Bữa tiệc thượng đỉnh Mỹ-Trung với bài toán quá hóc búa phải hóa giải cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước
Dù muốn hay không, nhiều sự kiện lớn trên thế giới trong năm 2018 đều xoay quanh Tổng thống Mỹ Donald Nước Mỹ cũng đã ký được một thỏa thuận thương mại với Canada và Mexico; Hy vọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã được thổi bùng lên và nước Mỹ không xảy ra một vụ khủng bố lớn nào... Tuy nhiên, chính sách thực thi của Tổng thống Donald Trump vẫn rất bất ngờ và khó đoán.
Thượng đỉnh Mỹ-Nga nhiều điều dễ và khó nói
Chủ nhân của xu hướng “kiến tạo xung đột”Cùng với khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã trở thành một tác nhân quan trọng trong xu hướng “kiến tạo xung đột” trong năm 2018. Mỹ đã chủ động triển khai một loạt biện pháp cụ thể để tạo nên các “làn sóng lớn” ở mỗi khu vực.
Ở châu Âu, Mỹ khéo léo ủng hộ sự việc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh để đẩy mâu thuẫn Nga - châu Âu lên đỉnh điểm nhằm duy trì vai trò tối thượng của NATO ở châu Âu. Ở châu Á, Washington tiếp tục tăng cường quan hệ song phương với các đồng minh chiến lược ở khu vực để đạt được lợi ích tối đa về thương mại cho phía Mỹ.
Ở Trung Đông, ông Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran (JCPOA) để gia tăng lợi thế cạnh tranh cho Mỹ trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ở Bắc Mỹ, ông Trump dùng bức tường biên giới với Mexico và lá bài thương mại để xét lại quan hệ với hai nước láng giềng Mexico, Canada. Kết quả là việc ký kết Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) vào cuối tháng 11-2018 để thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)….
Có thể nói, chiến lược “dùng xung đột giải quyết xung đột” mà Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng triệt để ngay từ khi đắc cử đã phát huy hiệu quả.
Lãnh đạo các quốc gia đồng minh chất vấn Tổng thống Mỹ
Học thuyết về chính sách ngoại giao Donald TrumpTrong bài viết trên Tạp chí National Interest, ông Colin Dueck - Giáo sư tại Đại học George Mason và là tác giả của cuốn “Học thuyết
Nói một cách ngắn gọn, đối với ông Trump, mục đích leo thang thường là để giảm leo thang nhằm đạt được các điều khoản có lợi hơn. Thông thường, ông hay đề cập đến khả năng để Mỹ và đối tác khác cùng có lợi và khá hài lòng với những lợi ích tương đối đạt được từ các cuộc đàm phán. Các vấn đề từ kinh tế, an ninh đến quan hệ với các đồng minh, chính quyền Mỹ đều áp dụng thang đòn bẩy này.
Giải mã chiến lược gây sức ép trên nhiều mặt trận
Trên thực tế, chính sách đối ngoại của chính quyền Trump dẫn đến một chiến lược gây sức ép trên nhiều mặt trận, tựu trung ở 3 lĩnh vực: an ninh, thương mại và gây sức ép với đồng minh.
Ở mặt trận an ninh, chính quyền của Tổng thống Trump gây sức ép với Iran và Triều Tiên bằng các biện pháp trừng phạt và răn đe, khẳng định tuần tra của hải quân Mỹ xung quanh vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ dọc biên giới phía đông của NATO, tăng cường nỗ lực chống lại Taliban và đẩy lùi IS. Đồng thời, Tổng thống Trump nói rõ rằng ông sẵn sàng ngồi xuống và đàm phán với bất kỳ đối thủ nào trong số này, ngoài IS.
Những nỗ lực này nhằm ứng phó với nhiều đối thủ độc đoán là hoàn toàn hợp lý và đã tạo ra một số kết quả tích cực. Như trường hợp của Triều Tiên, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên hồi tháng 6-2018 ở Singapore mà ông Trump “xuống thang” đã giảm bớt căng thẳng của phần lớn người Mỹ đối với Triều Tiên. Mục đích ban đầu của chiến dịch “gây sức ép tối đa” của Mỹ với Bình Nhưỡng là gì?
Cuộc gặp đầu tiên và lịch sử giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên
Chính là xây dựng đòn bẩy đàm phán mà không cần phải gây chiến, thực
hiện lời hứa ngoại giao mà không để thỏa mãn chỉ một phía. Mặc dù ông
Trump phải nhận nhiều chỉ trích ở nước Mỹ về việc đã không áp đặt những
mốc thời gian cụ thể cho việc phi hạt nhân hóa, nhưng mọi thứ có vẻ đang
đi đúng hướng vào lúc này. Mối quan hệ liên Triều đang được cải thiện ở
mức tốt nhất có thể trong vòng nhiều năm qua.Ở mặt trận thương mại, tháng 3-2019, ông Trump tuyên bố áp thuế 25% với các sản phẩm thép và 10% với nhôm nhập khẩu từ nước ngoài. Quyết định được đưa ra dựa trên cơ sở bảo vệ an ninh quốc gia, điều cho phép ông Trump không cần sự phê duyệt của Quốc hội. Chỉ có Australia và Argentina là 2 nước được miễn trừ dài hạn đối với chính sách thuế quan mới. Chính sách này đã dấy lên sự đáp trả thuế quan từ Canada, EU và Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ như đậu nành, thịt lợn, whiskey và xe mô tô.
Thuế nhập khẩu thép và nhôm mới chỉ là sự bắt đầu cho một cuộc chiến thương mại, nhằm chủ yếu vào Trung Quốc. Tháng 7-2018, ông Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc; tháng 8, ông tiếp tục tuyên bố áp thuế đối với 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa. Đến tháng 9, ông tuyên bố sẽ áp 10% thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào năm tới và dọa sẽ tăng gấp đôi con số này nếu Bắc Kinh “dám” đáp trả.
Trừng phạt bằng biện pháp thuế quan là một công cụ được thừa nhận trong việc chống lại Trung Quốc. Một cuộc tranh chấp thương mại Trung-Mỹ kéo dài tất nhiên sẽ mang lại chi phí kinh tế và rủi ro cho cả hai bên. Nhưng những rủi ro này đáng để thực hiện nếu Mỹ có thể thay đổi chính sách quan trọng từ Bắc Kinh. Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn là nhập khẩu từ xứ cờ hoa.
Đó có lẽ là một trong những lý do Bắc Kinh muốn tìm cách hạ nhiệt những căng thẳng thương mại gây nhiều tổn hại. Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 đầu tháng 12 tại Buenos Aires, Argentina, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý đình chiến thương mại 90 ngày, để 2 bên tiếp tục thảo luận về thỏa thuận thương mại toàn diện trước tháng 3-2019.
Ở mặt trận với đồng minh, ông Trump ép các đồng minh tăng cường lực lượng vũ trang của chính họ. Một số quốc gia dĩ nhiên thấy đề nghị này khó nghe hoặc phi thực tế. Nhưng Tổng thống Trump đã chỉ đúng sự thật rằng có những nước ngấm ngầm mua khí đốt tự nhiên của Nga nhưng lại dựa vào quân đội Mỹ để được bảo vệ. Việc gây sức ép buộc các đồng minh của Mỹ phải chi nhiều hơn cho quốc phòng của mình không phải là không có lý.
Trên thực tế, rất nhiều đồng minh đồng ý với phương hướng cơ bản này và đang thực hiện. Bằng chứng là tại Hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây, nơi các thành viên đồng ý tiếp tục củng cố các khả năng quân sự chung. Và trong 3 mặt trận kể trên, mặt trận gây sức ép với đồng minh là rắc rối và phức tạp hơn cả.
Khó ai có thể dự đoán một cách chính xác năm 2019, và xa hơn là nửa nhiệm kỳ còn lại của Tổng thống Trump sẽ như thế nào. Người ta có thể sẽ chờ đợi những điều thú vị và bất ngờ hoặc sẽ phải thận trọng về những toan tính “không giống ai” của Tổng thống Trump trong thời gian tới.
“Tôi từng có cảm giác lạ lẫm khi trở thành ông chủ Nhà Trắng.
Những người bạn không còn gọi tôi là Donald, họ gọi tôi là “Ngài Tổng
thống”. Tôi phải yêu cầu họ thoải mái hơn khi nói chuyện. Tôi đã học
được nhiều điều trong quá trình làm việc, giờ tôi cảm thấy mình đúng là
Tổng thống Mỹ. Thủ đô Washington là nơi rất tàn nhẫn với những vụ công
kích, nói xấu và đặt điều sau lưng. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy rất
thoải mái khi làm việc tại đây”
Tổng thống Mỹ Donald Trump (nói về 2 năm tại nhiệm trong chương trình 60Minutes của kênh truyền hình CBS News)
Tổng thống Mỹ Donald Trump (nói về 2 năm tại nhiệm trong chương trình 60
No comments:
Post a Comment