Nhờ thế mà gia đình T mới có cơ hội vượt biên trên chiếc tàu MT-503.
Kể từ hôm đó, lòng T bắt đầu phấn khởi, anh mơ về một tương lai tươi sáng nơi xứ người và anh cũng không khỏi ngậm ngùi, buồn tiếc, vì biết mình sắp sửa vĩnh viễn rời xa cha mẹ, xa quê hương, xa rời nơi “chôn nhau cắt rún” của mình.
Theo dự tính, tàu sẽ khởi hành vào cuối năm 1978. T phải thay đổi lý lịch với một thẻ căn cước giả. Thẻ căn cước có dấu ấn con rồng, màu xanh. Căn cước nầy được mua từ một người trong tổ chức vượt biên với giá một chỉ vàng, (thời bấy giờ, nếu có tiền, ta có thể mua được tất cả mọi thứ ngoài chợ trời). Trên giấy căn cước giả T phải đổi tên theo người Việt gốc Hoa là: Từ Xú Há.
Thế là: chờ đợi, hồi hộp, lo lắng, vui mừng lẫn lộn, nghe tin tàu sẽ rời bến vào tháng 3, 1979. Nhưng cuối cùng không biết vì lý do gì, người chủ tàu dời ngày khởi hành vào tháng 5, 1979. Ngày giờ và địa điểm sẽ được thông báo sau.
Anh chị Hiển và hai con đến từ biệt Ba má Thạnh lần chót. Lúc này thì Thạnh vẫn còn sống chung với Ba má tại Sàigòn. Buổi sáng trước khi lên đường, T được mẹ cho ăn sáng với trứng chiên và bánh mì, Ba pha cho T ly cà phê đá. Thạnh thấy mình hạnh phúc và sung sướng quá, anh cảm động vô cùng, nhưng cũng thật buồn, vì đây là ba ăn sáng cuối cùng, Thạnh sẽ không còn gặp Ba má nữa. Mẹ nhiều lần dặn dò T đủ thứ, nhưng anh không cảm nhận được gì hết. Rồi mẹ T tháo chiếc nhẫn vàng hai chỉ đeo vào ngón tay T và bảo “ráng giữ làm của nghe con”. Ba T chỉ nói: “khi nào đến nơi báo tin về nhà”. Hai hàng nước mắt T rơi xuống má tự lúc nào, anh cố nén nỗi xót xa, bi lụy, quay vội nhìn ra ngõ và nói: “Ba má nhớ gi gìn sức khoẻ, con đi đây. Ba Má đừng đưa tiễn con mà hàng xóm họ để ý”. T cúi đầu bước nhanh ra cổng để đến điểm hẹn là vưn hoa Lạc Hồng gần bến tàu Hải Quân (Mỹ Tho) cho kịp gặp gia đình anh Hiển.
T ra bến xe miền Tây kiếm xe đò đi về Mỹ Tho. Muốn cho kịp giờ và cũng không muốn người quen bắt gặp nên T phải mua vé chợ đen, (thời bấy giờ, muốn mua vé đi đâu cũng phải mua vé chợ đen chứ không dễ dàng như xưa).
Xe đến Mỹ Tho vừa đúng 12:30 trưa. Theo giờ hẹn là 3:00 giờ chiều, vì thấy còn sớm nên T thả bộ lang thang dọc theo bờ sông, qua Cầu Quay, T ghé vào quán mì Phanh Ký (một tiệm mì nổi tiếng ở đây), T gọi tô mì, uống thêm ly cà phê đá. Tô mì hôm nay ngon làm sao! Ngon hơn bao giờ hết, có lẽ đây là tô mì cuối cùng mà anh nghĩ rằng “mình sẽ chẳng bao giờ còn trở lại nơi đây để ăn tô mì này nữa”.
T đến điểm hẹn tại vườn hoa Lạc Hồng lúc 2:30 thì gặp ông chủ tàu và vài người lạ mặt. Ông chủ tàu dắt T và tất cả mọi người xuống một ghe nhỏ đưa qua sông đến Cù Lao Phụng (bên cạnh Cù Lao Rồng, nơi mà ông Đạo Dừa ngày xưa đã sống). Sau khi rời ghe lên bờ, T gặp gia đình anh Hiển đang trải chiếu tại bóng cây cho hai cháu bé ngủ. Nhìn những người qua lại trên cù lao, T yên tâm, không gặp ai quen cả. Anh ngồi nghỉ chân, và cũng để lấy lại tinh thần sau chuyến di chuyển đầy lo âu trên đoạn đường từ nhà đến đây.
Đến 6:00 giờ chiều, chủ tàu thông báo cho tất cả mọi người chuẩn bị sẵn sàng, tàu sẽ rời bến lúc 10:00 giờ đêm. Khoảng 9:00 giờ tối thì chủ tàu lần lượt gọi tên từng người xuống tàu. Gia đình anh Hiển được gọi tên trước. T cũng không quên tên mới của mình lúc ấy là TỪ XÚ HÁ, cái tên mà anh đã cố nhớ để không ngỡ ngàng khi được gọi. Đa số những người xuống tàu truớc thì chọn xuống dưới hầm tàu, chắc họ có kinh nghiệm là ở dưới hầm tàu ít say sóng hơn. Gia đình anh Hiển và T xuống sau nên ở trên sân tàu. Nguời chủ tàu cũng đã chuẩn bị kỹ, phía trên có tấm nylon lớn phòng che nắng, mưa. Trên tàu có ước chừng khoảng 400 người chen chúc, ngồi san sát nhau, ém chặt như nêm.
Tàu từ từ rời bến trong nỗi buồn vui lẫn lộn của mọi người. Nhìn ngược lại bến, T thấy còn loáng thoáng vài người ở đó. Anh tự hỏi: Chẳng biết họ có phải là những viên chức địa phương không? Chủ tàu ra lệnh tắt hết đèn và cũng không được xài đèn pin. Hai bên bờ sông thì tối đen, không nhìn thấy gì cả, ngoài tiếng máy nổ và tiếng thì thầm chuyện trò, to nhỏ của bà con trên tàu. Phía trước tàu có một chiếc ghe nhỏ dẫn đường, có lẽ đó là tàu của chính quyền địa phương hướng dẫn tàu MT-503 ra khơi? Nhờ thế mà tàu chạy suốt đêm, ra tận cửa biển mà không thấy bị chận lại kiểm soát hay bắt bớ gì cả.
Sáng hôm sau, khi mặt trời vừa ló dạng, nhìn chung quanh, chỉ toàn một màu xanh mênh mông--Tàu đã ra bin--Con tàu to lớn như thế mà bây giờ lại quá nhỏ bé so với biển rộng bao la. Sóng biển vào buổi sáng thật êm ả, mặt nước phẳng lặng, tuyệt đẹp, thanh tịnh làm sao! Đúng như tên đã được người ta đặt cho là “Thái Bình Dương”. Nhìn trời nước mênh mang. T thấy số phận mình sao mỏng manh, nhỏ bé quá! Anh chỉ mong cho biển êm, sóng lặng để mọi người được thoát đến bến an toàn. T cầu xin ơn trên phù hộ cho cuộc hành trình vượt biển được suông sẻ. Lòng anh miên man trăm nỗi dày vò. Vừa lo sợ cho tương lai không biết sẽ ra sao? Nhưng cũng mang niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Rồi nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ quê hương, không biết đến bao giờ T mới gặp lại Mẹ Cha? Và anh lại nhớ đến tỉnh Mỹ Tho hiền hòa, nơi T ra đời. Còn thành phố Sài gòn thương yêu nữa, nơi đây anh đã có biết bao nhiêu kỷ niệm của thời trai trẻ vừa mới lớn, với những con đường thơ mộng rợp lá me bay, và những chiều mưa Sài gòn hắt hiu nỗi nhớ. Không biết đến bao giờ anh mới có dịp cùng sống lại những kỷ niệm êm đềm thuở xưa nơi quê hương yêu dấu?!... Ôi, mất hết rồi!
Sau một ngày ra khơi, T thấy chung quanh chỉ toàn một màu xanh nước biển và thênh thang mây trời. Vì bồi hồi, lo lắng nên anh không thấy đói, chỉ uống chút nước (nước bị giới hạn tối đa, uống cầm chừng mà thôi). Vì là trai trẻ nên T chọn ngồi gần mũi tàu cho thoáng nhưng dễ bị say sóng. Nắng bắt đầu gắt lên, da T bị sạm đen mặc dù phía trên có tấm nylon che. Cả nhà anh Hiển ngồi gần giữa sân tàu, tất cả đã thấm mệt nên nằm nhắm mắt suốt ngày. Hai anh em T. và Hiển vì ngồi cách xa nên không có dịp chuyện trò với nhau. Màn đêm buông xuống, trên bong tàu gió thổi rất lạnh, mặc dù tàu chật chội mọi người nằm, ngồi sát nhau mà cơn lạnh vẫn thấm vào da thịt. Sang ngày thứ hai và thứ ba, chiếc tàu vẫn nhẹ nhàng lướt sóng. Mặt biển vẫn bình yên, phng lặng, mọi người vui mừng đều nghĩ mình thật may mắn.
Sang đến ngày thứ 4, đã có nhiều người già và trẻ em bắt đầu mệt, bịnh, sức khỏe yếu dần. Nhìn xa xa ngoài khơi T thấy có nhiều chiếc tàu rất lớn chạy ngang và rồi vội vàng mất dạng. Có người ngất sỉu, cần cứu tỉnh. Nhưng ai nấy cũng đã mệt lả, nên không ai có thể lo cho họ được. Cùng lúc ấy, phía xa xa có một chiếc tàu chạy đến gần, những người trên tàu làm dấu hiệu cầu cứu (S.O.S), nhưng vô vọng, họ chẳng để ý gì đến chiếc tàu tị nạn đang lâm nguy. Lo sợ quá nên T đến gặp ông chủ tàu, ông cho biết: Người tài công này không phải là người có kinh nghiệm lái tàu đi biển, anh ta chỉ quen chạy tầu trên sông mà thôi, cho nên tàu đi không đúng hướng, đã mấy ngày rồi mà chưa tới được bờ biển Mã Lai.
“Trời ơi!… T bất chợt kêu lên. Đã quá muộn rồi!” Thế là hơn 400 sinh mạng trên tàu đang trong tình trạng nguy hiểm, đành giao số mạng cho một người tài công không kinh nghiệm này sao!.
Đến trưa ngày thứ 5, có một chiếc tàu chở hàng thật lớn đi cùng hướng. Trên tàu có người làm dấu hiệu S.O.S. T thấy họ đáp lại bằng một tấm bảng màu trắng ghi chữ “FOLLOWING” màu đen. Có đông người trên chiếc tàu đó hướng về tàu ty nạn MT-503. Khi chỉ còn cách khoảng 500 mét, thì tàu của họ chạy chậm lại, tàu của T cố gắng chạy theo. Mọi người vô cùng mừng rỡ, cùng cám ơn Thượng Đế đã ra tay cứu giúp. Nhưng vì chiếc tàu vượt biên chạy quá chậm, và có lẽ chiếc tàu lớn kia chỉ hướng dẫn mình đi chứ không cứu vớt mình. Càng lâu khoảng cách càng xa, dần dần rồi chiếc tàu lớn…cũng mất dạng.
Mọi người ngồi im lặng vì thất vọng. Khi màn đêm xuống thì chiếc tàu kia đã mất hút vào bóng đêm. Bây giờ trên tàu thiếu nước uống, nhiều người bịnh, trẻ em la khóc vì khát nước. Người lớn tuổi thì mất dần trí nhớ, nói năng lảm nhảm…thật thảm thương. T chợt nghĩ thoáng qua: Thế là số mạng đã an bày, chắc chắn nay mai thì tất cả mọi người trên tàu sẽ chết hết. Đi tìm tự do mà phải trả một giá rất đắt là giao chính sinh mạnh của mình!.
Đến ngày thứ 6 thì cảnh tượng càng bi đát hơn. T lần theo bên ngoài thành tàu đến gặp ông chủ tàu hỏi tin tức, nhưng không thấy ông ta đâu cả. Anh tài công thì kiệt sức nằm dài bên cạnh tay lái.  
Trên tàu đã có người bất tỉnh. Một bà cụ chết, gia đình quăng xuống biển. Người trên tàu tranh dành nước uống đánh nhau. T đang cầm lon nước trên tay, có người đề nghị T đổi một lon vàng, nhưng T từ chối vì giờ phút nầy là sự sống còn của T và gia đình anh Hiển đang cần từng giọt nước. Có người phát điên, tự lao xuống biển… Vài giờ sau, một đám mây đen kéo đến rồi mưa thật lớn, ai nấy tìm mọi cách để hứng những giọt nước mưa mà uống. Riêng T phải dùng cái áo đang mặc hứng nước mưa rồi vắt áo lấy nước uống cho cả gia đình anh Hiển. Cơn mưa lại qúa nhanh nên không ai có thể hứng được đủ nước đ ung. Nhưng cũng nh vài giọt nước mưa nên cũng đã cứu vớt được cảnh chết khát của những người trên tàu..
Vào đêm ngày thứ 6, khi màn đêm bao phủ khắp mặt biển. Ngồi trên bong tàu, T chợt nhìn thấy có một lằn ánh sáng chập chờn rồi mất. Rồi những ánh sáng đó từ từ xuất hiện rỏ ràng và gần hơn. Nhiều ánh đèn pha rọi qua lại sáng cả một vùng. Và rồi một chiếc tàu lớn xuất hiện, T cố nhìn kỹ thì đây là một tàu đánh cá của người Thái Lan, trên tàu viết chữ Thái, có khoảng 20 người Thái qua lại trên tàu, ở trần, nước da đen mặc Sarong. Trên tay họ cầm những con dao dài, chỉ có hai người cầm súng ngắn. Mọi người trên tàu thấy lo sợ hơn là mừng r. Có tiếng thì thm “Thôi ri! Ta gặp bọn cướp biển rồi!”.
Chiếc tàu Thái cặp sát vào tàu vượt biên. Hai người Thái dùng dây thừng để trèo qua tàu nhỏ và ra hiệu cho mọi người phải lên tàu của chúng theo thang lưới đã treo phiá sau tàu Thái. S hung dữ của họ làm cho mọi người sợ hãi. Tàu vượt biên đang gặp bọn cướp biển Thái Lan. Mọi người lần lượt lên tàu Thái. Lúc này thì T. đã được đến ngồi gần gia đình anh Hiển. Họ cho mọi người uống nước. Uống được ly nước thật mát ruột, T nghĩ thầm: “mình chưa bao giờ được uống một lon nước ngon như vậy!” Mặc dù bụng anh thì đang lo sợ cho những cảnh hãi hùng mà bọn cướp biển sắp sửa dành cho đám người vượt biên xấu số này”.
Rồi chúng ra hiệu cho mọi người đi về phiá trước tàu, và lục soát từng người để lấy hết cả những gì có thể lấy: Hột xoàn, vàng, đồng hồ, cẩm thạch … tất cả được bỏ vào một thùng xăng rỗng. Những tên Thái khác, tay cầm dao đứng canh chừng dọc theo sàn tàu. Đến phiên T bị lục soát thì chẳng có gì ngoài hai chỉ vàng mà giờ chót trước khi đi mẹ cho, anh đã dấu kỹ trong gấu áo lúc còn ở bến ghe cù lao Phụng, thế mà bọn Thái cũng tìm được. Lòng đau như cắt, nhưng chẳng còn cách nào hơn. Tuy hai chỉ vàng không nhiều lắm, nhưng đó là kỷ niệm cuối cùng của mẹ. T. liếc sang cái thùng xăng to lớn của bọn cướp biển, đã gần đầy những của cải mà chúng thu được. Sau khi lục soát xong, chúng ra dấu cho mọi người trở về tàu vượt biên. Nhìn sang tàu vượt biên thì thấy tối thui, không ánh đèn, không tiếng máy nổ. Những người phía sau xô đẩy mạnh để trở về tàu mình cho nhanh. Đợi gia đình anh Hiển xuống tàu an toàn xong thì T mới xuống.
Mọi người trở về tàu của mình, trời tối đen, không có đèn, máy tàu không nổ nữa, nước từ từ tràn vào tàu, mọi người bắt đầu hỗn loạn. Có thể do bọn Thái trong khi lục soát tìm vàng, lục vào máy tàu nên làm máy không nổ, hoặc chúng đập phá các hóc để tìm vàng đã làm lủng thành tàu khiến nước tràn vào. Tiếng gào thét của hơn 400 người trên tàu thật khủng khiếp. Trên mặt biển mênh mông, tàu không nổ máy, lênh đênh như chiếc lá giữa giòng sông. T nắm chặt một tay vào lan-can gỗ của tàu, tay kia nắm chặt tay anh Hiển và hai cháu. Chị Hiển thì ôm lấy anh Hiển. T không nhìn thấy gì cả. Sóng biển đánh mạnh vào hông tàu, đong đưa con tàu qua lại như chiếc võng. Ngay lúc đó, một cơn sóng thật mạnh đánh ập tới, nước biển tạt cao đến tn mặt, tay T vẫn còn nắm chặt tay anh Hiển. T vừa nói:”Ráng nghe Sáu”, (ở nhà T vẫn thường gọi anh Hiển là Sáu). Nước vào trong tàu càng nhiều, người trên tàu gào thét, la cứu inh ỏi, thật ghê sợ. Ri tiếp theo… tiếp theo, những đợt sóng mạnh hơn đẩy tay T rời khỏi thành tàu và hất T lên, một luồng nước mạnh tạt vào mặt T, anh không còn thấy gì na…Đó là giây phút chót T chia tay cả gia đình anh Hiển. Chiếc tàu tị nạn từ từ đi vào lòng đại dương. T nghe nhiều tiếng kêu cứu khóc than, vô cùng thảm thiết, nghĩ đến hai đứa cháu nhỏ dại, chắc chúng cũng đã bị cuốn trôi theo sóng biển. Còn vợ chồng anh Hiển thì sao? Chắc anh chị cũng bị chìm sâu rồi, vì không ai biết bơi cả.
Tuy trong bóng đêm, nhưng T cũng biết mình đang nằm trên mặt nước. Anh cố gắng bơi xa dần đám đông đang trôi nổi trên mặt biển. T bị một người nào đó nắm áo lôi lại, T cởi áo để thoát thân. Rồi người khác nắm quần T thật chặt, nghe nói, người chết chìm luôn luôn ôm chặt lấy người khác. T phải cởi luôn quần để thả người kia ra, lúc bấy giờ trên mình anh không còn quần áo gì cả, T phải lặn sâu xuống mới tránh được những người đang chết chìm níu kéo. Khi vượt được ra khỏi đám người ấy thì T đã thấy quá mệt, T trồi lên nằm trên mặt nước để thở và thả trôi theo dòng nước….
Mười phút sau, T thấy trước mặt mình là một vật đen lớn, anh rán bơi lại gần thì nhận ra đó là chiếc tàu bị lật úp, mc dù rất mệt, nhưng anh cố leo lên đáy tàu đang nhô lên để nằm trên đó nghỉ mệt. Chừng mươi phút sau, T thấy có một vật màu trắng đang nổi trên mặt nước, anh vói tay nắm lại, nhìn kỹ thì đó là một miếng vải lớn, bên trong có nhiều ngăn nhỏ chứa nhiều miếng foam (hóa ra là một cái phao t chế), mừng rỡ anh la lên “Trời cứu tôi rồi!”. T nắm lấy cái phao tự chế nầy (có thể của chủ tàu mang theo nhưng không lấy kịp khi tàu chìm). T liền quấn cái phao đó chung quanh và cột thật chặt phao vào người. Con tàu từ từ chìm sâu, T rời bỏ tàu và lao mình xuống nước. T đã rời xa đám đông nhưng tai vẫn còn nghe những tiếng kêu la thất thanh, gào thét thảm thiết. Thôi thế là hết ri! Ta đã mất tất cả, anh mường tưởng đến những tiếng la ai oán của những người rơi vào lòng đại dương, mà trong đó có cả tiếng kêu cứu của gia đình người anh ruột của mình mà xót xa vô cùng!
T cứ để mình thả trôi theo dòng nước và ngất đi lúc nào không hay…T không biết thời gian mình bất tỉnh trên biển là bao lâu, chỉ đến khi anh có cảm giác, nóng trên đầu thì anh tỉnh lại. Biết mình còn sống. Nhìn chung quanh chẳng thấy gì, chỉ thấy bầu trời và mặt nước biển màu xanh. T hồi tưởng lại cảnh hãi hùng lúc tàu bị cướp biển, tàu chìm, tiếng la khóc cầu cứu của mọi người… nhìn lại chính mình? Không mảnh vải che thân, không cảm thấy lạnh, nhưng mấy đầu ngón tay thì móp méo. T nghĩ có thể là sự khủng hoảng vừa qua đã làm cho anh không còn cảm giác! T có ý định tự tử, nhưng nhớ đến anh chị và các cháu mình đã chết, T cứ để mặc cho dòng nước quyết định. Khát nước, T mếm thử vài giọt nước biển quá mặn, T nhắm mắt không muốn suy nghĩ gì nữa…và rồi thiếp đi…
T cứ nửa mê, nửa tỉnh, mơ màng không biết bao lâu khi tỉnh lại, thì thấy mặt trời xế qua đầu. Bỗng nhiên T thấy có một lằn trắng dài. T tỉnh giấc cố nhìn, mắt không rời vệt màu trắng đó. Vệt trắng đó ngày càng lớn dần, rồi một khối màu đen cũng hiện theo. Khi vết trắng đến gần thì T thấy rõ chấm đen đó là chiếc tàu, còn lằn trắng đó là khói ở phía trên. T mừng quá, mong sao chiếc tàu chạy đến gần thấy mình mà cứu vớt dùm chăng? Sự mong chờ của T quá lâu mà sức lực càng yếu, nhưng vẫn không thấy chiếc tàu chạy đến gần. Mệt quá, T lại ngất đi lúc nào không hay….Rồi tự nhiên T có cảm giác cả người mình ấm hẳn lên, mở mắt ra thì thấy một người nào đó đã mặc vào người anh một chiếc quần ngắn. Tỉnh lại, T mới biết mình đã được cứu đưa lên tàu. Người ấy nói gì nhưng anh không hiểu.
Tuy đã tỉnh táo trở lại, nhưng thân thể anh vẫn chưa nhúc nhích được, tay chân vẫn còn tê lạnh, bụng thì vừa đói vừa khát. Một lát sau có người mang đến cho T chén cháo. Ông ta nói với T vài câu mà anh vẫn không hiểu, chỉ lặng thinh, bưng chén cháo húp một hơi là hết. Thật quá ngon! Phải từ từ T mới nhận ra đây là chiếc tàu đánh cá của người Thái Lan. T còn nhớ, mấy ngày trước đây, đám ngư phủ Thái đã là những tay cướp biển, nhưng bây giờ họ lại là ân nhân cứu mạng mình. T còn được biết có khoảng mười người khác cùng đi trên chiếc tàu vượt biên với anh cũng được tàu nầy cứu sống!. Trong những người được cứu sống có ông chủ tàu và hai người con trai, còn 30 người khác trong gia đình ông ta đều đã chết dưới lòng biển sâu.
Như vậy trên chiếc tàu vượt biên hơn 400 người, chỉ có 11 người sống sót, còn tất cả đều đã chết, trong số đó có vợ chồng anh Hiển và hai đứa cháu trai 2 và 3 tuổi của T na.
T nghe các thuỷ thủ nói chuyện với những người vừa được cứu lên bằng tiếng Hoa, biết đây là chiếc tàu đánh cá của người Thái gốc Hoa nên họ có lòng nhân đạo hơn.
T nghe kể lại: Trong lúc tàu đánh cá của họ đang rải lưới theo luồng nước biển để vớt cá (vì ngoài khơi có những luồng nước chảy mạnh, cá và một số sinh vật khác trôi theo dòng nước)… trong số đó có những người bị đắm tàu cũng trôi theo dòng nước… Thuyền trưởng cứu người đầu tiên vào buổi trưa…và T là người cuối cùng được cứu vào buổi chiều, trước khi dòng nước đổi chiều khác và tàu cũng sẽ di chuyễn đi nơi khác.
T thầm nguyện: “Tôi thật may mắn lắm, xin cám ơn Trời Phật, cám ơn những người đã cứu tôi”. T tính lại từ lúc tàu chìm cho đến khi T được vớt lên là hai ngày và một đêm. T không hiểu tại sao mình còn sống được? Đói, khát, kiệt sức…và đôi lúc tuyệt vọng, T đã uống nước biển để chết cho yên, nhưng không hiểu tại sao anh vẫn còng sống. Thật là một phép lạ! Đôi lúc T tự nghĩ chắc là linh hồn anh Hiển linh thiêng đã phù hộ giúp cho đứa em này được sống sót?
Theo thuyền trưởng nói với những người Hoa trên tàu, thì mi người phải đi theo tàu đánh cá khoảng một tuần, vì số thu hoạch cá chưa đầy hầm tàu, không đủ chi phí cho một chuyến đi. Tàu nầy lớn hơn tàu vượt biên của T một chút. Thuỷ thủ đoàn khoảng 8 người, làm việc hai ca liên tục. T và những người khác được tạm trú trên sân tàu (hai bên của phòng lái), mỗi ngày được ăn cháo hoặc cơm với cá do các thuỷ thủ nấu. Mỗi ngày T được nhìn họ giăng lưới và kéo lưới thật vất vả. Khi lưới được kéo lên, họ chỉ lấy những cá và mực lớn còn những con nhỏ họ thả lại xuống biển. Một thuỷ thủ đã dạy cho T nướng mực trên ống khói tàu vài phút rồi ăn ngay, cũng ngon lắm mà lại thật thú vị…Ban ngày thì nóng bức, đêm xuống lại lạnh vô cùng làm T liên tưởng thời gian hơn hai ngày trôi lênh đênh trên biển, vậy mà không hiểu sao T đã chịu đựng nổi được cơn lạnh buốt vào ban đêm ấy. Đúng là số mạng do Trời định…
Đến trưa ngày thứ bảy, người thuyền trưởng thông báo: sẽ thâu hồi lưới và đưa người lên bờ. Họ là những tàu đánh cá người Thái nên họ không thể đưa người Việt vào đất Thái Lan, nhưng họ sẽ đưa mọi người vào vùng bờ biển của Mã lai cạnh biên giới Thái. Đến nửa đêm, trời tối đen, T nhìn thấy những chấm đen nhỏ, có thể đây là những đảo hay những làng hẻo lánh ven biển. Chiếc tàu chạy chậm lại, tiếng máy nổ nhỏ hơn, đèn được tắt hết, vì họ sợ Mã Lai phát hiện ra tàu của họ. Thuyền trưởng nói với mọi người, tàu họ không vào sát bờ được, họ cho chúng tôi vài cái thùng nylon độ 20 lít để làm phao. Thuyền trưởng và tất cả thuỷ thủ đến chào từ biệt mọi người, không khí chia tay thật cảm động. T không biết nói sao cho họ hiểu lòng cám ơn của anh, chỉ biết chấp tay lại xá ba xá giống như phong tục của người Thái, và trong thâm tâm, anh không quên cầu nguyện ơn Trên phù hộ cho những ân nhân đã cứu mạng T và những người bị nạn trên chiếc tàu vượt biên đưc bình an.
T cùng những người khác lặng lẽ xuống tàu để trở lại biển, vài người cùng ôm một cái phao, cố bơi vào bờ. Khi cả nhóm người Việt lên được bãi biển rồi thì chỉ vài phút sau có một nhóm lính mặc đồ rằn ri với súng M16 trên tay nhắm ra khơi bắn xối xả vào chiếc tàu cứu người vừa rời khỏi. Thoảng trong bóng đêm T nghe tiếng máy tàu rú mạnh khủng khiếp, dường như tàu cố gắng chạy nhanh ra khỏi vùng lãnh hải của xứ Mã lai. Mọi người đều cầu nguyện cho chiếc tàu rời khỏi bình yên.
Rồi những người lính dẫn mọi người đến một mảnh đất nhỏ, chung quanh có hàng rào kẽm gai và giam gi tại đó. Đêm đó T ngủ dưới gốc cây, trên người chỉ có chiếc quần ngắn, không áo, không giày dép…. Sáng hôm sau họ đem đến vài chục lon đồ hộp màu xanh, có thể là lương thực của quân đội. Mọi người chia nhau ăn uống thật ngon lành. Suốt cả ngày ai nấy đều choáng váng, lao chao, có lẽ vì sự thay đổi giữa biển và đất liền.
Hai ngày sau họ dẫn cả bọn đi bộ khoảng hai giờ ra đến đường nhựa, ở đó có xe trắng sơn chữ U.N. bên hông. Chiếc xe nầy đưa T đến một trại tạm cư nhỏ. Bước xuống xe đi vào trong trại với một quần đùi, thân gầy mòn, nhưng T vui hơn lên vì biết mình đã đến trại chuyển tiếp an toàn rồi, dù thân mình có như một con quái vật cũng không sao.
Vào trại, gặp người Việt Nam làm trong trại đưa cho một mẫu giấy in sẵn, T ghi đúng tên thật của mình là NĐT. Họ đưa T đến một dãy nhà còn trống và bảo đây là nơi tạm trú của T.
Thế là kể từ giờ phút này, T tạm có một cuộc sống mới, bắt đầu từ trại tị nạn.
Vừa vào cửa trại, T thấy bên phải là văn phòng, kế là giếng nước, phía trước là bờ sông, phiá trái là các dãy nhà tole chứa đầy người tị nạn. Sau khi làm giấy nhập trại,T cùng những người khác được đưa đến dãy nhà còn trống. Những người tị nạn đến trước đưa mắt nhìn những người đến sau có vẻ thương hại vì quần áo rách rưới, thân thể gầy mòn. Còn T chỉ có cái quần xà lỏn với thân cao gầy lòi ra bộ xương cách trí….Sau đó, mỗi người được Cao Ủy Tị Nạn phát cho một bao thực phẩm gồm: Gạo, đường, cá, thịt hộp, trà, cà phê…đói quá, T tạm thời ăn mấy cái bánh biscuit, uống một bụng nước giếng no nê, xong đi tìm 1 miếng carton làm chiếu ngủ một giấc ngon lành. Trong giấc ngủ, T mơ thấy mình được đưa đến một vùng đất mới tuyệt vời để xây dựng cuộc đời mới…và rồi T cũng không khỏi bùi ngùi xót xa, chợt nhớ đến anh chị Hiển cùng hai cháu trai đã vùi thân dưi đáy biển.
Hai tháng trong trại tị nạn, tuy sống cực khổ, nhưng T cũng no cơm, khoẻ mạnh, sung sướng hơn là những ngày trôi dạt trên biển. Ở đây, T học được một bài học là nhận thấy rằng: Mặc dù cùng là người Việt, cùng mang thân phận sống trong trại tị nạn, nhưng T thấy họ cũng có sự phân biệt cao thấp giữa người đến truớc và người đến sau, người có tiền và người không tiền, đám đông áp đảo người cô độc…Ôi, đời là vậy!.
Một hôm tình cờ T thấy có rất nhiều ghe đi biển với màu sắc lòe loẹt của người Mã Lai và những chiếc ghe khác của người Việt Nam được neo dọc trên bến ghe. Vài ngày sau thì nhận được tin là tất cả những người trong trại sẽ di chuyễn đến trại tị nạn Paula Bidong vào sáng mai vì trại Kota Bharu sẽ đóng cửa. Mọi người đều vui vẻ, ai cũng hy vọng là đổi đến trại lớn thì sẽ có đời sống khá hơn.
Đêm hôm đó, mọi người thức thật khuya để thu xếp đồ đạc. T không có gì ngoài hai bộ đồ, cái mền rách nát, mấy cái lon để uống nước, cái chén ăn cơm…lẩm cẩm vài thứ T nhét trong một cái túi nhỏ rồi đi ngủ. Năm giờ sáng mọi người đã được đánh thức dậy. Sáu giờ, nhân viên và lính của Mã lai hướng dẫn từng gia đình xuống các ghe nhỏ đang neo tại bờ. Với hơn 3 ngàn người, nên việc di chuyển xuống tất cả các chiếc tàu nhỏ đến 2 giờ chiều mới xong. T độc thân nên cũng không vội vàng xuống tàu. T nói chuyện với nguời sĩ quan Mã Lai mà T vừa quen, anh nầy rất tốt với dân tị nạn. Anh nói với T là tất cả sẽ được chuyển đến trại Paula Bidong. Nhìn trở lại thì thấy trại đã vắng người, T chào từ biệt anh lính vội vàng xuống tàu. (Nhờ có một thời gian học Anh ngữ tại Hội Việt Mỹ nên T cũng bập bẹ vài câu tiếng Anh...)
Chiếc ghe cuối cùng mà T bước chân lên là chiếc ghe chở cát của người Việt nam trước đây. Chiếc ghe nầy trông không đẹp lắm nên ít người chịu lên ghe này thành ra số người trên ghe chỉ có khoảng 40 người trong khi những chiếc ghe khác thì đông gấp đôi. Tổng cộng khoảng 40 ghe, được 3 tàu hải quân Mã Lai kéo ra biển. Ra khơi thì tàu hải quân chạy nhanh hơn nên làm cho nhiều người say sóng, ói mửa…Tàu chạy suốt đêm cho đến sáng hôm sau vẫn còn tiếp tục chạy nhanh. T có cảm giác khác lạ, T cố gắng suy nghĩ xem tàu có đi đúng hướng không? Làm sao mà từ đảo nầy đến đảo kia đi cả ngày chưa tới?. T tự hỏi, đúng ra là tàu phải chạy về hướng Đông Nam, nhưng sao lại chạy về hướng Đông Bắc?.
Đến 3 giờ chiều, tàu hải quân Mã Lai cắt đứt dây kéo rồi chạy nhanh đi xa, mất hút.
“Chết rồi!, T la lên, chúng nó bỏ mình rồi!”...Và rồi cũng giống như lần bị cướp biển trước, chiếc tàu lắc lư trên biển cả, những tiếng la hét thảm thiết bắt đầu vang lên. Chiều đến những cơn sóng bắt đầu đánh mạnh, các tàu trôi dạt đập vào nhau, có chiếc đã chìm, rồi cảnh tượng kêu la cầu cứu inh ỏi vang lên…có người đã chết!. Chiếc ghe của T nhờ ít người hơn nên không có cảnh lao chao, mọi người bình tĩnh hơn, họ lật đật cắt đứt dây để tách chiếc tàu của mình riêng ra. Sau vài cơn sóng, ghe của T đã rời xa những ghe khác vài trăm mét. T nhìn thấy nhiều tàu đã chìm, và chắc chắn đã có nhiều người chết.
Tàu của T là loại ghe bầu, có đáy sâu, ít người trên tàu, nên chịu đựng nhiều cơn sóng thổi to và mạnh. Khoảnh khắc sau thì mặt biển bình yên. Nhưng tàu thì hư, máy không nổ, không biết hướng đi. T bảo mọi người cùng nhau dùng cái mền cột vào sau ghe làm thành cái buồm, buồm sẽ theo gió chạy nhanh hơn, và ghe cứ thế mà theo chiều gió. Mọi người chỉ biết phó thác số mạng cho Trời mà thôi.
C mỗi ngày trôi qua, T lại gạch trên thành tàu một gạch. Bốn ngày sau đó, một chiếc tàu đánh cá Thái Lan loại nhỏ, ép sát vào ghe của T, rồi hai người Thái trên tay cầm dao dài, nhảy lên tàu ra lệnh mọi người nằm xuống để chúng lục soát. Tất cả người trên tàu đều mệt, nằm lả người, tha hồ cho chúng tung hoành. Sau đó, họ chuyển thùng cháo qua cho mọi người ăn, ăn xong mọi người tỉnh táo trở lại. Bọn Thái dồn đàn ông lên mũi tàu, còn khoảng 20 đàn bà thì xuống dưới khoang tàu. Hai tên Thái thì ở trên tàu tiếp tục lục soát, còn 6 tên khác thì ở dưới khoan tàu. Và rồi…chúng hãm hiếp, tôi nghe tiếng rên la cầu cứu thảm thiết của các bà…T phải chứng kiến cảnh thật đau lòng của những người đàn bà VN, đã phải chịu bao nhiêu khổ ải, nhục nhã để đi tìm tự do. Sau trận cướp bóc, bọn cướp về tàu họ và phóng tàu chạy xa.
Chiếc ghe của T tiếp tục trôi theo chiều gió, mọi người nằm yên vì đã qúa mệt. Trên tàu bây giờ không còn nước để uống, khát quá, T vớt rong biển ăn cho đỡ đói và khát. Mỗi ngày T ăn 4, 5 lần rong biển để sinh tồn. Sau mấy ngày không ăn, đã có vài người phát điên, nói lảm nhảm. Có một thanh niên ngi bên cạnh T vì không chịu đựng nổi, anh ta đã tự lao mình xuống biển.
Từ đó, mỗi ngày ít nhất có một ghe cướp Thái Lan đến với những hành động tàn bạo như nhau: cướp bóc, hãm hiếp…nhưng mỗi tàu sau khi cướp bóc xong đều để lại ít nước uống. Ngày ngày những hành động nầy cứ tái diễn, không ai còn sức mà la hét, than khóc gì na…chịu đựng và chịu đựng!. Cướp đến rồi cướp đi. Đến ngày thứ 10, trên ghe T đã có 5 người chết, dĩ nhiên thả xuống biển. T không dám xuống khu khoang tàu vì ở đó hôi hám, nhiều người bịnh đau… ngồi trên tàu có không khí tươi mát hơn.
Chiếc ghe trôi theo chiều gió thật chậm, nhưng nhìn lại những lằn gạch ngang, T đếm là 20 ngày rồi. Giờ nầy T không biết trên tàu còn được bao nhiêu người, và ai còn, ai mất vì mọi người kiệt sức nằm la liệt. T thấy chính mình cũng đã mệt, không biết sức lực còn chịu đựng được bao nhiêu ngày na? Cũng may tinh thần T. thì vẫn còn tỉnh táo. Mấy ngày hôm nay mặt biển lặng yên, cướp biển không còn. Nước không có để uống, đến độ ai cũng mong cho gặp cướp biển, nó làm gì cũng được, ít ra chúng còn cho vài chục lít nước uống, bằng không chng bao lâu mọi ngưi trên tàu sẽ chết hết. Thật trớ trêu!
Ngày qua ngày, biển vẫn bình yên, những người trên tàu thì đều quá mệt mỏi, không ai còn sức để cựa quậy nữa. T đếm lại những lằn gạch trên thành tàu, là 28 gạch, tức 28 ngày chiếc ghe buông trôi theo dòng nước. Sáng sớm ngày thứ 29, vì trời còn tối nên T không thấy gì, nhưng T nghe có tiếng động cơ vọng lại từ xa. Khoảng một giờ sau, thì tiếng động cơ càng lớn dần, T cố gắng nghe có tiếng nói rất rõ hai tiếng: “ai đó”. Mọi người trên ghe nhốn nháo mừng rở la lên cầu cứu. Riêng T lo lắng và nghĩ sao lại là tiếng VN?, Ghe của người Việt? Hay là chiếc tàu đã trôi trở về bờ biển VN?. T nghĩ thầm: “chết rồi!. Coi chừng bị bắt trở lại VN”.
Rồi một ghe đánh cá người Việt áp sát ghe T, họ nói: “đây là vùng biển của đảo Phú Quy, cách bờ biển Phan Thiết khoảng 250 Km”. Họ cho tàu của T nước uống thức ăn và chăm sóc những người bị bất tỉnh. Mọi người trên tàu rất cảm động tấm lòng tốt của những người cùng nòi giống Việt. Nhưng khoảng một giờ sau thì ghe Công an đến áp giải mọi người về đảo Phú Quy, tất cả được giam tại đó. Hôm sau tàu đưa mọi người về Phan Thiết. Sau khi vừa đặt chân lên bờ thì T được hướng dẫn thẳng đến nhà giam dành cho những người vượt biên bất hợp pháp!.
Sau một thời gian ở tù, T trốn trại, lặn lội về Sàigòn. T trở lại chợ trời buôn bán và có cuộc sống bình thường. Nơi đây, T gặp lại người bạn gái năm xưa và hai người lập gia đình. Năm sau, đứa con gái đầu lòng của T chào đời. Đến năm 1984, T được chị ruột bảo lãnh đến Canada. T phải đi một mình trước (vì hồ sơ bảo lãnh nầy đã làm từ lâu, lúc anh chưa lập gia đình). Sau đó T bảo lãnh vợ và con sang. Vợ chồng T được đoàn tụ và đã cùng nhau sống chung những ngày tháng hạnh phúc nơi xứ người. Nhưng những ngày êm đẹp ấy không được bao lâu, vì anh không thể thực hiện được nguyện vọng ước ao của người phối ngẫu: “ra nước ngoài là đi trên đống vàng” nên hai vợ chồng T phải chia tay. T đóng vai trò “gà trống nuôi con”. Hai mươi năm sau, đến năm 2010, T mới thật sự biết yêu, một tình yêu đúng nghiã, mặc dù đã vào tuổi xế chiều. T thật may mắn là đã tìm được một người bạn đời thật tốt, một người mà T luôn luôn qúi mến, thương yêu, và anh cũng tự hứa: Trong quãng đời còn lại, anh cố gắng làm một người chồng tốt và sẽ luôn luôn đem lại hạnh phúc đến cho người đàn bà mà anh yêu mến nhất. Người ấy là: BÀ XÃ THẠNH hiện nay.
Hôm nay ngày hai tháng sáu, nhân ngày giổ thứ 34 của anh chị NGÔ ĐỀ HIỂN cùng hai con. Bạn bè xin thắp nén hương dâng lên để tưởng nhớ đến anh chị và các cháu. Cầu xin hương linh anh chị và các cháu yên vui, thanh thản nơi phương xa và cũng kính nguyện hương linh những người đã chìm sâu trong lòng biển trong cuộc vượt biên đi tìm hai chữ TỰ DO được tiêu sinh, tịnh độ ở một nơi thanh tịnh đầy tình thương và tình người.......
*****
Chúc anh chị NGÔ ĐỀ THẠNH cùng các cháu luôn luôn được dồi dào sức khoẻ và mãi mãi hạnh phúc bên nhau. Cám ơn anh đã cho tôi cơ hội được nghe và được viết lên bài viết này để cùng chia sẻ với bạn bè khắp nơi, những người Việt tha hương trên toàn thế giới và cũng xin thắp nén hương để tưởng niệm những người đã bỏ mình, dưới lòng biển sâu, cũng như những người đã vùi thân xác nơi rừng thiêng nước độc trong lúc vượt biên đi tìm nguồn sống mới…

ĐỖ HỮU PHƯƠNG.
June 2013.

No comments:

Post a Comment