Friday, March 3, 2017

Chiêm ngưỡng bình minh vớỉ "3 mặt trời" tại Mông Cổ

Ngày 28-2, người dân Mông Cổ đã được ngắm bình minh với "3 mặt trời" cực kỳ hoành tráng. Đây là hiện tượng khí quyển hiếm gặp và được xem là một “phép màu”.
Ngay lập tức hiện tượng cực hiếm này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Mọi người vô cùng phấn khích chụp ảnh, quay video để lưu lại “phép màu” đáng nhớ.
Trong một đoạn video đăng tải trên mạng xã hội, chúng ta có thể thấy 3 mặt trời sáng chói treo trên đường chân trời ở một tỉnh thuộc Mông Cổ. Hầu hết mọi người đều cho rằng sẽ gặp may mắn khi nhìn thấy hiện tượng đặc biệt này.
ảnh 1
ảnh 2
ảnh 3
Hiện tượng hiếm gặp tạo nên vầng sáng rực rỡ phía chân trời
Trước kia, đối với một số nền văn hóa trên thế giới, việc một xuất hiện nhiều hơn 1 mặt trời hay nhìn thấy hiện tượng lạ này có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Nhiều mặt trời được cho là đã xuất hiện trên bầu trời trước khi trận Towton của cuộc chiến tranh Hoa hồng (một loạt các cuộc chiến giành vương vị ở nước Anh giữa những người ủng hộ 2 dòng họ Lancaster và York), một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất xảy ra trong năm 1461 thắng lợi.
Con trai út của nhà York, người sau này trở thành Vua Edward IV của nước Anh đã thuyết phục mọi người rằng, “phép màu” trên bầu trời là điềm lành và góp phần to lớn vào chiến thắng của ông.
Tuy nhiên, các nhà khoa học giải thích, đây là hiện tượng Sundog (Mặt trời giả), xuất hiện khi ánh sáng mặt trời tương tác với tinh thể băng trong không khí. Vầng sáng của mặt trời sẽ lan rộng và tạo ra ảo ảnh một mặt trời khác.
Theo NASA, hiện tượng Sundog xảy ra khi một tia sét phóng điện, làm thay đổi điện trường trên các đám mây. Sau đó các tinh thể băng sẽ phản ứng lại với các tia sáng mặt trời, tạo ra vầng hào quang.

No comments:

Post a Comment