Vì Sao Nói Nghịch Cảnh Không Phải Là Bất Hạnh, Mà Là Món Quà Của Cuộc Sống?
Cuộc sống này, không ai cả đời đều thuận buồm xuôi gió. Quá trình trưởng thành của mỗi người chắc chắn sẽ có những lúc lao đao vất vả. Tuy nhiên nó không phải là bất hạnh, mà chính là món quà giúp ta trưởng thành.
Pháp sư Tinh Vân có một tuổi thơ nghèo khó và bần hàn. Mẹ ông vì mong
cho con đỡ cơ cực nên phải nuốt nước mắt vào trong lòng, nén chịu đau
khổ để gửi con trai mình vào chùa Dương Châu, hy vọng ông sẽ sớm
nên người và giúp ích cho đời.
Một hôm, Tinh Vân được sư trụ trì
thưởng cho một nắm hạt đậu. Đối với cậu bé nghèo Tinh Vân ngày ấy, đây
quả thật là một món quà vô cùng quý giá.
Cậu bé quỳ xuống dập đầu tạ ơn, sư phụ bèn nói: “Mặc dù con đến đây vì nghèo khó, nhưng ta hy vọng con vẫn có thể tinh tấn tu hành, hoằng dương Phật Pháp”. Cậu bé mỉm cười gật đầu.
Ở chùa Dương Châu một thời gian, sư phụ đưa Tinh Vân tới Nam Kinh giao cho một vị đại hòa thượng và nói: “Đây mới là nơi tốt đẹp có thể giúp con tu học Phật Pháp”.
Khi sư phụ vừa rời đi, vị đại hòa thượng liền gọi Tinh Vân lại và bắt đầu hỏi: “Tinh Vân, tại sao con lại tới đây?”
Tinh Vân trả lời: “Dạ, sư phụ con bảo con tới đây ạ”.
Một gậy giáng xuống đầu cậu bé, vị đại hòa thượng tức giận trách mắng: “Con đến học Phật Pháp mà lại không có tâm mong cầu đến học, sư phụ bảo đến thì con mới đến thôi sao?”
Tiếp đó, đại hòa thượng lại hỏi lần thứ hai: “Giờ thì nói cho ta biết, tại sao con lại tới đây?”
Tinh Vân nghĩ một lát, rồi thay đổi cách trả lời: “Dạ, vì bản thân con mong muốn tới đây học Phật Pháp ạ”.
Đại hòa thượng lại đánh cho cậu một roi mạnh hơn và mắng: “Người xuất gia mà dám nói dối hả!”
Đại hòa thượng lại hỏi cậu bé lần thứ ba: “Tại sao con lại tới đây?”
Trong
lòng Tinh Vân suy nghĩ: Đáp án thứ nhất không đúng, đến đáp án thứ hai
cũng không đúng, thế là với giọng trầm buồn cậu bé trả lời: “Sư phụ con bảo con tới đây và bản thân con cũng muốn tới học Phật Pháp cho nên con đến đây ạ”.
Hàng chục nhát roi lại ráng xuống người Tinh Vân làm cậu bé đau đớn tột cùng ngã nhào xuống đất. Đại hòa thượng trách mắng: “Còn nhỏ như vậy mà đã khéo léo không thành thật là sao!”.
Đêm
đó, toàn thân Tinh Vân đau đớn đầy vết thương, cậu bé nghĩ mãi mà vẫn
không hiểu tại sao sư phụ yêu quý lại đưa mình tới nơi như địa ngục trần
gian này. Lại nghĩ tới những giọt nước mắt của mẹ, cậu bé không khỏi
tủi thân và bật khóc thành tiếng.
Bỗng nhiên cánh cửa phòng bật mở, vị đại hòa thượng bước vào làm cậu bé sợ hãi tới quỳ thụp xuống đất.
Nét
mặt của đại hòa thượng đầy từ bi và hiền hậu, khác hoàn toàn so với ban
chiều. Ông còn mang cả thuốc trị thương đến, vừa bôi thuốc cho Tinh Vân
vừa nói với cậu:
“Tinh Vân con, những điều con nói chiều nay không có gì là sai cả. Bởi bài học đầu tiên ta muốn dạy con có tên là nghịch cảnh”.
“Thế
nào gọi là nghịch cảnh? Đó chính là sự vô thường trong cuộc sống này
của chúng ta. Tất cả những đau khổ, hoạn nạn, bất công, bị ức hiếp, tai
nạn, tử vong… đó đều là do vận mệnh đã an bài; không phải chỉ cần con
làm đúng là có thể thoát ra khỏi nó; cũng không phải con làm sai điều gì
thì mới chịu nhận sự trừng phạt này.
Đón nhận nghịch cảnh, con mới có cơ hội thay đổi vận mệnh của mình, hóa giải được những đau khổ mà nó mang lại cho con.
Người
hiểu được triết lý này mới có thể thản nhiên chấp nhận sự khắc nghiệt
của cuộc sống. Bình tĩnh và ung dung trước mọi sóng gió cuộc đời thì
người đó chính là người đắc Đạo”.
Do vậy, nghịch cảnh không
phải là bất hạnh, mà ngược lại đó chính là một sự ban ân. Thái độ của
một người dám đương đầu với nghịch cảnh mới làm nên sự khác biệt giữa
người này và những người khác.
Không ai mà cả đời đều thuận buồm
xuôi gió. Quá trình trưởng thành của mỗi người chắc chắn sẽ có những lúc
lao đao vất vả. Chúng ta có thể đau đớn, có thể bị tổn thương, có thể
sẽ phải bật khóc; nhưng đừng nên đắm chìm trong sự bi thương đó quá lâu.
Khi bình tĩnh lại, hãy thử suy ngẫm xem những vết thương này mang đến
cho chúng ta bài học gì, giúp chúng ta tỉnh ngộ ra điều gì?
Khi
rơi vào đường hầm đen tối, hãy thản nhiên từng bước từng bước đi ra,
chắc chắn sau đó ta sẽ thấy ánh sáng và lối ra nơi cuối con đường. Nếu
cứ mãi dừng lại trong đường hầm đó, thì sự đen tối mà nghịch cảnh đem
lại sẽ không có dấu chấm hết. Đây không phải là sự tàn khốc của số mệnh,
mà là sự tàn khốc do chính bản thân ta chọn lựa.
Có những khi
nghịch cảnh là cảnh tượng đẹp đẽ nhất trong cuộc sống, phương pháp tốt
nhất để đối diện với nó chính là sự bình tĩnh và ung dung từ nội tâm.
Bình tĩnh chính là sự đúng đắn nhất khi đối diện với khó khăn. Và nếu
trên thế giới này có xuất hiện kỳ tích, thì đó chính là khi người ta
bình tĩnh thản nhiên trong nghịch cảnh…
Theo Daikynguyen
No comments:
Post a Comment