Khó tin: Điệp viên tình báo Mỹ bất tuân lệnh CIA, nhưng lại lật ngược được tình thế cuộc đảo chính Iran năm 1953
Thủ tướng Iran Mossadeq bị CIA can thiệp lật đổ sau cuộc đảo chính năm 1953
Các trang tài liệu trong tập tài liệu được giải mật đó đã làm sáng tỏ vai trò trung tâm của CIA trong cuộc đảo chính năm 1953 khiến Thủ tướng Iran Muhammad Mossadeq bị lật đổ, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc lên đến đỉnh điểm trong cuộc Cách mạng Iran năm 1979 và các mối quan hệ đối đầu Mỹ - Iran trong thế kỷ XXI. Vụ đảo chính Iran năm 1953 được CIA đặt mật danh là “Chiến dịch Ajax”, điểm mấu chốt của nó vẫn xoay quanh hai chữ: “Dầu mỏ”.
Âm mưu đến từ người Anh
Vụ đảo chính Iran năm 1953 do Mỹ giao cho CIA trực tiếp nghiên cứu tiến hành, nhưng âm mưu thực sự đến từ người Anh trước nguy cơ sắp mất dần lợi ích từ khai thác dầu mỏ tại Iran. Công ty Dầu mỏ Anh - Iran (viết tắt là AIOC), tiền thân của Hãng dầu nổi tiếng BP của Anh, được thành lập sau khi phát hiện mỏ dầu trữ lượng lớn ở Iran vào đầu thế kỷ XX. Công ty này giữ độc quyền khai thác dầu tại Iran và đã góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng của nước Anh giai đoạn đó.
Tuy nhiên Iran chỉ được hưởng một phần rất nhỏ lợi nhuận từ dầu. Iran đã nhiều lần thương lượng để nâng tỷ lệ lợi nhuận cho mình nhưng bất thành. Lao động vất vả nhưng công nhân Iran trong lĩnh vực dầu mỏ chỉ được nhận mức lương thấp và sinh hoạt trong điều kiện tồi tàn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa phát triển mạnh tại khu vực Trung Đông mà Iran không phải là ngoại lệ. Bất mãn với tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận dầu mỏ, người Iran bắt đầu hình thành tư tưởng quốc hữu hóa Công ty AIOC.
Một trong các lực lượng đi đầu trong phong trào quốc hữu hóa ngành Dầu mỏ là Đảng Trung tả Mặt trận Dân tộc do Mohammad Mossadeq sáng lập và lãnh đạo. Ông Mossadeq trở thành Thủ tướng Iran sau một cuộc bầu chọn dân chủ tại Quốc hội. Chủ trương quốc hữu hóa ngành Dầu mỏ, Thủ tướng Mossadeq đã trình dự thảo về việc này lên Quốc hội và nhận được sự thông qua với mức độ nhất trí gần như tuyệt đối. Rất được lòng dân, ông Mossadeq lúc đó còn tiến hành nhiều cải cách xã hội tiến bộ khác.
Khi biết tin về chuyện quốc hữu hóa này, người Anh đã rất lo ngại vì bị thâm hụt khoản lợi nhuận quá lớn. Trước tình huống đó, nước Anh tạm thời tăng cường hoạt động khai thác dầu mỏ ở một số nước khác để bù lại sự thiếu hụt ở Iran, đồng thời tung ra lá bài cấm vận kinh tế như rút chuyên gia kỹ thuật, phong tỏa tài chính và các hải cảng, lôi kéo các nước khác tẩy chay dầu mỏ Iran trên thị trường thế giới. Lá bài này thực sự đã gây lao đao cho nền kinh tế Iran và Chính phủ của Thủ tướng Mossadeq.
Mặc dù vậy, nước Anh vẫn chưa hài lòng và họ đã lên kế hoạch hạ bệ bằng được Thủ tướng quốc gia Trung Đông này. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng lúc đó, có lẽ đã phát hiện âm mưu của người Anh nên ông Mossadeq quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh quốc và trục xuất toàn bộ nhân viên Đại sứ quán Anh, trong đó có cả các nhân viên tình báo đối ngoại MI6. Anh rơi vào tình thế không còn nhân sự tại chỗ để cáng đáng việc đảo chính và buộc phải quay sang nhờ cậy Mỹ.
Mỹ vốn coi Anh là đồng minh truyền thống thân cận nhất của mình nên Tổng thống Dwight Eisenhower nhất trí ủng hộ phương án can thiệp bằng đảo chính.
Tướng Fazlollah Zahedi ngày 19-8-1953, ngay sau cuộc đảo chính thành công, được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Iran
Sự nhạy cảm và tài năng của một điệp viên thực địa
Cuộc đảo chính, được đặt tên “Chiến dịch Ajax” bắt đầu vào ngày 15-8-1953, nhưng ngay lập tức vấp phải sự phản kháng dữ dội từ chính quyền của Thủ tướng Mossadeq, khiến hàng chục người bị bắt giữ. Tướng Fazlollah Zahedi, một trong những nhân vật cấp cao, nhân vật chính của âm mưu đảo chính, lẩn trốn, còn nhà vua thì trốn chạy khỏi đất nước. Trước tình hình đó, CIA đánh giá chiến dịch thất bại và gửi điện tín cho điệp viên Kermit Roosevelt - người lãnh đạo mạng lưới điệp viên ở Iran.
Trong bức điện tín ngày 18-8-1953, được gửi từ tổng hành dinh của CIA cho Kermit Roosevelt, CIA viết: “Đã thử chiến dịch và thất bại. Chúng ta không nên tham gia bất kỳ hoạt động nào khác chống lại Mossadeq. Chiến dịch lật đổ Mossadeq nên dừng lại”. Theo nhà phân tích Malcolm Byrne, Giám đốc Dự án Quan hệ Mỹ - Iran thuộc Tổ chức Lưu trữ An ninh Quốc gia của trường Đại học George Washington, trùm tình báo Kermit Roosevelt, trực tiếp chỉ huy chiến dịch hạ bệ Thủ tướng Iran, đã phớt lờ bức điện. “Có một người nữa cũng ở cùng phòng với Kermit Roosevelt khi ông ấy nhận được bức điện tín. Ông ấy nói: Không, chúng ta chưa xong việc tại đây”, chuyên gia Byrne trả lời phỏng vấn Tạp chí Foreign Policy.
Quyết định bất tuân mệnh lệnh của điệp viên Kermit Roosevelt, cháu của cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã làm thay đổi lịch sử. Ngày hôm sau, 19-8-1953, với sự hỗ trợ của đám đông được CIA thuê, cuộc đảo chính diễn ra thành công. Thủ tướng Mosaddeq bị bắt giam, Tướng Zahedi được chỉ định làm Thủ tướng và sau đó tái lập chế độ quân chủ thân phương Tây.
Trong “Chiến dịch Ajax”, tình báo Mỹ tiến hành một cuộc mua chuộc quy mô lớn tại Iran, đút lót hàng loạt quan chức Nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, giáo sĩ Hồi giáo và thậm chí là các băng đảng tội phạm, từ đó châm ngòi cuộc nổi dậy lật đổ Thủ tướng Mosaddeq. Công ty dầu mỏ Anglo - Iran sau này đổi tên thành Tập đoàn Dầu khí Anh, tìm cách lấy lại vùng đất của mình. Các chuyên gia trong ngành tình báo Mỹ sau này ca ngợi quyết định bất tuân lệnh của Kermit Roosevelt thể hiện sự nhạy cảm và tài năng của một tình báo viên thực địa.
Binh lính và xe tăng trên đường phố Tehran sau khi lật đổ chính quyền của Thủ tướng Mossadeq
Vì sao CIA phải che giấu sự thật trong nhiều năm?
Trong một khoảng thời gian dài, chính quyền Mỹ luôn phủ nhận việc dính dáng tới cuộc đảo chính 1953 ở Iran. Năm 1989, Bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu tiên công bố tài liệu liên quan tới cuộc đảo chính nhưng sau đó sửa lại và loại bỏ bất kỳ chi tiết nào liên tưởng đến CIA. Sự giận dữ từ dư luận đã buộc Washington phải cam kết công bố một văn bản đầy đủ hơn và cũng đã có một số tài liệu được công bố trong năm 2013. Cuối cùng, đến tháng 6-2017, bản tài liệu giải mật đầy đủ dài gần 1.000 trang được công bố.
Nhà phân tích Malcolm Byrne cho biết, sự chậm trễ trong việc tiết lộ chi tiết cuộc đảo chính Iran của CIA là do một vài yếu tố. Các cơ quan tình báo luôn quan tâm tới việc bảo vệ “nguồn tin và phương thức” - kỹ năng gián điệp giúp họ hoạt động, cũng như CIA cần phải bảo mật mối quan hệ với tình báo Anh. Có lẽ một nguồn tin mà CIA muốn bảo vệ đó là giáo sĩ Hồi giáo Abol Qassem Kashani. Những tưởng cùng chí hướng với cựu Thủ tướng Iran Mossadegh song bản tài liệu lại tiết lộ chính giáo sĩ Kashani là người chống đối ông này và liên hệ mật thiết với người Mỹ trong suốt quá trình dẫn tới đảo chính.
Ngoài ra, một lý do để Mỹ và CIA chưa công bố sự thật là bởi cuộc đảo chính đem lại quá nhiều hậu quả không mong muốn. Cuộc đảo chính đã dẫn đến kết quả thiết lập một chế độ quân chủ chuyên chế ở Iran, trái ngược với các giá trị dân chủ mà Mỹ vẫn hằng tuyên bố theo đuổi, tạo hình ảnh xấu về Mỹ và ám ảnh mối quan hệ Mỹ - Iran, cũng như gieo rắc tâm lý nghi kỵ đối với Mỹ trong khu vực Trung Đông suốt 6 thập kỷ qua.
Thái độ phẫn uất của quần chúng trước sự can dự của Mỹ cũng như mức độ áp bức cao của chế độ Shah chuyên chế trong gần 3 thập kỷ sau đó đã góp phần dẫn tới cuộc Cách mạng Iran năm 1979 - một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã gạt các lợi ích Mỹ tại quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng tại Trung Đông. Từ năm 1979 đến nay, Iran thường xuyên ở trong thế đối đầu căng thẳng với Mỹ. Có lẽ vì những lý do này mà Mỹ phải che giấu sự thật đạo diễn vụ đảo chính Iran trong suốt 64 năm.
Các trang tài liệu trong tập tài liệu được giải mật đó đã làm sáng tỏ vai trò trung tâm của CIA trong cuộc đảo chính năm 1953 khiến Thủ tướng Iran Muhammad Mossadeq bị lật đổ, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc lên đến đỉnh điểm trong cuộc Cách mạng Iran năm 1979 và các mối quan hệ đối đầu Mỹ - Iran trong thế kỷ XXI. Vụ đảo chính Iran năm 1953 được CIA đặt mật danh là “Chiến dịch Ajax”, điểm mấu chốt của nó vẫn xoay quanh hai chữ: “Dầu mỏ”.
Âm mưu đến từ người Anh
Vụ đảo chính Iran năm 1953 do Mỹ giao cho CIA trực tiếp nghiên cứu tiến hành, nhưng âm mưu thực sự đến từ người Anh trước nguy cơ sắp mất dần lợi ích từ khai thác dầu mỏ tại Iran. Công ty Dầu mỏ Anh - Iran (viết tắt là AIOC), tiền thân của Hãng dầu nổi tiếng BP của Anh, được thành lập sau khi phát hiện mỏ dầu trữ lượng lớn ở Iran vào đầu thế kỷ XX. Công ty này giữ độc quyền khai thác dầu tại Iran và đã góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng của nước Anh giai đoạn đó.
Tuy nhiên Iran chỉ được hưởng một phần rất nhỏ lợi nhuận từ dầu. Iran đã nhiều lần thương lượng để nâng tỷ lệ lợi nhuận cho mình nhưng bất thành. Lao động vất vả nhưng công nhân Iran trong lĩnh vực dầu mỏ chỉ được nhận mức lương thấp và sinh hoạt trong điều kiện tồi tàn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa phát triển mạnh tại khu vực Trung Đông mà Iran không phải là ngoại lệ. Bất mãn với tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận dầu mỏ, người Iran bắt đầu hình thành tư tưởng quốc hữu hóa Công ty AIOC.
Một trong các lực lượng đi đầu trong phong trào quốc hữu hóa ngành Dầu mỏ là Đảng Trung tả Mặt trận Dân tộc do Mohammad Mossadeq sáng lập và lãnh đạo. Ông Mossadeq trở thành Thủ tướng Iran sau một cuộc bầu chọn dân chủ tại Quốc hội. Chủ trương quốc hữu hóa ngành Dầu mỏ, Thủ tướng Mossadeq đã trình dự thảo về việc này lên Quốc hội và nhận được sự thông qua với mức độ nhất trí gần như tuyệt đối. Rất được lòng dân, ông Mossadeq lúc đó còn tiến hành nhiều cải cách xã hội tiến bộ khác.
Khi biết tin về chuyện quốc hữu hóa này, người Anh đã rất lo ngại vì bị thâm hụt khoản lợi nhuận quá lớn. Trước tình huống đó, nước Anh tạm thời tăng cường hoạt động khai thác dầu mỏ ở một số nước khác để bù lại sự thiếu hụt ở Iran, đồng thời tung ra lá bài cấm vận kinh tế như rút chuyên gia kỹ thuật, phong tỏa tài chính và các hải cảng, lôi kéo các nước khác tẩy chay dầu mỏ Iran trên thị trường thế giới. Lá bài này thực sự đã gây lao đao cho nền kinh tế Iran và Chính phủ của Thủ tướng Mossadeq.
Mặc dù vậy, nước Anh vẫn chưa hài lòng và họ đã lên kế hoạch hạ bệ bằng được Thủ tướng quốc gia Trung Đông này. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng lúc đó, có lẽ đã phát hiện âm mưu của người Anh nên ông Mossadeq quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh quốc và trục xuất toàn bộ nhân viên Đại sứ quán Anh, trong đó có cả các nhân viên tình báo đối ngoại MI6. Anh rơi vào tình thế không còn nhân sự tại chỗ để cáng đáng việc đảo chính và buộc phải quay sang nhờ cậy Mỹ.
Mỹ vốn coi Anh là đồng minh truyền thống thân cận nhất của mình nên Tổng thống Dwight Eisenhower nhất trí ủng hộ phương án can thiệp bằng đảo chính.
Tướng Fazlollah Zahedi ngày 19-8-1953, ngay sau cuộc đảo chính thành công, được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Iran
Sự nhạy cảm và tài năng của một điệp viên thực địa
Cuộc đảo chính, được đặt tên “Chiến dịch Ajax” bắt đầu vào ngày 15-8-1953, nhưng ngay lập tức vấp phải sự phản kháng dữ dội từ chính quyền của Thủ tướng Mossadeq, khiến hàng chục người bị bắt giữ. Tướng Fazlollah Zahedi, một trong những nhân vật cấp cao, nhân vật chính của âm mưu đảo chính, lẩn trốn, còn nhà vua thì trốn chạy khỏi đất nước. Trước tình hình đó, CIA đánh giá chiến dịch thất bại và gửi điện tín cho điệp viên Kermit Roosevelt - người lãnh đạo mạng lưới điệp viên ở Iran.
Trong bức điện tín ngày 18-8-1953, được gửi từ tổng hành dinh của CIA cho Kermit Roosevelt, CIA viết: “Đã thử chiến dịch và thất bại. Chúng ta không nên tham gia bất kỳ hoạt động nào khác chống lại Mossadeq. Chiến dịch lật đổ Mossadeq nên dừng lại”. Theo nhà phân tích Malcolm Byrne, Giám đốc Dự án Quan hệ Mỹ - Iran thuộc Tổ chức Lưu trữ An ninh Quốc gia của trường Đại học George Washington, trùm tình báo Kermit Roosevelt, trực tiếp chỉ huy chiến dịch hạ bệ Thủ tướng Iran, đã phớt lờ bức điện. “Có một người nữa cũng ở cùng phòng với Kermit Roosevelt khi ông ấy nhận được bức điện tín. Ông ấy nói: Không, chúng ta chưa xong việc tại đây”, chuyên gia Byrne trả lời phỏng vấn Tạp chí Foreign Policy.
Quyết định bất tuân mệnh lệnh của điệp viên Kermit Roosevelt, cháu của cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã làm thay đổi lịch sử. Ngày hôm sau, 19-8-1953, với sự hỗ trợ của đám đông được CIA thuê, cuộc đảo chính diễn ra thành công. Thủ tướng Mosaddeq bị bắt giam, Tướng Zahedi được chỉ định làm Thủ tướng và sau đó tái lập chế độ quân chủ thân phương Tây.
Trong “Chiến dịch Ajax”, tình báo Mỹ tiến hành một cuộc mua chuộc quy mô lớn tại Iran, đút lót hàng loạt quan chức Nhà nước, lãnh đạo doanh nghiệp, giáo sĩ Hồi giáo và thậm chí là các băng đảng tội phạm, từ đó châm ngòi cuộc nổi dậy lật đổ Thủ tướng Mosaddeq. Công ty dầu mỏ Anglo - Iran sau này đổi tên thành Tập đoàn Dầu khí Anh, tìm cách lấy lại vùng đất của mình. Các chuyên gia trong ngành tình báo Mỹ sau này ca ngợi quyết định bất tuân lệnh của Kermit Roosevelt thể hiện sự nhạy cảm và tài năng của một tình báo viên thực địa.
Binh lính và xe tăng trên đường phố Tehran sau khi lật đổ chính quyền của Thủ tướng Mossadeq
Vì sao CIA phải che giấu sự thật trong nhiều năm?
Trong một khoảng thời gian dài, chính quyền Mỹ luôn phủ nhận việc dính dáng tới cuộc đảo chính 1953 ở Iran. Năm 1989, Bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu tiên công bố tài liệu liên quan tới cuộc đảo chính nhưng sau đó sửa lại và loại bỏ bất kỳ chi tiết nào liên tưởng đến CIA. Sự giận dữ từ dư luận đã buộc Washington phải cam kết công bố một văn bản đầy đủ hơn và cũng đã có một số tài liệu được công bố trong năm 2013. Cuối cùng, đến tháng 6-2017, bản tài liệu giải mật đầy đủ dài gần 1.000 trang được công bố.
Nhà phân tích Malcolm Byrne cho biết, sự chậm trễ trong việc tiết lộ chi tiết cuộc đảo chính Iran của CIA là do một vài yếu tố. Các cơ quan tình báo luôn quan tâm tới việc bảo vệ “nguồn tin và phương thức” - kỹ năng gián điệp giúp họ hoạt động, cũng như CIA cần phải bảo mật mối quan hệ với tình báo Anh. Có lẽ một nguồn tin mà CIA muốn bảo vệ đó là giáo sĩ Hồi giáo Abol Qassem Kashani. Những tưởng cùng chí hướng với cựu Thủ tướng Iran Mossadegh song bản tài liệu lại tiết lộ chính giáo sĩ Kashani là người chống đối ông này và liên hệ mật thiết với người Mỹ trong suốt quá trình dẫn tới đảo chính.
Ngoài ra, một lý do để Mỹ và CIA chưa công bố sự thật là bởi cuộc đảo chính đem lại quá nhiều hậu quả không mong muốn. Cuộc đảo chính đã dẫn đến kết quả thiết lập một chế độ quân chủ chuyên chế ở Iran, trái ngược với các giá trị dân chủ mà Mỹ vẫn hằng tuyên bố theo đuổi, tạo hình ảnh xấu về Mỹ và ám ảnh mối quan hệ Mỹ - Iran, cũng như gieo rắc tâm lý nghi kỵ đối với Mỹ trong khu vực Trung Đông suốt 6 thập kỷ qua.
Thái độ phẫn uất của quần chúng trước sự can dự của Mỹ cũng như mức độ áp bức cao của chế độ Shah chuyên chế trong gần 3 thập kỷ sau đó đã góp phần dẫn tới cuộc Cách mạng Iran năm 1979 - một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã gạt các lợi ích Mỹ tại quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng tại Trung Đông. Từ năm 1979 đến nay, Iran thường xuyên ở trong thế đối đầu căng thẳng với Mỹ. Có lẽ vì những lý do này mà Mỹ phải che giấu sự thật đạo diễn vụ đảo chính Iran trong suốt 64 năm.
No comments:
Post a Comment