Sáng
nay rỗi việc, tôi nhận lời ủy thác của anh bạn làm nghề chở thuê nhờ
tôi chở một bà cụ với hai cái va li và một tấm nệm từ Dallas đi
Arlington. Anh nhờ tôi vì xe anh không chở được tấm nệm.
Tôi theo địa chỉ đến căn nhà mới xây. Nhìn qua cũng biết giá trị căn nhà hơn hai trăm ngàn. Nhà đất ở đây rẻ, chứ căn nhà mới này ở Cali, hay Boston, thì bạc triệu. Người Việt Dallas giàu quá – tôi nghĩ khi lái xe qua những căn nhà xập xệ của người Mễ chừng vài chục ngàn.
Tôi theo địa chỉ đến căn nhà mới xây. Nhìn qua cũng biết giá trị căn nhà hơn hai trăm ngàn. Nhà đất ở đây rẻ, chứ căn nhà mới này ở Cali, hay Boston, thì bạc triệu. Người Việt Dallas giàu quá – tôi nghĩ khi lái xe qua những căn nhà xập xệ của người Mễ chừng vài chục ngàn.
Xe
lăn bánh, tôi không khỏi ngậm ngùi với hành trang nghèo nàn của bà cụ
nhỏ thó, bệnh hoạn. Ngoài tấm nệm, hai cái va li cũ, lớn nhỏ không đều,
lại khác hiệu, đủ biết chủ nhân không giàu; một bà cụ gần đất xa trời
còn lỉnh kỉnh túi xách, rổ nhựa đựng quần áo chưa giặt-có cả hũ thức ăn
khô gì trong đó nữa… “Người đàn bà đi cầu hôn thần chết”. Tôi đặt tên
cho cụ trong tư tưởng kín bưng của mình.
Thấy
cụ thở không ra hơi lúc lên xe tôi hơi lo. Nhưng nhìn kiếng chiếu hậu
thì cụ không đến nỗi khiến tôi phải đổi lộ trình vô bệnh viện gần nhất.
Tôi mong đến nơi càng sớm càng tốt.
Xe
ra xa lộ bon bon rồi. Cụ khỏe lại sau cú leo lên cái xe hơi cao. Cụ hỏi
tôi, “Anh được mấy cháu?” -để mở đầu tâm sự của người mẹ cô đơn trên
nước Mỹ bao la… Cụ vô chuyện lòng nhẹ hều như hơi thở của cụ ban nãy…
“…Ông nhà tôi ngày xưa là sĩ quan Phòng 7 – Tổng tham mưu. Sau 75 đi tù. Nhưng tôi nhờ được tay cán bộ lớn bảo lãnh chồng tôi ra. Tôi chỉ nói chồng tôi là người bắt điện thoại ở Tổng tham mưu ngày trước… Vì thế, ông nhà tôi về sớm, nhưng không được đi theo diện H.O. là vậy! Ông ấy về sớm, nhưng buồn chán nên chết sớm…”
“…Ông nhà tôi ngày xưa là sĩ quan Phòng 7 – Tổng tham mưu. Sau 75 đi tù. Nhưng tôi nhờ được tay cán bộ lớn bảo lãnh chồng tôi ra. Tôi chỉ nói chồng tôi là người bắt điện thoại ở Tổng tham mưu ngày trước… Vì thế, ông nhà tôi về sớm, nhưng không được đi theo diện H.O. là vậy! Ông ấy về sớm, nhưng buồn chán nên chết sớm…”
Bà
cụ khóc trong kính chiếu hậu – thật cay đắng! Tôi nghĩ thế, nhưng không
hiểu cay đắng lẽ gì? Cay đắng cho người vợ lính trong chiến tranh và
hòa bình ở quê xưa, hay cay đắng cho chuyện nhờ cậy bên thắng cuộc, và
hậu quả…
Cụ tỉ tê cho tôi nghe, từ băng sau xe, tiếng cụ rặt giọng Bắc làm tôi nhớ mẹ tôi quá chừng!…
Cụ tỉ tê cho tôi nghe, từ băng sau xe, tiếng cụ rặt giọng Bắc làm tôi nhớ mẹ tôi quá chừng!…
“…
tôi kém phước anh ạ! Tôi có mười hai người con. Chín đứa còn ở Việt
nam, ba đứa bên Mỹ. Tôi không đi ở nhà con này, con kia như anh nghĩ
đâu. Tôi đi ở thuê nhà người ta đây! Vì con gái tôi ở Arlington thì nó
đang sống chung với chồng con và bố mẹ chồng của nó. Tôi đâu ở chung
được. Thằng con trai thì cũng sống chung nhà với vợ con và bố mẹ vợ của
nó. Tôi cũng không ở chung được. Còn căn nhà mà anh đến đón tôi là nhà
thằng con cả. Cả đời tôi mới ở nhà con đúng mười ngày thì phải nhờ anh
đến dọn đi đây…”
“Bác qua Mỹ lâu chưa? Trước đây, bác ở đâu?” Tôi hỏi cụ,
“Tôi
qua Mỹ được 9 năm. Mỗi năm tôi ở Mỹ 9 tháng, về Việt nam 3 tháng – toàn
ở mướn chứ không ở với con cái nào được, như tôi đã nói. Nhưng bây giờ
tôi phải ở Mỹ lâu dài để trị bệnh. Khổ là tôi không thể ở nhà thằng con
cả được. Hôm tôi mới từ Việt nam qua, tháng trước. Tôi ở nhờ apartment
của con cháu vì tôi bệnh quá nên cũng cần có người ở bên tôi đêm hôm.
Nhưng phòng nó chật chội và phiền phức quá nên thằng cả đến đón tôi về
nhà nó ở. Tôi cũng bất đắc dĩ vì bệnh hoạn chứ đâu muốn làm phiền con
cái. Nhưng buồn lắm anh ạ! Tôi ở được đúng mười ngày thì hôm nay phải
dọn đi thôi. Tôi định dọn về Houston, ở với đứa con gái của người hàng
xóm với tôi bên Việt nam xưa kia. Nó hứa giúp tôi. Nhưng con gái tôi đã
xin trị bệnh cho tôi ở Arlington, nên tôi phải dọn về Arlington để trị
bệnh vài tháng. Không chết thì tôi dọn về Houston với con gái người hàng
xóm…”
Tôi
nghe tâm sự buồn nên cũng kém vui mà thưa cụ, “Bác lớn tuổi rồi, lại
bệnh hoạn. Đâu thể xa con cái ruột của bác được, vì khi hữu sự thì ai lo
cho bác. Và sao lại đi sống với người con của người bạn ở mãi Houston.
Bác nên xét lại chuyện đó cho con cái bác khỏi khổ tâm. Các anh chị có
hoàn cảnh đã khó, bác làm mẹ nên không nên… xử sự như thế! Bác hiểu ý
cháu chứ! Bác ở share phòng ở nhà người dưng vì hoàn cảnh, nhưng gần con
gái bác là ổn lắm rồi! ”
“Thì bây giờ tôi dọn đến ở với hai vợ chồng ông này ở Arlington. Họ đã hơn sáu mươi tuổi, nhà không con cái. Ông chồng ở nhà ăn tiền bệnh, vợ còn đi làm. Tôi cũng gần con gái tôi rồi, có gì nó chạy sang giúp tôi… Anh nói cũng phải nhỉ!”
“Cháu xin lỗi…”
“Anh ạ! Họ cho tôi thuê một phòng, không hạn chế sử dụng restroom anh ạ! Tôi thật mừng.”
“Bác nói sao…?”
“Cơ khổ. Ở nhà thằng con cả, thì con trai lớn nó ở riêng phòng lớn nhất, có restroom riêng trong đó. Không ai được vào phòng nó.”
“Rồi! Thằng đó là bác sĩ hay nha sĩ?”
“Không. Nó là dược sĩ. Nhưng sao anh hỏi vậy?”
“Cháu đoán thôi! Bác đừng nghĩ xấu về những người tuyệt đối vệ sinh nên không chung chạ được với ai! Hiểu thế, tốt hơn cho bác. Mọi phiền não nhẹ bay… ô-kê!”
“Ô-kê. Tôi hiểu ý anh rồi…
Cơ khổ. Còn lại hai vợ chồng thằng cả, thằng con nhỏ và tôi, bốn người xài chung một restroom. Mỗi sáng, tôi đã tế nhị chờ đợi, hỏi con trai, con dâu, cháu nội đã sử dụng restroom xong chưa, rồi mới đến mình. Thế mà thằng con cả vẫn quát vào mặt tôi chiếm dụng restroom lâu quá, chỉ vì một hôm nó đau bụng bất tử sau khi đã dùng restroom trước đó.
“Thì bây giờ tôi dọn đến ở với hai vợ chồng ông này ở Arlington. Họ đã hơn sáu mươi tuổi, nhà không con cái. Ông chồng ở nhà ăn tiền bệnh, vợ còn đi làm. Tôi cũng gần con gái tôi rồi, có gì nó chạy sang giúp tôi… Anh nói cũng phải nhỉ!”
“Cháu xin lỗi…”
“Anh ạ! Họ cho tôi thuê một phòng, không hạn chế sử dụng restroom anh ạ! Tôi thật mừng.”
“Bác nói sao…?”
“Cơ khổ. Ở nhà thằng con cả, thì con trai lớn nó ở riêng phòng lớn nhất, có restroom riêng trong đó. Không ai được vào phòng nó.”
“Rồi! Thằng đó là bác sĩ hay nha sĩ?”
“Không. Nó là dược sĩ. Nhưng sao anh hỏi vậy?”
“Cháu đoán thôi! Bác đừng nghĩ xấu về những người tuyệt đối vệ sinh nên không chung chạ được với ai! Hiểu thế, tốt hơn cho bác. Mọi phiền não nhẹ bay… ô-kê!”
“Ô-kê. Tôi hiểu ý anh rồi…
Cơ khổ. Còn lại hai vợ chồng thằng cả, thằng con nhỏ và tôi, bốn người xài chung một restroom. Mỗi sáng, tôi đã tế nhị chờ đợi, hỏi con trai, con dâu, cháu nội đã sử dụng restroom xong chưa, rồi mới đến mình. Thế mà thằng con cả vẫn quát vào mặt tôi chiếm dụng restroom lâu quá, chỉ vì một hôm nó đau bụng bất tử sau khi đã dùng restroom trước đó.
Tôi
ở mới có chục ngày, mà sáng nào nó cũng cằn nhằn tôi đi restroom xoành
xoạch suốt đêm thì nhà cửa nào chịu nổi… Tôi khổ quá! Mình bệnh hoạn,
tuổi già, thật là phiền phức…”
“Sao bác không ở bên Việt nam với con cháu đông vui. Thui thủi bên này một mình làm gì cho khổ.”
“Thì bệnh thì phải đi tìm thầy, tìm thuốc chứ sao anh. Hóa trị với xạ trị thì tiền đâu cho đủ ở bên Việt nam…”
“Cháu không hiểu được anh con cả của bác sao lại để bác bệnh hoạn, tuổi già như thế này mà đi ra ở share phòng với người dưng? Bác có chuyện gì ai lo? Cơm nước hằng ngày ai nấu cho bác ăn, ai giặt giũ cho bác…?”
“Thì phước phần là thế! Tôi bây giờ chỉ còn cậy vào đứa con gái. Nó cũng đã sáu mươi tuổi rồi. Nhưng còn làm dâu hằng ngày. Tôi lại còn làm khổ nó miếng cơm, tô cháo, gói quần áo cần giặt giũ… Nó làm sao mà kham nổi lo lắng cho chồng con, bố mẹ chồng ngày hai bữa, lại còn mẹ ruột bệnh hoạn phải chạy tới chạy lui. Tôi định về Houston là vậy!
Tôi nghĩ mà buồn cái thằng Cả nhà tôi sướng từ bé. Nó chẳng thiếu thứ gì vì thời trẻ tôi làm ăn được lắm! Cung phụng nó đủ điều hơn người. Nó đi đại học, ra trường, thì mê con vợ nó bây giờ đó. Nó về nhà bảo tôi cưới vợ lúc gia cảnh tan hoang. Tôi bấm bụng bảo nó, ai lại đi cưới vợ tháng bảy. Cho mợ một tháng để dọn dẹp nhà cửa, và cho qua tháng ngâu đã con. Nói thế để có thêm chút thời gian nghĩ cách cho con chứ mẹ nào từ chối được con cái chuyện nó muốn lập gia thất. Ai ngờ nó đi bảo với bên nhà gái rằng bố mẹ nó đi vượt biên, chết hết rồi!
“Thì bệnh thì phải đi tìm thầy, tìm thuốc chứ sao anh. Hóa trị với xạ trị thì tiền đâu cho đủ ở bên Việt nam…”
“Cháu không hiểu được anh con cả của bác sao lại để bác bệnh hoạn, tuổi già như thế này mà đi ra ở share phòng với người dưng? Bác có chuyện gì ai lo? Cơm nước hằng ngày ai nấu cho bác ăn, ai giặt giũ cho bác…?”
“Thì phước phần là thế! Tôi bây giờ chỉ còn cậy vào đứa con gái. Nó cũng đã sáu mươi tuổi rồi. Nhưng còn làm dâu hằng ngày. Tôi lại còn làm khổ nó miếng cơm, tô cháo, gói quần áo cần giặt giũ… Nó làm sao mà kham nổi lo lắng cho chồng con, bố mẹ chồng ngày hai bữa, lại còn mẹ ruột bệnh hoạn phải chạy tới chạy lui. Tôi định về Houston là vậy!
Tôi nghĩ mà buồn cái thằng Cả nhà tôi sướng từ bé. Nó chẳng thiếu thứ gì vì thời trẻ tôi làm ăn được lắm! Cung phụng nó đủ điều hơn người. Nó đi đại học, ra trường, thì mê con vợ nó bây giờ đó. Nó về nhà bảo tôi cưới vợ lúc gia cảnh tan hoang. Tôi bấm bụng bảo nó, ai lại đi cưới vợ tháng bảy. Cho mợ một tháng để dọn dẹp nhà cửa, và cho qua tháng ngâu đã con. Nói thế để có thêm chút thời gian nghĩ cách cho con chứ mẹ nào từ chối được con cái chuyện nó muốn lập gia thất. Ai ngờ nó đi bảo với bên nhà gái rằng bố mẹ nó đi vượt biên, chết hết rồi!
Có
con cái nào như thế chứ! Đám cưới nó không có mặt tôi mà nó nhẫn tâm
được. Nó bỏ nhà, bỏ mẹ, bỏ đàn em đi sống riêng, đến khi tôi gượng dậy
làm ăn lại được thì nó mới mò về nhà, quát tháo…
Tôi làm ăn lại được thì mới có tiền cho gia đình thằng con trai với gia đình đứa con gái vượt biên, bây giờ chúng ở Arlington là vậy! Còn thằng cả thì làm ăn khá nên cho con nó đi du học, tìm cách ở lại rồi bảo lãnh bố mẹ với em nó qua sau…”
Tôi làm ăn lại được thì mới có tiền cho gia đình thằng con trai với gia đình đứa con gái vượt biên, bây giờ chúng ở Arlington là vậy! Còn thằng cả thì làm ăn khá nên cho con nó đi du học, tìm cách ở lại rồi bảo lãnh bố mẹ với em nó qua sau…”
“Tức là thằng cháu đích tôn của bác. Anh chàng làm dược sĩ đó, sanh đẻ bên Việt nam?”
“Phải.”
“Cháu hiểu rồi! Không có gì thắc mắc nữa! Anh ấy không giống những người trẻ sanh đẻ bên Mỹ là vậy!”
“Cái thằng ấy làm tôi buồn còn hơn bố nó. Nó đi kiểm tra căn phòng tôi ở. Nó hỏi tôi đạo gì? Tôi nói, trên có Trời, Phật. Rồi đến Thần, Thánh… Nó bảo tôi: Cái đạo của bà là đạo cô hồn, chẳng ra gì hết. Tội lỗi, tội lỗi quá!
Nó hỏi tôi đẻ chi cho lắm, để chẳng ở với ai được, rồi làm phiền gia đình nó? Tôi bảo thời bà nào có biết kế hoạch hóa gia đình là gì đâu!
“Phải.”
“Cháu hiểu rồi! Không có gì thắc mắc nữa! Anh ấy không giống những người trẻ sanh đẻ bên Mỹ là vậy!”
“Cái thằng ấy làm tôi buồn còn hơn bố nó. Nó đi kiểm tra căn phòng tôi ở. Nó hỏi tôi đạo gì? Tôi nói, trên có Trời, Phật. Rồi đến Thần, Thánh… Nó bảo tôi: Cái đạo của bà là đạo cô hồn, chẳng ra gì hết. Tội lỗi, tội lỗi quá!
Nó hỏi tôi đẻ chi cho lắm, để chẳng ở với ai được, rồi làm phiền gia đình nó? Tôi bảo thời bà nào có biết kế hoạch hóa gia đình là gì đâu!
Tôi
thấy phải dọn ra khỏi nhà thôi. Nhưng mấy hôm không khỏe nên còn vướng
bận để nó nói tôi, sao bà không ở bên Việt nam cho xong. Già cả, bệnh
hoạn còn lết sang Mỹ làm gì… để phiền cho gia đình nó!
Tôi đi chậm vì chân tôi yếu. Tôi đâu có lết như ăn mày. Anh hiểu không, anh hiểu cái chữ ‘lết’ nó làm tan nát lòng dạ tôi. Tôi đau đớn hơn ung thư nhiều…”
Tôi đi chậm vì chân tôi yếu. Tôi đâu có lết như ăn mày. Anh hiểu không, anh hiểu cái chữ ‘lết’ nó làm tan nát lòng dạ tôi. Tôi đau đớn hơn ung thư nhiều…”
Nước
mắt bà cụ lại chảy thành dòng trên gương mặt nhăn nheo. Thật là cha nào
con nấy. Lẽ ra người ta phải học thành nhân trước khi thành tài, thì
đời nay tranh nhau lấy bằng… súc vật, để kiếm thật nhiều tiền, đi xe
hiệu, ở nhà mới… Người con cả ở nhà mới xây mà để mẹ bệnh hoạn đi ở
share phòng. Cụ nói trong nước mắt, “nhẽ như người ta, nó cũng đưa tôi
đi, sắp xếp cho tôi chỗ ăn chỗ ngủ ở nơi lạ lẫm quê người này chứ! Anh
thấy đấy, anh xin số điện thoại của nó để khi anh đưa tôi đến nơi thì
gọi cho nó biết. Nó bảo không cần đấy phỏng! Nhưng khi nó thấy anh chất
đồ, ràng buộc cẩn thận như người chuyên nghiệp, người làm việc có trách
nhiệm, lương tâm… xe anh lại tốt và mới. Thì nó xin anh số điện thoại để
khi nó cần chở đồ sẽ gọi anh. Đấy…”
Biết
nói gì để an ủi bà cụ hơn là im lặng chia chung nỗi ngậm ngùi của phận
người. Muốn kể cho bà cụ nghe chuyện Đức Phật đi hoằng pháp, nhưng người
ta không biết ngài chính là Đức Phật nên hỏi ngài, “Thưa ngài, Đức Phật
ở đâu, làm sao tìm gặp Người?” Đức Phật trả lời, “Phật ở trong nhà bạn.
Cha mẹ của bạn là Phật. Hãy trở về nhà phụng dưỡng cha mẹ cho thật tốt,
là thờ phụng Phật.”
Nhưng
kể ra câu chuyện đó là bất nhân với bà cụ vì người nghe phải là cha con
anh cả. Càng nên kể thêm những chuyện nhân quả cho những người quên học
bài học làm người trước khi học thành tài để giàu có. Phải chăng phong
thổ địa dư làm nên người anh cả trong bài ca dao,
“bốn con ngồi bốn góc giường
mẹ ơi, mẹ hỡi, mẹ thương con nào
mẹ thương con út mẹ thay
thương thì thương vậy có tày trưởng nam
trưởng nam nào có được gì
một trăm cái giỗ đổ đầu trường nam”
“bốn con ngồi bốn góc giường
mẹ ơi, mẹ hỡi, mẹ thương con nào
mẹ thương con út mẹ thay
thương thì thương vậy có tày trưởng nam
trưởng nam nào có được gì
một trăm cái giỗ đổ đầu trường nam”
Thôi
làm thằng anh Hai như đứa bé mồ côi theo phong thổ địa dư xứ nó, câu
chuyện ngắn chữ mà dài ý, kiệm lời mà sâu xa. Nó không tốt nghiệp đại
học nào, không có bằng cấp gì… mà ai cũng xem trọng cái khí khái của nó.
Chuyện kể mắc cười mà người đọc chậm nước mắt như sau:
…
một cái xe hơi bóng loáng đang chạy trên đường. Không ai biết bên trong
xe có người mẹ giàu có, đang dỗ dành cậu ấm của mình ăn miếng bánh kem
đi con, ngon lắm đó! Nhưng thằng bé nhà giàu cáu gắt với mẹ vì không
muốn ăn, nó bấm kiếng xe hơi xuống và ném quách miếng bánh kem xuống
đường.
Trong khi thằng bé mồ côi nhanh mắt thấy được, nhanh chân chạy đến, nhanh tay xớt ngay miếng bánh lên tay mình. Phải cái xe vận tải nhanh hơn lao tới nó. Nó thì nhanh hơn thần chết là lao mình thoát thân – miếng bánh tõm xuống miệng cống. Công cốc.
Con em gái nó khóc ré lên,
“Anh Hai thiệt tình! Làm bánh lọt xuống cống rồi lấy gì ăn?”
“Thôi nín đi em…”
Nó xòe bàn tay còn dính kem của nó ra, “Nè, cho em ba ngón. Anh Hai hai ngón.”
Trong khi thằng bé mồ côi nhanh mắt thấy được, nhanh chân chạy đến, nhanh tay xớt ngay miếng bánh lên tay mình. Phải cái xe vận tải nhanh hơn lao tới nó. Nó thì nhanh hơn thần chết là lao mình thoát thân – miếng bánh tõm xuống miệng cống. Công cốc.
Con em gái nó khóc ré lên,
“Anh Hai thiệt tình! Làm bánh lọt xuống cống rồi lấy gì ăn?”
“Thôi nín đi em…”
Nó xòe bàn tay còn dính kem của nó ra, “Nè, cho em ba ngón. Anh Hai hai ngón.”
Anh Cả với anh Hai khác nhau ở tư cách chứ không phải văn bằng, địa vị hay nhà, xe… Nhưng nói ra làm gì cho thêm đau lòng bà cụ…
Tôi đến căn nhà mà bà cụ sẽ ở trọ vài tháng để chữa bệnh. Tôi biết bà cụ này không chết đâu, sức khỏe có tệ nhưng nghị lực lớn lắm! Khỏe lại là cụ sẽ đi Houston. Linh tính tôi mách bảo về bà cụ mới gặp lần đầu nhưng hiểu cụ như thân vì tôi cũng không thích làm phiền, để khổ cho người nhà.
Tôi đến căn nhà mà bà cụ sẽ ở trọ vài tháng để chữa bệnh. Tôi biết bà cụ này không chết đâu, sức khỏe có tệ nhưng nghị lực lớn lắm! Khỏe lại là cụ sẽ đi Houston. Linh tính tôi mách bảo về bà cụ mới gặp lần đầu nhưng hiểu cụ như thân vì tôi cũng không thích làm phiền, để khổ cho người nhà.
Con
gái cụ xin nghỉ làm nửa buổi để giúp cụ dọn vô nơi ở mới. Tách xách
theo túi cơm, canh nấu vội cho mẹ có cái ăn. Tội cả hai người bị hoàn
cảnh hành hạ đến khổ tâm. Đêm nay, người con khó ngủ vì lo mẹ có ngủ
được không ở chỗ lạ. Trong khi sáng mai chị vẫn phải thức dậy đúng giờ
để còn đi làm. Chị còn phải lo chồng con, cha mẹ chồng… thêm người mẹ
ruột bệnh hoạn cũng cần bàn tay con cái giúp đỡ lúc tuổi già, đau yếu,…
Còn cụ, đên nay có ngủ không, trong căn phòng lạ, khi nghĩ tới người con
cả và thằng cháu đích tôn của mình. Ai rót cho cụ ly nước sau cơn ho
khan đêm khuya, hay cụ tự hứng nước mắt mình để giải khát nỗi cô đơn
trên xứ Mỹ lạnh lùng.
Tôi thì không ngủ được đêm nay rồi, vì bà cụ… đúng là “má tui”! Hoàn cảnh nào cũng chơi ngon, chơi đẹp, xả láng sáng về sớm. Tôi dọn nệm cũ trong căn phòng ấy ra, vì ông chủ nhà ăn tiền bệnh thì làm được gì, nhìn ông đi… còn chậm hơn bà cụ. Bỏ nệm của cụ lên giường thẳng thớm, xách đồ vô phòng cho cụ xong xuôi, tôi chào từ biệt để ra về. Nhưng cụ giữ tay tôi lại,
Tôi thì không ngủ được đêm nay rồi, vì bà cụ… đúng là “má tui”! Hoàn cảnh nào cũng chơi ngon, chơi đẹp, xả láng sáng về sớm. Tôi dọn nệm cũ trong căn phòng ấy ra, vì ông chủ nhà ăn tiền bệnh thì làm được gì, nhìn ông đi… còn chậm hơn bà cụ. Bỏ nệm của cụ lên giường thẳng thớm, xách đồ vô phòng cho cụ xong xuôi, tôi chào từ biệt để ra về. Nhưng cụ giữ tay tôi lại,
“Này
anh ạ! Cảm ơn anh đã giúp tôi tận tình. Nhưng thế này, hôm qua, bạn anh
có nói với tôi là một trăm đồng tiền xe. Thì đây, tôi xin gởi anh một
trăm. Tôi xin gởi thêm anh hai chục… biếu anh uống cà phê, chơi thôi!”
Đúng là bà già chịu chơi – chơi tới cùng giăng mùng chơi tới sáng, nên tôi nói, “Thôi bác cất hết đi. Coi như cháu giúp bác. Cháu không làm nghề này, chỉ vì sáng nay rảnh và xe cháu chở được tấm nệm nên cháu mới đi giùm ông bạn cháu thôi.”
“Đâu thế được! Anh cầm lấy cho tôi vui. Tôi còn một việc nhờ anh giúp, là sáng nay tôi không ăn sáng ở nhà thằng cả. Bởi tôi kể chuyện ngày xưa thì cháu nội bảo là bà chẳng có chuyện gì mới để nói hay sao? Tôi ở trong nhà từ sáng tới… sáng mai thì biết đâu chuyện mới để nói. Tôi kể về thằng cả ngày còn bé, thì vợ nó nói nhàm quá, kể hoài… Mà giời không cho tôi câm nên tôi đói vì giận – không ăn. Tôi định bụng bảo anh chở tôi đi ăn sáng khi ra khỏi nhà. Nhưng bây giờ thì tôi mời anh đi ăn… bữa kỷ niệm với tôi. Anh chở tôi đi ăn… món gì thật ngon vào. Tôi không có nghèo đâu, còn đồng nào trong túi thì cứ tiêu đồng ấy cho nó vui vẻ. Mình đi thôi anh ạ!”
Đúng là bà già chịu chơi – chơi tới cùng giăng mùng chơi tới sáng, nên tôi nói, “Thôi bác cất hết đi. Coi như cháu giúp bác. Cháu không làm nghề này, chỉ vì sáng nay rảnh và xe cháu chở được tấm nệm nên cháu mới đi giùm ông bạn cháu thôi.”
“Đâu thế được! Anh cầm lấy cho tôi vui. Tôi còn một việc nhờ anh giúp, là sáng nay tôi không ăn sáng ở nhà thằng cả. Bởi tôi kể chuyện ngày xưa thì cháu nội bảo là bà chẳng có chuyện gì mới để nói hay sao? Tôi ở trong nhà từ sáng tới… sáng mai thì biết đâu chuyện mới để nói. Tôi kể về thằng cả ngày còn bé, thì vợ nó nói nhàm quá, kể hoài… Mà giời không cho tôi câm nên tôi đói vì giận – không ăn. Tôi định bụng bảo anh chở tôi đi ăn sáng khi ra khỏi nhà. Nhưng bây giờ thì tôi mời anh đi ăn… bữa kỷ niệm với tôi. Anh chở tôi đi ăn… món gì thật ngon vào. Tôi không có nghèo đâu, còn đồng nào trong túi thì cứ tiêu đồng ấy cho nó vui vẻ. Mình đi thôi anh ạ!”
Từ
chối cách gì cũng không được với bà cụ. Ra nhà hàng thì lại chưa tới
giờ mở cửa. Tôi bảo cụ, bác cháu mình vô chợ rảo chơi, cho bớt nóng. Bà
cụ kể chuyện đi thi quốc tịch bị rớt. Nhưng tôi cho là cụ quá giỏi tiếng
Anh nên… rớt. Dù cụ đi thi quốc tịch không mất tiền vì đã tám mươi.
Nhưng lần sau đi thi lại thì bớt nói tiếng Anh… sẽ dễ đậu hơn. Vì người
hỏi thấy người được hỏi trả lời được là hỏi tới, hỏi tới… Bác chỉ cần
nhớ cháu dặn là bác không bao giờ nói: Tôi không biết – I don’t know. Mà
bác chỉ nói: Tôi biết. Nhưng tôi quên – I know. But, I’m forgetting.
Bác quên chừng hai, ba câu là đậu liền. Vì người già có quyền quên, nhưng công dân Hoa Kỳ không có quyền không biết Tượng Nữ thần Tự do đặt ở đâu; Tổng thống đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tên là gì, Tổng thống đương kim là ai?…
Bác quên chừng hai, ba câu là đậu liền. Vì người già có quyền quên, nhưng công dân Hoa Kỳ không có quyền không biết Tượng Nữ thần Tự do đặt ở đâu; Tổng thống đầu tiên của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tên là gì, Tổng thống đương kim là ai?…
Bà
cụ thật lanh trí, chỉ cần nghe và hiểu được một từ trong câu hỏi là cụ
đoán ra cả câu hỏi – và biết trả lời bằng tiếng Anh – đúng. Nên bị hỏi
tới, hỏi tới, hỏi tới… rớt luôn là vậy! Thường trong chuyện thi quốc
tịch ở xứ cao bồi ai cũng biết và nghe nói tới chuyện mấy tay phỏng vấn
thi quốc tịch Mỹ nhưng là người Mễ ở Texas không có thiện cảm nhiều với
người Việt. Gặp người phỏng vấn mình là Mỹ đen là dễ nhất, Mỹ trắng khó
hơn, nhưng công bằng. Chỉ có Mễ là không ưa Việt nam…
Tôi
đi ăn tô mì với bà cụ rồi chia tay. Biết nói gì hơn những lời chúc may
mắn cho việc chữa trị bệnh tật của bà cụ. Chúc cụ chóng hồi phục, chừng
nào muốn đi Houston thì gọi cho hay. Tôi không làm nghề đưa người cửa
trước rước người cửa sau ở phi trường nhưng với bà cụ thì tôi khoái cái
lối chơi xả láng trước đi, đời có bao lâu mà hững hờ… Tôi sẽ nhớ câu
“còn đồng nào trong túi thì cứ tiêu đồng ấy cho nó vui vẻ.” Tôi sẽ đưa
cụ đi Houston khi cụ không thay đổi quyết định, vì nghĩ cho cùng những
ngày ở trọ trần gian của cụ cũng chỉ còn ít ỏi như những đồng tiền còn
lại trong túi thì tiêu hết đi, tiếc gì, miễn vui vẻ là được. Cũng cóc
cần chừa mặt mũi cho con cái khi con đẻ tống mẹ bệnh hoạn ra đường ở
tuổi gần đất hơn trời…
Phan
Phan
No comments:
Post a Comment