Thursday, August 10, 2017


 
 
San Jose, thêm một lần …
                                             Giao Chỉ - SJ
ANd9GcTmdxRjl_5vnI0CGEO36fKAVNLmjIuQoEzYI_vdAQVcpl9sEN_u
 
camonanh2.jpg
Ngày chủ nhật 6 tháng 8-2017 vừa qua,  khi chương trình Cám ơn Anh lần 11 mới mở đầu thì thành quả tài chánh đã đi được nửa đường. Ban tổ chức cho biết đã ghi nhận được từ các nơi quyên góp trước con số hết sức khích lệ là 700 trăm ngàn.
 
Năm vừa qua kỳ thứ 10 tổ chức tại miền Nam kết quả sau cùng là 1 triệu 300 ngàn. Năm nay, hy vọng tổng kết cuối tháng 8 có thể lên đến con số 1 triệu và 500 ngàn. Hơn 10 năm trước đại hội mở đầu tại Nam CA dù hết sức thành công nhưng cũng chỉ thu được hơn 200 ngàn.
 
Con đường đi của chương tình đã tăng dần theo thời gian. Danh sách các thương binh và quả phụ ghi nhận thêm ngày cũng gia tăng. Lòng người hưởng ứng cũng dâng cao và tiền quyên góp cũng vượt qua một triệu mỹ kim.
 
Đầu năm nay, lúc người còn khỏe mạnh chúng tôi có dịp hỏi thăm bà Hạnh Nhơn: “Từ đâu Bà mà có ý kiến đem nhu cầu quyên góp lên sân khấu, quy tụ các nghệ sĩ đưa lời ca tiếng nhạc kêu gọi thống thiết cứu trợ thương binh VNCH?”.
 
Người nữ quân nhân cao niên của không quân kể rằng: ”Sau khi thấy nghệ sĩ Nam Lộc tổ chức thành công việc gây quỹ xây tượng đài tại Bolsa, hội của bà đang khó nhọc gây quỹ nên cũng tìm cách đưa nhu cầu lên đại nhạc hội”.
 
Anh Nam Lộc hào hứng kể rằng một mình chẳng thế nào xây được tượng lính. Chính các cô Kỳ Duyên, Khánh Ly và Ý Lan đã cùng đứng ra kêu gọi các ca sĩ, các nhạc sĩ và các chuyên viên cùng hợp tác nên việc gây quỹ hai lần thành công mới có tiền dựng tượng.
 
Sân khấu chính là chiến trường và đại nhạc hội trở thành chiến dịch. Bà Hạnh Nhơn đã tìm thấy đường đi và nhờ nhà văn Huy Phương đến bầy tỏ nhu cầu với Nam Lộc. Dù chẳng phải là lính chiến nhưng cũng đã từng có quân số bộ binh, anh Nam Lộc với nhiều năm trong ngành xã hội đã biết nhiều chuyện đau thương của chiến binh ở lại nhất cả các thương phế binh và gia đình quả phụ. Anh bèn mời Trúc Hồ với Asia tham dự. Đại nhạc Hội Cám Ơn Anh lần đầu với nhiều thiếu xót khó khăn nhưng kết quả lại rất khích lệ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
 
Hơn 10 năm trước các phương tiện thô sơ vay mượn của anh em nghệ sĩ dùng làm phương tiện vận động truyền thông. Đâu có những sân khấu, những tiện nghi đầy đủ như Radio, TV vận dụng trực tiếp toàn thế giới như hiện nay! Hỏi chuyện, anh Nam Lộc đã nhận định rằng mỗi kỳ đều có những yếu tố thành công cần phải ghi lại. Lần này sự ra đi của bà Hạnh Nhơn, linh hồn của tổ chức đã để lại ảnh hưởng rất quan trọng. Tiền thiên hạ đóng góp như là một sự Hồi hướng cho tâm nguyện của người đứng đầu tổ chức suốt bao năm qua. Thêm vào đó yếu tố giới trẻ tham dự là một sự khích lệ lớn lao cho thế hệ đi trước.
 
Riêng hai phụ nữ trẻ của miền Texas không những vận động tài chánh hàng trăm ngàn mỹ kim từ nhiều năm qua, các cô còn đích thân về Việt Nam để tìm hiểu thực sự hoàn cảnh của các thương binh và quả phụ. Sự vận động nhiều năm tháng trên khắp thế giới trước khi đại hội khai mạc là nhu cầu vô cùng quan trọng và đã có kết quả cụ thể. Lẽ dĩ nhiên không thể quên được đề tài có chinh nghĩa và đã được nhắc đi nhắc lại hàng năm nên đồng hương hoàn toàn thông cảm và sẵn sàng đóng góp.
 
Khai-Mac-03.jpg?resize=1024,768&ssl=1
Tưởng niệm cố Trung tá Hạnh Nhơn trong lễ khai mạc. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
 
Nhờ có tiếng vang sẵn có, ảnh hưởng của truyền thông và có phương tiện tài chánh làm vốn nên đại hội có khả năng chuẩn bị tiếp vận chu đáo với sự đóng góp của hầu hết các hội đoàn. Hầu hết các ca sĩ đấu tranh đều tham dự cùng với các MC tên tuổi trong cộng đồng hải ngoại. Cờ vàng tràn ngập trên sân khấu và trên tay hàng chục ngàn khán giả. Hình ảnh bà Hạnh Nhơn với cánh tay vươn cao đã làm nhiều người rơi lệ thương tiếc trong giây phút tưởng niệm. Những bài ca đấu tranh thay nhau cất tiếng giữa những màn đấu giá hào hứng và lôi cuốn. Ngoài SBTN, các hệ thống truyền thông Việt Ngữ đều có mặt. Ngay sau khi đại nhạc hội bế mạc các bản tin và hình ảnh đã tràn ngập trên mạng lưới toàn cầu…                                               
 
Con số hy vọng thu được năm nay là 1 triệu và 500 ngàn mỹ kim nhưng với khoảng 15 ngàn cho đến 20 ngàn địa chỉ cần giúp đỡ thì số tiền cho mỗi người cũng chỉ là con số rất tượng trưng.
 
Luôn luôn vẫn còn những câu hỏi và vấn đề xưa cũ đã được nhắc lại. Làm sao xác định là thương binh của VNCH? Tại sao vẫn có người không nhận được và có người nhận được nhiều lần? Những ai sau gần nửa thế kỷ vẫn còn là quả phụ và cô nhi? Tất cả mọi vấn đề phức tạp vẫn được các nhân viên tình nguyện trong hội phải suy tư và giải quyết suốt cả thập niên.
 
Trên thực tế, không thể nào chắc chân có sự chính xác và công bình tuyệt đối. Lời Cám Ơn Anh đã vang vọng khắp nơi hàng năm, tất cả chỉ có giá trị tinh thần. Thời gian sẽ trôi qua, những chiến binh già không thương tật thì cũng qua đi như các chiến hữu thương binh. Những quả phụ một thời khăn tang trên mái đầu tóc xanh nay đã thành tóc bạc. Những đứa cô nhi thời chinh chiến nay đã trưởng thành. Không có ai là quả phụ và cô nhi suốt đời. Lời cảm ơn ở hải ngoại gửi về quê hương sẽ chỉ là món quà ân tình mà thôi.
Nhưng là món quà vô cùng cần thiết sau hơn 40 năm muộn màng...

No comments:

Post a Comment