Friday, February 10, 2017

Ban A 17 của 45 năm xưa.....

Chị Thanh Liêm thương mến,

Mỗi lần mở email, việc đầu tiên của em là, phải dò xem có bài gì của nhóm A 17  vừa mới gửi lên hay không? Nói thật lòng nhé, "các anh chị lớn" thật là.......! Chả có ai chịu viết bài tâm sự hoặc kể lại những kỷ niệm về cái thuở, mà chúng em vẫn còn hồn nhiên, vô tư cắp sách đến trường và các anh chị thì, mỗi người đều đang mang trên vai một trọng trách, hầu góp phần trong công cuộc tranh đấu để bảo vệ miền Nam Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Thật ra, trách móc chung các anh chị như vậy cũng chỉ là tìm một cái cớ để đề cao bà chị Thanh Liêm của chúng em mà thôi, bởi vì, chỉ có chị là người rất năng nổ trong việc liên lạc với mọi người, chỉ có chị mới chịu khó viết bài để hâm nóng cái tình cảm dường như sắp sửa bị đông đá của nhóm A17, và cũng chỉ có chị mới thể hiện đúng cái thiên chức "quản gia" của đại gia đình A17 mà thôi. 

Nói "nịnh" chút nhé, em vô cùng thán phục trí nhớ tuyệt vời của chị -chị đã nhớ từng con người, từng hoàn cảnh, từng sự việc, đôi khi còn có cả hình ảnh đính kèm để chứng minh nữa- Thế mới xứng danh là: "Biện cô nương" của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn thuở nào chứ!

Thôi nhé, cái màn chị em mình "bốc thơm" nhau đến đây là phải tạm ngưng rồi, nếu không thì các ông anh trong đại gia đình A17 sẽ "tủi thân" đó!

Rất mong sức khỏe của chị mỗi ngày mỗi tăng, trí nhớ mỗi ngày một sắc bén và điều quan trọng hơn

cả là, phải  cố gắng "moi móc" hết những tài sản tinh thần quí báu ra khoe, để mọi người có dịp cùng nhau hoài niệm về những ngày tháng cũ, những ngày tháng đầy hoa mộng trên một quê hương tuy ngập tràn lửa khói của chiến tranh nhưng vô cùng yêu dấu trong lòng mỗi người của chúng ta, phải không chị? -Phương Thanh-





                         Thưa cả nhà A 17


Inline image 1
  Anh chủ tịch N.H.Tâm đang đọc diễn văn ra mắt BCH VK tại rạp Thống Nhất SAIGON
  người thứ 1kế anh Tâm là cô Nguyễn thị Thu Thủy / anh Nguyễn văn Hùng/anh Lê Q. Lạc/ anh Lê tích Sơn, anh Đỗ hữu Phương và Biện thi Thanh Liêm.
Ngược dòng quá khứ….trở lại thời khi ta còn trẻ. “Những ngày thủ đô tưng bừng phố xá” (P.D với ”Trả lại em yêu”) …đã mịt mờ khói trắng lựa đạn cay nhắm vào giải tán đám  sinh viên phản loạn biểu tình. Mức độ hổn loạn còn được châm ngòi kích động bởi nhóm “Ký giã ăn mày” khuynh tả cũng hô hào xuống đường phản đối chính quyền đòi thực thi quyền tự trị đại học. Ký túc xá Minh Mạng là nơi phát xuất mọi cuộc biểu tình còn Nông Lâm Súc là (biến thành) chỗ ăn vạ của đám sinh viên khi đụng độ cảnh sát về “nằm dưỡng bệnh” hầu gây áp lực với chính quyền và phát động chiến tranh tâm lý với quần chúng (từ lâu vốn dễ tin và nhẹ dạ đi theo sự hướng dẫn của báo chí thiên cộng thời đó).
  Chính quyền thực sự lúng túng và đó là lý do A 17 ra đời. Truyền đơn rải đầy trong đại học và các nhóm đại diện sinh viên mỗi ban công khai hội họp là xuyên tạc đả kích chính quyền.
 Ban chấp hành Văn khoa đầu tiên do Bửu Uy làm chủ tịch đã đắc cử và chính thức hoạt động trong niên khoá 1972- 1973 sau khi đã chấm dứt tệ trạng trên và lần hồi ổn định được không khí nề nếp cố hữu an lành của đại học. (Tuy thỉnh thoảng cũng có xảy ra nhiều “pha gây cấn” nhưng không đáng kể lắm). 
   Để nhằm “giới thiệu” những khuôn mặt sẽ đại diện cho “lãnh địa” mình, Chiến thuật A 17 đã nhanh chóng cho “trình làng” quần chúng bằng cách phối hợp song hành với những đề án hổ trợ chính quyền để gây thế đứng cho Ban Chấp hành kế tiếp sẽ ra tranh cử. Nếu BCH của Bửu Uy với chuyến du ngoạn Phú Quốc như xoa diụ tình hình căng thẳng bấy lâu trên chiến hạm y tế Hải Quân 401 thì BCH do liên danh của Nguyễn Hữu Tâm đã tạo cơ hội cho “trí thức dấn thân” bằng chính sự đóng góp thực tiển lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ mình vào hiện tình đất nước bấy giờ. Chuyến công tác để đời của Văn Khoa ra Đà Nẳng nằm trong chương trình “Khẩn hoang lập ấp” của phó Thủ tướng Phan Quang Đán để tái lập trật tự của người dân tị nạn chiến tranh qua  điều tra dân số làm lại sổ Gia đình của dân các nơi được đưa về các trại như Mỹ Khê, Thanh Bình, Sơn Chà…
Lúc ấy, cũng vào những ngày như thời tiết hôm nay cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1972  Văn Khoa gồm có GS Sơn Hồng Đức là trưởng phái đoàn, phía SV gồm Nguyễn Hữu Tâm, Đỗ Hữu Phương, Phan Nhật Tân và Nguyễn Quốc Kỳ (chủ tịch nhóm Nghiên Cứu Triết Học) còn bên nữ có chi Đỗ Anh và ThanhLiêm. Tới Đà Nẵng được 7 ngày công tác thì Phan nhật Tân về Saigon một mình để kịp kỳ thi, hôm sau Bửu Uy bay ra tăng cường nhân sự.
   Văn khoa sau những ngày công tác mệt nhọc nơi các lều tị nạn nóng như lửa đốt cũng đã phối hợp với Bộ Binh đi ra tận miền địa đầu giới tuyến Quãng Trị bên bờ sông Thạch Hãn. Thăm căn cứ Bastongne, một trận địa khốc liệt giữa quân bắc Việt và Mỹ đã diễn ra  nhằm lấy thế đàm phán nơi bàn hội nghi quân sự bốn bên.(hình-trên: Liêm chụp tại tiền đồn Bastongne).
 Những ngày nghỉ ngơi thì đi thăm phố cổ Hội An, vào cố đô Huế: viếng Nội thành có đản Nam Giao nơi các vua tế lễ đất trời khi dân gặp cơn hạn hán. Thăm các lăng tẩm của họ vua nhà Nguyễn. Rồi đi chơi thôn Vỹ để “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” (Hàn M. Tử)
       Ôi, bao kỹ niệm đẹp một thuở... 

 Phái Đoàn SV VK đi công tác miền Trung đang thăm Lăng Minh Mạng Huế
(bên trái, người thứ 1, anh Nguyễn quốc Kỳ, kế làThanhLiêm, người thứ 7 trong hình là chi Đỗ Anh trưởng ban Văn nghệ Vănkhoa, người biệt lập cuối với dáng thảnh thơi.tay chống nạnh là Nguyên hữu Tâm.

Ngoài ra VK còn đi công tác ở Bình Tuy cũng nhằm ổn định dân tị nạn kiểm tra dân số cho chính xác. Chuyến đi nầy phối hợp cùng trường Quốc gia sư phạm với các cô thầy giáo cấp 1 trẻ trung mà sau nầy có cô đã trở thành “vũ công” trong Ban Văn nghệ VK là Hồng ( Hoa, Hường nhớ cô nầy khg?) chuyến đi do  anh Lạc là trưởng đoàn, anh Sơn, Lợi  và Liêm. Có nhiều kỹ niệm rất dễ thương mà anh Sơn là người lưu lại kỹ niệm nhiều nhất với anh em (như vất vã đi “chọn mặt gởi vàng” kiếm người nấu cơm tại chỗ cho đoàn ăn,  đầu bếp chắc nhầm người hảo măng nên đã không ngần ngại cung cấp món  “toàn măng” chăc theo tiêu chuẩn “rẻ mà ngon”: gỏi măng, măng xào, măng luộc, măng nấu canh, cho chí tới…măng kho. Thét rồi ban đêm anh chị em…hè nhau …mang cuốc ra đồng “ngổi vọng nguyệt”. Có người nổi máu thi sĩ do “xúc cảnh sinh tình” đã làm thơ “Đêm chơi trăng” rồi ngâm trong mỗi đêm họp bàn khi ngồi kiểm điểm công tác trong ngày khiến anh em ôm bụng cười lăn…           Liên danh NHTâm đã đắc cử nk 73-74 gồm: anh Nguyễn Hữu Tâm (chủ tịch) cô Thu Thủy (khế ước)/ anh Nguyễn Hùng/anh Lê Q. Lạc/Lê Tích Sơn/ Đỗ Hữu Phương và Biện TTLiêm. Có thể nói năm anh Bửu Uy làm chủ tịch vẫn còn rải rác “tàn dư” từ thành phần gây rối nhưng đến năm anh Nguyễn Hữu Tâm thì “vạn sự bình an” và những sinh hoạt về Thể thao, Văn nghệ, Học tập, Báo chí và Xã hội được đẩy mạnh tối đa. Nhưng BCH lại vô cùng cảnh giác vì biết rõ đó chỉ là sự ‘lặng lẽ’ của con hổ trong tư thế động thủ và chờ tính toan những đợt tấn công mới vì tài liệu  bắt được cho thấy những tên tuổi  nỗi đình đám khi xưa lớp bị bắt với tang chứng hẳn hoi và lớp bị “cháy” đã theo lệnh rút lánh vào bưng học tập phản công  …tiếp. Đặc biệt BCH niên khóa nầy thu hút rất nhiều thân hữu và cảm tình viên đã “chịu” đến hợp tác chung với BCH sau một năm đầu “dò trong lắng đục?”. Đó là “điểm son” của Văn khoa với Nguyễn Hữu Tâm. (nhờ ngoài tài “điều hợp” với “dàn” trong BCH “quá “ngầu” : Hùng, Sơn, Phương trong ưu thế đã có nhiều kinh nghiệm và ‘cung mạng’ anh chủ tịch quá tốt đã hóa giải những thế “bí’ của Văn khoa thời đó chăng?)  Năm đầu, vất vã nhưng tạo được “thế đứng” vững chắc cho BCH kế tiếp …rồi Bửu Uy ‘gĩa từ Văn khoa’ ra dành ghế chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon,có đài phát thanh “Tiếng nói Tự Do” của Tổng trưởng Dân Vận Hoàng Đức nhã phụ trợ cho tiếng nói sinh viên có lập trường quốc gia được dịp đưa quan điểm mình không những loan đi trên khắp 4 vùng chiến thuật mà còn gởi tận miền Bắc bên kia chiến tuyến. Thời của Nguyễn Hữu Tâm là thời phát triển tối đa các sinh hoạt sinh viên nhưng không“ ngủ quên trong chiến thắng” để tạo ưu thế cho tân BCH kế nhiệm là Phan Nhật Tân nk 75-76 dự trù sẽ phải “đương đầu” với “chiến thuật” mới của  bọn sv khuynh tả. Đắc cử sau cùng Liên danh Phan Nhật Tân chưa kịp ra mắt bà con với kế hoặch lớn lao thấy trước là BCH Văn khoa sẽ đáp lời mời của Nhật lên đường tham dự hội nghị của Sinh Viên Á Châu trong “Liên Minh Thế giới Á Châu chống cộng”. Giấc mộng đem tiếng nói hào hùng của SV Việt Nam xác định lập trường quốc gia chống cộng đến xứ Phù Tang, con cháu của thần nữ mặt trời chưa kịp thưc hiện thì…đứt phim.  Ban chấp hành Vănkhoa phần rất lớn đã góp công sức mình  vào việc ổn định tình hình chính trị vô cùng rối ren lúc ấy khi bên ngoài tiền phương áp lực quân sự đang đè nặng nơi chiến trường " với "mùa hè đỏ lửa 72 Xuân lộc, Bình Long ) của đối phương hầu tạo tiếng vang trên diễn đàn quốc tế lúc bấy giờ.     A 17 là đứa con cưng của Phủ, khi công tác cần A 17 “nhắm giò nhắm cẳng” ( danh từ hay dùng lúc ấy) rồi ‘triệu thỉnh” ngay “gà cồ” về vương quốc mình. Các ban khác ( hể mỗi mùa bầu cử ban đai diện sinh viên đại học là lên …tim hồi hộp) cứ lo lắng cho số phận “gà nhà” của mình sẽ “ra đi mà không hẹn ngày trở lại” như anh chủ tịch sáng giá Nguyển Hữu Tâm từ ban Q , cựu (vô địch) thể thao Lê Hữu Lợi từ ban R…. Nếu “anh” được vời thỉnh từ các ban khác trưởng ban có quyền từ chối (hay sau khi “mượn” tạm rồi sẽ triệu hồi ) nhưng đặc quyền A 17 thì chỉ có lặng lẽ…chiếu theo yêu cầu.…Như vậy để biết “cái thế” thật sự của A 17 với Phủ cũng như ‘chỗ đứng ‘của Phủ trong chính quyền đương nhiệm. "Tiền trảm hậu tấu” là “ấn kiếm’ nhà Nguyễn đặc biệt"trao" cho Phủ   ĐUTƯTB quốc gia trong bất kỳ mọi tình huống. Ấn kiếm nầy được Đặc Ủy Trưởng “trao lại” cho A 17 tùy nghi hành xử.. Điều nầy đã được TT Nguyễn Khắc Bình xác nhận nhiều lần, nhất là lần gặp gỡ đầu tiên (đầy cảm động) giữa huynh trưởng và niên trưởng trong kỳ họp mặt năm 2006.   Có những người, khi sống đã làm hao hụt đời mình vô ích. Nhưng cũng thật nhiều những tấm lòng trai trẻ đã dâng hiến tuổi thanh xuân mình, thật đẹp, thật vinh quang cho đất nước, khi cần.   Có phải, ta cần cám ơn đời…đã cho ta biết sống một đời sống đẹp. Cũng như đời sống phải cám ơn ta ,vì ta  đã biết cách làm đẹp cuộc đời.                           BTTL         

No comments:

Post a Comment