Wednesday, November 21, 2018

Tiết lộ kinh hoàng trong bài báo đầu tiên gửi về từ "vùng đất chết" của Khmer Đỏ (3)
Tình trạng giết người man rợ của Khmer Đỏ không phải lúc nào cũng ngẫu nhiên. Nó được tổ chức chặt chẽ, với mục đích chính là giảm dân số xuống còn ít hơn 2 triệu: đến một thế hệ mới không bị ràng buộc với cuộc sống cũ.
ảnh 1
Hàng chục nghìn người ở Campuchia đã bị treo cổ đến chết, sau đó chặt đầu
“Nếu muốn sống", các cán bộ Khmer Đỏ nói với người dân thị trấn, "các người phải sống trong im lặng. Không nghe thấy gì, không biết gì, không hiểu gì cả”.
Các quy tắc đã rõ ràng. Mọi người sống trong các trang trại tập thể, các khu nhà lợp mái không có tường để có thể được giám sát mọi lúc. Họ được cho ăn theo năng suất công việc, và điều này thường có nghĩa là một mẩu gạo với kích thước của một chiếc thìa Nescafe nhỏ hai lần một tuần.
“Không có tình bạn giữa người với người”, một phụ nữ 25 tuổi tên là Sophak, người đã trở thành thông dịch viên của tôi suýt bị ném vào giếng vào ngày quân đội Việt Nam giải phóng trại của cô kể lại, "Một học sinh đã cố hóa trang thành một nông dân, đã bị đưa đi và đánh đến chết chỉ vì cậu ấy mỉm cười với tôi trong khi chúng tôi xát gạo. Chúng tôi thậm chí chưa bao giờ nói chuyện...".
Chỉ có "người giám sát" các trại mới có thể cho phép hôn nhân và vợ chồng chỉ được phép gặp nhau mỗi tháng một lần.
Bất cứ ai ngủ gật khi dự các lớp giáo dục "tư tưởng" nửa đêm sẽ bị cắt khẩu phần của tuần, hoặc bị giết.
Ngay cả bản thân từ “ngủ” cũng bị cấm; từ Năm Zero chỉ có "nghỉ ngơi".
Nhiều cánh đồng và rừng đã bị phá hủy vì lý do "chiến lược". Các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ bị ám ảnh bởi viễn cảnh của một “cuộc xâm lược” của nước láng giềng, nên liên tục kéo dài cuộc tấn công vào các làng ở biên giới Việt Nam.
ảnh 2
Trong một thung lũng gần các ngôi đền cổ Angkor Wat ở phía tây Campuchia, một trong những kỳ quan của thế giới, có một dải ruy băng bằng cỏ mọc cao tạo đường cho các chiến hào đã được khai quật gần đây.
Chúng được nhồi đầy những bộ xương, với những vết thương khủng khiếp trên đầu: búa đinh là dụng cụ phổ biến nhất gây ra cái chết.
Cho đến nay, hài cốt của 9.000 người đã được tìm thấy ở đây.
Trong ba tuần qua, Eric Piper và tôi đã đến nhiều điểm như thế này và đôi khi chúng tôi liên tưởng đến năm 1945, khi chúng tôi tới trại tập trung Belsen và Auschwitz.












Một trong số đó là nhà tù Tuol Sleng, nơi từng là trường học. Giống như Auschwitz, nó được bao quanh bởi một hàng rào dây thép gai đôi.
Giống như nạn nhân của Auschwitz, nhiều tù nhân được đưa tới đây bằng tàu hỏa và ít khi sống sót.
Nó được điều hành bởi một cơ quan gọi là "S21", được chia thành một "đơn vị thẩm vấn" và một "đơn vị tra tấn và thảm sát".
Trong các phòng học cũ, nơi mọi người bị cắt nhỏ trên giường sắt, máu và búi tóc của họ nằm trên sàn nhà. Rất nhiều.
Từ tháng 12/1975 đến tháng 6/1977, khoảng 12.000 người chết từ từ ở đây. Những kẻ giết người chụp ảnh nạn nhân trước và sau khi họ bị giết.
Chúng ghi lại tên, tuổi của họ, chiều cao và cân nặng. Và, giống như ở Auschwitz, có một căn phòng chất đầy quần áo và giày của các nạn nhân, nhiều người trong số đó là trẻ em, tới tận trần nhà
Khi quân đội Việt Nam phát hiện ra nơi này, họ tìm thấy 8 người còn sống sót trong số các xác chết, bao gồm bốn đứa trẻ và một em bé 1 tháng tuổi.
ảnh 3
Một cậu bé sống sót sau nạn diệt chủng
Đó là tin tức từ Campuchia, bị trì hoãn trong bốn năm rưỡi. Ngày nay, “chính phủ” gây ra tội ác này vẫn được hưởng sự tôn trọng và công nhận tại Liên Hợp Quốc; và lãnh đạo của nó, kẻ giết người hàng loạt Pol Pot, đã được quy y tại Trung Quốc.
Hai người đàn ông chịu trách nhiệm trực tiếp về việc ném bom và đẩy Campuchia vào sự hỗn loạn, thứ góp phần vào sự trỗi dậy của Khmer Đỏ: Richard Nixon đã ra đi năm 1974 vì sự dối trá; người còn lại, Henry Kissinger, đã nhận giải Nobel Hòa bình.
Cách đây một thế hệ, trong khi thế giới văn minh lúng túng trước thảm họa Auschwitz, Liên Hợp Quốc đã được hình thành "để điều này có thể không bao giờ xảy ra nữa".
Và nó lại xảy ra.
(Bài báo được đăng lần đầu trên trang nhất tờ The Mirror của Anh, ngày 12/9/1979)

Ngày 16-11-2018, Tòa án đặc biệt Campuchia (ECCC) đã tuyên án chung thân đối với 2 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan trong vụ án 002/02, bao gồm tội danh “diệt chủng” người Chăm theo đạo Hồi và người Việt.
Đây là lần đầu tiên ECCC tuyên án tội "diệt chủng" với các cựu thủ lĩnh chế độ Khmer Đỏ, 40 năm sau khi có tổng cộng ít nhất 1,7 triệu người (1/5 dân số Campuchia khi đó) chết do bị hành quyết, lao động khổ sai, bệnh tật và chết đói.

No comments:

Post a Comment