Tuesday, January 3, 2017

Gợi Ý Bài Thơ: Cởi Áo Tiểu Thư.

Anh Kiệt ,
Như đã hứa , tôi xin gởi tiếp cho anh phần gợi ý .
Phiếu gợi ý bài thơ "Cởi Áo Tiểu Thư" :
(1) Một Trường Phái Triết Học mang tính đối kháng của Phụ Nữ, chủ trương giải phóng và giành quyền Chủ Động trong quan hệ xã hội, gia đình , giữa cá nhân với nhau v.v... Có thể so sánh cuộc đối kháng giành lấy nữ quyền này như là hành động chiếm lấy vai Chủ Từ cho động từ YÊU . Cho nên câu phát biểu phải là "Em Yêu Anh" . Còn anh trở về vai trò Túc Từ cho đôngtừ Yêu . Động từ Yêu được họ mang ra sử dụng có kèm theo một trợ ngữ để phản ảnh từng bước , từng cường độ:
Yêu một ít , Yêu thật nhiều, Yêu tha thiết, Yêu say đắm, Yêu điên dại v.v... Họ sẽ phân phát cho anh cái trạng từ thể hiện đúng cái cường độ Tình Cảm của họ trong một thời điểm nhất định .
 (2) Thanh Liêm minh xác trong đám xuân xanh ấy chị chỉ mặc Áo Tiểu Thư màu lụa trắng mà lòng nặng nợ với núi sông, dấn thân mười mấy năm vào cuộc đấu tranh nghiệt ngã , đâu khúc đoạn trường ... và trái tim hồng không ngừng thổn thức trong nỗi đắng cay đầy trời Yên Bái . Cho nên tôi mạo muội hỏi em có dành cho chính mình một ít Tình riêng nào không .
(3) Quan niệm đạo lý trong Triết Học Đông Phương qui định người Phụ Nữ phải thủ tiết , khép mình, vong thân thê thảm , tan biến vào hệ thông luân thường áp đặt định sẳn , đánh mất cái chủ thể độc lập của họ . Đưa ra một loại lập luận nhập nhằn , lẫn lộn giữa Thực giữa Hư . Mông chân không phân biệt , như ngài Trang Tử tự xem mình thắm nhuần cái Đạo , mà cũng chưa xác định được Mình hóa ra Bướm hay Bướm hóa ra Mình . Lúc là Hình , lúc lại chính nó là Bóng . Dẫu cho là 2 thực thể hay 2 ý tưởng đối nghịch , các ngài áp ghép vào nhau , chỉ là 1 . Rồi cho rằng do xoay đảo của chủ thể hay đối tượng mà mình thấy được mặt này hoặc mặt kia . Mà xoay đảo hay chuyển dịch thì lại là do nhân duyên hoặc do định mệnh . Cũng như dựa vào địnhn lý xuất phát từ cái nhìn trực giác trong thế đứng Triết Đông là "không có hủy diệt hay tương sinh" để lập luận gieo cái ngờ vực , mơ hồ, hư hư , thực thực về 2 tâm trạng đối lập quan trọng của con người : Hạnh Phúc và Khổ Đau .
"Hạnh phúc cũng là thứ bóng dáng hư ảo của Khổ Đau . Và rốt cùng Khổ Đau cũng chỉ là điều-không-thật-có ." Trong khi đó , tuổi trẻ trôi dạt , bồng bềnh trong giai đoạn giao thoa , bắt gặp được cái Trường Phái Hiện Sinh gieo đầy những luận cứ bênh vực cái Tự Do Tuyệt Đối trong cung cách thực hiện chức năng làm người , được thừa nhận qua những hành động sống thực, theo bản chất của mình chứ không phải theo những qui ước tiền định nào . J.P. Sartre đặt sự Tự Do Tuyệt Đối làm nền tảng cho sự hiện hữu của con người . Thân phận con người không phải do tiền định trước khi sinh ra . Chúng ta sáng tạo cái số phận của mình do chúng ta có được cái tự do quyết đoán, tự do hành động nên chúng ta haonf toàn chịu trach nhiệm về những điều chúng ta làm . Từ đó đưa tới một chủ trương đối kháng với xã hội tiền chế vây quanh , với giáo lý áp đặt , với quan hệ nhân sinh hạn hẹp để chứng minh và làm phải thừa nhận cái chủ thể hiện sinh của mình . Cho nên Trường Phái này nhìn đời qua những hiện tượng đầy phi lý để không thừa nhận , rồi đối kháng trong cái hoàn toàn tự do quyết đoán của mình . Dĩ nhiên họ không thừa nhận cả Thượng Đế thì làm gì có Thiên Đường chứa cái ý niệm Hạnh Phúc Đời Đời rồi phải chịu cuối đầu trước một quyền lực tối cao , sàn phẩm của tưởng tượng theo luận cứ Siêu Hình .
(Còn tiếp) . Võ Văn Ca .

No comments:

Post a Comment