Tuesday, January 31, 2017

Đọc báo NGƯỜI VIỆT online

Học luật Mỹ qua sắc lệnh cấm nhập cảnh của Trump
 January 31, 2017 Tổng thống Trump và sắc lệnh cấm nhập cảnh ngày 28/1/2017.
 Quỳnh Vi (Luật Khoa Tạp Chí) 
Tại sao sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump không nhắc đến một chữ “Hồi giáo” nào mà lại bị nhiều người cáo buộc là lệnh cấm nhập cảnh với người Hồi giáo? Lập luận của hai bên là gì? Toà án Mỹ có thể làm gì trong trường hợp này? Cùng Luật Khoa học luật Mỹ qua tình huống thú vị này. 
Nội dung của sắc lệnh là gì?
 Ngày 27/1/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành pháp (executive order) về di trú và nhập cư, có hiệu lực ngay lập tức. Nội dung của sắc lệnh này gồm mấy điểm như sau: 1. Tạm hoãn việc nhập cư Hoa Kỳ của tất cả người tỵ nạn (all refugees settlement) trong vòng 120 ngày. Người tỵ nạn gốc Việt Nam cũng nằm trong lệnh cấm này. 2. Chương trình nhập cư của những người tỵ nạn từ Syria bị hoãn vô thời hạn. 3. Công dân của 7 nước từ khu vực Trung Đông bao gồm Iraq, Iran, Syria, Yemen, Sudan, Libya và Somalia bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày. 4. Sắc lệnh cũng chỉ cho phép nước Mỹ nhận tối đa 50,000 người tỵ nạn trong năm 2017, giảm gần một nửa so với con số 85,000 người tỵ nạn được nhận vào năm 2016 dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. 5. Khi lệnh cấm này bắt đầu được thực thi, cho dù những công dân của 7 quốc gia nêu trên đã có visa du học, nghiên cứu, hay thậm chí là thường trú nhân và có thẻ xanh (green card holders/permanent residents) của Mỹ cũng không được phép nhập cảnh. 6. 
Tòa Bạch Ốc sau đó đã có tuyên bố là lệnh cấm này không áp dụng cho những người có thẻ xanh. Tuy nhiên, những người có thẻ xanh có thể sẽ gặp kiểm tra chặt chẽ hơn tại các cửa khẩu khi nhập cư vào Mỹ. Các tòa án liên bang Hoa Kỳ đã đưa ra những phán quyết gì? Đơn kiện đầu tiên liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cư của chính quyền Trump đã được Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nộp lên tòa liên bang của khu vực (federal district court) tại Brooklyn, tiểu bang New York ngày 28/1/2017. ACLU đã đại diện cho 2 công dân Iraq bị giữ tại sân bay quốc tế John F. Kennedy (JFK) và không được phép nhập cư vào Mỹ mặc dù đã có thị thực (visa). Một trong 2 người đó là ông Hameed Khalid Darweesh, 53 tuổi, một thông dịch viên đã làm việc trên 10 năm cùng quân đội Hoa Kỳ tại Iraq. 
Ông Darweesh đã được cấp thị thực nhập cảnh đặc biệt vì những đóng góp cũng như sự giúp đỡ của ông đối với đất nước Hoa Kỳ trong cuộc chiến tại đây. Thẩm phán Ann Donnelly là người đã đưa ra phán quyết đầu tiên ngày 28/1/2017, ban hành một lệnh hạn chế tạm thời (temporary restraining order) đối với sắc lệnh của Trump và không cho phép trục xuất gần 200 người đang bị giữ tại sân bay JFK. 
Vì sắc lệnh cấm nhập cảnh được ban hành bởi Tổng thống Hoa Kỳ, người đứng đầu nhánh hành pháp của liên bang, các đơn kiện liên quan đều phải được nộp cho tòa án liên bang. Hệ thống tòa án liên bang là nơi duy nhất có thẩm quyền (jurisdiction) đưa ra phán quyết về sắc lệnh này. Có ít nhất 3 thẩm phán liên bang khác từ các bang Massachusetts, California và Virginina cũng đã ban hành các lệnh hạn chế tạm thời tương tự như thẩm phán Donnelly trong cuối tuần vừa qua. 
Các thẩm phán cũng yêu cầu trong phán quyết của mình là những người bị giữ phải được phép gặp và nhận sự tư vấn của luật sư. Hàng trăm luật sư Hoa Kỳ đã tình nguyện giúp đỡ miễn phí cho những người tỵ nạn và nhập cư này. Những lệnh hạn chế tạm thời này chỉ có tính ngắn hạn và tòa sẽ sắp xếp một phiên xử trong một thời gian rất ngắn, thông thường là trong vòng 15 ngày trở lại. Các luật sư đại diện cho chính quyền Trump sẽ có cơ hội phản biện lại những lập luận từ phía nguyên đơn. Sau đó, tòa án sẽ quyết định xem có tiếp tục lệnh hạn chế và cần ban hành một lệnh hoãn thi hành cố định (permanent injunction) đối với sắc lệnh này hay không. 
Những lập luận bảo vệ sắc lệnh từ phía chính quyền Trump Trước tiên, chính quyền Trump cho rằng tổng thống có quyền tăng cường kiểm soát chính sách nhập cư khi quốc gia đang đối mặt với nguy hiểm. Họ đưa ra dẫn chứng là vào năm 2011, Tổng thống Obama cũng đã ban hành một sắc lệnh kéo dài thời gian xử lý hồ sơ thị thực và tăng cường kiểm soát hệ thống thẩm định dành cho người di dân và tỵ nạn từ Iraq trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ giữa hai sắc lệnh này. 
Sắc lệnh của Tổng thống Obama đã được ban hành khi hệ thống thẩm định cấp thị thực của Mỹ để lọt 2 người từng tham gia đặt bom khủng bố quân đội Hoa Kỳ ở Iraq. Vì e ngại cho một mối nguy hiểm tức thì nên lệnh kéo dài thời gian cấp thị thực cho công dân Iraq đã được ban hành. Mặc dù như vậy, sắc lệnh này cũng gặp phải sự phản đối của các tổ chức dân sự như Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) lúc đó. 
Tổng thống Trump và Tòa Bạch Ốc đã không sai khi cho rằng tổng thống – người đứng đầu chính quyền liên bang – có quyền ban hành các sắc lệnh liên quan đến vấn đề di trú và nhập cư. Theo luật liên bang, tổng thống có thể tạm ngừng việc nhập cư của một nhóm người nếu họ là thành phần “nguy hiểm” đối với quốc gia (“detrimental” to the nation). 
Trong lịch sử Hoa Kỳ, vào năm 1924, vì lý do “bảo vệ nước Mỹ” mà Tổng thống Calvin Coolidge đã từng ký ban hành Đạo Luật Di trú Johnson-Reed (The Immigration Act of 1924 – Johnson-Reed Act), cấm toàn bộ người di dân từ châu Á và định ra hạn ngạch rất thấp cho con số thị thực mà Hoa Kỳ sẽ cấp cho từng quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, người gốc Á châu tại Mỹ thời đó cũng không được nhập quốc tịch Mỹ. 
Trước đó, vào năm 1850, Quốc hội Mỹ cũng từng ban hành Đạo luật Ngăn chặn người Trung Hoa (Chinese Exclusion Act of 1850) cấm di dân từ Trung Quốc trong vòng 10 năm. Tuy vậy, tình trạng khắt khe của luật Di trú ở Mỹ được cải thiện rất nhiều trong thời kỳ Phong trào Dân quyền của thập niên 1960 do mục sư Martin Luther King, Jr. lãnh đạo. Cùng với Đạo luật Dân quyền năm 1964 (Civil Rights Act of 1964), Tổng thống Lyndon Johnson còn ký và ban hành Đạo luật Di trú và Nhập tịch năm 1965 (The Immigration and Naturalization Act of 1965). 
Đạo luật Di trú và Nhập tịch năm 1965 nghiêm cấm việc kỳ thị hay phân biệt đối xử người tỵ nạn và di dân đến Mỹ bằng chủng tộc, giới tính, nguồn gốc quốc gia, nơi họ sinh ra, hay nơi họ đang cư trú. Lập luận của phe phản đối sắc lệnh Các luật sư và những tổ chức phản đối sắc lệnh cấm nhập cư trước tiên dựa vào Đạo luật Di trú và Nhập tịch năm 1965 làm cơ sở pháp lý. 
Ngoài ra, những người phản đối cũng dựa vào Tu chính án số 1, số 5 và số 14 của Hiến pháp Mỹ làm lập luận pháp lý phản bác lại sắc lệnh của Trump. Sắc lệnh cấm nhập cảnh hạn chế việc nhập cảnh của một nhóm người di dân và tỵ nạn từ Trung Đông. Vì đa số người dân từ 7 nước này là người theo đạo Hồi, sắc lệnh cấm nhập cư cũng có vẻ như nhắm vào việc ngăn cản những người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ. 
Trả lời phỏng vấn chương trình The Brody File cùng ngày 27/1/2017, Tổng thống Donald Trump còn cho biết chính quyền của ông sẽ đề nghị một chế độ thẩm định và cấp thị thực dễ dàng hơn và chỉ dành riêng cho những người theo đạo Cơ đốc (Christians) tại Syria và những vùng Trung Đông có người Cơ đốc giáo bị bách hại. Lập luận của phía phản đối do đó cho rằng, dựa trên tinh thần nghiêm cấm các hành vi phân biệt tôn giáo và cản trở tự do tín ngưỡng của Tu chính án số 1 (Establishment Clause), sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump là vi hiến. 
Ngoài ra, quyền được hưởng quy trình tố tụng công bằng (Due Process Clause) của Tu chính án số 5 và quyền được bảo vệ công bằng (Equal Protection Clause) của Tu chính án số 14 cũng không cho phép chính quyền Hoa Kỳ ban hành bất kỳ đạo luật nào tước đi quyền hiến định của người dân mà không bảo đảm họ nhận được đầy đủ chuẩn mực về tố tụng một cách công bằng. 
Vì vậy, các luật sư từ ACLU và các tổ chức pháp lý khác cũng dựa vào 2 tu chính án này để phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh. Họ cho rằng nó vi hiến khi không đảm bảo đảm được chuẩn mực tố tụng và không bảo vệ công bằng cho người dân khi tạo ra một sự phân biệt đối xử với người Hồi giáo đến từ 7 quốc gia bị nêu tên, và cả đối với thân nhân của họ đang sống tại Mỹ. 
Nguyên tắc ra phán quyết của Tối cao Pháp viện Đến thời điểm hiện tại, phía Tòa Bạch Ốc và Tổng thống Trump cho biết sắc lệnh này không phải là sắc lệnh cấm người Hồi giáo (Muslim ban) và không có yếu tố kỳ thị người Hồi giáo hay đạo Hồi. Ngược lại, họ kiên quyết rằng đây là một sắc lệnh được đưa ra chỉ để bảo vệ cho sự an toàn của người dân Hoa Kỳ vì không có từ ngữ nào trong sắc lệnh trực tiếp cấm người theo đạo Hồi nhập cư. 
Tuy nhiên, một đạo luật bị tuyên là vi hiến không nhất thiết phải có ngôn ngữ phân biệt hay kỳ thị trong câu chữ. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã từng đưa ra tiêu chuẩn đối với những đạo luật bị kiện là vi hiến do phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc (race) hay quốc gia xuất thân (national origin) của một người. Theo đó, những đạo luật này không nhất thiết phải có ngôn ngữ phân biệt trong câu chữ. Một đạo luật có thể nhìn như là trung lập bên ngoài (neutral on its face), nhưng vẫn có thể bị kiện là vi hiến. 
Theo tiêu chí thẩm định của Tối cao Pháp viện, một đạo luật như vậy chỉ có thể bị tuyên là vi hiến nếu chứng minh là nó đã được ban hành với: 1) ý định kỳ thị (discriminatory intent), và 2) đã tạo ra một sự kỳ thị trong thực tế (discriminatory impact) đối với một nhóm người. Một án lệ của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ năm 1976 có thể dùng làm ví dụ. 
Vào thập niên 1970, Sở cảnh sát của thủ đô Washington D.C. quy định tất cả những ai muốn trở thành nhân viên cảnh sát ở đây đều phải trải qua một kỳ thi. Kết quả của việc thực thi quy định này là hầu như không có cảnh sát da đen được nhận làm. Trên văn bản thì Sở cảnh sát Washington D.C. không hề cấm hoặc giới hạn số lượng cảnh sát da đen.
 Thế nhưng quy định này vẫn bị kiện là vi hiến với lý do phân biệt dựa trên chủng tộc vì thực tế cho thấy số lượng cảnh sát da đen được nhận là quá thấp so với số cảnh sát da trắng. Đó chính là sự kỳ thị trong thực tế (discriminatory impact). Đến cuối cùng, vì phía nguyên đơn không chứng minh được quy định này có ý định kỳ thị (discriminatory intent) nên Tối cao Pháp viện đã phán là nó không vi hiến. (Xin xem thêm tại án lệ Washington kiện Davis). 
Trở lại với sắc lệnh ngày 27/1 của Tổng thống Trump. Chúng ta có thể giả định là Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng có thể áp dụng hai tiêu chí nói trên để đánh giá tính hợp hiến của sắc lệnh này. Đa số người bị cấm nhập cảnh là những người theo đạo Hồi đến từ 7 quốc gia bị nêu tên. 
Vì vậy, những người phản đối có thể lập luận rằng sự kỳ thị đối với người theo đạo Hồi xuất xứ từ 7 nước trên là điều sẽ xảy ra trong thực tế (discriminatory impact) khi sắc lệnh này được áp dụng.
 Ngoài ra, những lời tuyên bố trước đây của Tổng thống Trump và những cố vấn thân cận trong quá trình vận động tranh cử, hứa hẹn với cử tri sẽ cấm người Hồi giáo nhập cư cũng có thể được dùng để chứng minh là sắc lệnh cấm nhập cư được ban hành với một ý định kỳ thị (discriminatory intent). 
*** Sau cùng, chỉ có Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mới có thẩm quyền để đưa ra phán quyết chung thẩm về tính hợp hiến của sắc lệnh cấm nhập cảnh mà Trump đã ban hành. Có lẽ cũng vì thế mà Tổng thống Trump cho biết sẽ công bố người được đề cử vào chiếc ghế thẩm phán bỏ trống ở Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (từ khi thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào tháng 2 năm 2016) vào tối ngày 31/1/2017, sớm hơn hai ngày so với dự định ban đầu. 
Cuộc chiến pháp lý thật sự về sắc lệnh cấm nhập cảnh của tổng thống Trump, do đó, vẫn còn rất dài ở phía trước. 
 Tài liệu tham khảo:
Full text of Trump’s executive order on 7-nation ban, refugee suspension 
Brody File Exclusive: President Trump Says Persecuted Christians Will Be Given Priority As Refugees Open doors, slamming gates: The tumultuous politics of U.S. immigration policy 5 Questions About The Law And Trump’s Immigration Order 
Hồ sơ Darweesh kiện Trump của ACLU Trump’s immigration ban: 4 key questions answered 1965
 Immigration Law Changed Face of America The Immigration Act of 1924 (The Johnson-Reed Act) Constitution Allows Muslim Immigration Ban President Obama to Increase Refugees Admitted to U.S. by 30% 
Trump’s facile claim that his refugee policy is similar to Obama’s in 2011 
Donald Trump calls for “total and complete shutdown” of Muslims entering U.S. Án lệ Washington kiện Davis, 426 U.S. 229 (1976)
(Người Việt online)

Monday, January 30, 2017

TIN BUỒN


 Được tin buồn:



 Ông CAO ĐÌNH DANH

Pháp Danh: Từ Đức
Sinh ngày: 25/10/1931
Mạng chung ngày: Lúc 9 giờ sáng Chú Nhật mùng 2 Tết Đinh Dậu, tức ngày 29-1-2017 tại tư gia.
Hưởng thọ: 87 tuổi
Tang lễ sẽ được quàn tại nhà quàn Vĩnh Phước,
Điạ chỉ: 8514 Tybor Dr, Houston, TX 77074

Chương trình tang lễ:

* Thứ năm ngày 2 tháng 2-2017
- 4.30PM lễ Nhập Liệm- Thọ tang
- Thăm viếng đến 8.00PM
* Thứ sáu ngày 3 tháng 2- 2017
- 4.30PM Tụng kinh cầu nguyện.
- Thăm viếng đến 8.00PM
* Thứ bảy ngày 4 tháng 2-2017
- 10.00AM Lễ Di Quan - Hỏa táng
- Sau đó thỉnh Di ảnh-Hương linh về an vị tại Trung Tâm Phật Giáo chùa Việt Nam.

 ( Anh CAO ĐÌNH DANH trước đây làm trong văn phòng Đặc Ủy Trưởng Phủ ĐUTƯTB VNCH.
 Nhìn tấm hình chụp 9 người phần trên trang Web cách đây 3 tháng, anh Danh là người thứ 3 tính từ trái).

Sunday, January 29, 2017

Chuyện vui đầu năm

Người bán sách
Một người Sài Gòn vừa bị công an tống giam vào ngục. Trong lúc anh đang ngơ ngác thì các người tù khác vây quanh anh và hỏi :
- Tại sao anh bị vào tù ?
- Tôi là nhân viên bán hàng ở một tiệm sách và bị tù về tội đã bày trong tủ kính chân dung tổng bí thư Đỗ Mười.
- Như vậy có gì đáng bị tù đâu? Ngưỡng mộ lãnh tụ là tốt sao lại bị tù?
- Tại tôi vô tình đặt dưới chân dung tổng bí thư Đỗ Mười cuốn "Thằng Ngốc" của Dostoevski.
- Tại sao anh không làm kiểm điểm và xin lỗi, rồi dẹp cuốn "Thằng Ngốc" đó đi.
- Tôi đã làm như thế và thay vào đó bức ảnh chụp tổng bí thư và vợ cùng các con ông ấy.
- Như vậy càng quí chớ có tội tình gì đâu? - nhưng kỳ này tôi lại sơ ý đặt dưới bức hình đó cuốn sách "Gia Đình Bất Hạnh".
- Rồi sau đó ra sao ?
- Công an đến cảnh cáo tôi; tôi dẹp cuốn sách đó ngay và thay bằng bức hình của toàn bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam.
- Lần này anh có đặt phía dưới cái gì không?
- Có mới chết chứ! Tôi lại sơ ý để cuốn "Alibaba và 40 tên cướp" dưới bức hình của toàn bộ Chính Trị của đảng cộng sản Việt Nam. - Thế nên, anh bị họ đưa vào đây?
- Chưa, sau khi đút lót ít tiền, tôi được bỏ qua và lần này tôi để hình "Cu Hồ" vào đó.
- Thế thì tuyệt quá. Vậy tại sao anh còn bị đưa vào đây ? - Vì sơ ý, tôi đã để quên cuốn sách "Tên Trùm Mafia" dưới chân dung "bác".
HAHA.....

Thư VV CA

Anh Kiệt thân mến ,
Tôi thường xuyên đọc Trang Nhà của ACE mình . Rất vui khi thấy ACE mình lần hồi tham gia Trang Mạn bổ túc này như là một cảng tay nối dài của tờ Nội San Bạch Đằng khi nó còn có khả năng in ấn và lưu hành . Một lần nữa xin hoan nghênh anh đã bỏ công và thì giờ điều hành để Trang Mạn được tiếp tục hiện diện trên "diển đàn Tâm Tư" của ACE đồng nghiệp và chiến hữu .
Hôm nay là Ngày Mùng Một Tết , một ngày như mọi ngày . Nhưng nó lai rơi đúng vào weed-end, nên quí vị nào còn đi làm thì lấy ngày nghỉ cuối tuần này mà ở nhà "Ăn Tết" . Vợ Chồng tôi cũng Ăn Tết , còn nghỉ Ở Nhà thì nghỉ 365 ngày luôn vì chúng tôi đã về hưu . Ăn Tết là vợ tôi làm mấy món thức ăn chay để Cúng Tết và Rước Ông Bà , như mỹ tục của dân tộc mình . Chúng tôi làm đơn giản , nhưng cúng kiến trang trọng và thấy được một niềm vui thầm kín trong lòng .
Thân ái chào anh và chúc anh cùng gia quyến được mọi điều thuận lợi .
Vợ Chồng Võ Văn Ca

Thursday, January 26, 2017

Mấy Thoáng Hương Xa (VV Ca, Tiếp theo)

Tôi bằng lòng ngay vì đấy là 1 dịp tốt để tiếp cận tuyên vận trong giới sinh viên Pháp . Sau vài chuyến đi chơi như thế mà tôi cố gắng sấp xếp để thực hiên , Monique lại mời tôi đến thăm gia đinh Ba Má cô ở tận ngoại ô Paris . Tôi hẹn đón cô ở cửa Đại Học Kinh Tế , rồi chở cô về nhà ra mắt Ba Má cô . Hai Ông Bà rất tử tế , hiếu khách , đinh cư lâu năm ở Algérie mà người Pháp gọi là dân "Pied noir " . Sau khi Tổng Thống De Gaulle trao trả độc lập cho Algérie , sợ người Algérie trả thù , nên thành phần "Pied noir" phải hồi hương . Ba Má Monique và cô ta theo đoàn người trở về Đất Mẹ .
Tôi có "lộc ăn" , nên Ba Má Monique cũng lại thường xuyên mời tôi đến nhà để đải những bửa ăn vô cùng thân mật . Tôi cũng cảm thấy "số" tôi quá tốt , quá may mắn về "ngôi sao giao tế" này .
Để trả lễ cho đúng phép lịch sự trong quan hệ giao tế , tôi cũng đã chi ra khá bộn tiền cho quà cáp biếu xén , khi thì bánh trái , khi thì hiện vật kỷ niệm .
Chắc là tôi cũng có "số đào hoa" , diện mạo và "dáng đứng" tôi "hợp nhản" và có duyên với cô Monique nên cô thường quấn quít bên tôi ở Thư Viện , ở Trường Học , ở các cuộc meeting và ngay cả ở tại "appartement" của tôi khi cô hẹn đến chơi hay thông báo một điều gì quan trọng.
Cử chỉ quá thân thiện này của Monique đã làm cho Liliane phải chú ý và không bằng lòng . Liliane tìm cách gặp riêng Moniqua để bảo rằng tôi là "bạn thân riêng" của Liliane . Nàng không ngại gì yêu cầu Monique chấm dứt hành động "chiếm đoạt" như thế .
Tôi chẳng hề hay biết sự việc "éo le" này , nên cứ tiếp tục cuộc quan hệ bẹ bạn thân tình cùng 2 cô . Mãi đến khi Monique thấy tình hình không hay , gây nhiều phiền phức nếu cô tiếp tục chơi thân với tôi , nên Monique quyết định ký hợp đồng với Phái Bộ Văn Hóa Pháp đi sang Coote d'Ivoire dạy tiếng Pháp cho thanh niên Châu Phi theo chương trình hợp tác Văn Hóa.
Trước khi đi, Monique đến từ giả tôi và cho biết sự việc đáng tiếc này xảy ra giữa cô và Liliane trong giao tiếp  bè bạn với tôi . Tôi hết sức khâm phục cô Monique khi cô nói tôi rằng :" Chẳng ai có lỗi gì cả . Chẳng phải tại Liliane . Chẳng phải tại tôi mà cũng chẳng phải tại anh ."
Đặc biệt trong chuyến đi công tác ở Hòa Lan cùng với BCH Hội Ái Hữu Sinh Viên VN để tham dự Đại Hội Thanh Niên Thế Giới , tôi có đề nghị Liliane cúng đi . Cô ta chấp thuận . Tôi đưa cô ta về xin phép Cha Mẹ cô . Hai Ông Bà đồng ý , nhưng Bà Mẹ lại xin được đi cùng để tiện dịp đi du lịch luôn và hậu ý là trông chừng cô con gái . Tôi đành phải chấp nhận vì tế nhị . Chúng tôi mướn 1 phòng ở Khách Sạn cho 3 người chúng tôi . Khai thác ngay đêm đầu đến Amsterdam , tôi đề nghị Liliane và Mẹ cô mua vé chuyến "bateau-mouche" đi vảng cảnh toàn thành phố Amsterdame trên các con kênh chằng chịt chảy qua hầu hết các nơi trong Thủ Đô Hòa Lan . Trước khi chấm dứt cuộc dạo thuyền ban đêm , Ban Tổ Chức cho thuyền ghé trước 1 Taverne "Tửu Quán Bên Sông" , đưa du khách vào quán đải 1 loại rượu đặc sản Hòa Lan mà tôi không nhớ tên . Rượu có vị ngọt , nước rượu đặc như tròng trắng trứng gà đánh , màu trắng đục . Ngọt nhưng uống vào là nóng mặt ngay. Amsterdam nổi tiêng là Thành Phố Xe Đạp vì dân thành phố da số dùng xe đạp để di chuyển nhiều hơn là xe hơi . Nó cũng là Thành Phố chuyên mài  và bán kim cương nổi tiếng thế giới như Bruxelles của Bỉ . Có một chuyện vui trong chuyến viếng thăm bến cảng Rotterdam , phồ thịnh nhất thế giới , chúng tôi ghé vào 1 nhà hàng vùng biển để dùng bửa . Trong thực đơn có ghi món 
"Soupe de la Tortue marine " . Tôi thích "Seafood" liền "order " ngay món này . Nghĩ rằng mình sẽ "chơi" món thịt rùa cho lạ miệng . Khi anh "garçon " mang lên món "cháo rùa miền biển" thì tôi té ngữa . Chỉ là một chén nước canh trong , đặt trên một cái dỉa trên đó có một cái muổng bạc . Không thấy một "móng rùa" nào trong nước canh . Tôi âm thầm rắc 1 miếng muối , 1 miếng tiêu , chẩm rải "húp cháo rùa" như người sành điệu , mà lòng vời vợi buồn...cười !
Nhân dịp thuật lại chuyện 2 cô nữ sinh viên nước ngoài Liliane và Monique để trang trải một đoạn đường dấn thân của tuổi thanh xuân cho ACE mình , tôi nhân danh Lực Lượng Sinh Viên VNCH tại Pháp xin bày tỏ nơi đây lòng quí trọng và biết ơn vô vàn sâu xa 2 cô chiến hữu đã tiếp tay , đóng góp và cộng tác tích cực với tôi trong hoạt đông tuyên vận binh vực và bảo vệ chính nghĩa TỰ DO , DÂN CHỦ của Dân Tộc VN trong hàng ngũ sinh viên và nhân dân Pháp .

Vài lời thay Đoạn Kết .
Như tôi đã trinh bày trong bài "Ly Rượu Mừng" viết cho NS/BĐGT, số báo Kỷ Niệm Tết Đinh Dậu 2017 về cái Tết Mậu Thân 1968 đã làm cản trở và gây thiệt hại tài chánh cho Chương Trình Văn Nghệ Mừng Tết năm đó của Tổng Hội Sinh Viên VNCH vì sự tráo trở , gian manh , lừa đảo của VC vi phạm Thỏa Ước Hưu Chiến , mở cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ VNCH vào ngay những ngày Tết . Nhưng chúng đã thảm bại trước cuộc phản công của QLVNCH chỉ mấy ngày sau đó .
Chưa kịp khởi công thì "Ly Rượu Mừng" thành "Ly Rượu...Buồn" .
Tết Mậu Thân 1968 mở màn 1 bước leo thang mới của chiến tranh. Chính Phủ VNCH quyết định dùng toàn lực Quốc Gia để mở cuộc phản công "đại qui mô" nhằm tiêu diệt bọn VC mưu toan đánh chiếm cho được Miền Nam . Bộ Quốc Phòng ra lịnh Tổng Động Viên . 
Ở Pháp , tôi chưa kịp tổ chức cùng với Tổng Hội SV ăn mừng Chiến Thằng , lại nhận được lịnh của Phủ khẩn cấp hồi hương , trở về VN để "Đi Lính" . Tôi thầm nói đùa trong lòng để an ủi :"Phủ mình "bị bắt lính" còn đở khổ , còn đở mất mặt hơn là "bị lính bắt" trước đây . Một Cán Bộ Tình Báo Quốc Gia cũng là một chiến hữu cùng đấu tranh để bảo vệ nước non cũng giống như một anh Cảnh Sát Viên . Vậy mà 1 CBTB bị 1 CSV xét bắt theo lịnh "TB bắt theo TB" . Thế mới nói cuộc cờ này "không giống một con Giáp nào" .
Lịnh hồi hương gây cho tôi biết bao khó khăn , vô vàn "vấn đề" nan giải mà chỉ có mình tôi biết , mình tôi lo liệu : Hai Kế Hoạch chính đang tiến hành bị bỏ ngang . Các chiến hữu liên hệ như Cảm Tình Viên , Cộng Tác Viên , Tình Báo Viên bị bỏ rơi . Tôi phải giải thích như thế nào đối với anh em này mà họ đã dấn thân cộng tác với tôi vì nghĩa cả Quốc Gia . Tôi đành phải tổ chức những cuộc gặp gở từng anh em một để nói lời "gian dối" mà lòng tôi thì đau khổ biết là dường nào . Tôi giải thích rằng gia đình tôi đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến Tết Mậu Thân nên báo tin cho tôi biết . Tôi quyết định trở về VN tham gia đình và để biết được tình hình cụ thể. Trong một thời gian ngắn tôi sẽ trở qua Pháp và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường . Nhân đấy tôi có mua quà cáp biếu anh em và bảo họ "án binh bất động" , tạm thời đình chỉ công tác . Đợi tôi trở qua sẽ tính sau . Nói như vậy chứ tôi tin chắc rằng "Một đi là không trở lại" . Đúng như kiểu "Đồng Minh Tháo Chạy" mà TS Nguyễn Tiến Hưng đã nói trong quyển sach của ông .
Hồi hương khẩn cấp , vé máy bay của Phủ đã mua gởi qua ấn đinh sẳn ngày lên máy bay , tôi không thể thanh toán những việc riêng tư của tôi như về tài chánh , của cải , v.v... như tiền ứng trước 3 tháng để mướn nhà , chiếc xe hơi riêng tư của tôi mua cho "công vụ" , máy móc vật dụng sinh hoạt hàng ngày v.v... Tôi mang tặng cho bè bạn cái nào còn có giá trị , còn bao nhiêu thứ khác tôi bỏ lại , kể cả số tiền ứng để mướn nhà không thể lấy lại được theo luật định .
Còn phần các cuộc Tình Lãng Mạn mà cần thiết theo thể loại "Mấy Thoáng Hương Xa" , Phủ đã đương nhiên và vô tình giúp tôi có dịp "bỏ lửng" hay là "trốn chạy" , làm đúng theo nguyên tắc sách vở :"Tam Thập Lục Kế , Dĩ Đào Vi Thượng " ( Chính tả không biết có đúng không . Để xem lại ). Với các bạn gái người Pháp này , tôi lại cũng dùng cái "ngụy tích" gian dối nói trên là về VN thăm gia đình trong một thời gian ngắn rồi sẽ trở qua Pháp lại . Tôi tin chắc rằng các cô tin lời tôi  . Cuộc đời đưa đẩy mình đến hiện trạng như thế . Biết làm thế nào ?
HẾT . 
Võ Văn Ca .

Tuesday, January 24, 2017

Vài Hình Ảnh (NT Hiền gởi)

Các hình ảnh sau đây do anh Đạt chuyển theo e-mail gởi anh Hiền:
Anh Hiền thân,
Trước tiên tôi liên lạc với gia đình anh Tô văn Thanh thì con dâu ảnh cho hay là ba chồng con đã qua đời tháng chạp năm ngoái. Tôi quyết định gửi số tiền tương đương 50 USD để chia buồn cùng gia đình và để các con anh Thanh cúng giỗ cha. Tôi đã gửi qua bưu điện 1 150 000 vnđ ( thị trường 50 đỏ = 1.130 000 đ ) + cước phí cho con trai anh Thanh là Tô thanh Quyền và Quyền đã phone cho biết là đã nhận được tiền. Sáng chủ nhật tôi, Nguyễn văn Hiền và Ng v Trinh đã đến nhà thăm anh Võ công Chánh thì con gái anh cho biết là anh Chánh đã về quê |Vĩnh Long hai thàng rồi vì quá nhớ nhà. Tôi đã gửi 50 usd cho con gái anh Chánh đẻ Tết này gia đình về quê ăn Tết sẽ trao cho ảnh vui  Ảnh vẫn nằm liệt giưởng và nói năng khó khăn. Sau đó chúng tôi đi đến đường Đinh tiên Hoàng thăm anh Ng phước Hãi. Trên đường chúng tôi có ghé số 3 Bạch Đằng và đường Nguyễn Hậu chụp ảnh. Gia đình anh Hải thật thê thảm. Chị Hải là lao động chính phải nghỉ làm để ở nhà chăm sóc anh Hải còn con gái duy nhất của anh chị tuy tốt nghiệp đại học nhưng thất nghiệp chưa có việc làm ổn định. Thân chào, 
Đạt

Cổng Số 3 Bạch Đằng (ngày nay)


Cao ốc nằm ngay vị trí ban Q

Đường Nguyễn Hậu bây giờ là đường sách Ng v Bình


Từ phải qua -- Trinh, Hiền, Đạt, con gái thứ năm của anh Chánh

Anh Ng phước Hải và Ng v Trinh

Monday, January 23, 2017

Cơ chế nào ngăn Tổng thống Donald Trump dùng "Vali hạt nhân"

Mặc dù là người có quyền ra lệnh nhấn nút phóng vũ khí hạt nhân nhưng vẫn có những cơ chế ngăn cản tân Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh hủy diệt. 
 Quy trình một cuộc tấn công hạt nhân 
Thông thường, đòn tấn công hạt nhân chia làm 2 loại là chủ động tấn công hạt nhân và phản đòn hạt nhân. 
Loại thứ nhất là Mỹ chủ động tấn công hạt nhân vào các mục tiêu của đối phương. Kịch bản này diễn ra trong một thời gian dài, được cân nhắc kỹ lưỡng, vạch kế hoạch tấn công chi tiết, qua nhiều khâu chuẩn bị chu đáo rồi mới hạ quyết tâm tấn công. Trong kịch bản Mỹ vạch kế hoạch tấn công vào một quốc gia X nào đó thì có rất nhiều người liên quan đến quyết định tấn công hạt nhân của Tổng thống Mỹ. Khi đó, Phó Tổng thống, cố vấn an ninh quốc gia và nhiều thành viên nội các có thể sẽ góp mặt trong quá trình dẫn đến quyết định. 
Loại thứ 2 là Mỹ bị tấn công trước bằng vũ khí hạt nhân và ra quyết định phản đòn hạt nhân. Với phương án này, cuộc tấn công hạt nhân là kế hoạch bị động (mặc dù có thể đã diễn tập trước), thời gian chuẩn bị ngắn, quyết định được đưa ra trong thời khắc sinh tử của cả mình và đối phương. 
Trong tình huống diễn ra một mối đe dọa chiến lược tức thời đối với Hoa Kỳ, thời gian ra quyết định cực ngắn thì chắc chắn Tổng thống sẽ là người duy nhất thực hiện quyết định tấn công hạt nhân. 
Tuy nhiên, quyết định này vẫn phải dựa trên cơ sở là sự cảnh báo của Bộ quốc phòng về đòn hủy diệt của đối phương. Về quy trình tấn công hạt nhân, một khi đã quyết định phát động một cuộc tấn công hoặc phản đòn hạt nhân, trước tiên Tổng thống Mỹ sẽ sử dụng quyền của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang để lựa chọn mục tiêu cần hủy diệt của đối phương và phương án tấn công hạt nhân. Ngay khi xong thủ tục đó, quyền chỉ huy vụ phóng sẽ được trao cho Bộ trưởng Quốc phòng. Lệnh tấn công sẽ được chuyển tới Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và tới Phòng Chiến tranh của Lầu Năm góc. Sau khi qua các thủ tục ở Lầu Năm Góc, các mã xác nhận được niêm phong được gửi tới tổng hành dinh Sở chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ đóng tại căn cứ Offutt, bang Nebraska. Sau đó, lệnh tấn công lại được đưa đến đội thực hành, dùng mật mã đã được mã hóa. Mật mã này phải trùng khớp với mật mã đội thực hành đang giữ trong két sắt. Khi đó, cuộc tấn công mới chính thức bắt đầu, nhưng tên lửa vẫn chưa được phóng đi. Kíp điều khiển hai người sẽ tiến hành hàng chục bước nhằm kích hoạt hệ thống tên lửa, nạp dữ liệu mục tiêu, bảo đảm khả năng vận hành của tên lửa. Để tên lửa chính thức kích hoạt rời bệ phóng, mỗi người phải vặn hai chìa khóa của mình cùng lúc và giữ trong khoảng 5 giây. Các chìa khóa được đặt cách xa nhau, tránh việc một người có thể tự ra lệnh phóng. Điều gì có thể ngăn Tổng thống Donald Trump sử dụng “Vali hạt nhân”? 
Tuy thủ tục ra lệnh phóng từ xuất phát từ Tổng thống đến Lầu Năm Góc và xuống tới các đơn vị cơ sở có vẻ dài dòng, nhưng trên thực tế, chúng diễn ra rất nhanh bởi các hệ thống cơ bản đều được tự động hóa. Tuy nhiên, trong toàn bộ quy trình này, hoàn toàn có thể can thiệp để hủy lệnh phóng. Chuyên gia về cấm phổ biến hạt nhân Mark Fitzpatrick, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở Washington cho biết, quyền lực Tổng thống là tối cao nên không có quy trình kiểm tra hay hạn chế quyền lực của tổng thống khi ra quyết định tấn công hạt nhân. 
 Chuyên gia Cristina Varriale cho biết, về mặt lý thuyết, tân Tổng thống Donald Trump có đầy đủ quyền sử dụng năng lực hạt nhân và là người ra lệnh phóng, nhưng trên thực tế, một cuộc tấn công hạt nhân sẽ tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, từ trên xuống dưới. Việc triển khai một cuộc tấn công hạt nhân sẽ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người, theo thứ tự từ trên xuống dưới. Giữa khoảng thời gian ông ra lệnh và thời điểm vụ phóng được tiến hành, có những người khác liên quan và nhiều yếu tố khác khiến lệnh phóng có thể bị hủy. 
 Đầu tiên, theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ có thể tuyên bố Tổng thống “mất năng lực điều hành” để tước quyền lực của người đứng đầu Nhà Trắng. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, Phó Tổng thống Mỹ phải nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của nội các. Thứ hai, Tổng thống Mỹ sẽ ra quyết định tấn công hạt nhân và trao quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng chỉ huy vụ phóng vũ khí hạt nhân. 
Nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng có thể bất tuân lệnh, khiến vụ phóng bị trì hoãn. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi có sự can thiệp của Phó Tổng thống và Quốc hội. Hoặc nếu tự quyết định, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phải ngay lập tức giải trình lý do (ví dụ như vừa phát hiện cảnh báo sai về mối nguy hiểm đối với nước Mỹ), nếu không, điều này đồng nghĩa với một cuộc đảo chính và Tổng thống sẽ sa thải ông ta, thay thế bằng một Thứ trưởng Quốc phòng để tiếp tục vụ phóng. 
Quan chức cấp dưới của Tổng thống Mỹ hoàn toàn có thể chống lệnh - không phóng tên lửa hạt nhân Ngoài ra, lệnh phóng của có thể bị trì hoãn ở một trong các khâu thực hiện sau đó, do yếu tố con người hoặc do trục trặc về kỹ thuật. Như vậy là dù cú phản đòn hạt nhân được coi là có thời gian quyết định ngắn nhất và Tổng thống là người có quyết định tối thượng, nhưng giới lãnh đạo các nước cũng đều phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt nhất, trách nhiệm nhất về việc ra quyết định cuối cùng. 
Kết luận: Theo BBC, tính đến tháng 9/2016, nước Mỹ sở hữu 1.367 đầu đạn hạt nhân chiến lược, trong khi Nga sở hữu 1.796 đầu đạn, Trung Quốc có khoảng 200 đầu đạn và Anh là 20. Mỗi đầu đạn hạt nhân phân hướng, dẫn đường độc lập trong số này có sức hủy diệt khủng khiếp, hoàn toàn có thể xóa sổ một nước nhỏ. Do có quá nhiều nước hiện đang sở hữu vũ khí hạt nhân nên nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân là điều hoàn toàn có thể. 
Tuy nhiên, trên thực tế là điều này gần như không thể xảy ra, do các cường quốc đều ý thức được những hậu quả thảm khốc của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Do các cường quốc hiện đều có khả năng tấn công hạt nhân, cảnh báo sớm và đánh chặn tên lửa (phòng thủ tên lửa) cùng với cú “phản đòn hạt nhân” nên bất cứ ai sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên cũng có thể phải nhận đòn đáp trả ghê gớm, lâm vào tình trạng “lưỡng bại câu thương”. 
Bởi vậy, dù hiện có ít nhất 8 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng không có nước nào có chủ ý khởi động một cuộc chiến tranh hủy diệt. Trong trường hợp một cá nhân lãnh tụ có hành động vượt quá thẩm quyền, đe dọa đến an ninh quốc gia thì cũng sẽ có những chế tài nhất định để kiềm chế khả năng đó.
 Như vậy, thực tế là một cuộc tấn công hạt nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn có thể bị ngăn chặn, cho dù chỉ mình ông là người được ra mệnh lệnh. Ngay cả trong các đòn đáp trả hạt nhân, mặc dù thời gian là rất nhanh, nhưng mọi quyết định của ông Donald Trump, hay các đời Tổng thống Mỹ khác, cũng phải dựa trên những đánh giá ngặt nghèo về mức độ nguy hiểm của các cơ cấu quốc phòng.

Sunday, January 22, 2017

Bí ẩn chiếc "Vali hạt nhân"

Chiếc “Vali hạt nhân” huyền thoại mà các Tổng thống Mỹ luôn mang bên mình không hề có nút bấm phóng tên lửa hạt nhân. 
Vậy trong đó chứa đựng những gì?
 Quy trình tiếp nhận “Vali hạt nhân” của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump Đúng 12 giờ trưa 20/1 (tức 0h ngày 21/1 giờ Việt Nam), trước sự chứng kiến của Chánh án Toà án Tối cao John Roberts, tỷ phú Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ và chỉ 10 phút sau, ông đọc bài diễn văn đầu tiên trên cương vị Tổng thống. Theo tờ Financial View, vào lúc 12h15, một trợ lý quân sự của tân Tổng thống Mỹ sẽ nhận “Vali hạt nhân” và toàn bộ các thiết bị có liên quan từ nhóm của Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama. Và dĩ nhiên ngay sau đó, các mã số tương ứng của ông Obama đã được thay thế. 
 Tạp chí Mỹ Politico tiết lộ, theo thông lệ, một cuộc họp kín sẽ được tổ chức để ông Trump được hướng dẫn cách thức sử dụng thẻ mật mã và chiếc “Vali hạt nhân”. Thời điểm tổ chức cuộc họp đến nay vẫn được giữ bí mật vì những lý do về an ninh. Tuy nhiên, nhiều cựu Tổng thống Mỹ trước đây đã được các quan chức quân sự hướng dẫn sử dụng chiếc Vali này chỉ vài giờ trước lễ tuyên thệ, trong một phòng kín của nhà khách Tổng thống, số 1651-1653, đại lộ Pennsylvania, Washington, D.C, đối diện với tòa nhà Văn phòng điều hành của Nhà Trắng. Như vậy, nhiều khả năng ông Trump đã nhận được những thông tin cần thiết về “Vali hạt nhân” vào sáng sớm 20/1, trước khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Chuyên gia Anh Cristina Varriale cho biết rằng, ngay từ khoảnh khắc nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, ông Trump có quyền tiếp cận mã số hạt nhân và chính thức sở hữu quyền năng duy nhất tại nước Mỹ là phát động một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
 Chiếc “Vali hạt nhân” bí ẩn này luôn ở bên người ông Trump khi ông ở Nhà Trắng, đồng thời nó sẽ luôn được một trợ lý quân sự xách theo trong những chuyến đi của Tổng thống Mỹ. Ông Pete Metzger, người thường mang “Vali hạt nhân” trong thời kỳ tổng thống Mỹ Ronald Reagan cho biết rằng, thời gian từ lúc nhận cảnh báo đến lúc thực thi là rất ngắn (trong trường hợp khẩn cấp thì thời gian này chưa đến 15 phút) nên phụ tá phải luôn sẵn sàng. ảnh 1 Nhiều người lo ngại về nguy cơ hạt nhân khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ Thực chất về “Vali hạt nhân” và quy trình sử dụng nó Được mệnh danh là “Nuclear Football” (tức Quả bóng hạt nhân), “Vali hạt nhân” thật ra không chứa nút phóng vũ khí hạt nhân như người ta thường nghĩ. Chiếc vali huyền thoại này gồm một thiết bị chứa các mã nhận dạng Tổng thống và một số tài liệu có liên quan đến quy trình phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào một quốc gia khác.
 Theo cuốn sách “Breaking Cover” của cựu Giám đốc Văn phòng Quân đội thuộc Nhà Trắng là ông Bill Gulley, trong chiếc vali có bốn vật sau: Một cuốn sách bìa đen liệt kê các lựa chọn tấn công; một tấm thẻ có chứa mã xác thực để tổng thống xác nhận danh tính, một danh sách các hầm trú ẩn an toàn mà tổng thống có thể sử dụng và một bản hướng dẫn sử dụng Hệ thống Liên lạc Khẩn cấp. Khi quyết định phát động một cuộc tấn công hạt nhân, trước tiên Tổng thống Mỹ sẽ sử dụng đến cuốn sổ bìa đen dày 75 trang, in bằng mực đen và đỏ trong “Vali hạt nhân”. Cuốn sổ này giống như một “danh sách đen” chứa các mục tiêu cần hủy diệt của đối phương và các lựa chọn phương án tấn công hạt nhân để Tổng thống Mỹ lựa chọn. Theo ông Bill Gulley, cựu giám đốc Văn phòng Quân sự Nhà Trắng, sau khi đã lựa chọn mục tiêu và phương án tấn công, Tổng thống Mỹ sẽ xác nhận quyền Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang bằng cách sử dụng thẻ nhựa cứng. Chiếc thẻ cứng kỹ thuật số, kích thước 7,3x12cm, có biệt danh là "biscuit" (tức “Bánh quy”), chứa các mã số nhận dạng của vị Tổng thống Mỹ, tức Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang - người được phép ra lệnh phát động một cuộc tấn công hạt nhân. Bên cạnh thẻ cứng và sổ đen, “Vali hạt nhân” còn có một cuốn sách khác, trong đó là danh sách các địa điểm tuyệt mật làm nơi trú ẩn an toàn cho tổng thống trong tình huống chiến tranh hạt nhân cùng một văn bản dài 10 trang, hướng dẫn cách vận hành Hệ thống Liên lạc Khẩn cấp.
 Từ khi chiếc “Vali hạt nhân” ra đời, nó chưa bao giờ được sử dụng đến. Tuy nhiên, đến đời Tổng thống thứ 45 là ông Donald Trump thì trong nội bộ nước Mỹ và trên thế giới đã có nhiều ý kiến quan ngại về một cuộc chiến tranh hủy diệt, khi “Quả bóng hạt nhân” lọt vào tay vị tỷ phú Mỹ, từng gây sốc vì nhiều phát ngôn bốc đồng. ảnh 2 “Vali hạt nhân” sẽ luôn được mang theo bên cạnh Tổng thống Mỹ Sự lo ngại về chiếc “Vali hạt nhân” trong tay Tổng thống Trump Chuyên gia Anh Cristina Varriale nói rằng, dường như tân Tổng thống Mỹ “chưa hiểu biết nhiều về vũ khí hạt nhân và hậu quả của nó”, còn kênh truyền hình Mỹ CNN bình luận rằng: “Không phải ai cũng thấy thoải mái với ý tưởng ông Trump nắm quyền chỉ đạo đối với “Vali hạt nhân””. Ngay cả Tổng thống vừa mãn nhiệm Barak Obama cũng từng bày tỏ sự lo ngại về việc này. Hồi đầu tháng này, phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Durham, Bắc Carolina ông Obama từng nói: “Làm sao bạn có thể tin tưởng ông ấy với các mã hạt nhân? Bạn không thể tin tưởng được”. Ông Bruce Blair, cựu sĩ quan về tên lửa hạt nhân và là người ủng hộ bà Clinton cũng nói rằng, mối lo ngại về Tổng thống Donald Trump là có thực, bởi vị tỷ phú Mỹ đã “hết lần này đến lần khác thể hiện mình là một người dễ nổi nóng, dễ bị đả kích và luôn trong tình trạng phòng thủ”. 
Trong bài viết trên tờ Politico, vị chuyên gia Mỹ nhận định rằng, nếu một cuộc khủng hoảng hạt nhân nảy sinh, “tính cách thất thường và không ổn định của ông Donald Trump khiến ông không mấy được tin cậy về khả năng đưa ra quyết định đúng đắn cho nước Mỹ”. Ngay cả các tuyên bố của ông Trump trong quá trình tranh cử cũng khiến giới chức chính trị và quân sự thế giới lo ngại. Ông Trump đã từng phát biểu trên MSNBC hồi tháng 3/2016 là có thể sử dụng cả vũ khí hạt nhân nếu tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tấn công nước Mỹ. 
Ngoài ra, tân Tổng thống Mỹ cũng từng khuyên các đồng minh như Nhật Bản tự trang bị vũ khí hạt nhân cho riêng mình nếu họ không chịu đóng góp nhiều hơn vào chi phí để quân đội Mỹ bảo vệ các đồng minh. Điều này khiến cho nhiều chính khách và chuyên gia nhận định rằng, ông Trump chưa ý thức được hết những hậu quả khủng khiếp của vũ khí hạt nhân và có thể sử dụng nó trong một giây phút “bốc đồng” nào đó, khiến không chỉ đối thủ mà cả nước Mỹ lãnh hậu quả khủng khiếp.
 Vậy ông Trump có thể sử dụng quyền lực hạt nhân của mình như thế nào, và ai hay điều gì có thể ngăn chặn ông phát động một cuộc tấn công hạt nhân?

Saturday, January 21, 2017

Mấy Thoáng Hương Xa (tiếp theo) - VV Ca

Khai thác mọi sở thích của cô ta để khả dỉ làm thỏa mãn cô ta trong mức độ khả thi của tôi nhằm buộc nàng phải đáp lại bằng cách giúp tôi phân phát những tài liệu , sách báo tuyên vận cho bè bạn người Pháp quen thuộc của nàng ở giai đoạn đầu  và sau đó tiến dần đến thành phần sinh viên trong lớp trong lớp học rồi cả Trường Luật Khoa .
Sau mỗi công tác phân phát tài liệu , truyền đơn , sách báo , tôi đều mời Liliane đi ăn một bửa cơm VN ở các nhà hàng VN trong Paris , như ăn Phở , Chả giò , thit heo kho , thị bò xào củ hành , gà luột chấm sauce tau-vị-yểu đậm đặc "gou^t" người Tàu , heo quay v.v... 
Khi đã quen thân và sẳn sàng hợp tác hoạt động cùng tôi thì không có 1 cuộc dạ vũ , liên hoan , meeting hay buổi thuyết trình chính trị về vấn đề VN do Tông Hội Sinh Viên tổ chức mà tôi không đưa Liliane đến tham dự sau khi nhờ nàng đưa giấy mời cho bè bạn và phân phát cho sinh viên trong lớp của nàng để họ đến xem hay dự thính .
Để đáp lại sự tế nhị và những hành động phục vụ của tôi , cũng như để tỏ sự thân tình , Liliane mời tôi đến chơi nhà nàng và cũng để "ra mắt" Ba Má Liliane như là một người bạn trai quen thân cùng học một trường .
Liliane không có xe hơi , nên tôi thường đưa nàng bằng xe hơi của tôi đến chơi nhà tôi hay đưa nàng về nhà.
Xin mở dấu ngoặc ở đây để nói về chuyện chiếc xe hơi của tôi  khi tôi hoạt động ở Pháp trong thời niên thiếu . Leo lên máy bay sang Pháp , Phủ BĐ kgoong cho tôi "một cắc" dính tuối . Biết  Phủ ta lúc ấy quá nghèo , tôi xin tiền Ba tôi để đổi ra đồng Franc với số lượng qui định hạn chế của Sở Hối Đoái mà hiện nay tôi không nhớ là bao nhiêu . Sang Pháp rồi mới thấy nhu cầu di chuyển trong công tác hêt sức là cần thiết mà phương tiện bắt buộc là xe hơi . Số tiền ít ỏi Ba tôi cho phải dành cho việc mướn nhà và sinh sống . Phương tiên duy nhất tôi có thể dùng là "Métro" nên thật bất tiện và vất vả . May là khoảng 4 tháng sau , Phủ mình chuyển sang cho tôi tiền lương do anh Đại Úy NGH. mang từ bên Đức sang. Tôi liền trích ra một phần để mua một chiếc xe hơi "occasion" hiệu Dauphine ọp ẹp mà tôi gọi là con ngựa già "xập-kỷ-nình", giá rẻ để tôi mới có đủ tiền . Dung được một thời gian con ngựa già sinh ra "vấn đề en panne" này nọ . Có tiền lương hàng tháng , vừa chi phí cho đời sống của mình vừa chi phí cho công tác của Phủ đề ra , đúng là trong hoàn cảnh "ăn cơm nhà , làm công vụ" mà lúc bấy giờ tôi cho là "điều đương nhiên" . Gia bần tri hiếu tử. Thế mà tôi vẫn dành dụm được một số tiền đủ để mua một chiecs xe hơi mới toanh, hiệu Ford TAUNUS, sản xuất ở Đức . Phải mới để bảo đảm không nằm đường như chiếc Dauphine và có thể chạy nhanh theo kịp đoàn xe của Phái Đoàn Sinh Viên của Tổng Hội khi đi công tác ra khỏi nước Pháp ở các nước Châu Âu như Thụy Sĩ , Đức , Hòa Lan v.v..
Tôi sử dụng chiếc xe mới này để chở cô  Liliane công tác cùng với tôi và thỉnh thoảng , nếu có dịp , đưa Liliane về tận nhà cô . Thế là tôi đóng vai trò một "Petit Prince au service de la Blanche Neige") .
Đến thăm Ba Má Liliane lần đầu này , chúng tôi hẹn gặp nhau ở Thư Viện Chatelet, rồi từ đấy tôi chở cô ta về nhà Ba Má cô ta ở đường Courcelles-Paris 8 ème . Ba của Liliane thường hay vắng nhà vì phải đi giao dịch làm ăn ở các tỉnh . Chỉ có Mẹ nàng là ở nhà thường trực . Bà hưu trí non , ở nhà lo viếc nội trợ và thêu thùa kiếm thêm thu nhập và cũng để mua vui . Appartement của gia đình Liliane ở rất rộng , có nhiều phòng , nên Ba Má Liliane cho gia đinh Dì Dượng , tức là em gái của Mẹ nàng , ở chung . Dì Dượng nàng có 1 người con gái tên Diane , trạc tuổi Liliane , làm thư ký cho một xí nghiệp nào đấy . Tôi cũng có dịp tiếp xúc với cô này nhiều lần khi tôi đền chơi nhà Liliane vào cuối tuần . Cô ta vui vẻ , lịch sự , xuề xòa , dễ bắt chuyện . Người tròn trịa , to con . Ví đã đi làm nên rất chú ý chưng diện áo quần và trang điểm son phấn . Cô Diane cũng thích nghe tôi kể chuyện về đất nước , về lịch sử , về văn hóa Việt Nam khi tôi có dịp trình bày vấn đè này trước gia đinh Liliane sau mỗi bửa cơm trưa mà tôi được mời tham dự .
Bà Mẹ Liliane thích làm bếp nên thường mời tôi đến dùng cơm cùng gia đình bà .Thực ra , bà chuẩn bị bửa cơm chính là cho tôi và Liliane. Ít có mặt chồng bà ở nhà . Bà không muốn ngồi ăn chung với chúng tôi mà chỉ thích phục vụ , đi tới đi lui , lo chuẩn bị các món ăn , thức uông . Bà lại có cái thú là đi uông café ở một nhà hàng đặc biệt theo truyền thống cổ điển người Anh ở gần nhà bà . Café phải thật nóng , ép "express " thật đậm . Cho nên tôi cũng thường mời bà cung Liliane đến uống café tại nhà hàng này . Mỗi lần chúng tôi bước vào là đa số thực khách đều chú ý liếc nhìn chúng tôi , dĩ nhiên một cách kín đáo , tế nhị . Có lẽ do tôi là người Châu Á mà lại thân quen với một cô gái Châu Âu trẻ đẹp , có Bà Mẹ đi kèm  mà tôi lễ phép dìu dắc bà như bổn phận một kẻ hậu sinh theo đạo nghĩa tôn kính bậc trưởng thượng của dân tộc VN mình . 
Bà và Liliane rất hảnh diện về nguồn góc người ÁO của mình . Thường nhắc về Thành Phố Vienne , có dòng sông DANUBE xanh biếc , nên thơ , được các văn nhân , nghệ sĩ ca tụng , như qua bản nhạc bất hủ "Le beau Danube bleu" của nhạc sĩ người Áo Johann STRAUSS sáng tác .
Nước Pháp cũng thích cái nét trử tình của nước Áo , thể hiện qua bộ phim "Công Chúa SISSI" do nữ tài tử người Áo Romy SCHNEIDER đóng vai chính . Cô nữ tài tử này cũng có đôi mắt xanh lơ như đôi mắt của Liliane . Mẹ của Liliane cũng kể cho tôi biết những nỗi gian truân đày nguy hiểm của gia đình bà trong thời gian nước Áo bị quân Đức Quốc Xã HITLER xâm chiếm , mơ chiến dịch lùng bắt người Áo có đạo Do Thái như gia đinh bà . Cho nên gia đinh bà phải trốn chạy lánh nạn sang Pháp đến năm lần bảy lược , qua nhiều đoạn đường chong gai, gian khó , hiểm nghuy . Do đó bà ghét chiến tranh xâm lược , yêu chuộng hòa bình công chính .
Dựa theo tinh thần chống Công Sản và chông chiến tranh của gia đình Liliane phù hợp với lập trường quốc gia của mình , tôi cũng trinh bày về lòng yêu chuộng hòa bình tha thiết của nhân dân VN , vì suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc VN phải chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược liên tục từ phương Bắc , tức là nước Tàu . Tôi kể những anh hùng dân tộc trong chiến tranh bảo quốc của các giòng họ tên tuổi như Đinh, Lê, Ký , Trần . Nhân đây tôi cũng nhấn mạnh về vai trò Phụ Nữ VN , từ Thế Kỷ thứ III , đã được giải phóng để sánh vai cùng nam giới trong những công tác xã hội cũng như trên chiến trường mà có lúc đã thăng đén cấp lãnh đạo chỉ huyvaf được tôn vinh thành Nữ Hoàng như Hai Bà Trưng , bà Triệu Ẩu . Có cả Bà Thủy Sư Đô Đốc Bùi Thị Xuân của vua Nguyễn Huệ tưng chiền thăng quân xâm lược nhà Thanh Trung Quốc . Tôi cũng không quên nói về Phụ Nữ trong Văn Học nổi tiêng như Bà Huyện Thanh Quan , Bà Hồ Xuân Hương v.v...
Tôi còn nhớ có một anh bạn cho tôi mượn quyển "Đêm nghe tiếng súng đại bác" của nữ văn sí Nhả Ca . Tôi đọc quyển tiểu thuyết này với nhiều xúc cảm , tự nhiên rưng rưng nước mắt . Có lẽ tôi hình dung về cảnh khổ trong chiến tranh huynh đệ tương tàn vô lý do CSBV gây ra , dày xéo Miền Nam hiền hòa của mình . Tôi đem quyển sách này theo mỗi lần tôi tới viếng thăm gia đình Liliane , thường thì vào cuôi tuần . Tôi cố gắng dịch ra Pháp ngữ, lần lượt hết quyển sách của Nhả Ca để gia đinh Liliane và gia đinh Bà Dì của cô ta biết rõ được những đau khổ , những gian truân , những nguy hiểm mà nhân dân Miền Nam VN phải gánh chiujtrong cuộc chiến xâm lược của CSBV và thấy được cái ước vọng hòa binh chân chính của dân tộc VN nó to lớn biết là dường nào.
Sự quan hệ giữa tôi và gia đình Liliane ngày càng thân tình . Bà Mẹ Liliane rất băng long con gái bà kết thân với tôi . Khi có điều kiện thuận thiện ,trong những ngày lễ nghỉ , Bà đề nghị tôi chở Liliane và Bà đi "pique-nique"ở các thắng cảnh vùng phụ cận Paris như Chateau Parc de Sceaux,
rừng Fontainebleau, Cung Điện Versailles v.v... Đến nơi vảng cảnh , lúc nào Bà cũng ngồi giữ đồ đạt "pique-nique" như thức ăn , thùng dụng cụ, chén dỉa , couverts v.v... Còn Liliane và tôi thì tự do dắc tay nhau đi du ngoạn mãi tận trong "rừng sâu" , tha hồ cho Liliane ôm ấp và trao cho tôi những nụ hôn thật nồng nàn . Đối lại , tôi là một chàng trai trong tuổi thanh xuân khó mà cưởng lại sự cám dỗ của những cử chỉ thân thương này của người bạn gái mà minh đã mang nặng mối ân tình . Dĩ nhiên là tôi cũng phải trả lại cho Liliane những nụ hôn còn thắm thiết hơn . Tôi đã phải buộc miệng nói rằng :"Je t'aime de tout mon coeur" để bày tỏ chân thành tình cảm mình lúc ấy .
Nhưng ngay sau đó tôi lại thấy lòng mình vấn vương một niềm ái nái, ngại ngùng là vì hiện tôi đã có người yêu là Diễm , một nữ sinh viên VN , cũng là một chiến hữu cận kề quá đổi thân thương . Thế rồi tôi cố giữ khoảng cách trong mức độ đủ để duy trì mối thâm tinh cao nhất giữa tôi và Liliane . Không những tôi yêu thương Diễm mà còn quí trọng nàng vì những yểm trợ đắc lực cho công tác của tôi và những trợ giúp thiết yếu cho cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của tôi . cho nên tôi đều thố lộ và trình bày cho Diễm sự giao tiếp giữa tôi và Liliane rất cần thiết cho công tác tuyên vận trong giới sinh viên Pháp . Dĩ nhiên vì tế nhị tôi không thể nói hết diển biến tình cảm  thân thương ngày càng sâu đậm đối với Liliane mà tôi khó thể tránh được .
Lại một chuyện tình cảm khác bủa vây quanh tôi mà tôi phải dùng chữ "Mấy Thoáng Hương Xa", chứ không phải là Một Thoáng Hương Xa .
Câu chuyện là Liliane có một số bạn gái cùng lớp được cô thướng xuyên phân phát sách báo, tài liệu chính trị của lực lượng Sinh Viên Quốc Gia , trong đó có một nữ sinh viên tên Monique . Cô này sau khi xem các sách báo nói trên của chúng tôi nhiều lần đã tỏ ra có cảm tinh với nhóm sinh viên VN Quốc Gia mà tôi là một đại diện tiêu biểu được Liliane giới thiệu với Monique . Cô ta liền kết thân với tôi , tới lui gặp gở tôi ở Thư Viện hay ở Trường Đại Học Kinh Tế để trao đổi chinh kiến hay thông tin này nọ . Cô Monique cũng có một nhóm bè bạn sinh viên thân khác của cô . Nhóm này cũng thường đi chơi chung với nhau vào cuối tuần . Một hôm Monique muốn tôi cùng đi tổ chức "pique-nique" với nhóm cô ở Bois de Boulogne nên cô rủ tôi tham dự. Tôi băng lòng ngay.

(Còn tiếp) . Võ Văn Ca .

Friday, January 20, 2017

Tòan văn bài phát biểu nhậm chức của TT. Donald Trump

 Xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu nhậm chức của TT. Donald Trump. 

Thưa Chánh án Roberts, Tổng thống Carter, Tổng thống Clinton, Tổng thống Bush, Tổng thống Obama, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới, xin cảm ơn. Các công dân Mỹ chúng ta nay cùng nỗ lực để xây dựng lại đất nước, hồi phục lời hứa cho tất cả dân tộc. Cùng nhau, chúng ta sẽ quyết định con đường đi của nước Mỹ và thế giới trong nhiều năm tới. Chúng ta sẽ đối diện thử thách. Sẽ đương đầu khó khăn. Nhưng chúng ta sẽ làm được. Cứ mỗi bốn năm, chúng ta lại cùng bước lên các bậc này để thi hành cuộc chuyển giao quyền lực trật tự và hòa bình. Chúng ta biết ơn Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama vì sự giúp đỡ chân thành trong quá trình chuyển giao. Họ thật tuyệt. Xin cảm ơn. Nhưng buổi lễ hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Vì hôm nay không phải là sự chuyển giao quyền lực từ người này sang người kia, một đảng này sang đảng khác, mà là sự chuyển giao quyền lực từ Washington sang cho nhân dân Mỹ.
 Từ quá lâu, một nhóm nhỏ tại thủ đô đã thu nhận phần thưởng của chính phủ, còn nhân dân gánh chi phí. Washington phát triển nhưng nhân dân không được chia sẻ của cải. Các chính khách giàu to nhưng việc làm ra đi, nhà máy đóng cửa. Giới cai trị tự bảo vệ mình nhưng không bảo vệ công dân đất nước. Thắng lợi của họ không phải là thắng lợi của các bạn; vinh quang của họ không của các bạn; và khi họ ăn mừng ở thủ đô, chẳng có mấy điều đáng ăn mừng cho các gia đình nghèo khắp nước.
Tất cả thay đổi - tại đây, lúc này, vì khoảnh khắc này là của các bạn. Nó thuộc về những người có mặt tại đây hôm nay, và những ai đang theo dõi trên toàn nước Mỹ. Đây là ngày của các bạn. Đây là lễ ăn mừng của các bạn. Và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là đất nước của các bạn. Điều thực sự quan trọng không phải là đảng nào kiểm soát chính phủ, nhưng liệu chính phủ có do nhân dân kiểm soát không. Ngày 20/1/2017 sẽ được nhớ như ngày nhân dân trở thành người cai trị đất nước này một lần nữa. Những người dân bị lãng quên sẽ không còn bị như thế. Mọi người đang lắng nghe các bạn. Hàng chục triệu người đã trở thành phong trào lịch sử mà thế giới chưa từng thấy. Ở trung tâm phong trào này là niềm tin quan trọng: rằng một quốc gia tồn tại là để phục vụ công dân. Người dân Mỹ muốn trường tốt cho con, khu nhà an toàn cho gia đình, và việc làm tốt cho họ. Đây là những đòi hỏi công bằng, chính đáng của công chúng. Nhưng với quá nhiều công dân, là một thực tại khác: Mẹ con trói chặt trong nghèo đói ở thành thị, các nhà máy gỉ sét như bia mộ trên đất nước, hệ thống giáo dục thừa tiền nhưng không đem lại kiến thức cho sinh viên trẻ đẹp của chúng ta, tội ác, băng đảng, ma túy cướp đi quá nhiều mạng sống, cướp đi bao tiềm năng đất nước. Sự tàn sát nước Mỹ này dừng lại tại đây, ngay bây giờ.
 Chúng ta là một quốc gia - nỗi đau của họ cũng là của chúng ta. Giấc mơ của họ là của chúng ta, thành công của họ cũng là của chúng ta.
 Chúng ta chia sẻ một con tim, một mái nhà, một định mệnh vinh quang. Lời thề nhậm chức của tôi hôm nay là lời thề trung thành với mọi người Mỹ. Suốt nhiều thập niên, chúng ta đã làm giàu cho công nghiệp nước ngoài, làm hại cho Mỹ. Các đội quân được bao cấp của các nước, làm quân đội ta suy yếu.
 Chúng ta bảo vệ bờ cõi nước khác nhưng từ chối bảo vệ mình. Bỏ hàng ngàn tỉ đôla ở nước ngoài, còn hạ tầng của Mỹ rơi vào suy thoái.
Chúng ta giúp các nước giàu có, còn của cải, sức mạnh, tự tin của quốc gia biến mất. Nhà máy này tới nhà máy khác đang biến khỏi đất nước chúng ta, không hề nghĩ cho hàng triệu người lao động Mỹ. Sự giàu có của giới trung lưu đang bị tước đoạt từ gia đình họ và chia sẻ trên khắp thế giới. Nhưng đó là quá khứ. Nay chúng ta chỉ nhìn tới tương lai.
 Chúng ta có mặt hôm nay, ra lời hiệu triệu được nghe ở mọi thành phố, thủ đô hải ngoại, mọi hành lang quyền lực. Từ hôm nay, viễn kiến mới cai trị đất ta. Từ lúc này, chỉ có Hoa Kỳ trên hết. Mọi quyết định về thương mại, thuế, di dân, ngoại giao, sẽ có để làm lợi cho người lao động và gia đình Mỹ.
Chúng ta phải bảo vệ biên giới khỏi sự tàn phá của các nước đang làm sản phẩm của ta, ăn cắp công ty của ta, hủy hoại việc làm của ta. Bảo vệ sẽ dẫn tới thịnh vượng và sức mạnh. Tôi sẽ chiến đấu cho các bạn bằng mọi hơi thở, sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng. Hoa Kỳ sẽ bắt đầu chiến thắng, như chưa từng.
 Chúng ta sẽ đem về việc làm. Đem về biên giới. Đem về của cải. Và đem về những giấc mơ. Chúng ta sẽ xây những con đường mới, xa lộ, cầu, sân bay, đường hầm, đường tàu hỏa trên đất nước tuyệt vời của ta.
 Chúng ta sẽ đem về việc làm. Đem về biên giới. Đem về của cải. Và đem về những giấc mơ. Chúng ta sẽ giúp người dân không phải xin trợ cấp và trở lại làm việc. Xây dựng lại đất nước với đôi tay Mỹ và lao động Mỹ.
 Chúng ta sẽ theo hai nguyên tắc cơ bản - mua hàng Mỹ và thuê người Mỹ. Chúng ta sẽ tìm kiếm tình bạn và thiện chí với các nước, nhưng với sự hiểu biết rằng các nước có quyền ưu tiên cho lợi ích của mình.
 Chúng ta không muốn áp đặt lối sống lên ai, nhưng để lối sống của ta tỏa sáng như tấm gương cho mọi người.
 Chúng ta sẽ củng cố các liên minh cũ, thành lập liên minh mới, đoàn kết thế giới văn minh chống lại nạn khủng bố Hồi giáo cực đoan, mà chúng ta sẽ xóa bỏ hoàn toàn khỏi trái đất này. Ở cội rễ chính trị của chúng ta sẽ là sự trung thành tuyệt đối với Hoa Kỳ, thông qua sự trung thành với tổ quốc, chúng ta sẽ tìm lại sự trung thành với nhau. Khi bạn mở lòng cho tình yêu nước, sẽ không có chỗ cho thiên kiến. Kinh thánh bảo, "thật tốt và dễ chịu khi nhân dân của Thượng đế sống đoàn kết".
 Chúng ta phải nói thật, tranh cãi khác biệt chân thật, nhưng luôn tìm kiếm đoàn kết. Khi Hoa Kỳ đoàn kết, không ai cản được Hoa Kỳ. Đừng có sợ - chúng ta được bảo vệ, và sẽ luôn được bảo vệ. Khi Hoa Kỳ đoàn kết, không ai cản được Hoa Kỳ.
Chúng ta sẽ được bảo vệ nhờ những con người vĩ đại của quân đội, chấp pháp, và quan trọng nhất nhờ Thượng đế. Sau chốt, chúng ta phải nghĩ những điều to lớn, mơ những giấc mơ to lớn hơn. Tại Mỹ, chúng ta hiểu một quốc gia chỉ sống khi nỗ lực.
Chúng ta sẽ không còn chấp nhận các chính khách chỉ nói mà không làm, lúc nào cũng than vãn mà chả làm gì. Đã hết thời gian để nói trơn. Nay là giờ khắc hành động. Đừng để ai bảo các bạn là không làm nổi đâu. Không thử thách nào đứng vững trước trái tim, tranh đấu và tinh thần nước Mỹ.
 Chúng ta sẽ không thất bại. Đất nước sẽ lại phát triển.
Chúng ta đang ở trước thời khắc thiên niên kỷ mới, sẵn sàng mở ra bí ẩn của vũ trụ, giải phóng Trái đất khỏi bệnh tật, tìm ra năng lượng, các ngành công nghiệp và công nghệ ngày mai. Niềm tự hào quốc gia mới sẽ khơi dậy tâm hồn, nâng cao tầm mắt, hàn gắn chia rẽ. Đây là lúc nhớ lại sự khôn ngoan cổ xưa mà những người lính sẽ không quên: rằng dù da đen, nâu hay trắng, chúng ta cùng có dòng máu đỏ của người yêu nước, cùng hưởng tự do tôn giáo, và cùng chào lá cờ Mỹ.
Dù đứa trẻ sinh ra ở khu đô thị Detroit, hay đồng bằng lộng gió Nebraska, họ cùng nhìn lên bầu trời ban tối, cùng giấc mơ, và cùng nhận hơi thở cuộc sống từ Đấng tối cao.
 Hỡi những người Mỹ, ở mọi thành phố xa gần, nhỏ to, từ núi đến biển, xin hãy lắng nghe: Các bạn sẽ không bao giờ bị bỏ rơi nữa. Tiếng nói, hy vọng, giấc mơ của các bạn sẽ quyết định định mệnh nước Mỹ.
Sự dũng cảm, lòng tốt, tình yêu của bạn sẽ dẫn đường chỉ lối.
 Cùng nhau, chúng ta sẽ làm nước Mỹ mạnh trở lại.
Cùng nhau chúng ta sẽ làm nước Mỹ giàu có trở lại.
Chúng ta sẽ làm nước Mỹ tự hào trở lại.
 Chúng ta sẽ làm nước Mỹ an toàn trở lại. Đúng thế, cùng nhau chúng ta sẽ làm nước Mỹ tuyệt vời trở lại. Xin cảm ơn.
Thượng đế phù hộ các bạn và nước Mỹ.
Donald Trump

Lý do Tổng Thống Mỹ nhậm chức vào ngày 20/1

Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017



Ngày 20/1, Donald Trump sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ, nhưng ông chỉ là tổng thống thứ 14 tuyên thệ nhậm chức vào ngày này.
Trước đó, các tổng thống đắc cử Mỹ đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/3, kể từ lần nhậm chức thứ hai của George Washington năm 1793 (ông Washington nhậm chức lần đầu tiên vào ngày 30/4/1789). Ngày 4/3 là ngày chính phủ liên bang bắt đầu hoạt động theo hiến pháp Mỹ năm 1789.
Các nhà lập pháp khi đó thấy rằng cần có một khoảng thời gian đáng kể giữa cuộc bầu cử và lễ nhậm chức để quan chức địa phương kiểm kết quả bầu cử và tổng thống có thời gian chọn ứng viên nội các và di chuyển đến thủ đô để làm việc.
Tuy nhiên, sự ra đời của công nghệ hiện đại nhanh chóng làm rút ngắn thời gian thực hiện những công việc này. Kết quả bầu cử được kiểm nhanh hơn nhiều và các quan chức dân cử có thể đến Washington DC trong một vài ngày thay vì vài tuần hoặc vài tháng. Vì vậy, 4 tháng "vịt què" (từ để chỉ quan chức vào cuối nhiệm kỳ, khi người kế nhiệm đã được chọn) trở nên không cần thiết và còn gây ảnh hưởng tiêu cực. Khi Franklin D. Roosevelt đắc cử vào năm 1933, thời kỳ kéo dài này khiến ông không thể ngay lập tức giải quyết các thách thức kinh tế mà quốc gia phải đối mặt trong Đại suy thoái.
Vì vậy, các nhà lập pháp đã thúc đẩy để có sự thay đổi và đưa ra tu chính án hiến pháp thứ 20, quy định ngày lễ nhậm chức chính thức là 20/1. Kể từ ngày nhậm chức nhiệm kỳ hai của ông Roosevelt năm 1937, tất cả ngày trọng đại của các tổng thống kế nhiệm đều được tổ chức vào tháng một.
Trời mưa trong lễ nhậm chức tổng thống Mỹ đầu tiên tổ chức vào tháng một.
  Nếu ngày 20/1 rơi vào chủ nhật thì một lễ tuyên thệ nhậm chức riêng và đơn giản sẽ được tổ chức tại Nhà Trắng. Lễ nhậm chức công khai và các sự kiện ăn mừng sẽ được tổ chức vào thứ hai, ngày 21/1. Từ khi tu chính án hiến pháp thứ 20 của Mỹ được phê duyệt, trường hợp này xảy ra với ba tổng thống: Dwight Eisenhower năm 1957, Ronald Reagan năm 1985 và Barack Obama năm 2013. Việc tổ chức lễ kép được thực hiện nhằm đảm bảo một cuộc chuyển đổi quyền lực suôn sẻ và tuân thủ hiến pháp.

Thursday, January 19, 2017

Ông Đồ Già

-Chắc hẳn quý ACE, các bạn vào dịp đón xuân về không quên hình ảnh "ÔNG ĐỒ" ngồi bên vệ đường viết liểng và câu đối Tết. Xin Post lại bài thơ sáng tác năm 1936 của Vũ Đình Liên nói về đề tài văn hóa Tết dân tộc độc đáo VN !
Ông đồ -Vũ Đình Liên

 

Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 

Bày mực Tàu, giấy đỏ 

Bên phố đông người qua 


Bao nhiêu người thuê viết 

Tấm tắc ngợi khen tài: 

"Hoa tay thảo những nét 

Như phượng múa, rồng bay" 


Nhưng mỗi năm mỗi vắng 

Người thuê viết nay đâu? 

Giấy đỏ buồn không thắm 

Mực đọng trong nghiên sầu... 


Ông đồ vẫn ngồi đấy 

Qua đường không ai hay 

Lá vàng rơi trên giấy 

Ngoài trời mưa bụi bay 


Năm nay đào lại nở 

Không thấy ông đồ xưa 

Những người muôn năm cũ 

Hồn ở đâu bây giờ ?
Vũ Đình Liên - 1936

Tuesday, January 17, 2017

Mấy Thoáng Hương Xa (VV Ca)

MẤY THOÁNG HƯƠNG XA .

Suốt chiều dài lịch sử quê hương tôi là những ngày binh lửa chiến chinh . Cha Ông tôi đã đổ biết bao xương máu để giữ nước trước những cuộc xăm lăng của ngoại bang từ phương Bắc của cái gội là Nước Tàu  và cả từ 4 phương trời . Bây giờ đến thế hệ chúng tôi lại tiếp tục đần thân với những hy sinh to lớn cũng để bảo vệ quê nhà , kiên cường chống lại lũ giặc Cộng Sản gian manh gây ra cuộc nội chiến tương tàn bởi vì họ chỉ sống bằng những đổ nát , hoang tàn của chiến tranh và chỉ có thể sinh sôi nẩy nở trên những rác rưởi và những cặn bả của xã hội mà chúng phải phá phách để gây ung thối.
Vậy mà trên mọi cung đường đấu tranh gian khổ , quyết liệt , đầy hiểm nguy , các chiến sĩ của đất nước tôi đâu phải là những thanh niên hiếu chiến . Họ có trái tim mang đầy tính nhẩn bản , họ có tình người nên tha thiết yêu hòa bình , thương nước , yêu nhà , yêu người nên đành phải để con tim mình dang díu những cuộc tình giăng mắc trên mọi chiến tuyến , trong mội tình huống , trong chiến hào , ở giữa mặt trận Đại Học , cả ở chốn lao tù Cộng Sản cũng có thể làm rung động trái tim người phụ nữ Cán Bộ CS , như trường hợp anh Trang chỉ với thái độ "hào hoa trí thức" khi bị băt buộc làm người tù "chăn trâu" của cái gội là Trại Cải Tạo cũng gây được một tình cảm thương yêu của một Nữ Cán Bộ .Lại có chuyện "Không chết người trai khói lửa mà chết người em gái nhỏ hậu phương " tên NGÒ , người yêu của anh Nguyễn Hiếu Hạnh . Mà ngay anh Đỗ Hữu Phương cũng không thể nào quên những mối tình đơn sơ mà thắm thiết trong môi trường Đại Học trong tình hình sôi động . Và anh Lê Anh Kiệt đã để trái tim mình đi hoang mà đành nhận chịu một cuộc tình nghiệt ngã ngay trong vòng lao lý chẳng biết ngày về.

Bây giờ đến hoàn cảnh của tôi trong lãnh vực tình cảm , những tình huống quá tế nhị đan chéo nhau khó mà quyết đoán dứt khoác , đành phải "thả nổi" con tim , nhưng trí óc thì vẫn không ngừng tìm phương cách khống chế nó trong một mức độ khả thi nào đó . Một tên lính trong mặt trận Tình Báo lại cũng không tránh khỏi mạn Lưới Tình giăng mắc muôn nơi nên phải đành chịu vương vấn những cuộc tình , dan díu tình cảm với những người bạn gái ciến hữu của mình như một thoáng hương xa . Nhưng cũng phải thừa nhận rằng cuộc giằng co giữa con tim và khối óc mà kẻ chiến thắng sau cùng vẫn là lý trí . Đạo đức Thủy chung với người vợ trẻ ở quê nhà , Danh dự và Nghĩa cả của Dân Tộc giúp tôi cố hướng những cuộc tình thơ mộng này vào một thể loại "Amour
platonique" lãng mạn mà trong sáng .
Chuyện kể chỉ là mấy thoáng hương xa . Hương Xa là vì đôi bạn tình gái trai không có cùng một Dân Tộc , không có cùng một dòng máu , không có cùng một màu da . Tôi là một chàng trai nước Việt dang díu vào một cuộc tình với một nữ sinh viên người Pháp mà cũng lại là một chiến hữu kề cận của mình trên mặt trận Đại Học , ngay trong lòng Paris .

Vương vấn làm chi những cuộc tình ,
Đấu tranh với địch , với chính mình .
Trót nếm Hương Xa , đành gian dối
Quê nhà ôm ấp một bóng hình .

Hoàn cảnh tế nhị này làm tôi nhờ mấy câu thơ bi thảm của thi sĩ TTKH:

Nếu biết rằng em đã lấy chông ,
Trời ơi người ấy có buồn không ?
Có còn nghĩ đến loài hoa vỡ ,
Tựa trái tim phai , tựa mấu hồng .

Xin được họa lại mấy vần thơ này:

Nếu biết rằng anh đã làm chồng ,
Thử hỏi lòng em có buồn không ?
Có còn nghĩ đến Tình nghiệt ngã ,
Giày xéo con tim , rỉ máu hồng .

Đến năm 1965 Cộng Sản BV đã xăm nhập ồ ạt vào Miền Nam và hoạt động rất mạnh về mặt quân sự lẫn chính tri gây rối , sau khi đẻ ra cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam , một công cụ tay sai của bọn họ . Vào thời điểm đó , Phủ điều tôi sang Pháp công tác mà mục tiêu chính là các hội đoàn Sinh Viên VN do CSBV thành lập và trực tiếp điều khiển để hoạt động tuyên vận cho công cuộc xăm lược VNCH , mục tiêu phụ là các Hội Sinh Viên khác và các Hội Việt Kiều . Tôi sang Pháp dưới danh nghĩa chính thức là Sinh Viên độc thân du học tự túc như đa số các sinh viên khác . Trong khi đó , thức sự tôi là một sĩ quan trẻ đã lập gia đinh . Khi làm thủ tực xuất ngoại thí vợ tôi đã sinh một đứa con gái vừa mới 1 tháng tuổi . Tiển tôi trên phi trường Tân Sơn Nhứt , vợ tôi phải để đứa con gái ở nhà cho Bà Ngoại trông chừng , vợ tôi đi lên phi trường một mình .
Đóng cho tròn vai một sinh viên độc thân trong môi trường toàn là những giao tiếp với giới trẻ thanh xuân khó mà tránh khỏi những quan hệ tình cảm yêu thương âm thầm nẩy nở . Một chuyện tình điển hình là chuyện quan hệ giữa tôi và cô Liliane.
*Một giống chim lạ .
Cô Liliane đối với tôi , thoạt nhìn thấy lần đầu , là một "loài chim lạ" . Lạ vì sắc diện phương Tây , mắt xanh "bleu", tóc vàng "blonde" , mũi cao và nhọn . Cử chỉ tự nhiên , linh hoạt . Khi đă kết thân và tiếp cận với cô rồi , tôi lại đánh giá Liliane là "loài chim quí" . Quí bởi vì , ngoài cái đẹp đương nhiên của người thiếu nữ , nàng còn là một sinh viên nhanh nhẹn , năng động , thích hợp với công tác tuyên vận trực diện trong môi trường Đại Học đúng như yêu cầu của tôi . Hơn nữa cô Liliane lại có lập trường chính trị Dân Chủ-Tự Do chống Cộng Sản độc tài , hiếu chiến và lừa đảo ,là một điều kiện thiết yếu để tôi quyết định "mốc nối" , vận động hợp tác với tôi trong hoạt động tuyên vận chống Cộng , bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia - Dân Tộc như là một sứ mạng mà Tập Đoàn Sinh Viên VNCH đề ra.
Liliane là một nữ sinh viên Luật Khoa , người Pháp . Còn tôi học ở Trương Cao Đẳng Thương Mãi , lại ghi danh thêm các chứng chỉ Đại Học Kinh Tế . Hai phân khoa Luật và Khoa Học Kinh Tế đều ở cùng một Trường Đại Học PARIS II - Quận 6. Tôi quen Liliane không phải ở Giảng đường Đại Học mà gặp nhau ở Thư Viện CHATELET-PARIS , nơi tôi và Liliane thường tới hoc và làm bài . Ở đấy cũng là nơi gặp gở bè bạn sinh viên để trao đổi , thảo luận đủ mọi vấn đề , từ xã hội , chính trị , chiến tranh , hòa bình v.v... Nơi đây cũng tiện cho chúng tôi vì cạnh Thư Viện có một Restaurant Universitaire (Quán ăn rẻ tiền giành cho Sinh Viên có Thẻ chính thức), nên đến giờ ăn, chúng tôi từ Thư Viện bước qua Resto "U" cũng gần.
Thực sự tôi bắt đầu làm quen với Liliane trong thời gian có cuộc "Chiến Tranh 6 ngày", từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 6 năm 1967, giữa Israel và liên quân Ai Cập , Jordanie và Syrie . Sinh viên ở Paris chia làm 2 phe . Phe binh Ai Cập , đa số là sinh viên góc Á Rập và một số sinh viên Pháp thiên tả và Công Sản . Phe kia thuộc phái thiên hữ và nhóm có đạo Do Thái . Hai bên tranh luận rất sôi nổi và liên tục suốt thời gian có cuộc chiến , nhưng có một điều qua hay là không có choảng nhau thành bạo động. Cuộc chiến châm dứt bằng sự thắng lợi của nước Israel.
Liliane có họ là RINGLER mang 2 dòng máu , cha Pháp , Mẹ là người Áo , có đạo Do Thái . Dĩ nhiên Liliane theo đạo của Mẹ , nhưng không có sùng đạo và không có đi dự thánh lễ ở Giáo Đường Do Thái (Synagogue) . Cô ta đương nhiên đứng về phe ủng hộ Do Thái và có lập trường chính trị chống Cộng Sản . Liliane thuộc về type nữ sinh viên đẹp , được nhiều người chú ý ngắm nhìn nên cô cũng có chăm sóc sắc diện và y trang . Nàng có đôi mắt xanh "bleu" như dòng sông Danube của nên thơ của nước Áo . Màu mắt mờ ảo làm mình cảm nghĩ nàng là một cô gái mơ mộng , lãng mạn. Thực ra cô ta rất thức tiễn , đơn giản , tự nhiên . Nàng có một nữa dòng máu người Áo nên máu tóc vàng "blonde" óng ánh . Liliane thích để tóc dài , nhưng chỉ để xỏa quá vai một tí . Là con một nên nàng được cha mẹ nuông chiều theo kiểu Châu Âu , tức là nàng cũng có đầy đủ tự do trong sinh hoạt riêng tư , trong quan hệ bè bạn gái trai .
Lập trường chống Cộng và cử chỉ năng động của Liliane trong các cuộc tranh luận chông lại phe sinh viên thiên tả và cộng sản ủng hộ Ai Cập và bài bác Israel làm cho tôi lưu ý và có thiện cảm với cô ta . Tôi chọn Liliane là mục tiêu tiếp cận, móc nối để hợp tác hoạt động với tôi như đã trình bày bên trên.
HỮU DUYÊN THIÊN LÝ NĂNG TƯƠNG NGỘ .
Như có cơ duyên với cô Liliane, nên chỉ qua vài ba lần mời cô uống café , đi ăn chung ở Restaurant "U", tặng mấy tạp chí viết bằng tiếng Pháp của Tông Hội Sinh Viên Việt Nam và trao đổi , trình bày cùng cô về tình hình chiến cuộc tại VN trong góc độ và tầm nhìn của tôi và đặc biệt biết cô thích chụp ảnh vì có lẽ cô biết mình là "người đẹp" , tôi chú tâm mang theo máy ảnh chụp cho cô nhiều ảnh sinh hoạt , học hành , ảnh chân dung ở thư viện ,ở Resto U và chung quanh khu Chatelet là tôi đã quen thân được cô Liliane.
Cô có cử chỉ hết sức tự nhiên , dạn dỉ , thoải mái khi tiếp xúc với tôi , hay đi tản bộ cùng tôi trong khu Thư Viện Chatelet để trao đổi ý kiến này nọ trước bè bạn sinh viên . Cô chẳng có điệu hạnh hay làm dáng gì cả như thoái thường của các cô gái "tưởng mình là đẹp" . Tôi quan hệ , giao tiếp với Liliane cũng trong tư thế thoải mái , chân tình , có sao nói vậy , muốn gì cứ đề nghị . Cô ta thuận thì nhận liền . Nếu thấy không thể được thì từ chối . Đơn giản như thế . Nhưng tôi cũng phải tôn trọng cái nguyên tắc cho riêng tôi là : "Không phải sự thật nào cũng được nói ra . Phải có sự lựa chọn . Nhưng điều nói ra phải là sự thật , phải chân thiện , chứ không phải là điều giả dối . Nói Thương mà Ghét ,đổi trắng thay đen để lừa đảo , để gạt gẩm , để chiêu dụ.

(Còn tiếp) Võ Văn Ca.

Monday, January 16, 2017

NHỮNG PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM.

 NHỮNG PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM.                  


Phong tục người Việt Nam hằng năm mỗi khi Tết đến mọi người muốn trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Đầu năm ai cũng muốn được khấn vái trước bàn thờ Ông Bà, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giòng sông, bờ ao, vườn bưởi, vườn rau sau nhà... “Về quê ăn Tết” đã trở thành một thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.
   Tuy là Tết cổ truyền của dân tộc nhưng tuỳ theo mỗi vùng, mỗi miền của Việt Nam hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau nên có thể có nhiều hình thức, nhiều phong tục tập quán từng địa phương khác nhau. Nhưng đều có chung một điểm là có thể phân làm ba khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau, đó là: Tất niên, Giao thừa và Tân niên.                                                                                             1- TẤT NIÊN.
    Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế, ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Đối với Tết cổ truyền, dịp tất niên là lúc mọi nhà chuẩn bị cho những ngày lễ hội, mua thêm đồ ăn, thức uống. Lý do là đa số hàng quán, chợ búa sẽ nghỉ trong và sau ngày Tết, chừng một vài ngày đến một tuần. Bà con đổ xô mua sắm vào dịp nầy cũng một phần là vì các nhà thường chuẩn bị cho dịp Tết từ năm cũ. Những nhà làm nghề nông cũng để dành hoa màu từ trong năm củ cho dịp Tết.
   Bước vào bất cứ nhà nào trong dịp cuối năm cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết rất nhộn nhịp. Từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về…Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quen biết rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng có nhiều thời gian và tất bận hơn.
CÚNG BÁI.
   Sắp dọn bàn thờ: Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ. Tùy theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng; hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phiá sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc”, một thứ hàng mã với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giửa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giửa đèn và hưong là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả.  Phiá trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.                                                                                                               Cứ vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. Mâm ngũ quả có 5 loại. Tại sao lại 5? Theo các vị cao niên, am tường về Nho giáo thì xuất xứ của mâm ngũ quả có liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Ðông, thế giới được tạo nên từ năm bản nguyên - gọi là “ngũ hành”: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ, nghĩa là 5 yếu tố cấu thành vũ trụ. Còn theo quan niệm của dân gian thì “quả” (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
Một mâm Ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc Việt Nam gồm: cam, quất, bưởi, chuối và dứa.                                                                                                                                                                                                                                                    Mâm ngũ quả người miền Nam gồm: dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý cầu sung vừa đủ xài. Người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu (kể cả khi đọc trại) như chuối – “chúi nhủi”, cam – “cam chịu”, lê – “lê lết”, sầu riêng, bom (táo), lựu – “lựu đạn” và không chọn trái có vị đắng, cay.
CÚNG ÔNG TÁO.
   Theo tích xưa thì “ông Táo” là người ghi chép tất cả những gì con người làm trong năm và lên trình báo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra ông Táo còn đại diện cho sự ấm no của một gia đình. Ông Táo được cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm Lịch hàng năm. Mỗi nhà đều làm cơm, cúng tiễn Táo quân về trời. Ngoài mâm cơm với các món ăn tươm tất, còn có mũ và áo mã bằng giấy để Táo quân mặc và một hoặc ba con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cưỡi về thiên đình.
 Đi thăm mộ tổ tiên
Từ ngày 23 cho đến chiều 30 tháng Chạp, con cháu trong gia tộc tề tựu đông đủ và cùng đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Khi chưa có nghĩa trang ở nông thôn Việt Nam, ít nhà có ruộng đất lớn để làm mộ phần tổ tiên, nên những điền chủ có nhiều ruộng đất trong làng cho mượn đất chôn nhờ. Vì thế, cuối năm, mỗi gia đình đi thăm mộ đều mang theo quà Tết để biếu điền chủ đã cho mình mượn đất hay người coi sóc nghĩa trang (nếu mộ phần đặt trong nghĩa trang).

CÚNG TẤT NIÊN
  Lúc đầu được hiểu như là hoàn tất công việc trong năm, tức cúng các Tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rỏ ràng nên dần dà, mọi người đều cúng. Lễ cúng nầy thường vào các ngày từ sau 23 đến 29 hoặc 30 Tết.

 TRANG TRÍ.
   Dựng nêu: Nêu là một cây tre hay cây tầm vông dài khoảng 5-6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ tùy theo từng địa phương như giấy vàng bạc, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu hồ lô rượu, hình cá chép bằng giấy để Táo quân cởi về trời, dãi cờ phướn màu đỏ, đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai…Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhìễu…Vào buổi tối, người ta treo một lồng đèn ở cây nêu để tổ tiên biết đường mà về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch, cũng như ngày mùng một Tết, người ta còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng tổ tiên về ăn Tết, mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không may.
   Ở miền Bắc, nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp là ngày Táo quân về trời, chính vì từ ngày nầy cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội nầy lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà.
   Trưng bày các loại tranh vẽ tết cổ truyền: Phía trên bàn thờ thường treo một tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư…có khi là một chữ Nho  (chữ Tân, Phúc, Đức…).
   Câu đối Tết: Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ                                                                                                    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam.
  Hoa đào đỏ, Mai vàng, cây Quất: Miền Bắc Việt Nam thường chọn cành đào để cắm trên bàn thờ hoặc cả cây đào trang trí trong nhà. Theo quan niệm người Trung Hoa, cành hoa đào có phép thuật trừ tà ma, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh. Vì vậy, màu đào đỏ thắm như một lời chúc phúc đầu xuân. Miền trung và miền Nam lại hay dùng cành mai hoặc cây hoa mai vàng, theo dân gian từ nghìn xưa màu vàng tượng trưng vương quyền. Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển, thăng tiến. Cây quất thường được trang trí tại phòng khách hay trước cửa nhà. Cây quất với quả chín vàng ươm, tròn trịa, xum xuê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.                                                                                                                                                             Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet, hoa đồng tiền... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.
   Bánh chưng, bánh tét: Với quan niệm món ăn trong ngày Tết là món ăn dâng cúng ông bà tổ tiên, thần linh và sau đó là tiếp khách nên các món ăn được làm rất công phu như gạo để làm bánh phải thật trắng, thơm và bánh luột ra phải thật tinh khiết…Nét truyền thống và linh thiêng trong cách thức làm bánh chưng, bánh tét dâng cúng trong ngày Tết được phản ảnh khá đậm nét ở việc chế biến và công đoạn làm bánh. Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp trả nợ cũ, không ai muốn mắc nợ dây dưa sang năm mới. Xoá bỏ xích mích, tỵ hiềm của năm cũ, để hướng tới năm mới vui vẽ hoà thuận hơn. Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.                                                                                               Miền Bắc có bánh chưng, miền Trung và miền Nam có bánh tét. Về nguyên liệu và cách nấu giống nhau, nhưng về hình dáng thì bánh chưng có hình vuôn, bánh tét có hình trụ. Bánh tét được phổ biến rộng và được bán quanh năm như bánh tét có nhân mặn, nhân ngọt, nhân chuối, hay bánh tét chay có nhân đậu…Món ăn chánh yếu trong ba ngày Tết của người Nam là nồi thịt kho, dưa giá, bánh tét, bánh phồng, mứt dừa, mứt bí… Trái cây thì có dưa hấu, quít, bưởi. Những thức ăn và bánh trái chuẩn bị cho ba ngày Tết là mồng một, mồng hai và mồng ba.

2- GIAO THỪA.

  Lễ rước vong linh ông bà.
Chiều 30 tháng Chạp, các thức ăn và trái cây được xếp thành cỗ để dâng lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Đây là dịp cả gia đình quây quần trước vong linh cửu huyền thất tổ, ôn lại những sự việc đã xảy ra trong năm để rút tỉa kinh nghiệm cho năm mới. Gia trưởng (người đứng đầu gia tộc, thường là người cao tuổi nhất) trịnh trọng thắp nén hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau gia trưởng, mọi người trong nhà đều nghiêm trang chắp tay cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
 Cúng Giao thừa, hay lễ Trừ tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì “giao thừa” được tổ chức nhằm đón các thiên binh, thiên tướng đi ngang qua nhà. Lúc đó do họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính bái mà Trời đã mang lại phước lành cho một năm. Thường thì một chiếc bàn hương án được kê ra, trên có bát nhang, hai ngọn đèn cầy. Lễ vật gồm: một con gà luộc, vài lát bánh tét hay bánh chưng, kẹo mứt, hoa quả, ruợu trà và vàng mã.
   Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc. Bắt đầu vào lúc giao thừa, và cũng kết thúc vào lúc giao thừa. Theo từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh nghiã là củ giao lại, mới đón lấy. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa còn mang tên là lễ Giao thừa.                                                                                                Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giửa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở miền Nam, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

   Trước đây, ở Việt Nam đúng vào phút giao thừa, các nhà thường đốt pháo Tết. Theo lời truyền thuyết dân gian, pháo được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm củ (vì người xưa đã tin rằng ma quỷ sợ tiếng động lớn) chào đón năm mới vui và may mắn. Pháo càng dài càng lớn, nổ càng lâu, kêu càng to, cháy ra nhiều xác phác pháo và cháy hết thì càng được cho là điềm lành của năm mới.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên huý gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc.
Chữ "lì xì" được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ "lợi thị" (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi các em, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt, v. v. Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Thuở trước, sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm mới.

3-  TÂN NIÊN.                                                                                                                                              Chúc Tết:
Trước bàn thờ nghi lễ truyền thống, ăn mặc lễ phục chỉnh tề, cử chỉ nghiêm trang, dọn lòng trong sạch hướng tâm linh cúng lạy, nguyện sống xứng đáng với ''bề trên''. Sự tín ngưỡng ấy đã góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Sự thờ cúng tổ tiên mách bảo con cháu giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung, tu thân, hướng thiện. Thực tâm cầu thị, yêu đồng loại, sâu nặng cội nguồn...Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...
Sáng mồng một Tết, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng đễ lễ Tổ Tiên, chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau. Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mùng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên; và các người lớn thì “mừng tuổi” các trẻ em một cách bằng những đồng tiền mới bỏ trong những “phong bao”, còn gọi là “lì xì”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ, ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nẩy nở thêm nhiều. Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, Nông, Công, thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng vụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn).  Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dù người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân. Phong tục trong các lễ hội Tết hiện còn tiếp tục: Múa lân, múa rồng… Các lễ hội cổ truyền đã mất như thi đánh đu, thi leo cột mỡ…các trò chơi dân gian như: Bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, hát chòi và nhiều loại bài bạc cổ truyền. Các trò chơi cộng đồng khác như đua thuyền, đấu vật tùy theo mỗi địa phương các lễ hội nầy có thể được tổ chức hay không.   
Xuất hành hái lộc: Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý Thần, Thần tài, hỉ Thần…Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một “cành lộc” để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục “hái lộc”. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si, cây xương rồng…là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giử nguyên lộc biếc suốt cả mùa xuân.
Quà Tết, lễ Tết:
Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "Lời chào cao hơn mâm cỗ".
Lễ mừng thọ:
  Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thất tuần, bác tuần, cửu tuần… tính theo tuổi mụ. Ngày tết, ngày Xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.
Trong gia đình Việt Nam, người cao tuổi được kính trọng hơn hết vì có nhiều kinh nghiệm. Sự kính trọng quý vị cao niên cho thấy một xã hội biết kiêng nể nguồn gốc và có tinh thần khiêm tốn, chịu khó học hỏi từ những người đi trước vì có ai từng trải bằng các vị ấy. Cho nên, sáng sớm mùng Một Tết là lúc con cháu trong gia tộc tỏ lòng hiếu thảo qua việc chúc tuổi ông bà, cha mẹ. Người Việt quan niệm rằng cứ mỗi độ xuân về là mọi người đều thêm một tuổi, bất kể sanh nhằm ngày nào trong năm. Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Thăm viếng họ hàng:
   Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật là đặm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi, nhiều người còn quá câu nệ, công thức ruờm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mời vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm. Để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng, lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài, phát lộc, những người năm củ gặp rủi ro thì chúc mau mau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghiã là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa vào dịp nầy.
   Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc, ruợu chè nhưng trong dịp Tết, nhất là tối 29, 30; gia đình quay quần bên nồi bánh chưng thì việc đánh bài, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, tổ tôm…ai thích trò nào chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hoá vàng.
 Cúng đưa hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt cho rằng có sự hiện diện của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thấp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều mồng ba cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng bảy cúng hạ nêu và xem như hết Tết.
TỤC LỆ KIÊNG CỮ.
   Theo tục lệ trong ngày đầu năm mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người. Do đó, người dân Việt Nam từ xưa có rất nhiều điều kiêng kỵ như sau:
-       Kỵ mai táng: Nếu nhà ai không may có thân nhân qua đời vào ngày 30 hay mùng một Tết thì phải quàn thi hài trong nhà, đợi qua ngày mùng một và khi nào làng làm lễ động thổ xong mới được làm đám. Nếu làng làm động thổ vào ngày mùng một, mùng hai thì đơn giản; nhưng nếu làm vào mùng sáu, mùng bảy tháng giêng thì tang gia vô cùng khổ sở. Họ cho rằng khởi đầu một năm mà đã có sự lạnh lẽo của đám tang thì làng sẽ gặp nhiều điều không may cho cả năm đó.
-       Tục xông đất: Sáng mùng một Tết, người ta rất kiêng vào nhà ai đó mà chưa có người xông nhà. Nguời xông nhà phải có tuổi không được xung khắc với tuổi gia chủ, kỵ những người trong năm bị hoạn nạn (cháy nhà, mất của, tai nạn, nhà có đám…), kỵ những người vợ chồng bất hoà, sinh con một bề, vía dữ.vv… Thường người ta kén một người “nhẹ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ giao thừa, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người nầy sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mùng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người nầy đem lại sự may mắn dể dãi.
   Ngày mùng một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như: làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v…
   Trong ngày nầy, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Hoa, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng một tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó có tục kiêng không hốt rác ngày Tết.
   Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác, viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.
   Tóm lại, phong tục trong ngày Tết là tiêu biểu cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Vit. Giá như phát huy thuần phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính già yêu trẻ… thì đất nước quê hương sẽ tươi đẹp, giàu mạnh, người người sống trong bình yên, hạnh phúc.
            ĐỖ HỮU PHƯƠNG.
             (Xuân ĐINH DẬU)