Friday, August 31, 2018
SAIGON today 31-8-2018
Chiều 31/8, ngày làm việc cuối cùng trước dịp nghỉ lễ, nhiều tuyến đường ở SAIGON kẹt cứng.
|
CHIẾC LÁ VÀNG
Đỗ Dung
Đỗ Dung
Chiều ba mươi tết, bầu trời thấp, mây xám vần vũ chỉ đợi trút cơn mưa. Bước vào Nursing Home, tôi nhìn ông cụ đang ngồi im lặng như một pho tượng trước màn ảnh TV nhỏ mà lòng thấy nghẹn ngào. Như mọi năm giờ này ông cụ đã sửa soạn nhà cửa xong xuôi để đón tổ tiên và sẵn sàng những phong bao đỏ để đợi con cháu. Đối với Bố tôi, ngày tết là ngày thiêng liêng, đêm giao thừa là lúc giao mùa, tống cựu nghinh tân. Nhà cửa phải sạch sẽ, tươm tất; cành mai, cành đào, chậu quất, chậu cúc ... đầy nhà; trên bàn thờ đèn nhang thơm ngát, mâm ngũ quả tốt tươi, đỉnh đồng, chân nến sáng choang ... Thế mà hôm nay ông cụ cô đơn ngồi đây, trước màn ảnh TV, nhìn vào cõi xa vắng.
Tôi lặng lẽ đến gần, ôm ông cụ mà nuốt nước mắt.
- Bố, Bố có khoẻ không? Bố biết con là ai không?
Ông cụ ngước mắt nhìn rồi mấp máy môi:
- Dung!
- Dung!
Mái tóc trắng như tuyết, khuôn mặt già nua mặc dù làn da vẫn hồng
hào, trắng mịn. Tôi ngồi xuống bên, cầm tay Bố, nhắc chuyện ngày xưa.
- Bố có nhớ ... ? Bố có nhớ ...???
............ ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... .......
Các bạn của Bố tôi thường gọi đùa Bố tôi là Ông Tam Tá vì Bố tôi là Trung Tá, tên Tá và có một Tá con. Không những có một tá con mà còn đặc biệt là có chín nàng con gái. Người ta thường nói có con gái trong nhà như chứa bom nổ chậm, ấy thế mà Bố Mẹ tôi có tới chín quả bom.
Bố Mẹ tôi lập gia đình năm cả hai đều mới 18. Để rồi năm sau đó anh em chúng tôi lần lượt ra đời, cứ đứa trên hơn đứa dưới hai tuổi. Người ta dễ nhận ra nhà chị em đông qua tên đặt, chẳng hạn như chị em Vân Loan, Vân Nga, Vân Bằng, chị em Phương Lan, Phương Nga, Phương Trà ... hoặc qua dáng người như chị em Lệ Hằng, Mộng Thúy, chị em Lệ Hà, Lan Trân ... Chị em chúng tôi chẳng đứa nào giống đứa nào, đứa cao, đứa thấp, đứa trắng, đứa đen ... vì đứa giống Bố, đứa giống Mẹ, có đứa lại giống bà nội, bà ngoại. Thậm chí có hai đứa cùng giống Bố mà trông cũng chả giống nhau vì mỗi đứa chọn những nét riêng của Bố. Tên thì cũng chẳng vào bộ nào. Đầu lòng là ông anh cả Dũng, dây đầu ba nàng Đỗ Dung, Minh Thuận, Vân Hạnh. Sau chú Tuấn là ngũ long công chúa, Phương Nam, Quỳnh Mai, Anh Thư,Tuyết Minh, Thiên Hương. Tiếp đến là chú Minh Duy, chấm dứt bằng cô út Đoan Thuỳ. Bà nội tôi nói mẹ chúng mày thật khôn, có một tràng pháo lẹt tẹt, lâu lâu lại điểm một quả pháo đùng!
- Bố có nhớ ... ? Bố có nhớ ...???
............ ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... .......
Các bạn của Bố tôi thường gọi đùa Bố tôi là Ông Tam Tá vì Bố tôi là Trung Tá, tên Tá và có một Tá con. Không những có một tá con mà còn đặc biệt là có chín nàng con gái. Người ta thường nói có con gái trong nhà như chứa bom nổ chậm, ấy thế mà Bố Mẹ tôi có tới chín quả bom.
Bố Mẹ tôi lập gia đình năm cả hai đều mới 18. Để rồi năm sau đó anh em chúng tôi lần lượt ra đời, cứ đứa trên hơn đứa dưới hai tuổi. Người ta dễ nhận ra nhà chị em đông qua tên đặt, chẳng hạn như chị em Vân Loan, Vân Nga, Vân Bằng, chị em Phương Lan, Phương Nga, Phương Trà ... hoặc qua dáng người như chị em Lệ Hằng, Mộng Thúy, chị em Lệ Hà, Lan Trân ... Chị em chúng tôi chẳng đứa nào giống đứa nào, đứa cao, đứa thấp, đứa trắng, đứa đen ... vì đứa giống Bố, đứa giống Mẹ, có đứa lại giống bà nội, bà ngoại. Thậm chí có hai đứa cùng giống Bố mà trông cũng chả giống nhau vì mỗi đứa chọn những nét riêng của Bố. Tên thì cũng chẳng vào bộ nào. Đầu lòng là ông anh cả Dũng, dây đầu ba nàng Đỗ Dung, Minh Thuận, Vân Hạnh. Sau chú Tuấn là ngũ long công chúa, Phương Nam, Quỳnh Mai, Anh Thư,Tuyết Minh, Thiên Hương. Tiếp đến là chú Minh Duy, chấm dứt bằng cô út Đoan Thuỳ. Bà nội tôi nói mẹ chúng mày thật khôn, có một tràng pháo lẹt tẹt, lâu lâu lại điểm một quả pháo đùng!
Ông cụ là nhà binh nên nhà cũng theo trật tự kiểu nhà binh. Nhà có
bốn tầng thì tầng nhì dành riêng một phòng dài, rộng, một dãy giường và
một dãy bàn học kê liền nhau. Chúng tôi gọi đó là "Trại nữ binh". Riêng
tôi, con gái lớn nhất được một phòng riêng trên sân thượng, trông ra
mảnh vườn con.
Nhà con đàn, lo cái ăn, cái mặc cũng đủ mệt. Mẹ tôi thường đi chợ Cầu Ông Lãnh mua rau trái để vừa rẻ, vừa tươi. Mía mua cả bó, ốc mua cả thùng, nghêu mua cả bao, trái cây thì mua nguyên cần sé! Riêng cô con gái lớn học Dược đến mùa thi lúc nào cũng có một chục cam sành dưới gầm giường. Bố Mẹ tôi quan niệm nhà con đông như một chiếc xe lửa có nhiều toa, nếu toa đầu mà ngay ngắn thì cả một đoàn xe dài sẽ hùng dũng tiến lên. Ông anh cả đi Pháp ngay sau khi xong tú tài, ỏ nhà còn tôi lớn nhất, lại là con gái nên lãnh nhiệm vụ cái đầu tàu.
Nhà con đàn, lo cái ăn, cái mặc cũng đủ mệt. Mẹ tôi thường đi chợ Cầu Ông Lãnh mua rau trái để vừa rẻ, vừa tươi. Mía mua cả bó, ốc mua cả thùng, nghêu mua cả bao, trái cây thì mua nguyên cần sé! Riêng cô con gái lớn học Dược đến mùa thi lúc nào cũng có một chục cam sành dưới gầm giường. Bố Mẹ tôi quan niệm nhà con đông như một chiếc xe lửa có nhiều toa, nếu toa đầu mà ngay ngắn thì cả một đoàn xe dài sẽ hùng dũng tiến lên. Ông anh cả đi Pháp ngay sau khi xong tú tài, ỏ nhà còn tôi lớn nhất, lại là con gái nên lãnh nhiệm vụ cái đầu tàu.
Bố Mẹ tôi cùng tuổi Dần còn chúng tôi là một bầy gia súc. Tôi sinh
năm Hợi, theo lẽ thường thì khắc với tuổi Dần, nhưng ngược lại tôi là
con được cưng. Bố tôi thường hay đùa rằng tôi là Lợn rừng. Lợn rừng nên
mới nhờn với Hổ.
Mẹ dạy con theo kiểu của Mẹ. Tôi nhớ ngày đầu tiên khi thấy những vệt hồng trên chiếc quần trắng, tôi cuống quýt chạy đi tìm Mẹ. Sau khi chỉ dẫn cách thức chuẩn bị cho con gái thì ngay buổi tối hôm đó Mẹ đã chui vào giường con thủ thỉ: " Con lớn rồi, con biết không? Từ nay không được ngồi gần con trai, không được để đàn ông nắm tay, đi đường có đứa con trai nào theo không được trả lời, lúc nào cũng phải nhìn thẳng ... v.v ... v.v " Ôi thôi Mẹ dạy đủ thứ làm con bé mười ba tuổi hoảng hồn, lên xe buýt hay xe lam cũng ké né, không dám ngồi cạnh người khác phái.
Mẹ dạy con theo kiểu của Mẹ. Tôi nhớ ngày đầu tiên khi thấy những vệt hồng trên chiếc quần trắng, tôi cuống quýt chạy đi tìm Mẹ. Sau khi chỉ dẫn cách thức chuẩn bị cho con gái thì ngay buổi tối hôm đó Mẹ đã chui vào giường con thủ thỉ: " Con lớn rồi, con biết không? Từ nay không được ngồi gần con trai, không được để đàn ông nắm tay, đi đường có đứa con trai nào theo không được trả lời, lúc nào cũng phải nhìn thẳng ... v.v ... v.v " Ôi thôi Mẹ dạy đủ thứ làm con bé mười ba tuổi hoảng hồn, lên xe buýt hay xe lam cũng ké né, không dám ngồi cạnh người khác phái.
Bố dạy theo kiểu của Bố. Con gái phải như con dao pha, làm cái gì
cũng được, hoàn cảnh nào cũng sống được ... Điều quan trọng nhất của Bố
là các con phải tốt nghiệp đại học, phải tự lập về tài chánh dù sau khi
lập gia đình.
Đến tuổi dậy thì cả Bố lẫn Mẹ đều chăm chút cho cô gái lớn, mặc dù ba chị em sàn sàn bằng nhau và đều cùng học Trưng Vương. Các em mặc áo dài “tetoron” thì được nhưng chị phải áo lụa toàn tơ. Các em phải ở trong " Trại nữ binh" còn chị được ở riêng một phòng. Bố còn đích thân dắt con lên Vụ Bản để sắm cho con nguyên bộ giường, tủ, bàn phấn màu hồng nhạt. Dù được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi như thế nhưng tôi bị kỷ luật nghiêm khắc và bị cấm đoán nhiều thứ. Cấm không được mặc áo đầm, cấm không được đi nhẩy, cấm không được có bạn trai khi chưa xong trung học ... Khi đậu xong tú tài tôi muốn lên Đà Lạt học vì tôi yêu thành phố sương mù, yêu những đồi cỏ xanh mướt, những vườn hoa tươi thắm, những rặng thông già với tiếng reo vi vu. Tôi muốn thả hồn với mây, với gió, sống hoà ngợp với thiên nhiên. Bố phản đối ngay, nhất định không cho phép, mặc dù tôi bằng lòng ở nhà bác, chị của Mẹ. Tôi làm reo, ghi tên hầu hết các phân khoa nhưng lang bang không theo học trường nào mà nộp đơn xin đi làm sở Mỹ. Ngày có giấy gọi tôi đi khám sức khoẻ để đi làm, Bố tôi xé toẹt, mắng cho một trận nên thân rồi nắm cổ gửi vào lớp của bác T. T. Tuệ để luyện thi vào trường Dược. Ngày tôi thi đỗ Bố sắm cho tôi từng cái ống nghiệm, từng cái “becher”.
Hai Bố con tôi rất thân nhau vì con hay thủ thỉ với Bố, Bố cũng hay tâm sự với con. Bố đến đón con ở trường thì vào tận giảng đường tìm, khi thấy mặt con bố giơ chùm chìa khoá lên lắc lắc ra hiệu rồi xuống xe ngồi đợi.
Đến tuổi dậy thì cả Bố lẫn Mẹ đều chăm chút cho cô gái lớn, mặc dù ba chị em sàn sàn bằng nhau và đều cùng học Trưng Vương. Các em mặc áo dài “tetoron” thì được nhưng chị phải áo lụa toàn tơ. Các em phải ở trong " Trại nữ binh" còn chị được ở riêng một phòng. Bố còn đích thân dắt con lên Vụ Bản để sắm cho con nguyên bộ giường, tủ, bàn phấn màu hồng nhạt. Dù được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi như thế nhưng tôi bị kỷ luật nghiêm khắc và bị cấm đoán nhiều thứ. Cấm không được mặc áo đầm, cấm không được đi nhẩy, cấm không được có bạn trai khi chưa xong trung học ... Khi đậu xong tú tài tôi muốn lên Đà Lạt học vì tôi yêu thành phố sương mù, yêu những đồi cỏ xanh mướt, những vườn hoa tươi thắm, những rặng thông già với tiếng reo vi vu. Tôi muốn thả hồn với mây, với gió, sống hoà ngợp với thiên nhiên. Bố phản đối ngay, nhất định không cho phép, mặc dù tôi bằng lòng ở nhà bác, chị của Mẹ. Tôi làm reo, ghi tên hầu hết các phân khoa nhưng lang bang không theo học trường nào mà nộp đơn xin đi làm sở Mỹ. Ngày có giấy gọi tôi đi khám sức khoẻ để đi làm, Bố tôi xé toẹt, mắng cho một trận nên thân rồi nắm cổ gửi vào lớp của bác T. T. Tuệ để luyện thi vào trường Dược. Ngày tôi thi đỗ Bố sắm cho tôi từng cái ống nghiệm, từng cái “becher”.
Hai Bố con tôi rất thân nhau vì con hay thủ thỉ với Bố, Bố cũng hay tâm sự với con. Bố đến đón con ở trường thì vào tận giảng đường tìm, khi thấy mặt con bố giơ chùm chìa khoá lên lắc lắc ra hiệu rồi xuống xe ngồi đợi.
Hồi trẻ Bố tôi đẹp trai, nhanh nhẹn, nói năng rất có duyên vì thế
nên có nhiều cô ngưỡng mộ. Những buổi chiều hè Bố đưa tôi lên làng đại
học Thủ Đức để dạy lái xe, tôi khượi khượi thế là Bố kể hết chuyện của
Bố. Tương kế, tựu kế vì biết người biết ta trăm trận trăm thắng (!) .
Tôi cứ khươi chuyện và làm như về phe với Bố, Bố đưa tôi đến gặp người
ta. Rồi ba chị em bàn nhau đi dẹp giặc giúp Mẹ. Bố nói với chúng tôi:"
Bố như kẻ lữ hành đi trên đường thiên lý, thấy bóng mát thì ngừng chân,
nhưng Mẹ và các con vẫn là nơi nghỉ ngơi chính thức cuối cùng ". "Bố
ngụy biện, Bố không được ngừng nghỉ ở đâu hết, phải đi thẳng về nhà ".
Chúng tôi đã trả lời thế. Công nhận là Bố tôi rất thương vợ và các con,
không
hề xao lãng bổn phận với gia đình.
Mặc dù hãnh diện vì có ông Bố hào hoa nhưng tôi sợ. Tôi sợ những người nổi bật trong đám đông, những kẻ dễ quyến rũ người khác phái. Tôi đổi quan niệm về thần tượng. Thần tượng của tôi sẽ là người trung bình về mọi phương diện và điều quan trọng nhất là tấm lòng chung thủy. Thủy chung thì dù có gặp sức quyến rũ đến đâu chăng nữa cũng chẳng thể ngã lòng.
Hai cô em tôi đã chọn được ý trung nhân còn tôi cứ mãi lãng đãng. Mỗi lần đi phù dâu bạn hay các bà chị họ về lại có người nhờ mối mai, các bạn bè cũng cứ muốn - Mày làm chị của tao -... Mẹ sốt ruột thúc giục - Con còn muốn gì ? Như thế mà chưa chịu? Con còn muốn gì đây? - ... Để rồi sau sinh nhật 24 tôi quyết bỏ những mơ màng, lãng đãng, lông bông và tôi đã gặp chàng, người tôi se tơ, kết tóc.
Tối hôm trước ngày đám cưới, Mẹ dặn đủ điều. Mẹ dạy con chữ Nhẫn, mẹ muốn con nhớ chữ Nhịn vì đối với mẹ đàn bà Nhẫn Nhịn bao giờ cũng thắng ở trận cuối cùng. Bố khóc, Bố là người đa sầu, đa cảm và mau nước mắt hơn Mẹ. Bố thương con, Bố nhớ con và Bố buông câu nói sau cùng: " Tử tế thì ở mà không tử tế thì về với Bố!" Đám cưới là ngày vui mà bố con sụt sùi, chị em bịn rịn. Mẹ cũng thương con nhưng chắc Mẹ thở phào vì đầu đi đuôi lọt, con chị nó đi cho con dì nó lớn, Mẹ còn phải lo tiếp cho tám nàng con gái nữa.
Tôi lập gia đình xong. Biết là cái đầu tàu đã ngay ngắn, Bố Mẹ tôi dễ dãi hơn với các con còn lại. Vân Hạnh muốn đi Đà Lạt học Bố cho phép liền. Tiếp đến Thuận đi lấy chồng. Nghĩ lại tôi thấy cũng thật bất công cho các em tôi vì khi tôi thi trung học và tú tài, chỉ đậu bình thứ mà bố mẹ rất là hãnh diện, dắt cả nhà đi ăn cơm tây để khao, còn các em tôi đậu ưu, đậu bình thì Bố nói con của Bố đương nhiên phải học giỏi! Mỗi lần tôi đi thi Bố sửa soạn cho từ cái quần, cái áo, tự tay Bố là ủi phẳng phiu, bảo Vân Hạnh đưa chị đi và trước khi đi Bố ra cổng đứng đợi sẵn để chắc chắn con không ra ngõ gặp gái.
Mặc dù hãnh diện vì có ông Bố hào hoa nhưng tôi sợ. Tôi sợ những người nổi bật trong đám đông, những kẻ dễ quyến rũ người khác phái. Tôi đổi quan niệm về thần tượng. Thần tượng của tôi sẽ là người trung bình về mọi phương diện và điều quan trọng nhất là tấm lòng chung thủy. Thủy chung thì dù có gặp sức quyến rũ đến đâu chăng nữa cũng chẳng thể ngã lòng.
Hai cô em tôi đã chọn được ý trung nhân còn tôi cứ mãi lãng đãng. Mỗi lần đi phù dâu bạn hay các bà chị họ về lại có người nhờ mối mai, các bạn bè cũng cứ muốn - Mày làm chị của tao -... Mẹ sốt ruột thúc giục - Con còn muốn gì ? Như thế mà chưa chịu? Con còn muốn gì đây? - ... Để rồi sau sinh nhật 24 tôi quyết bỏ những mơ màng, lãng đãng, lông bông và tôi đã gặp chàng, người tôi se tơ, kết tóc.
Tối hôm trước ngày đám cưới, Mẹ dặn đủ điều. Mẹ dạy con chữ Nhẫn, mẹ muốn con nhớ chữ Nhịn vì đối với mẹ đàn bà Nhẫn Nhịn bao giờ cũng thắng ở trận cuối cùng. Bố khóc, Bố là người đa sầu, đa cảm và mau nước mắt hơn Mẹ. Bố thương con, Bố nhớ con và Bố buông câu nói sau cùng: " Tử tế thì ở mà không tử tế thì về với Bố!" Đám cưới là ngày vui mà bố con sụt sùi, chị em bịn rịn. Mẹ cũng thương con nhưng chắc Mẹ thở phào vì đầu đi đuôi lọt, con chị nó đi cho con dì nó lớn, Mẹ còn phải lo tiếp cho tám nàng con gái nữa.
Tôi lập gia đình xong. Biết là cái đầu tàu đã ngay ngắn, Bố Mẹ tôi dễ dãi hơn với các con còn lại. Vân Hạnh muốn đi Đà Lạt học Bố cho phép liền. Tiếp đến Thuận đi lấy chồng. Nghĩ lại tôi thấy cũng thật bất công cho các em tôi vì khi tôi thi trung học và tú tài, chỉ đậu bình thứ mà bố mẹ rất là hãnh diện, dắt cả nhà đi ăn cơm tây để khao, còn các em tôi đậu ưu, đậu bình thì Bố nói con của Bố đương nhiên phải học giỏi! Mỗi lần tôi đi thi Bố sửa soạn cho từ cái quần, cái áo, tự tay Bố là ủi phẳng phiu, bảo Vân Hạnh đưa chị đi và trước khi đi Bố ra cổng đứng đợi sẵn để chắc chắn con không ra ngõ gặp gái.
Ngày tôi sanh con bé đầu lòng, cả nhà đứng đợi trước phòng sanh.
Sau khi con bé chào đời bà ngoại bồng cháu đi trước, các dì, các cậu
theo sau như một đám rước. Sáng sớm hôm sau Bố vào thăm đem một chai
rượu sâm banh để Bố cùng con gái uống mừng cháu ngoại đầu tiên. Kỷ niệm
với Bố tôi còn nhiều. Bố tiếp tục lo lắng, săn sóc cho những đứa con của
Bố. Sau khi ba đứa lớn yên bề thì Phương Nam lại là đầu tàu của dây
sau. Bố lại o bế, chiều chuộng con búp bê Nhật Bổn của Bố. Lịch sử tái
diễn.
Biến cố 75 cả gia đình tôi đều bị kẹt lại ngoại trừ ba người con đi du học từ trước và Thuận di tản theo nhà chồng. Cha và chồng tôi đều phải vào trại cải tạo. Mọi việc trong nhà oằn trên vai Mẹ. Mẹ tôi thật xốc vác, đảm đang. Mẹ công bình hơn Bố, Mẹ thương yêu tất cả các con của Mẹ, đối với Mẹ đứa nào cũng là con vàng, con ngọc, là kim cương, hột xoàn của Mẹ. Mẹ chắt chiu, dành dụm để cứ gom đủ tiền lại kiếm chỗ gửi một đứa con ra đi. Cứ như thế Mẹ tung các con của Mẹ ra đại dương để đi tìm tương lai, còn Mẹ và bé út ỏ lại để thăm nuôi và chờ Bố. Nhà toàn con gái thế mà đi trót lọt và đoàn tụ lại hết không bị sứt mẻ gì. Hàng đêm Mẹ thắp nhang cầu nguyện và cảm tạ Phật Trời, Tổ Tiên đã phù hộ cho gia đình, cho con cháu của Mẹ.
Biến cố 75 cả gia đình tôi đều bị kẹt lại ngoại trừ ba người con đi du học từ trước và Thuận di tản theo nhà chồng. Cha và chồng tôi đều phải vào trại cải tạo. Mọi việc trong nhà oằn trên vai Mẹ. Mẹ tôi thật xốc vác, đảm đang. Mẹ công bình hơn Bố, Mẹ thương yêu tất cả các con của Mẹ, đối với Mẹ đứa nào cũng là con vàng, con ngọc, là kim cương, hột xoàn của Mẹ. Mẹ chắt chiu, dành dụm để cứ gom đủ tiền lại kiếm chỗ gửi một đứa con ra đi. Cứ như thế Mẹ tung các con của Mẹ ra đại dương để đi tìm tương lai, còn Mẹ và bé út ỏ lại để thăm nuôi và chờ Bố. Nhà toàn con gái thế mà đi trót lọt và đoàn tụ lại hết không bị sứt mẻ gì. Hàng đêm Mẹ thắp nhang cầu nguyện và cảm tạ Phật Trời, Tổ Tiên đã phù hộ cho gia đình, cho con cháu của Mẹ.
Bố tôi trải mười năm trong ngục tù, từ trại Long Giao trong Nam đến
Hà Sơn Bình ngoài Bắc, điêu đứng, đắng cay, đói ăn, rét mặc. Bị đau đớn
từ tinh thần đến thể xác. Bố được thả về với hình hài yếu đuối, tâm
trạng rã rời. Cuối cùng các con cũng bảo lãnh được cha mẹ và em út. Đại
gia đình, bố mẹ với mười hai người con đoàn tụ lại hết. Nhân số gia tăng
đều đều. Bây giờ bố mẹ tôi đã có hai mươi bốn đứa cháu và bốn đứa chắt.
Hàng năm vào dịp Thanks Giving chúng tôi đều tụ họp ở Lake Tahoe, dâu
rể, con cháu hơn năm chục người. Bố mẹ chúng tôi sống chan hoà Hạnh Phúc
mặc dù đôi khi cũng có những chuyện lợn cợn của cuộc đời.
Được vài năm thì Bố tôi bị "stroke", đôi chân yếu dần, yếu dần. Bây giờ Bố tôi không tự đứng được nữa, nói khó khăn, ăn bằng ống tiếp thẳng vào bụng. Hàng ngày Mẹ tôi phải vào thăm, Bố Mẹ tôi bằng tuổi nhau nên bố già thì Mẹ cũng còm cõi. Mẹ không bịnh nhưng rất yếu, yếu vì tuổi già, yếu vì đã sanh đẻ mười hai lần, yếu vì suốt đời phải nhọc nhằn, lo lắng. Mẹ tôi có tất cả các đặc tính của người đàn bà Việt Nam xưa, chịu thương chịu khó, hy sinh cho chồng con, nhịn ăn nhường mặc, chẳng nghĩ đến thân mình. Đi chợ thì mua con cá rõ to, chọn con gà thật béo, chục xoài phải nhất chợ cho chồng, cho con. Mỗi khi có hàng quà đi ngang, tụi tôi khều khều Mẹ là Mẹ lại móc túi cho tiền. Những lúc chúng tôi nằm dài sát nhau coi TV thì Mẹ nhìn ngắm say sưa rồi nói " Không chịu khó đẻ thì làm sao có những đứa trẻ này!". Người Mẹ thật thơm, mùi thơm dịu mát mà đứa con nào cũng thích rúc Mẹ mặc dù đã lớn tướng.
Mẹ vào thăm Bố, Mẹ đem những phim ảnh ngày xưa, thời các con còn bé tí, hình đám cưới của từng đứa con, hình ra đời của từng đứa cháu, hình những kỷ niệm của gia đình, ngày lễ bạc, lễ vàng của Bố Mẹ. Có chứng kiến tận mắt mới thấy thế nào là tình nghĩa Phu Thê, thế nào là vợ cái, con cột. Thời trẻ Bố có đi hoang Mẹ vẫn nhẫn nhịn, đợi chờ. Bây giờ hai vợ chồng già chăm chút cho nhau. Hai người như hai chiếc lá vàng đang run rẩy trước gió. Như hai ngọn đèn leo lét, dầu cạn từ từ. Vẫn biết rồi cũng phải chia ly, vẫn biết không ai sống hoài nhưng nhìn hai hình bóng thân yêu không khỏi ngậm ngùi. Măc dù con đàn cháu đống, gia đình lúc nào cũng đông vui, nói cười rộn rã, đi đâu cũng có một lũ con cháu vây quanh ...... nhưng cuộc hành trình cuối cùng thì Đơn Độc.
Đỗ Dung
Được vài năm thì Bố tôi bị "stroke", đôi chân yếu dần, yếu dần. Bây giờ Bố tôi không tự đứng được nữa, nói khó khăn, ăn bằng ống tiếp thẳng vào bụng. Hàng ngày Mẹ tôi phải vào thăm, Bố Mẹ tôi bằng tuổi nhau nên bố già thì Mẹ cũng còm cõi. Mẹ không bịnh nhưng rất yếu, yếu vì tuổi già, yếu vì đã sanh đẻ mười hai lần, yếu vì suốt đời phải nhọc nhằn, lo lắng. Mẹ tôi có tất cả các đặc tính của người đàn bà Việt Nam xưa, chịu thương chịu khó, hy sinh cho chồng con, nhịn ăn nhường mặc, chẳng nghĩ đến thân mình. Đi chợ thì mua con cá rõ to, chọn con gà thật béo, chục xoài phải nhất chợ cho chồng, cho con. Mỗi khi có hàng quà đi ngang, tụi tôi khều khều Mẹ là Mẹ lại móc túi cho tiền. Những lúc chúng tôi nằm dài sát nhau coi TV thì Mẹ nhìn ngắm say sưa rồi nói " Không chịu khó đẻ thì làm sao có những đứa trẻ này!". Người Mẹ thật thơm, mùi thơm dịu mát mà đứa con nào cũng thích rúc Mẹ mặc dù đã lớn tướng.
Mẹ vào thăm Bố, Mẹ đem những phim ảnh ngày xưa, thời các con còn bé tí, hình đám cưới của từng đứa con, hình ra đời của từng đứa cháu, hình những kỷ niệm của gia đình, ngày lễ bạc, lễ vàng của Bố Mẹ. Có chứng kiến tận mắt mới thấy thế nào là tình nghĩa Phu Thê, thế nào là vợ cái, con cột. Thời trẻ Bố có đi hoang Mẹ vẫn nhẫn nhịn, đợi chờ. Bây giờ hai vợ chồng già chăm chút cho nhau. Hai người như hai chiếc lá vàng đang run rẩy trước gió. Như hai ngọn đèn leo lét, dầu cạn từ từ. Vẫn biết rồi cũng phải chia ly, vẫn biết không ai sống hoài nhưng nhìn hai hình bóng thân yêu không khỏi ngậm ngùi. Măc dù con đàn cháu đống, gia đình lúc nào cũng đông vui, nói cười rộn rã, đi đâu cũng có một lũ con cháu vây quanh ...... nhưng cuộc hành trình cuối cùng thì Đơn Độc.
Đỗ Dung
Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG
Cái Bóng Của
HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN
hay
Truyện Người Lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn
VŨ TIẾN QUANG
Vũ Tiến Quang
sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân
phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961,
trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử
thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn,
Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì
có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương
Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương
thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với
hai con không đến nỗi thiếu thốn.
Quang
học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ
thích đá banh, thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh
trung bình trong lớp. Cuối năm 1967, Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo
Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: “Ngôi sao sa trường: Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”,
bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu
đoàn 2 trung đoàn 31, sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại
Chương Thiện. Quang nảy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú
bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn,
rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang
suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu,
Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ:
“Mình phải như anh Minh”.
Chiều
hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp
đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui
vẻ, vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở
thành anh hùng như Trần Minh thì…nguy lắm. Bà không đồng ý. Hôm sau bà
gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn
nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha
Quang là địa phương quân thì không được. Minh từ chối:
-
Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập
học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai
của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.
Chiều
hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu
Sinh Quân. Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà
bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành
phải chiều con. Bà đến phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho
con. Bà gặp may. Trong phòng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải,
cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ
bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê
Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng trình bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo
soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu
tiên cho Quang.
Tháng
8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà
không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng
9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.
Quả
thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều
bạn cùng lứa tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang
thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn
học văn hóa thì Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt
rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang
luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo
bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.
Giáo-sư
Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng
để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :
“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).
Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.
Trong
giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi
tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu
Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính
Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn
chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù,
không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh
hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.
Suốt
các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm
nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng
tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn
đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống
thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử.
Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động
trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn
da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:
Hè
1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường
toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép
về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến
trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu
Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn,
lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang
ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.
Trong
môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau.
Đơn vị mà Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội
trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho
cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng
biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực
thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết
ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến,
Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.
Trung
đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ
lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao
vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can
đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến
kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận,
thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ,
Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc
bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã
vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần
như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.
Thông
thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi
pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với
khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các
cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống,
siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào
phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp
đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket
(hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan
kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.
Sau
khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà
không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng
ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên
thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành
thái giám.
Trung-tá
J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát
báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:
- Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?
Vì
được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm
quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter.
Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy
chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu
Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.
Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”.
Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn
đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu
truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng
không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu
cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh
Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan
truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý
tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !
Năm
1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc
trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại
nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2
trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6
năm trước của Quang đã thành sự thực.
Trung
đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu
khu trưởng Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu
là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá
Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36
tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình
diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra
ngoài, để anh em tự do xả xú báp.
Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:
-
Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc
loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?
- Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.
- Móng tay tao, đâu phải vuốt?
- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải sắc lắm.
- Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?
- Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu ?
- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?
- Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.
Thiếu
Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà
một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một
sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh
Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn,
bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.
Bấy
giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi
của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít.
Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong
người Quang bừng bừng bốc lên.
Tại
sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân
mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi
một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu
đội trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay,
dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà
những người này đều vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!
Sáu
tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất,
nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan.
Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai,
Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô.
Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản
không muốn về nước, trốn lại Việt Nam…huấn luyện. Quang đã được Đại Ttá
Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:
“Tây
Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu
đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không
hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất
giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở
giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh
thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng
lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội
hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn
trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng
vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn
công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta
phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”.
Bây
giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại
đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một
ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút
đại đội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội
trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung
đội. Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì
phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100
mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im
lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng
200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không
ngừng nhả đạn. Quang ghi nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40
ra lệnh:
” Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả “.
Sau
gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi
tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo.
Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ
trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến
địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám
lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại
liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một
quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô :
- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.
Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.
Đến đây trận chiến chấm dứt.
Thì
ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần
Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Sau
trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy
chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng
giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ
sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh
hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ
đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ,
thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện
thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai
gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý : Đợi năm tới, Quang xin học
khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.
Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…
Tình
hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban
Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ
mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày
29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội
trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu
Chương Thiện trình diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi :
- Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.
Ngày
30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh
phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu
hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào,
về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng
cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.
Đúng
lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ
Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn
công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn
Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn
tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:
“Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.
Nhưng
đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết
đạn vì mất tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy
tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến
13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng
quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ
trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay
ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai
người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và
một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.
Bấy giờ đúng 15 giờ.
Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:
- Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?
Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.
Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:
-
Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng
vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh
chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.
Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:
- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.
Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng:
-
Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo
Karl Marx, theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy
bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là
tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như
bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng
Cộng-sản ?
Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:
- Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?
-
Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi,
tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi
không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính
nghĩa, còn đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương
Trần Quốc Toản mà.
- Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?
-
Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng súng
giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi
như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.
Quang cười ngạo nghễ:
-
Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí
tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao
thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là
tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?
Một
tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi
người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra
không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn
thông minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ?
Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?
Ghi chú :
Nhân
chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang
thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang,
nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm
1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò
của tôi, cư trú tại Marseille.
Cái
lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có
tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người
xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu.
Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng
Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái
Poncho, đem chôn.
Chôn
Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau,
vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ
anh, thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh.
Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai,
đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.
Năm
1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế
Châu Âu (CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique) , tôi đem J.M
Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian
nghỉ công tác 4 ngày, từ Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm
lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu
nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng
Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc
đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên,
cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải
táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức.
Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là
người lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong
một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.
Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:
“Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”
Giấc
mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh
Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn
chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở
nụ cười vì mối tình trọn vẹn.
Paris ngày 13 tháng 4 năm 1999.
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ.
Thursday, August 30, 2018
Báo Mỹ vạch trần cách Trung Quốc gài bẫy thâu tóm Sri Lanka
Cảng biển Hambantota mà Sri Lanka cho Trung Quốc thuê 99 năm.©Lakruwan WANNIARACHCHI / AFP
Trong một tuyên bố được báo chí Sri Lanka công bố hôm 02/07/2018, Đại Sứ Quán Trung
Quốc tại Colombo đã gay gắt bác bỏ bài phóng sự điều tra ngày 25/06
trên nhật báo Mỹ The New York Times. Bài báo mang tựa đề rất tượng hình :
« Trung Quốc làm thế nào để buộc Sri Lanka nhả ra một cảng - How China
Got Sri Lanka to Cough Up a Port »
Đối
với Trung Quốc, bài viết của New York Times « đầy định kiến chính trị »
và « hoàn toàn sai sự thật ». Phản ứng gay gắt đó xuất phát từ việc tờ
báo Mỹ đã vạch trần được thủ đoạn gọi là « bẫy nợ » mà Trung Quốc giăng
ra để lừa những nước gặp khó khăn, khuyến khích các nước này vay mượn
của Bắc Kinh, để rồi sau đó khi con nợ không trả được thì bắt bí, đòi
nhượng những vùng đất hay cơ sở chiến lược, và chấp nhận làm theo Trung
Quốc trên nhiều điểm, tựu chung là để mất chủ quyền vào tay Bắc Kinh.
Bản
tuyên bố « cải chính » của Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Sri Lanka như đã
xác nhận điều đó khi nhấn mạnh rằng Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách
thân thiện đối với Sri Lanka, « hỗ trợ vững chắc nền độc lập, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ » của nước bạn, và phản đối sự can thiệp của bất kỳ
nước nào vào các vấn đề nội bộ của Sri Lanka, ám chỉ đến Ấn Độ.
Và
bản tuyên bố đã nhắc nhở Sri Lanka là phải tích cực thực thi các « đồng
thuận quan trọng » đạt được giữa lãnh đạo hai nước…, tiếp tục hợp tác
trong khuôn khổ chương trình Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc,
và tuân thủ các « quy tắc vàng » về « tham vấn rộng rãi, cùng nhau đóng
góp và chia sẻ lợi ích ».
Thủ đoạn cho vay thả giàn để đưa con nợ vào bẫy
Bài
điều tra của tờ New York Times, được tuần báo Pháp Courrier
International tóm lược hôm 28/06, đã nêu bật các khoản tiền khổng lồ mà
cựu tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse (2005-2015) thân Bắc Kinh đã
vay mượn của Trung Quốc để xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có cảng
chiến lược Hambantota ở phía nam đảo quốc ở vùng Ấn Độ Dương này.
Để
thưởng công cho con nợ dễ bảo, năm 2015, Trung Quốc đã không ngần ngại
rót hàng triệu đô la cho cựu tổng thống Rajapakse để vận động tái tranh
cử. Đây là một hành động vô ích, vì ông Rajapakse đã bị người dân loại
bỏ bằng lá phiếu. Tuy nhiên, đất nước Sri Lanka đã bị ông đưa vào tình
thế không thể trả nợ, và tân chính quyền nước này vào năm 2017 đã phải
đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm.
Phóng sự của New York Times đã tóm lược thủ đoạn của Bắc Kinh như sau :
«
Mỗi lần tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapakse, quay sang đồng minh
Trung Quốc để vay vốn và xin hỗ trợ cho dự án xây cảng đầy tham vọng của
ông, câu trả lời của Bắc Kinh đều là « đồng ý ».
Đồng
ý, bất chấp việc nghiên cứu khả thi cho biết là cảng sẽ không hoạt
động. Đồng ý, mặc dù những nước tài trợ thường xuyên khác như Ấn Độ đã
từ chối. Đồng ý, cho dù nợ công của Sri Lanka đang phình to nhanh chóng
dưới thời ông Rajapakse.
Qua
nhiều năm xây dựng và đàm phán đi, đàm phán lại với Công Ty Kỹ Thuật
Cảng Trung Quốc (China Harbor Engineering Company), một trong tập đoàn
nhà nước lớn nhất của Bắc Kinh, Dự Án Phát Triển Cảng Hambantota của Sri
Lanka nổi bật lên thành ví dụ điển hình của một sự thất bại, đúng như
dự đoán.. Với hàng chục ngàn chiếc tàu đi dọc theo một trong những tuyến
hàng hải đông đúc nhất thế giới, vào năm 2012, cảng này chỉ thu hút
được 34 chiếc tàu mà thôi.
Và thế rồi cảng Hambatota lọt vào tay Trung Quốc.
Tập Cận Bình dùng nợ làm vũ khí thúc đẩy Con Đường Tơ Lụa
Theo tờ New York Times, các hành vi của Bắc Kinh tại Sri Lanka là «
một trong những ví dụ đập mắt nhất của phương pháp cấp tín dụng và tài
trợ của Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng trên thế giới ».
Đó
cũng là một trường hợp điển hình về cách thức mà chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình sử dụng nợ như là vũ khí để thực hiện đề án Con Đường Tơ
Lụa Mới của ông, và là bằng chứng rõ rệt cho thấy là «
các chương trình đầu tư của Trung Quốc là những cạm bẫy thực thụ đối
những quốc gia nhỏ yếu, nuôi dưỡng tham nhũng và những hành vi chuyên
chế tại những nền dân chủ đang gặp khó khăn ».
Theo
Courrier International, trong nhiều tháng trời, nhật báo New York Times
đã điều tra về sự hiện diện của Trung Quốc tại Sri Lanka. Nhờ các cuộc
phỏng vấn, cũng như những tài liệu mật mà tờ báo thu thập được, người ta
đã hiểu rõ hơn về cách thức mà Bắc Kinh và những tập đoàn Trung Quốc
dùng đến để thâu tóm đảo nhỏ ở vùng Ấn Độ Dương này.
Tất
cả bắt đầu vào năm 2005, khi ông Rajapakse lên nắm quyền. Sri Lanka đã
lâm vào nội chiến từ nhiều năm và tân nhân vật số một tại Colombo đã
chấm dứt tình trạng chiến tranh bằng cách thảm sát hàng ngàn người
Tamoul.
Tờ báo Mỹ nhắc lại là lúc ấy « Sri Lanka ngày càng bị cô lập do những lời tố cáo vi phạm nhân quyền’ nhắm vào vị tổng thống, và « đã
phải dựa vào Trung Quốc để được hỗ trợ về mặt kinh tế, quân sự, cũng
như hậu thuẫn về chính trị ở Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn khả năng Sri
lanka bị trừng phạt ».
Mahinda Rajapakse nắm chặt quyền lực trong tay, nhờ vào nhiều người thân trong gia đình đã nắm giữ « 80% ngân sách nhà nước
». Ngay vào năm 2007, phe nhóm nắm quyền đã xin Trung Quốc trợ giúp để
xây dựng một thương cảng ở Hambantota, cứ địa của gia đình Rajapakse,
nằm trên bờ biển phía nam Sri Lanka.
Và cho dù các « báo cáo nghiên cứu khả thi đều kết luận rằng đề án Hambantota không sinh lợi », năm
2010, Trung Quốc đã tháo khoán cho Sri Lanka khoản tín dụng 307 triệu
đô la, với điều kiện là công trình phải được giao cho một công ty Trung
Quốc là China Harbor thực hiện.
Cho vay thả giàn, bắt chọn nhà thầu và nhân công Trung Quốc, nâng cao lãi suất
Báo New York Times nhấn mạnh rằng đây là «
một yêu cầu thông thường từ phía Trung Quốc cho các đề án của họ trên
thế giới, để né tránh việc kêu gọi đấu thầu công khai ».
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của New York Times :
« Trong toàn khu vực, chính quyền Bắc Kinh cho vay hàng tỷ đô la và yêu
cầu hoàn trả với giá cao để rồi thu dụng hàng ngàn nhân công Trung Quốc
».
Trong
trường hợp của Sri Lanka, hai năm sau lần vay đầu tiên, ông Rajapakse
lại được một khoản tín dụng mới, nhưng với điều kiện là tỷ lệ lãi suất
khoản vay trước phải tăng lên 6,3%, một tỷ lệ rất cao.
Đến
tháng Giêng 2015, tình hình Sri Lanka thay đổi bất ngờ. Tổng thống
Rajapakse triệu tập bầu cử trước thời hạn, và trong những tuần lẽ trước
ngày bầu cử, tập đoàn Trung Quốc China Harbor đã
« chuyển từ một tài khoản tại ngân hàng Standard Chartered Bank, ít ra
là 7,6 triệu đô la vào những trương mục tài trợ cho cuộc vận động tranh
cử của ông Rajapakse».
10
ngày trước cuộc bỏ phiếu, những tờ ngân phiếu hàng mấy trăm ngàn đô la
đã được phân phát cho những người sản xuất tee shirt, sari để phát cho
các ủng hộ viên của tổng thống ứng cử viên. Một tu sĩ Phật Giáo ủng hộ
ông Rajapakse chẳng hạn đã nhận được 38000 đô la.
Nhưng
vô hiệu. Cử tri Sri Lanka đã loại bỏ ông Rajapakse, bị họ xem là độc
tài và bầu lên một bộ trưởng của ông, ông Maithripala Sirisena.
Vừa nhậm chức, tân tổng thống Sri Lanka đã phải đối mặt với một núi nợ tích lũy của nhà nước.
Ngoài
cảng Hambantota, Trung Quốc còn được giao phó một đề án khổng lồ là một
thành phố ven hồ trị giá đến 1 tỷ đô la, trước bờ biển Colombo.
Bị siết nợ, Sri Lanka bị mất một thế kỷ chủ quyền cho Trung Quốc
Vào
tháng 12 năm 2017, theo New York Times « Dưới áp lực nặng nề và sau
nhiều tháng đàm phán, chính phủ đương nhiệm tại Sri Lanka đã phải nhượng
cảng Hambantota cho Trung Quốc trong thời hạn 99 năm, cộng thêm với
6.000 ha đất xung quanh. »
Và
nhờ đó, Bắc Kinh, vốn tuyên bố chỉ có « mục tiêu thương mại » ở Sri
Lanka, đã bảo đảm được một thế kỷ chủ quyền trên một vùng đất bên bờ một
trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất trên thế giới, với một cơ sở có
khả năng tiếp nhận lực lượng hải quân, tàu ngầm và các cơ quan tình báo
của Trung Quốc.
Đối
với Sri Lanka, tình hình không sáng sủa chút nào vì đang nhìn thấy món
nợ của mình tăng vọt. Vào năm 2015, quốc gia nhỏ bé 22 triệu dân này
phải hoàn trả tới 4,68 tỷ đô la cho các chủ nợ. Năm nay, số nợ tăng lên
thành 12,3 tỷ đô la, trong đó có khoảng 5 tỷ đô la nợ riêng Trung Quốc.
Và
vòng xoáy nợ tăng vọt tiếp tục. Theo New York Times : « Vào tháng Năm,
Sri Lanka đã phải vay 1 tỷ đô la từ Ngân Hàng Phát Triển Trung Quốc để
trả các khoản nợ đáo hạn ».
Bài
học rút ra được từ Sri Lanka, theo tờ báo Mỹ rất cay đắng : Đó là một
khi đã là con nợ của Trung Quốc, lãnh thổ và chủ quyền rất khó được bảo
toàn.
Subscribe to:
Posts (Atom)